Quyền của trẻ em... từ chuyện bé Hạo Nam?

Mẹ bé Hạo Nam nghẹn ngào chia sẻ với báo giới về nguyên cớ khiến con trai mình rơi vào thảm cảnh, do cháu cần tiền đi học võ nhưng mẹ không có nên đã tự mình nhặt phế liệu để bán lấy tiền đóng học phí. Khi cháu dành dụm được 21.000 đồng và đi nhặt tiếp thì gặp nạn. Chao ôi, nghe thật xót xa!

Trong 6 ngày qua, rất đông người dân tỉnh Đồng Tháp nói riêng và nhân dân cả nước nói chung nín thở theo dõi vụ việc giải cứu bé trai Thái Lý Hạo Nam (10 tuổi) chẳng may rơi xuống trụ bê tông sâu 35m tại công trường đồng thời âm thầm cầu nguyện bé Nam sẽ về nhà bình an. Tuy nhiên, sau nhiều nỗ lực của các cấp chính quyền, phép màu đã không xảy ra.

Nhận tin dữ, người thân của Hạo Nam vô cùng đau xót, riêng mẹ cháu bé gương mặt thất thần ngồi bó gối cầu mong thi thể con trai sẽ sớm được đưa về nhà để cha mẹ gặp con lần cuối.

Trước đó, vào trưa 31/12/2022, bé Nam cùng các bạn chui vào công trường thi công xây dựng cầu Rọc Sen nằm trên đường tỉnh 857 đoạn qua quốc lộ 30 ở xã Phú Lợi, huyện Thanh Bình, tỉnh Đồng Tháp. Khi đang lúi cúi tìm nhặt sắt vụn thì cháu bất ngờ ngã xuống cọc bê tông rỗng có đường kính 25 cm và cắm sâu xuống lòng đất khoảng 35 m.

Nhớ về nguyên nhân khiến con gặp nạn chỉ vì con còn thiếu 39.000 đồng để đóng tiền học võ, hẳn đây sẽ nỗi day dứt lớn trong thâm tâm cha mẹ Hạo Nam mãi đến về sau. Bởi lẽ, chỉ có ai đã từng làm cha mẹ thì mới thấu hiểu được nỗi đau khi nhìn thấy con mình chẳng được đủ đầy.

Quyền của trẻ em... từ chuyện bé Hạo Nam?
Công trường xây dựng cầu Rọc Sen - nơi cháu Hạo Nam gặp tai nạn. Nguồn ảnh: Internet

Không chỉ riêng “rốn nghèo” Đồng Tháp là nơi mới xảy ra câu chuyện thương tâm như cháu Hạo Nam mà còn nhiều vùng miền trên cả nước cũng có thể xuất hiện tình trạng tương tự. Khi cái đói, cái nghèo còn đeo đẳng, bám riết đời sống của người dân. Việc cha mẹ sinh con rồi để con ở lại quê hương, xa nhà mưu sinh tại các thành phố lớn không còn là chuyện hiếm gặp. Cháu nào may mắn còn có ông bà ở quê chăm chút song đáng thương hơn là những đứa trẻ thiếu thốn cả về vật chất lẫn tình thương, cứ thế như ngọn cỏ, lay lắt mà lớn lên...

Với nhận thức của một đứa trẻ 10 tuổi, bé Nam muốn đi học võ, có lẽ điều đầu tiên là muốn bảo vệ bản thân mình. Ngay cả khi mắc kẹt trong lòng trụ bê tông, bản năng vẫn thôi thúc Nam bám víu sự sống, lên tiếng kêu cứu. Nhưng số phận đã không cho em cơ hội, Nam cứ thế chìm xuống, theo con đường đi học sâu hun hút chẳng nhìn thấy điểm dừng... Nghĩ đến cảnh đứa trẻ 10 tuổi không lương thực, nước uống và dưỡng khí trong nhiều ngày liền, thậm chí chẳng thể giơ tay lên gọi “Cha mẹ ơi, cứu con với”, tim tôi đau thắt lại.

Chắc chắn, sau vụ việc của cháu Nam, cơ quan chức năng sẽ phải xem xét kỹ càng về nguyên nhân dẫn đến tai nạn cũng như truy cứu trách nhiệm của các bên liên quan. Song có lẽ, làm sao để trẻ em không lui tới các công trình tương tự để vui chơi, thậm chí là để nhặt nhạnh tìm chút mưu sinh chính là điều cấp bách mà nhà chức trách cần làm ngay.

Để giải quyết vấn đề này, không đơn thuần là việc đặt biển cảnh báo, nghiêm túc thanh kiểm tra tình trạng an ninh, an toàn lao động tại các công trường xây dựng hay tuyên truyền nâng cao nhận thức cho mọi người về mức độ nguy hiểm như vụ tai nạn hy hữu của cháu Nam. Sâu xa hơn, đó còn là định hướng phát triển kinh tế, tăng cường chính sách an sinh xã hội, phát huy thế mạnh của mỗi địa phương nhằm tạo việc làm cho người dân, tạo điều kiện cho trẻ đến trường để trẻ em được tận hưởng môi trường sống an toàn, lành mạnh và không phải băn khoăn tự nghĩ cách kiếm tiền khi tuổi đời còn quá nhỏ. Đây là trách nhiệm nặng nề mà người dân đã đặt niềm tin vào từng lá phiếu bầu cử mỗi khi đến dịp bầu chọn “vị quan phụ mẫu” ở địa phương mình.

Quyền của trẻ em... từ chuyện bé Hạo Nam?
Ước rằng Hạo Nam chẳng cần bận bịu kiếm tiền thì có lẽ giờ này em vẫn đang vui vẻ chơi đùa cùng các bạn đồng trang lứa! Nguồn ảnh: Internet

Chẳng nói đâu xa, nhìn từ quê hương tôi – một trong những vùng đất hiếu học nổi danh xứ Đoài một thời qua câu ví “Kẻ Ngái ông nghè như lá tre”. Nhưng nay thời thế thay đổi, bên cạnh những người con vẫn từng ngày nỗ lực trên giảng đường gìn giữ truyền thống quê hương thì đã có một bộ phận không nhỏ thanh niên chọn con đường xuất khẩu lao động – sang xứ người kiếm cách mưu sinh. Nhìn từng tấc đất tấc vàng màu mỡ bị hoang hóa bởi không có người trồng trọt, người dân muốn ở lại làng nhưng không có nghề phụ, những đứa trẻ phải xa cha mẹ hàng chục năm trời ngay từ tấm bé,... tôi đau đáu mong rằng lãnh đạo địa phương mở rộng tầm nhìn, phát huy thế mạnh của quê nhà, thay đổi chiến lược phát triển kinh tế của địa phương để những người con quê hương có thể yên tâm ở lại “giữ đất giữ làng”.

Trở lại với câu chuyện của cháu Hạo Nam, ước rằng cháu chẳng cần bận bịu tự kiếm 39.000 đồng còn thiếu để đi học võ thì có lẽ cháu đã chẳng sẩy chân, giờ này cháu đang vui vẻ chơi đùa cùng các bạn đồng trang lứa. Nhìn rộng ra, cốt lõi vấn đề là việc phát triển kinh tế của từng địa phương, đảm bảo phương kế sinh nhai của người dân trong vùng, là việc đảm bảo quyền lợi hợp pháp của trẻ em chứ không chỉ là chuyện “nước đến chân mới nhảy”, gặp nạn rồi mới cứu hộ lại...bất thành!

Nguyễn Loan

Tin liên quan

Cùng chuyên mục

Đôi điều về tuổi già

Đôi điều về tuổi già

Điều quan trọng nhất lúc về già là sức khỏe, mọi thị phí không còn quan trọng nữa.
Chuyện bên ngoài cửa sổ

Chuyện bên ngoài cửa sổ

Hai người đàn ông bị bệnh nặng cùng nằm điều trị chung một phòng. Một người bị bệnh nước trong phổi, còn người kia bị liệt nửa người. Vào mỗi buổi trưa, người bị bệnh phổi phải ngồi dậy khoảng một tiếng đồng hồ để phổi được khô ráo.
Giá trị của “ngày mai”

Giá trị của “ngày mai”

Cũng giống như “hôm qua”, “hôm nay”, “ngày mai” là một từ dùng để chỉ thời gian. “Ngày mai” là ngày kế tiếp, cũng là thời gian của tự nhiên. Hiểu ở một nghĩa khác rộng hơn, “ngày mai” là những ngày ở xa, những ngày chưa tới, những ngày của tương lai, không thể đoán biết trước được điều gì và như thế nào.
Người già tái hôn

Người già tái hôn

Cách đây hơn nửa năm, đến thăm ông Chi, ông Vũ thấy sức khỏe ông Chi sút nhanh quá. Hỏi chuyện, ông Chi bảo không bị bệnh gì nghiêm trọng, chỉ đau đầu và cô đơn thôi. Đó là vì, bà vợ bạn đã về với tổ tiên, sau mấy năm mắc bệnh hiểm nghèo.
Tuổi vàng

Tuổi vàng

Tuổi già được gọi là tuổi vàng của một đời người, vì ở độ tuổi này người già đã tổng hợp được rất nhiều kinh nghiệm và bí quyết sống mà không có người trẻ nào có thể bì kịp.

Tin khác

Lan man với tuổi già

Lan man với tuổi già
Con người ta “Từ lên một đến mười lăm còn trẻ nhít/ Bốn mươi lăm cút kít đã về già”. Cuộc đời này ngắn lắm, chớp mắt trôi qua đã hết tuổi thanh xuân tươi thắm và tốt đẹp.

Nhân quả ở đời

Nhân quả ở đời
Người xưa có nói: Ai ơi cứ ở cho lành/ Kiếp này chẳng gặp để dành kiếp sau. Mới thoạt nghĩ người ta cho rằng câu tục ngữ ấy có phần tiêu cực, ở lành mà mãi không gặp được lành, phải chờ đợi đến kiếp sau, kiếp sau là bao giờ, xét cho cùng đây cũng là một câu tục ngữ muốn nhắn nhủ người đời phải ăn ở làm sao cho có nhân, có đức, có tình, có nghĩa, để lại cho con cháu về sau, nếu đời mình chưa đến phải kiên trì chờ đợi sẽ đến, ở lành nhất định sẽ được gặp điều lành.

Người già hay “cả nghĩ”

Người già hay “cả nghĩ”
Người ta khi bước sang tuổi xế chiều thường có những thay đổi về tâm sinh lí. Cách sống, cách sinh hoạt cá nhân, đặc biệt là thay đổi về tư duy, cách nghĩ, có những hoài niệm về những kỉ niệm xưa, nhớ rất lâu, hình thành đường mòn trong đầu óc, nhưng lại có những việc vừa nói hôm qua nay đã quên, gặp người thân quen chỉ nhớ mặt mà không nhớ tên, kể cả con cháu ở xa, lâu ngày về thăm cũng không còn nhớ.

Tỉnh Lai Châu: Hiệu quả sau 2 năm thực hiện Kết luận số 01 của Bộ Chính trị

Tỉnh Lai Châu:  Hiệu quả sau 2 năm thực hiện Kết luận số 01 của Bộ Chính trị
Sau 2 năm, việc triển khai thực hiện Kết luận số 01-KL/TW (Kết luận 01), ngày 18/5/2021 của Bộ Chính trị về tiếp tục thực hiện Chỉ thị số 05-CT/TW “Về đẩy mạnh học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh” trên địa bàn tỉnh Lai Châu đã đạt được những kết quả tích cực, góp phần quan trọng phát triển kinh tế - xã hội, bảo đảm quốc phòng - an ninh.

Trụ cột gia đình

Trụ cột gia đình
Nghe mẹ thường nói “Bố là trụ cột trong gia đình mình”, nên cô con gái nhỏ của tôi băn khoăn hỏi: “Bố ơi, trụ cột gia đình là gì vậy bố?”. Biết con chưa đủ tuổi để hiểu hết nội hàm ý nghĩa của khái niệm này nên tôi đã nhẹ nhàng giải thích cho con hiểu.

Niềm vui của mẹ

Niềm vui của mẹ
Mẹ bảo: Gần gũi, chăm sóc con cháu và nhìn thấy chúng dần trưởng thành chính là niềm vui lớn nhất của mẹ.

Tôn trọng quyền riêng tư

Tôn trọng quyền riêng tư
Riêng tư là những điều thuộc về riêng bản thân của mỗi người. Tôn trọng quyền riêng tư là quy tắc ứng xử văn minh mà mỗi người cần phải có, thể hiện sự đánh giá đúng mực, coi trọng danh dự, nhân phẩm, quyền và các lợi ích của người khác.

Ngăn chặn tiêu cực từ gốc

Ngăn chặn tiêu cực từ gốc
Trong xu thế chống tham nhũng tiêu cực , lãng phí như hiện nay. nhiều bạn đọc người cao tuổi rất vui khi nghe các đại biểu (ĐB) Quốc hội tranh luận về vấn đề làm luật. Những người đại diện cho cử tri đã mạnh mẽ lên tiếng tại nghị trường, góp ý cái chưa được của những nhà chấp bút soạn thảo làm luật.

Thức tỉnh lương tâm

Thức tỉnh lương tâm
Tháng 4, tháng 5 hằng năm có nhiều ngày kỉ niệm lịch sử. Hội NCT phường tôi tổ chức nhiều cuộc họp chào mừng. Năm nay được mấy nhà báo trẻ quen biết đến chung vui, kể những chuyện mang chủ đề “Thức tỉnh lương tâm”.

Sức mạnh của lòng tốt

Sức mạnh của lòng tốt
Lòng tốt là câu nói, cử chỉ, hành động, việc làm của một người, tập thể hoặc cộng đồng người xuất phát từ tấm lòng yêu thương, thấu cảm và sẵn sàng chia sẻ, lắng nghe, giúp đỡ người khác khi họ gặp khó khăn, hoạn nạn.

Lòng khoan dung

Lòng khoan dung
Ở đời có câu thành ngữ khá quen thuộc “Ân đền, oán trả”. “Ân” có nghĩa là ân tình, mang tinh thần giúp đỡ và hỗ trợ người khác làm những việc tốt. “Oán” đối lập với “Ân”, nghĩa là gây hại cho người khác. Đương nhiên, người có ơn với mình thì mình cảm tạ, những kẻ hãm hại mình thì họ nhận cảnh “gieo gió thì gặt bão”.

Tha thứ

Tha thứ
Tha thứ, để quên đi những điều không hay đã xảy ra là một việc quan trọng và khó khăn nhất. Nếu ta tĩnh tâm lại sẽ nhận ra, khi ta tha thứ cho một ai đó, người được lợi trước tiên, đó chính là ta, vì nó sẽ đem lại cho ta sự bình yên, thanh thản.

Sự trải nghiệm

Sự trải nghiệm
Trải nghiệm được hiểu là quá trình tìm tòi, tiếp xúc, va chạm với những điều mới mẻ trong đời sống để có được hiểu biết, vốn sống và rút ra bài học, kinh nghiệm, ý nghĩa cho chính bản thân mình. “Cuộc sống là một chuỗi bài học mà bạn cần phải sống mới hiểu được” (Helen Keller). Thế nên, những trải nghiệm có giá trị đặc biệt quan trọng đối với mỗi người, dù là ai, ở bất kì lứa tuổi nào.

Sống đẹp để đời vui hơn

Sống đẹp để đời vui hơn
Có ai đó nói rằng, khi quay ngược trái tim mình lên, trái tim sẽ có hình ngọn lửa. Đó chính là ngọn lửa của tình yêu thương. Biết thế nhưng cuộc sống hôm nay cũng đặt ra nhiều thách thức với câu chuyện “Sống đẹp”. Vẫn còn những người trẻ thích thụ hưởng hơn cống hiến, thích chọn nhẹ nhàng thay cho gian khổ, toan tính thu vén hơn là hi sinh.

Làm mẹ ở tuổi lên 10... vì đâu nên nỗi?

Làm mẹ ở tuổi lên 10... vì đâu nên nỗi?
Trong khi các bạn đồng trang lứa tung tăng cắp sách đến trường, thỏa sức rong chơi với tiếng cười vô lo vô nghĩ, thì đâu đó trong một góc tối, những bé gái trót dại mang thai và sinh nở khi độ tuổi chấp chới ở ngưỡng lên 10 chỉ biết đưa tay lau nước mắt tủi phận. Thử hỏi, còn gì đau xót hơn?
Xem thêm
Võ cổ truyền Việ Nam: Môn phái Tây Sơn Ngọc Điệp khát vọng vươn xa

Võ cổ truyền Việ Nam: Môn phái Tây Sơn Ngọc Điệp khát vọng vươn xa

môn phái Tây sơn Ngọc Điệp tổ chức Lễ giỗ tổ thường niên tại Võ đường. Ông Võ Đình Bình cùng Ban huấn luyện, và nhiều võ sư, võ sĩ, võ sinh về tham dự.
Nestlé nỗ lực quảng bá hình ảnh cà phê Việt ra thế giới

Nestlé nỗ lực quảng bá hình ảnh cà phê Việt ra thế giới

Nhằm quảng bá hình ảnh cà phê của Việt Nam ra thế giới, Nestlé Việt Nam tổ chức chuyến đi dành cho báo chí quốc tế đến các vườn cà phê canh tác theo mô hình bền vững NESCAFÉ Plan, nhà máy chế biến cà phê và tìm hiểu văn hóa thưởng thức cà phê tại một số địa phương như tỉnh Đắk Lắk, tỉnh Đồng Nai và TP. Hồ Chí Minh.
“Làn sóng” tăng phí trông giữ xe ô tô tại chung cư, TTTM Hà Nội

“Làn sóng” tăng phí trông giữ xe ô tô tại chung cư, TTTM Hà Nội

Các chuyên gia cho biết, chủ đầu tư có thể chiếu theo Quyết định số 44/2017/QĐ-UBND của TP Hà Nội để điều chỉnh phí trông giữ xe ô tô.
Tạm đình chỉ chức vụ đối với Hiệu trưởng Trường THCS Văn Phú

Tạm đình chỉ chức vụ đối với Hiệu trưởng Trường THCS Văn Phú

Tối 4/12, trên trang mạng xã hội facebook lan truyền clip ghi lại cảnh 1 giáo viên bị nhóm học sinh tấn công bằng dép, liên tục ném giấy rác vào người và văng những lời thô tục. Thậm chí còn có 1 học sinh nam nằm lăn ra đất để ăn vạ.
Bộ GD&ĐT chỉ đạo khẩn vụ học sinh ném dép vào mặt cô giáo ở Tuyên Quang

Bộ GD&ĐT chỉ đạo khẩn vụ học sinh ném dép vào mặt cô giáo ở Tuyên Quang

Ngày 5/12, Bộ GD&ĐT nhận được Công văn số 1956/SGDĐT-VP của Sở GD&ĐT tỉnh Tuyên Quang báo cáo về vụ việc xảy ra tại Trường THCS Văn Phú (huyện Sơn Dương), một số học sinh có hành động bạo lực, vi phạm đạo đức nghiêm trọng đối với giáo viên, gây bức xúc dư
Bí quyết “ươm” tài năng của cô giáo Trường Tiểu học Đinh Tiên Hoàng

Bí quyết “ươm” tài năng của cô giáo Trường Tiểu học Đinh Tiên Hoàng

Cô Võ Thị Bích Hạnh là một trong những nhân tố điển hình “Đổi mới, sáng tạo trong quản lý, giảng dạy và học tập” được Bộ trưởng Bộ GD&ĐT tặng bằng khen.
Chi hội Báo chí Trung ương tại Thanh Hoá trao quà cho trò nghèo vùng khó

Chi hội Báo chí Trung ương tại Thanh Hoá trao quà cho trò nghèo vùng khó

Chi hội Nhà báo các Cơ quan Báo chí Trung ương tại Thanh Hóa vừa phối hợp cùng UBND huyện Bá Thước đã tổ chức buổi trao quà cho các em học sinh trên địa bàn.
Về với xã Anh hùng Kim Liên

Về với xã Anh hùng Kim Liên

Trong thơ ca ở Việt Nam, từ “Sen vàng” và tên làng "Kim Liên" là lấy từ điển tích ở các sách của Trung Quốc: “Theo các từ điển của Trung Quốc như Từ Nguyên và Từ Hải thì (Kim Liên) nghĩa như sau: Kim - vàng; Liên - hoa sen; Kim Liên - hoa sen bằng vàng th
Đảng bộ thị xã Buôn Hồ làm theo Bác

Đảng bộ thị xã Buôn Hồ làm theo Bác

Đảng bộ thị xã Buôn Hồ thường xuyên đẩy mạnh việc thực hiện Chỉ thị số 05-CT/TW của Bộ Chính trị về học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh. Theo đó, cả hệ thống chính trị trong thị xã lấy nhiệm vụ “tự soi, tự sửa” là việc làm thường xuyên, nền nếp, tạo chuyển biến rõ rệt, hiệu quả, thiết thực trong suy nghĩ và hành động của cán bộ, đảng viên.
Phiên bản di động