Nỗi khổ của mẹ chồng, có ai hay?

Tôi tự hỏi, sự hy sinh của các mẹ chồng liệu đến khi nào các con mới thấu hiểu và trân trọng tình yêu thương của đấng sinh thành?

Cụm từ “mẹ chồng-nàng dâu” được nhắc tới đa phần đều chả mấy tốt đẹp. Khi nói đến mối quan hệ đó thì nhiều người lại nghĩ mẹ chồng chả ra gì toàn hành hạ con dâu. Nhưng đó đâu phải là tất cả, bởi giờ đây những người làm mẹ chồng không còn nhiều người sở hữu suy nghĩ cực đoan như vậy. Những người mẹ chồng mà tôi biết cũng đều là người tốt, đối xử với con dâu tốt, yêu thương con dâu thật lòng và hết lòng vì gia đình.

Bà Tình, gần nhà tôi, sống với vợ chồng con trai út. Bà góa chồng cũng đã 20 năm nay nên cuộc đời bà dành trọn cho các con. Khi cậu con trai út học xong, quyết định ở lại Hà Nội rồi lấy vợ, sinh con, bà khóa cửa nhà ở quê lên chăm sóc con và cháu.

Gần chục năm làm hàng xóm của gia đình nhà bà, tôi chưa hề thấy bà to tiếng với con dâu, cũng chưa hề thấy bà đi nói xấu con dâu. Bà chăm con, chăm cháu hết lòng. Dù sức khỏe không còn được như trước nhưng mọi việc trong nhà bà cũng thu xếp làm đỡ đần con để khi chúng đi làm về là có cơm nóng, canh ngọt, cháu được tắm rửa sạch sẽ, nhà cửa gọn gàng ngăn nắp.

Nếu nhìn vào cuộc sống của gia đình bà thì ai cũng mừng vì đó là một gia đình hòa thuận. Nhưng mà thực lòng tôi vẫn thấy bà đăm chiêu, nỗi buồn phảng phất trên khuôn mặt già theo năm tháng. Gần đây có lẽ tuổi cũng cao, sức chịu đựng cũng kém hơn trước bởi càng có tuổi càng dễ tủi thân, mủi lòng, nên có lần bà buột miệng thở dài và nói với tôi:

“Đúng là muốn làm mẹ chồng tốt cũng không phải dễ. Tôi bằng tuổi này rồi, luôn cố gắng đối xử tốt với con dâu nhưng có lẽ con dâu vẫn chưa thực sự bằng lòng. Hàng xóm thì không thấy to tiếng nhưng mà thái độ của con dâu nhiều khi tỏ ra không tôn trọng tôi thì không phải là không có. Tôi cũng có lương hưu, cũng có tiền tiết kiệm, tôi không ăn bám con cháu mà còn giúp đỡ hết sức nhưng nhiều khi cứ cảm thấy như đang ăn nhờ ở đậu vậy”.

Ảnh minh họa: KT
Ảnh minh họa: KT

Nói đến đây dường như sự tủi thân dâng trào không kìm nén được, bà Tình sụt sịt “buồn lắm cô ạ. Gần này tuổi rồi mà tủi thân vì con. Hôm rồi nghe con dâu nói mà tôi như suy sụp. Nó bảo đi xem bói, thầy nói mẹ hưởng hết lộc của chồng nó nên giờ nó có kế hoạch sinh thêm 1 đứa nữa để mang lại lộc về cho chồng. Nghe đến đó mà uất nghẹn quá, đời thuở nhà ai đi nghe thầy bói phán rồi về như mọi tội lỗi đổ lên đầu tôi. Chắc tôi cũng ở thêm một thời gian cho con bé con đi học, tôi về quê sống cho thanh thản”. Nỗi lòng của mẹ chồng như bà Tình liệu con trai hay con dâu nào có hay.

Còn với bà Hoa, khi nói chuyện về gia đình con trai, nhắc tới con dâu bà lại khóc. Ông bà Hoa có nhà cửa đàng hoàng ở Bắc Giang. Nhưng theo con ra Hà Nội sống. Ngôi nhà vợ chồng con trai đang ở là do bố mẹ bên vợ mua cho hoàn toàn. Ông bà xuống ở cùng con trai, trông cháu, chăm nom gia đình. Ngôi biệt thự 3 tầng gần 200m2 nhìn thật lộng lẫy nhưng sao bà thấy đau lòng quá. Không phải ông bà không có tiền cho con trai mua nhà nhưng nhà cửa lại do con dâu quyết định. Con dâu bà nói được bố mẹ cho nên con trai bà không cần phải lo khoản tiền nhà cửa nữa. Tiền của ai cũng là của gia đình này. Bố mẹ ở đâu cũng được nhưng nên về ở với chúng nó. Ban đầu nghe vậy cũng mát lòng mát ruột lắm. Nhưng khi về chung sống mới thấy mẹ chồng mà như osin.

Nhà 3 tầng, ngày nào bà Hoa cũng quần quật dọn dẹp, từ sáng đến tối mịt mới ngơi tay. Con dâu bà nhất quyết không thuê người giúp việc, nó bảo nhà có mấy việc đâu với lại có vài mống thuê làm gì. Vậy là tất tần tật mọi việc từ lâu nhà, giặt đồ, nấu cơm rửa bát, đi chợ…tất cả đều là việc của bà Hoa. Nhiều khi mệt muốn nằm nghỉ ngơi nhưng nghỉ thì ai làm. Con dâu đi làm về là vào phòng riêng đóng cửa, đến bữa thì ra ăn chứ nó có để ý cơm cháo đã được nấu hay không. Con dâu bà cũng chả bao giờ để ý đến sắc mặt của bà để hỏi thăm một câu.

Không chỉ làm quần quật như osin, đến tiền đi chợ con dâu cũng không đưa. Nó coi việc ông bà có lương hưu và hiện đang ở nhà con thì đương nhiên ông bà phải chi phí khoản đó. Thi thoảng con trai có đưa biếu bố mẹ ít tiền nhưng nào có thông thênh gì. Với lại ông bà nói ra sợ con trai buồn. Bởi con ông bà chỉ là hơi vô tâm chứ cũng là đứa yêu thương bố mẹ. Sống trong cảnh đó, nhiều người bảo sao ông bà không về quê mà ở, tiền lương hưu của cả hai sống thừa thãi. Ngay như bản thân bà Hoa cũng hiểu điều đó nhưng mà nghĩ thương hai thằng cháu bé, biếng ăn không lỡ để người ngoài chăm sóc.

Đúng là cá chuối đắm đuối vì con. Mặc dù phải sống trong cảnh không thể nói ra nhưng những mẹ chồng như bà Tình hay bà Hoa đều một mực chịu thiệt để hy sinh vì con, vì cháu. Tôi tự hỏi, sự hy sinh của các mẹ chồng liệu đến khi nào các con mới thấu hiểu và trân trọng tình yêu thương của đấng sinh thành?.

Theo VOV.VN

Tin liên quan

Ý kiến bạn đọc

* Vui lòng gõ tiếng Việt có dấu

Cùng chuyên mục

Ông Tò khuất núi

Ông Tò khuất núi

Một buổi chiều, Linh thong thả điều khiển chiếc xe máy điện từ cơ quan về nhà. Đầu hạ nên trời vừa có nắng vàng, vừa có chút gió mát, làm Linh thấy lòng thư thái ! Bất chợt, một chiếc xe tang chạy qua, Linh giật thót khi nhìn thấy di ảnh của người đã khuất: “Ông Tò !” - Linh thốt lên thành tiếng - Chắc chắn là ông Tò đồng hương rồi ! Ông Tò mất rồi sao?...
Nhớ hoa hành

Nhớ hoa hành

“Đố em biết hoa gì ?” - Người đồng nghiệp nơi xa gửi vào Zalo cho tôi hình ảnh một bông hoa trong vườn nhà và nhắn hỏi với vẻ đắc ý, ngờ rằng một đứa sống ở phố xá như tôi sẽ chẳng bao giờ trả lời đúng. “Ơ ! Hoa hành” - câu trả lời của tôi đã làm bạn ấy… thất vọng. Vì bạn không biết rằng đây chính là loài hoa đã gắn bó với tuổi thơ tôi, với những năm tháng tôi theo chân bố ra đồng, trồng, chăm sóc và thu hoạch những củ hành tây tròn trịa, nhẵn bóng mà mùi hăng của nó thì không thể nhầm lẫn với bất kỳ thứ mùi nào khác.
Dư âm từ buổi gặp mặt nhân kỉ niệm 40 năm ngày ra trường (1984-2024)

Dư âm từ buổi gặp mặt nhân kỉ niệm 40 năm ngày ra trường (1984-2024)

"K.XI ơi, mình yêu các bạn, tôi yêu các ông bà!" Đó lời nói từ gan, ruột, không riêng gì của Phó giáo sư,Tiến sỹ Dương Hồng Thái, giảng viên cao cấp, nguyên Phó Giám đốc Bệnh viện Đa khoa Trung ương Thái Nguyên, Trưởng ban Liên lạc Khóa XI (1978-1984) Trường Đại học Y Bắc Thái (nay là Trường Đại học Y Dược Thái Nguyên) mà của tất cả 66 cựu sinh viên (SV) khóa K.XI có mặt trong cuộc gặp mặt nhân kỷ niệm 40 năm ngày ra trường (1984-2024) tại cao nguyên Mộc Châu, tỉnh Sơn La, trong những ngày trung tuần tháng 11/2024
Bà nội của các con tôi

Bà nội của các con tôi

Những câu thơ trong bài thơ “Mẹ của anh” của thi sĩ Xuân Quỳnh viết tặng mẹ chồng, mà đến nay tôi vẫn còn yêu thích.
Những mùa sắn dây bên bà

Những mùa sắn dây bên bà

Thuở còn là một cô bé lên 7, tôi đã thấy trong vườn nhà bà có những bụi sắn dây xanh mướt vươn lên trên những thân cây xoan, cây bạch đàn quanh vườn. Những thân dây leo chắc chắn, vững vàng bám chặt lấy thân cây gỗ, trải bao nắng gió mưa giông, cứ thế tốt tươi từng ngày.

Tin khác

Tấm lòng nhân hậu của ông tôi

Tấm lòng nhân hậu của ông tôi
Nhắc nhớ về những kỉ niệm đẹp với ông bà là cả một bầu trời kí ức tuổi thơ tôi. Bởi tôi sinh ra và lớn lên trong vòng tay yêu thương, đỡ đần của ông bà ngoại. Tuổi thơ tôi luôn gắn với hình ảnh của ông bà, nhất là ông ngoại tôi.

Đôi dép cao su huyền thoại của ông tôi

Đôi dép cao su huyền thoại của ông tôi
Ông tôi là người đã trực tiếp tham gia Chiến dịch Điện Biên Phủ cho đến kháng chiến chống Mỹ cứu nước. Bởi vậy, kí ức đậm sâu nhất trong ông là những năm tháng kháng chiến gian khổ mà hào hùng, và những kỉ vật vô giá với ông vẫn là những kỉ vật thời chiến. Trong đó, ấn tượng nhất là đôi dép cao su cùng ông đi qua hai cuộc kháng chiến trường kì của dân tộc!

Bài học từ con cúi của nội tôi

Bài học từ con cúi của nội tôi
Bà nội tôi sinh 11 người con, ba tôi là út, nên khi tôi bắt đầu đi học thì bà đã ngoài 70 tuổi, nhưng bà vẫn khoẻ mạnh, hằng ngày vẫn đi giựt tàu dừa khô, làm cỏ, xới đất trồng rau trong vườn. Bà bảo, còn mạnh tay mạnh chân thì để bà làm, coi như thể dục để giãn gân giãn cốt. Với bà, chỉ có người lười, người bệnh mới nằm không, chứ còn sức thì còn làm việc, bởi lao động cũng là niềm vui.

Kí ức cùng ngoại

Kí ức cùng ngoại
Từ thuở ấu thơ đến lúc trưởng thành, hình ảnh ông bà nội, ông bà ngoại luôn hằn sâu trong tâm trí mỗi người. Những kỉ niệm đẹp về bà ngoại vẫn còn nguyên trong tôi, cho dù tóc tôi đã muối tiêu và bà cũng không còn nữa.

Ông nội tôi cả đời lo cho con cháu

Ông nội tôi cả đời lo cho con cháu
Ông tôi tên là Đặng Văn Trụ, ở làng Hạ Bỳ, tổng Hạ Bỳ xưa, nay là xã Xuân Lộc, huyện Thanh thủy, tỉnh Phú Thọ, năm nay đã ngoài 80 tuổi, về hưu trên hai thập kỉ, mọi người yêu kính ông tôi gọi là cụ giáo về hưu.

Niềm vui của ông tôi

Niềm vui của ông tôi
Bà mất, con cháu ở xa về đầy đủ lo việc hiếu cho bà xong thì lại “mỗi người mỗi ngả”, còn nhà cửa, công việc, bỏ sao được. Vườn, nhà chỉ còn ông, một mình lủi thủi vào ra.

Bà ngoại tôi

Bà ngoại tôi
Bà ngoại tôi mất năm bà 103 tuổi. Cả một năm sau ngày bà mất, gần như nhà ngoại lúc nào cũng có người đến thắp hương. Nhiều người đến, kể những kỉ niệm về ông bà ngoại, rồi mọi người lại cùng nhau nức nở.

Tình yêu bình dị của ông bà tôi

Tình yêu bình dị của ông bà tôi
Ông Lê Đình Bạ và vợ là bà Hoàng Thị Châu, năm nay đều đã ngoài 90 tuổi. Ông từng tham gia hai cuộc kháng chiến chống Pháp và chống Mỹ.

Chút quà của ngoại mãi còn vấn vương

Chút quà của ngoại mãi còn vấn vương
Sinh ra và lớn lên tại một miền quê nghèo của dải đất miền Trung đầy nắng gió. Tuổi thơ tôi gắn với bao kỉ niệm đẹp về bà ngoại. Đến tận bây giờ, hình ảnh của ngoại vẫn luôn in hằn trong kí ức tôi với nhiều cảm xúc khó tả.

Bà ngoại tôi là người dũng cảm

Bà ngoại tôi là người dũng cảm
Những năm 1949-1953, quê tôi bị giặc Pháp chiếm đóng; giặc Pháp và bọn tay sai ra sức đàn áp cách mạng. Cán bộ của ta phải hoạt động bí mật. Nhiều cán bộ cách mạng của ta vô cùng gian khổ mà anh dũng.

Hình bóng bà mãi trong tim...

Hình bóng bà mãi trong tim...
Bà nội tôi tên là Hoàng Thị Liễu, người làng Tiên Hòa, xã Hà Lĩnh, huyện Hà Trung, tỉnh Thanh Hóa. Cả cuộc đời bà sống thầm lặng và dành trọn yêu thương, sự hi sinh cho gia đình, cho con cháu. Tôi cảm thấy mình may mắn và tự hào vì được là cháu của bà. Những kỉ niệm về bà, với tôi, chính là món quà quý giá, chẳng gì sánh bằng.

Ông tôi - tấm gương sáng ngời về lòng yêu nước

Ông tôi - tấm gương sáng ngời về lòng yêu nước
Ông tôi mất gần 10 năm nay nhưng về miền quê Đức Chánh, huyện Mộ Đức, tỉnh Quảng Ngãi, hỏi về cụ Nguyễn Thăng Văn, ai cũng nhớ và tự hào về một người lính yêu nước thiết tha, một người con ưu tú của quê hương Đức Chánh.

Ông ngoại trong lòng tôi

Ông ngoại trong lòng tôi
Ông ngoại mất khi tôi còn rất nhỏ nhưng trong số con cháu trong nhà, tôi may mắn hơn cả, vì thường xuyên được ở cạnh và gần gũi với ông.

Những cuốn sách quý của ông tôi

Những cuốn sách quý của ông tôi
Có lẽ, niềm đam mê đọc sách trong tôi có được là từ ông. Với tôi, ông không chỉ là người yêu sách mà còn là người biết khơi dậy niềm yêu thích việc đọc cho những người xung quanh.

Chuyện về ông nội tôi

Chuyện về ông nội tôi
Ông nội tôi, cụ Hoàng Thanh Liêm, sinh ra ở làng quê nghèo thuộc xã Đốc Tín, huyện Mỹ Đức, TP Hà Nội. Thuở thiếu thời, ông được cha mẹ cho theo thầy học chữ quốc ngữ, khi trưởng thành, ông theo nghiệp “gõ đầu trẻ”.
Xem thêm
Ông Trần Văn Thái và chiến công bắn rơi máy bay Mỹ bằng súng bộ binh, bắt sống phi công William Andrew Robinson

Ông Trần Văn Thái và chiến công bắn rơi máy bay Mỹ bằng súng bộ binh, bắt sống phi công William Andrew Robinson

Trong không khí cả nước tưng bừng kỷ niệm 50 năm ngày Giải phóng miền Nam thống nhất đất nước (30/4/1975 - 30/4/2025), chúng ta cùng nhau hướng lòng về một con người đặc biệt – một người con ưu tú của quê hương Hà Tĩnh – ông Trần Văn Thái, sinh năm 1947, ở huyện Thạch Hà, tỉnh Hà Tĩnh.
Chuyện trong ngõ nhỏ

Chuyện trong ngõ nhỏ

Hôm nay, trong một chuyến đi công tác, lúc tránh nắng bên đường, tôi tình cờ chứng kiến hình ảnh rất cảm động nhưng dung dị vô cùng. Một bà cụ cầm chiếc khăn tang buộc lên lá cờ với vẻ trang trọng và tôn kính.
Sách là vàng chứ không phải là đá sỏi

Sách là vàng chứ không phải là đá sỏi

Đến nay đã ngoài 80 tuổi, nhưng cụ Tín vẫn còn khỏe mạnh, minh mẫn. Tủ sách của gia đình cụ có hàng ngàn quyển. Nhìn thấy sách nhiều không còn chỗ để, cụ phải buộc lại để trên nóc tủ, cô con dâu của cụ một lần về chơi nói:
Bình Thuận: Giúp thêm bệnh nhân nghèo có bữa ăn no

Bình Thuận: Giúp thêm bệnh nhân nghèo có bữa ăn no

Không ít lần chúng tôi cùng các Mạnh Thường Quân đến Bếp ăn từ thiện tại Bệnh viện đa khoa tỉnh Bình Thuận mới thấy những hoàn cảnh cầm được hỗ trợ của những bệnh nhân có hoàn cảnh khó khăn nơi đây. Và việc thiết thực nhất là chăm lo những bữa ăn miễn phí để giúp họ yên tâm hơn lo điều trị bệnh, không phải lo cái ăn hàng ngày…
Nữ doanh nhân hơn 10 năm đồng hành cùng công tác nhân đạo

Nữ doanh nhân hơn 10 năm đồng hành cùng công tác nhân đạo

quan tâm, chia sẻ, giúp đỡ nhiều người có hoàn cảnh khó khăn, những mảnh đời bất hạnh tại địa phương.
Nhựa Tiền Phong khánh thành cầu nối yêu thương số 117 tại Nghệ An

Nhựa Tiền Phong khánh thành cầu nối yêu thương số 117 tại Nghệ An

Ngày 28/5/2025, tại xã Hữu Lập, huyện Kỳ Sơn, tỉnh Nghệ An, Công ty CP Nhựa Thiếu niên Tiền Phong đã tổ chức Lễ khánh thành cầu nối yêu thương số 117 – Cầu Chà Lắn.
Điểm sáng trong xây dựng nông thôn mới kiểu mẫu

Điểm sáng trong xây dựng nông thôn mới kiểu mẫu

Với sự quyết tâm cao cùng sự đồng thuận trong cách nghĩ, cách làm, Chương trình MTQG xây dựng NTM ở Thanh Hóa đã đạt được nhiều thành quả nổi bật.
Người làm báo phải có tâm và nhiệt huyết với nghề

Người làm báo phải có tâm và nhiệt huyết với nghề

Đó là chia sẻ của nhà báo Phạm Xuân Yên, hiện ở số nhà 64, đường Lê Thị Hồng Gấm, phường Vĩnh Thanh, TP Rạch Giá, tỉnh Kiên Giang; nguyên Phó Giám đốc Đài Truyền hình tỉnh Kiên Giang, Chủ tịch Hội Nhà báo tỉnh Kiên Giang, Tổng Biên tập báo Kiên Giang.
Vương vấn những mùa sen

Vương vấn những mùa sen

Quê tôi thuộc vùng chiêm trũng có nhiều đồi núi và đan sen vào đó là những đầm lầy. Hằng năm chỉ cấy được một vụ lúa, thời gian còn lại là nước ngập cục bộ trên những cánh đồng. Thay vì để nước ngập tự phát bỏ không, khoảng hai chục năm trở lại đây, người dân quê tôi đã biết chuyển đổi mục đích cây trồng.
Phiên bản di động