Những mối lo đeo bám ông Trump trong năm 2020

Tổng thống Mỹ Donald Trump sẽ đối mặt với nhiều nguồn bất ổn sâu sắc trong năm cuối cùng của nhiệm kỳ ở Nhà Trắng.

Một số chuyên gia cho rằng, những thử thách đang đón đợi Tổng thống Trump trên toàn thế giới là nhiều hơn so với bất kỳ người tiền nhiệm nào của ông trong ít nhất 100 năm qua, và hầu hết đều do chính ông gây ra.

Những mối lo đeo bám ông Trump trong năm 2020
Ảnh: PBS

CNN nêu ra một số mối lo mà ông Trump phải đối mặt trong năm 2020.

Triều Tiên

Trong cuộc gặp duy nhất ở Phòng Bầu Dục vào tháng 11/2016, cựu Tổng thống Barack Obama cảnh báo người kế nhiệm rằng, Triều Tiên là vấn đề khó lường nhất. Có thể nói, điều này vẫn đúng trong năm cuối ông Trump tại nhiệm.

Sau những màn khẩu chiến, ông Trump chuyển hướng sang ngoại giao. Nhưng kết quả là ông lại trao cho Kim Jong Un sự chú ý mà nhà lãnh đạo Triều Tiên đang mong muốn có được - một nền tảng toàn cầu, một nụ cười và cái bắt tay.

Giờ đây, chủ nhân Nhà Trắng chỉ có thể ngồi chờ "món quà Giáng sinh" mà Kim Jong Un hứa tặng cách đây ít ngày. Rất có thể, đó cũng sẽ là món quà năm mới, hoặc quà mừng sinh nhật 8/1 của Chủ tịch Triều Tiên.

Ông Trump hiện còn đang kẹt trong cuộc chiến về khoản tiền ông có thể đòi được của Hàn Quốc cho chi phí lính Mỹ đóng quân tại quốc gia châu Á này.

Trung Quốc

Tổng thống Trump và Chủ tịch Tập Cận Bình vẫn chưa ký vào thỏa thuận thương mại vòng 1, mà theo đó sẽ tạm dừng đánh thuế mới, cắt bớt một số mức thuế hiện thời đối với hàng hóa Trung Quốc và mở cửa các thị trường ở Trung Quốc cho một số nông sản Mỹ.

Kể cả hai bên có đặt bút ký vào những tuần đầu tiên của năm 2020 thì như chính ông Trump từng ngụ ý, sẽ không có triển vọng thực sự cho một thỏa thuận rộng lớn hơn trước cuộc bầu cử tháng 11.

Mặc dù vòng đầu tiên có thể giúp xoa dịu một số áp lực đối với nông dân, người bán lẻ và người tiêu dùng Mỹ, nó vẫn không thể đưa hai nước trở lại mức độ thương mại như trước khi ông Trump phát động thương chiến.

Trong khi đó, Trung Quốc đang tiếp tục tái cơ cấu và nối lại quan hệ với nhiều đối tác khác, chẳng hạn như Nhật Bản, đặc biệt là những nước đã gia nhập sáng kiến Vành đai và Con đường của Bắc Kinh.

Nga

Tổng thống Nga Vladimir Putin thì sắp có được một đồng minh then chốt ở Trung Đông, đó là Syria. Nhờ đó, Nga sẽ củng cố được vị thế ở Địa Trung Hải, nơi Hạm đội 6 của Mỹ có trụ sở tại Naples "thống trị" từ lâu. Đây thực sự sẽ là thách thức trực tiếp đối với sức mạnh biển của Mỹ.

Brexit

Anh có thể sẽ chính thức rời khỏi EU trong năm 2020, và ông Trump sẽ bắt đầu một loạt các cuộc đàm phán thương mại quan trọng, trước hết là với một vương quốc Anh độc lập mới, sau đó với phần còn lại của Liên minh châu Âu.

Nhưng, trong năm 2019, ông Trump từng đe dọa cả hai đồng minh lâu năm là Pháp (với thuế đánh vào rượu, pho mát và túi xách tay) và Đức (thuế đánh vào các mặt hàng tự động). Vì vậy, câu hỏi đặt ra không phải là Mỹ còn lại bao nhiêu bạn ở châu Âu, mà là ông Trump thực sự quan tâm nhiều thế nào.

Các liên minh

Cùng lúc đó, ông Trump phải đối mặt với rất nhiều thay đổi, trong đó có việc hình thành những liên minh và quan hệ đối tác mới, mà phần lớn đang đẩy Mỹ ra bên lề.

Các nhà lãnh đạo Nga, Trung Quốc đã đi khắp châu Phi vì các mục đích thương mại và bán vũ khí cho một lục địa mà ông Trump chưa từng tới thăm, cũng là nơi ông dọa sẽ rút hết lính Mỹ. Nga và Trung Quốc cũng đang trong giai đoạn của một mối quan hệ lịch sử và mở ra một mạng lưới ống dẫn khí mới kết nối hai nước.

Trung Quốc và Nga còn tìm thấy đồng minh ở Iran, nơi ba nước đã tổ chức một loạt cuộc tập trận chung tuần qua ở phía bắc Ấn Độ Dương. Và Iran rõ ràng đang nỗ lực tìm kiếm các đối tác mới - và các thị trường mới cho dầu khí khi cấm vận của Mỹ đang tác động nặng nề. Trong bối cảnh đó, 2020 có thể là một năm mà Tehran rốt cuộc xác định không còn gì để mất và sẽ hướng tới vũ khí hạt nhân.

Năm 2019, Iran đã có một số bước đi đầu tiên tại cơ sở hạt nhân Fordow và thừa nhận đã vượt qua các cấp độ làm giàu uranium được phép trong thỏa thuận ký với các cường quốc năm 2015 mà Mỹ đã từ bỏ.

Thổ Nhĩ Kỳ

Thổ Nhĩ Kỳ trở thành thành viên đầu tiên trong NATO chấp nhận một hệ thống vũ khí tối tân của Nga - tên lửa phòng không S-400. Binh sĩ nước này cũng đang chiến đấu cùng người Nga và Syria khi Tổng thống Syria Bashar al-Assad tiến vào giai đoạn cuối cùng chấm dứt nội chiến.

Theo Vietnamnet

Tin liên quan

Cùng chuyên mục

Sự dịch chuyển bền vững

Sự dịch chuyển bền vững

Chuyển đổi năng lượng toàn cầu không còn là mục tiêu xa vời, khi những năm gần đây, các nước đều ý thức được tính cấp thiết của biến đổi khí hậu, ô nhiễm môi trường, tăng cường các chính sách nhằm thiết lập nguồn cung năng lượng an toàn và bền vững…
Bốn ưu tiên sống còn để Syria thoát khỏi một cuộc chiến tranh khác

Bốn ưu tiên sống còn để Syria thoát khỏi một cuộc chiến tranh khác

Ai có thể dự đoán rằng sau gần 14 năm nội chiến và 5 năm bế tắc, chính quyền Bashar al-Assad ở Syria sụp đổ chỉ trong một tuần? Với sự ra đi của ông Assad, câu hỏi cấp bách hiện nay là chính quyền mới cần làm gì để bảo đảm tương lai hòa bình cho đất nước…
Vai trò của Australia trong chiến lược “ASEAN toàn cầu”

Vai trò của Australia trong chiến lược “ASEAN toàn cầu”

Australia đang hướng đến tăng cường hợp tác với ASEAN, không chỉ như một đối tác kinh tế mà còn là một người bảo vệ chủ nghĩa đa phương và hệ thống thương mại dựa trên luật lệ…
Kinh tế toàn cầu trụ vững trong “bão” địa chính trị

Kinh tế toàn cầu trụ vững trong “bão” địa chính trị

Thế giới năm 2024 tiếp tục chứng kiến nhiều biến động, rủi ro địa chính trị tăng cao, thiên tai và hàng loạt cuộc xung đột tại nhiều điểm nóng trở thành rào cản đối với tăng trưởng kinh tế. Tuy nhiên, các số liệu cho thấy nền kinh tế toàn cầu về tổng thể đã thể hiện khả năng phục hồi ấn tượng và có nhiều tín hiệu lạc quan…
Lực hấp dẫn của BRICS

Lực hấp dẫn của BRICS

Có thể khẳng định, 2024 là năm thành công của BRICS. Việc mở rộng thêm thành viên đã đưa khối trở thành “thỏi nam châm” hút các nước với tư cách là người chơi chính trong quản trị toàn cầu, tiếp tục khẳng định tính tất yếu của xu thế hợp tác đa phương, tăng cường tiếng nói, tính đại diện của các nước đang phát triển đối với các vấn đề chung của thế giới...

Tin khác

Syria và sự khởi đầu mới hay hỗn loạn tiếp diễn?

Syria và sự khởi đầu mới hay hỗn loạn tiếp diễn?
Trong khi các lực lượng bên ngoài như Mỹ, Nga, và Thổ Nhĩ Kỳ tiếp tục duy trì ảnh hưởng của mình, các nhóm vũ trang nội bộ như HTS và SDF đang kiểm soát các khu vực khác nhau. Với sự đa dạng sắc tộc và tôn giáo, nguy cơ nội chiến và tình trạng hỗn loạn là rất cao…

“Chảo dầu” Trung Đông chưa ngừng sôi

“Chảo dầu” Trung Đông chưa ngừng sôi
Trung Đông năm 2024 tiếp tục là điểm nóng xung đột của thế giới với cuộc chiến dai dẳng tại Dải Gaza, giao tranh diễn biến ác liệt tại Liban, lần đầu tiên Israel và Iran công khai tấn công trực tiếp lẫn nhau, chiến sự bất ngờ bùng phát trở lại ở Syria kéo theo sự sụp đổ của chính quyền Tổng thống Bashar al-Assad. Về mặt kĩ thuật, cuộc xung đột đã lan rộng ra khu vực, khiến "chảo dầu" Trung Đông càng sôi sục…

Hệ lụy đối với Hàn Quốc sau lệnh thiết quân luật ngắn ngủi

Hệ lụy đối với Hàn Quốc sau lệnh thiết quân luật ngắn ngủi
Lệnh thiết quân luật ngắn ngủi nhưng đầy kịch tính của Tổng thống Yoon Suk Yeol đã để lại những hệ lụy sâu sắc về chính trị, kinh tế và uy tín quốc tế của Hàn Quốc…

Chuyển đổi số - Chìa khóa thúc đẩy tiềm năng thương mại của châu Phi

Chuyển đổi số - Chìa khóa thúc đẩy tiềm năng thương mại của châu Phi
Diễn đàn Phát triển Thương mại 2024 diễn ra tại thủ đô Kigali (Rwanda), đã quy tụ hàng trăm đại biểu, gồm các nhà lãnh đạo, chuyên gia và đại diện từ nhiều quốc gia, nhằm kêu gọi thúc đẩy đổi mới sáng tạo kĩ thuật số như một công cụ quan trọng để mở rộng tiềm năng thương mại và kinh doanh của châu Phi…

Châu Âu đối mặt với áp lực từ mọi phía

Châu Âu đối mặt với áp lực từ mọi phía
Trong bối cảnh địa chính trị toàn cầu đang rơi vào tình trạng hỗn loạn, Liên minh châu Âu (EU) đối mặt với những áp lực từ mọi phía: Từ mối đe dọa thuế quan của chính quyền ông Donald Trump sắp nhậm chức, quan hệ ngày càng căng thẳng với Trung Quốc, đến sự trỗi dậy mạnh mẽ của phe cực hữu ngay trong lòng châu lục…

Hội NCT Việt Nam thăm quan, học tập kinh nghiệm ứng phó già hóa dân số ở Hàn Quốc

Hội NCT Việt Nam thăm quan, học tập kinh nghiệm ứng phó già hóa dân số ở Hàn Quốc
Trong khuôn khổ chuyến thăm và làm việc tại Hàn Quốc, sáng ngày 24/11, Đoàn công tác Trung ương Hội NCT Việt Nam do Chủ tịch Nguyễn Thanh Bình dẫn đầu đã diện kiến và được Thủ tướng Hàn Quốc Han Duck - Soo tiếp trọng thị. Cùng tiếp và làm việc với Đoàn có lãnh đạo Bộ Y tế và Phúc lợi Hàn Quốc, đại diện Văn phòng Thủ tướng và ông Chung MyungKi, Giám đốc Điều hành Công ty CellDNC (Hàn Quốc).

Hi vọng mới cho hòa bình Trung Đông

Hi vọng mới cho hòa bình Trung Đông
Thỏa thuận đình chiến giữa Israel và Liban vừa được công bố đã tạm thời chấm dứt cuộc xung đột kéo dài và đẫm máu nhất giữa hai bên trong nhiều thập kỉ, đồng thời mang lại hi vọng một thỏa thuận tương tự sẽ đạt được ở Dải Gaza…

Sự “đảo chiều” trong quan hệ kinh tế Nga - Ấn Độ

Sự “đảo chiều” trong quan hệ kinh tế Nga - Ấn Độ
Quan hệ kinh tế Nga - Ấn Độ đang trải qua một sự đảo chiều mạnh mẽ, chuyển từ hợp tác quân sự sang tập trung vào thương mại dầu mỏ và hàng hóa. Với kim ngạch thương mại tăng đột biến lên 65 tỉ USD vào năm 2023, Ấn Độ trở thành đối tác thương mại lớn thứ hai của Nga…

Nền kinh tế thời chiến của Nga đang chạm đến điểm giới hạn?

Nền kinh tế thời chiến của Nga đang chạm đến điểm giới hạn?
Nền kinh tế Nga, dù đang tăng trưởng tích cực và tỉ lệ thất nghiệp thấp, lại nguy cơ đối mặt với những thách thức nghiêm trọng trong bối cảnh chi tiêu quân sự tăng vọt…

Kì vọng về vấn đề khí hậu và tài chính toàn cầu tại Hội nghị G20

Kì vọng về vấn đề khí hậu và tài chính toàn cầu tại Hội nghị G20
Hội nghị thượng đỉnh Nhóm các nền kinh tế phát triển và mới nổi hàng đầu thế giới (G20) diễn ra tại thành phố Rio de Janeiro của Brazil trong hai ngày 18 và 19/11...

Iran nêu điều kiện đàm phán hạt nhân

Iran nêu điều kiện đàm phán hạt nhân
Iran sẵn sàng đàm phán hạt nhân, song điều này phụ thuộc vào mức độ nghiêm túc của các bên trong vấn đề này…

COP29 và quá trình chuyển đổi năng lượng toàn cầu

COP29 và quá trình chuyển đổi năng lượng toàn cầu
Giống như nước chủ nhà năm ngoái, Azerbaijan đảm nhiệm vai trò chủ tịch Hội nghị thượng đỉnh về biến đổi khí hậu của Liên Hợp Quốc năm 2024 (COP29) dựa cả trên chuyên môn của một nhà sản xuất năng lượng quan trọng và góc nhìn của một quốc gia đang phải đối mặt với các lỗ hổng khí hậu của riêng mình. Vị trí này cung cấp những hiểu biết độc đáo về những thách thức và cơ hội trong quá trình chuyển đổi sang các hệ thống năng lượng sạch hơn trong một thế giới đang nóng lên…

Bầu cử Mỹ 2024: Những “át chủ bài” của ông Trump và bà Harris

Bầu cử Mỹ 2024: Những “át chủ bài” của ông Trump và bà Harris
Cuộc đua vào Nhà Trắng năm 2024 đang trở nên gay cấn hơn bao giờ hết khi cả 2 ứng cử viên tổng thống Mỹ là Donald Trump và Kamala Harris đều nỗ lực khai thác lợi thế từ các nhóm cử tri then chốt. Trong khi ông Trump tập trung vào cử tri nam trẻ, bà Harris đặt cược vào sự ủng hộ của cử tri nữ độc lập và ôn hòa…

Thế khó của phương Tây trong chiến lược đối phó với cuộc xung đột Nga - Ukraine

Thế khó của phương Tây trong chiến lược đối phó với cuộc xung đột Nga - Ukraine
Những vấn đề như làm sao để gia tăng áp lực lên Nga mà không làm leo thang xung đột, hay đối phó với thách thức hạt nhân từ phía Moskva mà không tỏ ra yếu kém, đang khiến phương Tây khó xử. Thêm vào đó, việc phương Tây muốn mở rộng "liên minh chống Nga" cũng gặp trở ngại khi nhiều quốc gia ở Nam toàn cầu và nhóm BICS tỏ ra dè dặt…

Sự mở rộng của BRICS định hình lại bối cảnh kinh tế và chính trị toàn cầu

Sự mở rộng của BRICS định hình lại bối cảnh kinh tế và chính trị toàn cầu
Sự mở rộng của BRICS đã mở ra một trang mới trong lịch sử phát triển của khối này. Với sức mạnh kinh tế ngày càng lớn và sự tham gia của các quốc gia giàu tài nguyên, BRICS đang dần khẳng định vị thế của mình trên trường quốc tế…
Xem thêm
Thông điệp của ông Trump trong bài phát biểu mừng chiến thắng

Thông điệp của ông Trump trong bài phát biểu mừng chiến thắng

Ông Donald Trump đã có bài phát biểu mừng chiến thắng trước đám đông người ủng hộ ở Florida. Bài phát biểu của ông nhận được người nghe đón nhận nhiệt liệt.
Thái Lan có Thủ tướng trẻ nhất trong lịch sử

Thái Lan có Thủ tướng trẻ nhất trong lịch sử

Ngày 16/8, Chủ tịch Quốc hội Thái Lan Wan Muhamad Noor Matha đã triệu tập phiên họp toàn thể Hạ viện 493 thành viên để bầu thủ tướng mới thay thế ông Srettha Thavisin vừa bị Tòa án Hiến pháp bãi nhiệm.
Ông Joe Biden tuyên bố rút khỏi chiến dịch tranh cử tổng thống Mỹ

Ông Joe Biden tuyên bố rút khỏi chiến dịch tranh cử tổng thống Mỹ

Rạng sáng 22/7 (theo giờ Hà Nội), Tổng thống Mỹ Joe Biden đã tuyên bố rút khỏi chiến dịch tái tranh cử tổng thống năm 2024, đồng thời bày tỏ ủng hộ Phó Tổng thống Kamala Harris thay ông làm ứng viên của đảng Dân chủ cạnh tranh với ứng viên Donald Trump củ
Chưa ghi nhận lao động Việt bị nạn trong trận động đất ở Đài Loan (Trung Quốc)

Chưa ghi nhận lao động Việt bị nạn trong trận động đất ở Đài Loan (Trung Quốc)

Cục Quản lý lao động ngoài nước (Bộ LĐ-TB&XH) cho biết, theo báo cáo của Ban Quản lý lao động (Văn phòng kinh tế - văn hóa Việt Nam tại Đài Bắc), đến nay chưa ghi nhận trường hợp nào là người lao động Việt Nam bị nạn trong trận động đất mạnh 7.2 độ richte
Việt Nam kiên định thực hiện chính sách "một Trung Quốc"

Việt Nam kiên định thực hiện chính sách "một Trung Quốc"

Ngày 14/1, trả lời câu hỏi của phóng viên đề nghị cho biết quan điểm của Việt Nam về kết quả bầu cử người đứng đầu vùng lãnh thổ Đài Loan ngày 13/1/2024, Người Phát ngôn Bộ Ngoại giao Phạm Thu Hằng cho biết:
Vai trò của 5 nghi can vụ giết người mẫu Hong Kong Abby Choi

Vai trò của 5 nghi can vụ giết người mẫu Hong Kong Abby Choi

Trong vụ giết Abby Choi - người mẫu Hong Kong (Trung Quốc) - có 4 thành viên trong một gia đình cùng một nhân tình - là những nghi phạm chính.
Việt Nam lên tiếng về nội dung trong bộ phim “MH370: Chiếc máy bay biến mất”

Việt Nam lên tiếng về nội dung trong bộ phim “MH370: Chiếc máy bay biến mất”

"Cho tới nay, các cơ quan chức năng chưa hề đưa ra bất cứ một kết luận nào về vụ việc mất tích của máy bay MH370. Do đó, bộ phim tài liệu “MH370: Chiếc máy bay biến mất” đưa ra những nhận định khi chưa có kết luận chính thức của các cơ quan chức năng là s
Phát hiện hố đen có khối lượng lớn gấp 30 tỉ lần Mặt Trời

Phát hiện hố đen có khối lượng lớn gấp 30 tỉ lần Mặt Trời

Các nhà khoa học tại Đại học Durham (Anh) xác nhận hố đen mới được tìm thấy là một trong những hố đen lớn nhất từng được phát hiện.
Phát hiện bất ngờ làm đảo lộn các giả thuyết về bình minh của vũ trụ

Phát hiện bất ngờ làm đảo lộn các giả thuyết về bình minh của vũ trụ

Kính viễn vọng không gian James Webb đã phát hiện hình ảnh được cho là của 6 thiên hà cổ đại khổng lồ; sự tồn tại của chúng có thể làm đảo lộn các lý thuyết vũ trụ học hiện tại.
Phiên bản di động