Phòng, chống thiên tai từ sớm, từ xa

Những năm gần đây, do biến đổi khí hậu, nước ta cũng như một số quốc gia khác thường xuyên xuất hiện hiện tượng thời tiết cực đoan như: Bão, hạn hán, cháy rừng, giông lốc, lũ ống, lũ quét, sạt lở đất đá… làm thiệt hại về người, tàn phá nghiêm trọng kinh tế nông nghiệp, công trình hạ tầng giao thông, gây muôn vàn khó khăn cho người dân và Nhà nước.

Mùa Hè năm nay, nhiều địa phương phải gánh chịu hậu quả nặng nề do thiên tai. Chỉ lấy ví dụ tại tỉnh Sơn La từ ngày 22-25/7/2024, trong một đợt mưa lũ liên tiếp làm sập đổ 1.200 ngôi nhà, gần 2.000 ha lúa, 283 ha cây trồng hằng năm, 107 ha cây lâu năm, 50 ha cây ăn quả, 227 ha hoa màu, 7.500 con gia cầm, 125 con gia súc, 183 ha ao cá bị ngập úng, cuốn trôi, vùi lấp hoặc thiệt hại. Đặc biệt, mưa lũ làm 10 người chết và mất tích. Với 130 vị trí sạt lở đất đá gây ách tắc giao thông nhiều tuyến đường, 261.370m3 sa bồi, hư hỏng 16 cây cầu, công trình thuỷ lợi, đứt gãy 4 cầu treo, 37 cột điện bị đổ, gãy, 1 trạm biến thế, nhiều hộp công tơ bị hỏng nặng…

Đáng lo ngại là trong ngày 27/7/2024, xảy ra trận động đất 5 độ rích-te (lớn nhất từ trước đến nay) gây rung chuyến lớn tại tỉnh Kon Tum và các vùng lân cận như hồi chuông báo động về khả năng loại thiên tai này có thể tiếp diễn lớn hơn ở nước ta trong tương lai.

Phòng, chống biến đổi khí hậu và khắc phục hậu quả thiên tai là nhiệm vụ cấp bách, thường xuyên và cần làm từ sớm, từ xa. Thiên tai xảy ra thường đột xuất, bất ngờ chứ không phụ thuộc vào quy hoạch, kế hoạch, chu kì, nằm ngoài ý muốn chủ quan của con người. Do vậy, đòi hỏi các cấp, các ngành trong hệ thống chính trị, đặc biệt từng địa phương, nhất là miền núi, vùng đồng bào dân tộc thiểu số cần chủ động triển khai ngay cả trong thời điểm không phải mùa mưa bão.

Vấn đề cốt lõi là phải quyết liệt trong việc bảo vệ rừng, giữ cho rừng có độ che phủ lớn, tăng cường trồng rừng. Cần quy hoạch lại các khu dân cư hoặc tái định cư các gia đình có nhà ở chân đồi đất, dốc núi đá cheo leo, ven sông, kênh rạch, bờ suối hẻo lánh… để tránh bị vùi lấp mỗi khi có sạt lở…

Công tác dự báo, phát hiện thiên tai cần kịp thời, chính xác để tổ chức, người dân chủ động phòng, tránh đúng lúc, không bị bất ngờ, hạn chế thấp nhất thiệt hại có thể xảy ra.

Kim Quốc Hoa

Tin liên quan

Cùng chuyên mục

Truy tới cùng!

Truy tới cùng!

Vào cuối năm 2021 dư luận từng xôn xao vụ việc nhóm cựu Hiệu trưởng, Phó hiệu trưởng Trường Đại học Đông Đô và nhân viên dù không tổ chức đào tạo vẫn thu tiền và cấp văn bằng 2 tiếng Anh cho 431 học viên, thu lợi bất chính số tiền hơn 7,1 tỉ đồng.
Day dứt... di sản!

Day dứt... di sản!

Sáng 23/10 tại chùa Phổ Quang (chùa Xuân Lũng), huyện Lâm Thao, tỉnh Phú Thọ đã xảy ra vụ cháy kinh hoàng.
“Tuổi” của... luật!

“Tuổi” của... luật!

Thời gian qua, công tác hoàn thiện hệ thống pháp luật và thi hành pháp luật đã được Đảng, Nhà nước quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo, đạt được nhiều thành quả quan trọng.
Tưởng gần mà…xa!

Tưởng gần mà…xa!

HLV người Pháp Troussier nhận lời làm HLV trưởng đội tuyển quốc gia và U23 Việt Nam ngày 23/2/2022. Bản hợp đồng của ông kéo dài hơn 3 năm, với tham vọng duy trì thành tích ở cấp độ khu vực và tiến sâu tại Vòng loại World Cup 2026.
Xây dựng văn hóa giao thông an toàn

Xây dựng văn hóa giao thông an toàn

Bộ Giao thông vận tải vừa ban hành Kế hoạch Năm An toàn giao thông 2024, với chủ đề “Thượng tôn pháp luật để xây dựng văn hóa giao thông (VHGT) an toàn”. Mục đích nâng cao ý thức tự giác chấp hành pháp luật và xây dựng VHGT an toàn; kiềm chế và kéo giảm tai nạn giao thông về cả số vụ, số người chết và số người bị thương; khắc phục tình trạng ùn tắc giao thông.

Tin khác

Một trái tim hồng!

Một trái tim hồng!
Trong tiềm thức người Việt, không ai là không nhớ tới hồ Gươm, Hồng Hà, Đông Đô, Thăng Long, Hà Nội… Và khi nhắc đến Hà Nội, người dân cả nước nhớ ngày 10/10 trong nhịp bước “trùng trùng quân đi như sóng” tiến vào tiếp quản Hà Nội từ tay quân xâm lược Pháp.

Chưa kịp xinh... đã già!

Chưa kịp xinh... đã già!
Hơn 14 năm trước, ngày 4/8/2010, Chủ tịch UBND thành phố Hà Nội phê duyệt quy hoạch chi tiết “Khu đô thị Công viên công nghệ phần mềm (CNPM) Hà Nội, tỉ lệ 1/500” trên địa bàn phường Phúc Lợi, quận Long Biên.

Chưa... tới!

Chưa... tới!
Từ ngày 20-28/9, tại Hà Nội diễn ra lễ khai mạc Liên hoan phim Tài liệu châu Âu - Việt Nam lần thứ 14 do Hãng phim Tài liệu và Khoa học Trung ương (Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch) phối hợp với Hiệp hội các Viện Văn hóa và các Đại sứ quán châu Âu (EUNIC) tổ chức.

Quyết định... ấm áp!

Quyết định... ấm áp!
Chiều ngày 21/9, tỉnh Lào Cai làm Lễ khởi công xây dựng khu tái định cư thôn Làng Nủ (xã Phúc Khánh, huyện Bảo Yên). Nơi ở mới của bà con Làng Nủ được xây dựng cách vị trí xảy ra trận lũ quét khoảng 2km với quy mô xây dựng giai đoạn 1 khoảng 10ha, mỗi hộ được sắp xếp khoảng 1.000m2.

Giá trị... ảo!

Giá trị... ảo!
Sau nghi vấn khai khống 500 triệu đồng từ thiện ủng hộ đồng bào miền Bắc khắc phục hậu quả bão số 3 (Yagi), cựu VĐV, TikToker Phạm Như Phương (Louis Phạm) thừa nhận sự việc và gửi lời xin lỗi đến cư dân mạng: “Đây là hành vi rất đáng hổ thẹn. Bản thân tôi lúc đó đã không lường trước được hành động che mờ số tiền quyên góp… Tôi không những làm sai mà còn cố biện minh, lấp liếm cho cái sai của mình”.

Sai sót... tiềm ẩn!

Sai sót... tiềm ẩn!
Tối ngày 16/9 xảy ra vụ sập hầm chui đang thi công trên tuyến cao tốc Tuyên Quang - Hà Giang khiến 1 công nhân thi công công trình tử vong.

Tình người trong bão lũ

Tình người trong bão lũ
Siêu bão số 3 (Yagi) và hoàn lưu bão gây ra những thiệt hại nghiêm trọng về người và tài sản, ảnh hưởng nặng nề đến đời sống của người dân. Trước sức tàn phá của thiên nhiên, sức mạnh tinh thần “tương thân tương ái” của dân tộc Việt Nam như được nhân lên gấp bội, cả nước cùng hướng về đồng bào ruột thịt.

Cứu trợ bằng trái tim và lí trí

Cứu trợ bằng trái tim và lí trí
Những ngày qua, mạng xã hội tràn ngập hình ảnh những đoàn xe vận tải chuyển hàng cứu trợ từ miền Nam, miền Trung, Tây Nguyên tiến ra miền Bắc, nơi có hàng nghìn đồng bào đang chịu cảnh tan hoang của bão và lũ lụt. Những hình ảnh đó thực sự mang lại niềm xúc động và tự hào của mọi con tim người Việt.

Minh bạch và niềm tin

Minh bạch và niềm tin
Ngày 11/9, Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc (MTTQ) Việt Nam công bố hơn 12.000 trang sao kê danh sách, số tiền cá nhân, tổ chức, doanh nghiệp trong và ngoài nước ủng hộ đồng bào chịu hậu quả bão lụt đang xảy ra tại các tỉnh miền Bắc. Việc công khai sao kê này đang được tiếp tục.

Phương diện quốc gia

Phương diện quốc gia
Tối ngày 9/9, Tòa án Nhân dân TP Hà Nội tuyên phạt ông Nguyễn Sỹ Tá, cựu Vụ trưởng Vụ Tổng hợp, Ủy ban Dân tộc, mức án chung thân với cáo buộc “lừa đảo chiếm đoạt 80 tỉ đồng của ông Đỗ Anh Dũng, cựu Chủ tịch Tập đoàn Tân Hoàng Minh”.

Phụng công, thủ pháp...

Phụng công, thủ pháp...
Phát biểu nhậm chức Chánh án TAND Tối cao, ông Lê Minh Trí cam kết “sẽ nghiêm chỉnh chấp hành Hiến pháp, pháp luật và thực hiện đầy đủ các nguyên tắc tư pháp”.

Bản Tuyên ngôn Độc lập, áng văn lập quốc vĩ đại

Bản Tuyên ngôn Độc lập, áng văn lập quốc vĩ đại
Bản Tuyên ngôn Độc lập, áng văn lập quốc vĩ đại của dân tộc Việt Nam, được Chủ tịch Hồ Chí Minh viết trong ngôi biệt thự của nhà tư sản yêu nước Trịnh Văn Bô, số 48 Hàng Ngang, Hà Nội. Ngày nay, trên tường ngôi nhà có dòng chữ: “Trong ngôi nhà này, tại một phòng nhỏ, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã viết Bản Tuyên ngôn Độc lập, khai sinh ra nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa”.

Nhẹ nhàng vui tươi ngày khai giảng

Nhẹ nhàng vui tươi ngày khai giảng
Chỉ ba ngày sau khi đọc bản “Tuyên ngôn Độc lập” khai sinh ra nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa, giữa bộn bề việc nước, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã dành thời gian quý báu của mình để viết “Thư gửi cho các học sinh” nhân ngày khai giảng năm học đầu tiên của nước Việt Nam độc lập với tất cả tình yêu thương và kì vọng. Kể từ đó, ngày 5/9 trở thành ngày khai giảng năm học mới trên khắp mọi miền Tổ quốc, trở thành dấu mốc quan trọng cho hành trình giáo dục của đất nước ta.

Hoa hậu làng ta

Hoa hậu làng ta
Kể từ sau khi thống nhất đất nước, cuộc thi hoa hậu đầu tiên tại Việt Nam được Báo Tiền Phong khai mở vào năm 1988 với cái tên Hoa hậu Hội Báo Tiền Phong và định kì tổ chức hai năm một lần.

Lần thứ hai... “lưu ban”!

Lần thứ hai... “lưu ban”!
Đêm 11/8, Olympic Paris 2024 đã diễn ra lễ bế mạc sau 2 tuần tranh tài. Đoàn vận động viên Việt Nam về nước với hai bàn tay trắng.
Xem thêm
Nhóm thiện nguyện Cửa Lò và xe cứu thương không đồng cứu trợ người dân vùng lũ Quảng Bình

Nhóm thiện nguyện Cửa Lò và xe cứu thương không đồng cứu trợ người dân vùng lũ Quảng Bình

Đợt mưu lũ nhiều ngày qua, khiến tỉnh Quảng Bình bị ngập sâu trong biển nước, thiệt hại nặng nề. Tỉnh đang dồn toàn lực để kịp thời ứng phó với tình hình mưa lũ
Người cao tuổi tích cực tham gia xây dựng hệ thống chính trị cơ sở

Người cao tuổi tích cực tham gia xây dựng hệ thống chính trị cơ sở

Sáng 29/10, Hội NCT TP Hải Phòng tổ chức Hội nghị biểu dương NCT tiêu biểu tham gia xây dựng hệ thống chính trị cơ sở giai đoạn 2019 – 2024.
Khi nào xã Hoằng Yến xử lý dứt điểm công trình xây dựng trái phép trên đất nông nghiệp?

Khi nào xã Hoằng Yến xử lý dứt điểm công trình xây dựng trái phép trên đất nông nghiệp?

một hộ dân đang thực hiện xây dựng công trình kiên cố trên diện tích đất nuôi trồng thủy sản nằm cạnh bến phà sông Lạch Trường.
Một tấm gương tâm huyết với sự nghiệp "Trồng người"

Một tấm gương tâm huyết với sự nghiệp "Trồng người"

“Có một nghề bụi phấn bám đầy tay/ Người ta bảo là nghề trong sạch nhất/ Có một nghề không trồng cây trên đất/ Lại nở cho đời những đóa hoa thơm”; Đó là nghề dạy học của cô giáo Nguyễn Thùy Linh, giáo viên âm nhạc Trường THCS Nguyễn Huệ, quận 12, TP Hồ Chí Minh.
Để trẻ tự giác học tập tại nhà

Để trẻ tự giác học tập tại nhà

Khi bước vào độ tuổi đi học, việc tạo thói quen tự giác học tập tại nhà cho trẻ rất quan trọng và là nỗi băn khoăn của nhiều phụ huynh. Theo các chuyên gia giáo dục, thói quen tự học là một yếu tố quan trọng để trẻ chủ động tích lũy kiến thức cho tương lai...
Nâng cao kỹ năng mềm qua các hoạt động ngoại khóa cùng sinh viên Đại học Công nghệ Đông Á

Nâng cao kỹ năng mềm qua các hoạt động ngoại khóa cùng sinh viên Đại học Công nghệ Đông Á

Trong một thị trường lao động ngày càng cạnh tranh, việc trang bị cho sinh viên những kỹ năng mềm trở nên quan trọng hơn bao giờ hết. Đại học Công nghệ Đông Á, với sứ mệnh đào tạo không chỉ kiến thức chuyên môn mà còn những kỹ năng thiết yếu cho sự thành công trong tương lai, đã triển khai một loạt các hoạt động ngoại khóa nhằm giúp sinh viên phát triển kỹ năng mềm một cách toàn diện. Bài viết này sẽ phân tích cách thức các hoạt động ngoại khóa, câu lạc bộ, dự án và sự kiện tại trường góp phần nâng cao kỹ năng mềm cho sinh viên.
Khám phá nơi đầu tiên Phật giáo du nhập vào Việt Nam

Khám phá nơi đầu tiên Phật giáo du nhập vào Việt Nam

Khám phá nơi đầu tiên Phật giáo du nhập vào Việt Nam
“Tận mục sở thị” ngôi đền linh thiêng có cây Gạo nhiều tuổi nhất Việt Nam

“Tận mục sở thị” ngôi đền linh thiêng có cây Gạo nhiều tuổi nhất Việt Nam

Hơn 700 năm trôi qua, trải qua bao thăng trầm của lịch sử, dưới làn mưa bom bão đạn, cây Gạo vẫn xanh tốt bốn mùa, xòe tán che chở cho ngôi đền Mõ cổ kính, linh thiêng.
Mê mẩn rặng thị cổ hàng trăm năm tuổi ở Hải Phòng mùa quả chín

Mê mẩn rặng thị cổ hàng trăm năm tuổi ở Hải Phòng mùa quả chín

Những trái thị vàng óng, ngát hương, lúc lỉu trên cây thị cổ thụ hàng trăm năm tuổi ở Đồ Sơn, TP Hải Phòng khiến du khách không khỏi mê mẩn.
Phiên bản di động