Những bài học cuộc đời

Cho đến giờ, câu chê miệt, nhận định: "Đồ nhà quê", "Quê mùa", "Quê thế"... vẫn là ranh giới phân biệt những lớp người trong xã hội qua dáng vẻ, ăn mặc, tập quán. Thực tế, đa số người thành phố đều gốc gác từ tỉnh lẻ, nông thôn.

Ngay cả những ai sinh ra, sống ở Thủ đô trên 3-4 đời, vẫn ít nhiều có "căn tính nông dân" trong nền nếp sống. Trên nhiều lĩnh vực của đời sống xã hội, nhất là lĩnh vực nghệ thuật, các động từ - tính từ nhà nông được dùng phổ biến: Gieo hạt, thu hoạch, cày ải, gặt hái, một nắng hai sương, mất mùa, được mùa, bội thu, tháng ba ngày tám, giáp hạt, mùa màng...

Quê, không chỉ là nơi xuất thân, nguyên quán cụ thể của ai. Quê là khái niệm chỉ chung một vùng không gian an toàn, thoáng đãng, giá trị bản sắc, bảo tàng kí ức, nơi nghỉ ngơi, lánh nạn, ở ẩn, vui chơi. Văn hoá dân gian, bản sắc đặc trưng của văn hoá nông nghiệp là văn hoá làng. Dù trù phú hay nghèo nàn, làng quê luôn cho con người cảm giác được che chở. Đại dịch Covid-19 vừa qua, Thủ đô Hà Nội cho đóng cửa các trường học gần 1 năm, học sinh các cấp được cha mẹ cho về quê, quê gần, quê xa vẫn khiến những ai có nơi chốn thân nhân để gửi con, thấy được yên bình hơn. Về quê, đâu chỉ là quê mình, mà là đi về sống ở các vùng có không gian rộng hơn chốn phồn hoa chật chội. Nhiều cánh đồng biến thành khu công nghiệp; không hiếm dự án để đất hoang lâu năm; làng còn chủ yếu người già, có tuổi, thanh niên ít làm nông. Cơ giới hoá, rồi thuê cấy gặt bởi lớp trẻ được tuyển dụng vào khu công nghiệp, công ty, nhà máy tại địa phương; lên Thủ đô, thành phố lớn. Thủ đô hội tụ tinh hoa, nước chảy chỗ trũng, hỗn dung thập loại. Các tệ nạn, loại hình tội phạm tập trung về nơi đô hội, cảng thị. Nhưng làng mạc thôn quê mất dần các luỹ tre, màu xanh cây vườn thành nhà cao tường kín. Cổng làng - mốc giới để nhắc người ta về không gian địa lí và không gian tâm thức, được nhiều làng đầu tư xây quy mô, đầu tư lớn, nhưng giá trị bản sắc sau những cổng "trấn biên" ấy còn được bao nhiêu? Nhiều người bị vòng quay mưu sinh áp lực muốn buông xuôi: "Thôi thì cuốn theo chiều gió. Thời internet vào tận giường ngủ thì chống sao mọi lố lăng, rác rến, đến đâu hay đến đó, rồi sẽ lọc sàng, cái gì hay còn lại".

Những bài học cuộc đời

Các thủ đoạn lừa lọc, tệ nạn cũng không tha cho các thôn quê; thậm chí người cùng làng bản còn lừa nhau đi bán hoặc đưa đi lao động trái phép; những trò lừa bán hàng, du lịch 0 đồng, hụi, vay lãi suất cao, chuyển tiền chứng minh vô tội... vẫn hoành hành các tỉnh lẻ. Ở thời đại mà tưởng như ranh giới nông thôn - đô thị rút gần, thì vẫn có cách biệt về thông tin và nhận thức xã hội giữa dân tỉnh và dân đô thị (citizen). Tình làng nghĩa xóm, hàng xóm láng giềng, tình cố kết cộng đồng ở nông thôn vững chắc hơn thành phố lớn. Và vì người quê thật thà hơn nên "dễ bị lừa" hơn chăng? Ngày này, thủ phủ (tỉnh lị) các tỉnh 100% là thành phố, khái niệm "quê" dát mỏng hơn nhiều.

Cho nên sự quá nhạy cảm khi cô thôn nữ lên tỉnh một ngày đã bỏ yếm lụa sồi, dây lưng đũi nhuộm hồi sang Xuân, khăn mỏ quạ, quần nái đen mà choàng khăn nhung, áo cài khuy bấm, quần lĩnh rộn ràng khi về làng với niềm hân hoan đổi mới đã làm chàng trai quê 18 tuổi mỏi đợi ở con đê đầu làng thấy bị "em làm khổ tôi". Bài thơ Chân quê (1936) của Nguyễn Bính (1918 - 1966) đặt trong bối cảnh nông thôn gần 90 năm sau, thì có thêm "n" Nguyễn Bính cũng không khổ hết, kinh ngạc hết.

Văn hoá làng làm nên bản sắc nền của văn hiến Việt Nam. Bởi văn hoá làng mà còn đất nước. Hơn 1.000 năm Bắc thuộc và gần trăm năm thuộc địa nối hai cuộc trường kì kháng chiến thế kỉ XX, Việt Nam mất nước chứ không mất làng. Làng cất giữ, trao truyền những tinh hoa gia phong dòng tộc khế ước. Làng là album thời gian qua dọc ngang dày sâu lịch sử trong lịch sử. Nhà thơ Nguyễn Quang Thiều cùng các bạn thân: Đạo diễn - Thi sĩ Lương Tử Đức, nghệ sĩ múa rối Chu Lượng sống ở Hà Đông và các bạn mình nhiều năm nay bỏ tâm sức, tiền bạc sưu tầm, mua lại các sắc phong (Vua ban) lưu lạc rồi đến tận nơi trao tặng các làng. Các ông ao ước những giá trị đẹp từ xa xưa sẽ được bảo lưu, phục hưng, mang sức sống mới.

Các mô thức văn hoá và ý thức hệ ứng xử với văn hoá trên nền tảng: Nội sinh - Tiếp biến - Dung hợp. Ý thức hệ văn hoá Việt Nam là nông thôn chia làm 3 giai đoạn lớn: 1. Cổ đại đến thế kỉ XVII; 2. Thế kỉ XVII - XIX, văn minh nông thôn tiếp cận văn minh công nghiệp; 3. Thế kỉ XX - nay: Văn minh công nghệ, điện tử cảm ứng, số hoá. Thời đại này là ứng xử của con người trong ý thức hệ nào đối với mô thức văn hoá để giữ được những giá trị quý báu đang bị xâm thực bởi bát nháo, nhiễu loạn. Văn hoá, sự tồn vong, phát triển của nó, do Vũ trụ quan, Nhân sinh quan, Thế giới quan.

Chính văn hoá là cội rễ nuôi nhân loại. Văn hoá mỗi vùng miền làm nên sự đa dạng của các dân cư tại đó như chỉ dấu để nói về đặc trưng người - đất. Thời công dân toàn cầu, người ta càng cần có cội rễ tinh thần và nới để hồi tưởng, hướng đến, trở về. Thời mà nông nghiệp xanh, kinh tế xanh là xu hướng toàn cầu ai không theo sẽ bị lạc/ loại, nông dân cũng thạo dùng điện thoại thông minh để điều khiển nước tưới cây, live stream bán hàng và hiểu đòi hỏi truy xuất nguồn gốc xuất xứ sản phẩm, thì quê cội, nguyên quán là bản lề của những cánh cửa mỗi chặng đời. Rất dễ kết nối hội đồng hương khắp nơi mà khó tạo Hội Đồng hương Hà Nội.

“Vua truyện ngắn” Việt Nam thời đổi mới, Nguyễn Huy Thiệp (1950 - 2021) viết về nông thôn đặc sắc, truyện thường có thơ, là thơ của nhà văn; trong đó Những bài học nông thôn (1988) là tác phẩm được chú ý. Thầy giáo Hiếu, trí thức trẻ của làng cứ hay nói câu cửa miệng: "Mẹ tôi là nông dân, còn tôi sinh ra ở nông thôn".

Quê gắn với không gian, món ăn, phong vị thì tuyệt vời; trừ thời trang và kiến trúc chắp vá lai căng thì dở.

Quê cho con người khắp nơi được thở trong lành hơn, được thăng bằng lắng lọc lại mình, được chở che và bay bổng.

Ai tàn phá, phản bội, từ chối quê hương, đấy là kẻ lạc loài vong bản.

Quê thanh bình như ca khúc chủ đề phim Chuyện nhà Mộc (đạo diễn Trần Lực) mà nhạc sĩ Ngọc Châu (1967 - 2022) viết khi 22 tuổi - Cô Tấm ngày nay, là một bức tranh trong trẻo, rộn ràng sức sống.

"Quê hương chốn thanh bình/ Có bầu trời xanh thắm xanh/ Đồng lúa thẳng cánh cò bay, lấp lánh cánh diều mơ ước tuổi thơ/ Em ra chốn đô thành/ Xa rời vòng tay mẹ yêu/ Từ nay giữa chốn phồn hoa/ Xa rồi cánh diều mơ ước hôm nào/ Xa cánh diều mơ ước tuổi thơ/ Nhớ thương những lời mẹ ru/ Ánh trăng đêm rằm sáng trong/ Mơ ước thành Cô Tấm ngày xưa/ Sớm hôm không ngại gian khó/ Tiếng chim oanh vàng thiết tha/ Em ra chốn đô thành/ Mong thành Cô Tấm ngày nay/ Từ nay giữa chốn phồn hoa/ Lấp lánh cánh diều mơ ước hôm nào".

Đừng để mất các không gian làng quê để thêm chất vô cơ cho tâm hồn xơ cỗi. Bài học đắt giá của sự đánh mất văn hoá nền tảng ở mọi nơi, đều là những bài học cuộc đời.

Đại sứ đặc mệnh toàn quyền nước Cộng hoà XHCN Việt Nam tại Cộng hoà Liên bang Brazil (kiêm nhiệm Đại sứ tại Cộng hoà Peru, Bolivia, Guyana, Suriname) Bùi Văn Nghị chỉ uống trà, không cho mình nghỉ lâu, không đi chơi cuối tuần. Uống trà để thư giãn nhanh và cũng là chuyến khứ hồi cấp tốc mà ông cho mình về Quê Việt ngày đêm hằng nhớ. Brazil sau Việt Nam 10 tiếng, tuần hoàn "đuổi nhau" Nam bán cầu bình minh thì Việt Nam hoàng hôn. Quen dùng trà Thái Nguyên truyền thống, song gần đây Đại sứ ưa trà sen. Cũng không có điều kiện cầu kì để có trà ướp sen tươi Tây hồ, Đại sứ pha trà túi lọc 2 túi/ lần. Người đàn ông Kinh Bắc dành cả tuổi trẻ để học qua hàng chục trường tại Việt Nam và Hoa Kỳ, nói tiếng Anh như người Mỹ, lại yêu quê hương kĩ và sâu đến thế. Tôi bất ngờ khi đọc loạt tác phẩm thơ ông viết cuối năm 2023. Thơ Bùi Văn Nghị chân thành, giàu hình ảnh, đậm sâu tình tự dân tộc. Thì ra ông uống trà sen là để "khứ hồi" về Hán Quảng xã nhà, làng Quảng Lãm, có đầm sen bên sông Đuống. Còn một đầm sen ở cuối đồng sâu. Đầm sen ven đê sông Đuống không trồng sen nữa mà thả cá.

Ông đã nhắc lái xe chở Đại sứ vòng quanh ngoại ô Brasilia để... tìm cánh đồng có cua. Một lãng mạn thao thức về thơ ấu. Nhưng toàn đồng cỏ bỏ không. Ông đứng một mình ở cánh đồng, hướng lên Bắc bán cầu, nhớ về những cánh đồng quê mẹ và đọc bài đồng dao: "Đỗi Đanh, Đỗi Đó/ Bờ Mọ, Đống Thày/ Cửa Lầy, Ao Ra/ Đường Và, Đống Tháp/ Đỗi Đanh, Đỗi Phan / Đỗi Ngang Mới, Đỗi Ve/ Am Giang, Ao Gia/ Bà Ong, Cát Già".

Khi Đại sứ đọc, tôi thấy đôi mắt nâu của ông sáng lên rồi ậng nước. Sáng lên, bởi hồi quang thời mơ mộng trong trẻo nhất. Quê nhà Quế Võ, Bắc Ninh cất giữ quãng đời đẹp đẽ của ông, để khi xa Việt Nam, ông càng ý thức sâu thẳm: Đất nước chính là từ ngôi làng mình; tình yêu bắt đầu từ đấy.

Tuỳ bút của Vi Thùy Linh

Tin liên quan

Cùng chuyên mục

Phải biết “trân quý”

Phải biết “trân quý”

Ở trên đời này, công việc hằng ngày luôn bề bộn hoặc có lúc cũng vô tâm quên đi biết bao cái hay, cái đẹp, cái tử tế…
“Bệnh” hiếu kì...

“Bệnh” hiếu kì...

Hiếu kì, là một trong những tính cách của con người. Đó là sự tò mò, muốn xem xét, khám phá trước một vụ việc, một sự kiện lạ, hay là gặp một cái gì đó nó lạ lẫm so với đời thường. Thế là tụ tập thành từng đám rất đông đứng lại xem.
Ý chí là sức mạnh của người cao tuổi

Ý chí là sức mạnh của người cao tuổi

Khi đã già, gần nhắm mắt xuôi tay mới hối tiếc những chuyện đã qua, những điều đã làm chứ không phải là những điều chưa thực hiện được.
Giàu và sang

Giàu và sang

Ngôn ngữ tiếng Việt có từ giàu và từ sang. Tục ngữ thì có câu “giàu vì bạn, sang vì vợ”. Bạn tốt có thể giúp ta cơ hội, cách thức làm giàu, nhiều người đã giàu từ đây.
Đời thợ - nghiệp báo

Đời thợ - nghiệp báo

Sau 5 năm làm thợ, 40 năm làm báo và cũng từng ấy năm làm phóng viên thường trú, từ Đài Phát thanh Giải phóng đến Đài Tiếng nói Việt Nam, Báo Hà Nội Mới, tôi đã hoàn thành trọn vẹn đời thợ, nghiệp báo…

Tin khác

Hiếu kính với cha mẹ...

Hiếu kính với cha mẹ...
Hiếu kính với cha mẹ, thể hiện con người có văn hóa, có đạo đức truyền thống. Biết quý trọng tổ tiên, ông bà, cha mẹ.

Tình bạn tuổi già

Tình bạn tuổi già
Tới nhà thăm một người bạn vong niên tuổi trên 95 lại là nhà thơ Haicư (một thể thơ nổi tiếng của Nhật Bản) trong một buổi sáng đẹp trời. Sau tuần trà, cụ đọc cho tôi nghe một chùm thơ mới. Ngay bài mở đầu đã tạo cho tôi niềm xúc cảm: Sổ tay/ Bút xóa/ Giảm dần số quen.

Cha như chiếc bóng lặng thầm

Cha như chiếc bóng lặng thầm
Chúng ta dù già hay trẻ, mỗi người đều có một vài điều hối hận về cách hành xử không đúng mực với người cha của mình. Oán giận cha về sự dạy dỗ quá nghiêm khắc, quyết đoán… Từ đó nghĩ rằng, cha không thương yêu con cái.

Lựa lời mà nói...

Lựa lời mà nói...
Ngày nay với tốc độ phát triển của công nghệ, mạng xã hội đã trở thành một nơi lí tưởng cho những kẻ thích tấn công người khác bằng ngôn từ (lời nói).

Để cuộc sống luôn cân bằng, thanh thản

Để cuộc sống luôn cân bằng, thanh thản
Trong cuộc sống hiện đại, tìm kiếm sự cân bằng luôn là giải pháp đến muộn của rất nhiều người. Họ luôn tiến về phía trước, chạy theo những thời hạn cuối, hạng mục công việc, những bữa tiệc thâu đêm nhằm tìm kiếm doanh số và mở rộng mối quan hệ.

Vai trò người cao tuổi trong gia đình

Vai trò người cao tuổi trong gia đình
Chúng ta thường nói: Gia đình là tế bào của xã hội. Tế bào có tốt, có mạnh thì thân thể con người mới khỏe được. Gia đình cũng vậy, có đoàn kết, thương yêu nhau thì xã hội mới bền vững được; ngược lại, gia đình lộn xộn, không có cương thường, đạo lí thì làm sao mà mạnh được.

Thói quen và hoàn cảnh

Thói quen và hoàn cảnh
Một vị khách đi ngang qua khu của những con voi thì bất ngờ dừng lại. Anh ta cảm thấy khó hiểu, khi một con vật to lớn như vậy lại chỉ bị trói bằng một sợi dây thừng mỏng manh vào chân trước, chẳng có xích hay lồng sắt gì cả.

Tự do...

Tự do...
Ngày xưa, có cô gái sống trong rừng một mình. Một hôm, cô đi lang thang thì gặp 2 con chim non đang thoi thóp trong tổ vì mất mẹ.

NCT mẫu mực để xây dựng gia đình hạnh phúc

NCT mẫu mực để xây dựng gia đình hạnh phúc
Người cao tuổi được xem là trụ cột giữ vai trò vô cùng quan trọng, họ chính là tấm gương sáng về đạo đức lối sống kinh nghiệm luôn chỉ bảo con cháu điều hay lẽ phải trong cuộc sống.

Một già một trẻ bằng nhau!

Một già một trẻ bằng nhau!
Con cháu có khi nào dành chút thời gian để quan sát ông bà hay ba mẹ mình khi về già hay chưa? Chắc chắn rằng, rất nhiều người con không có sự quan tâm sâu sắc đến những thay đổi của ông bà, cha mẹ mình, có chăng, chỉ là những lời thăm hỏi qua loa, chiếu lệ mà thôi.

Đôi điều về người khôn, người dại

Đôi điều về người khôn, người dại
Trên đời này có hai loại người, người khôn và người dại. Người khôn bao giờ cũng tìm cách hơn người, không chịu kém ai, tìm cách ăn người, không chịu để cho người ăn, thường có những mưu mô, thủ đoạn, dùng những lời đường mật, nhỏ to, ngọt nhạt để cho mọi người dễ nghe, bùi tai rồi mắc bẫy làm theo họ những điều dại dột. Còn người dại là người thật thà, cả tin, nhẹ dạ, cứ cho mọi người nói là thật như lòng mình, cho nên hay mắc mưu họ, để họ chiếm phần thắng, phần thua thuộc về mình.

Niềm vui

Niềm vui
Niềm vui là điều quý giá nhất trong cuộc sống. Niềm vui không ở đâu xa mà ở ngay trong tâm của mỗi chúng ta.

Đức năng thắng số

Đức năng thắng số
“Thưa thầy, Mệnh và Vận là gì ạ?”, tôi hỏi một nhà tu hành và nhận được lời giải thích: Mệnh là cái cố định không thể thay đổi, được xem là tiên thiên chú định.

Những lời dịu ngọt

Những lời dịu ngọt
Trong thời 4.0 khi mà mọi thứ đều tiện lợi nhờ công nghệ thì người ta dễ bỏ qua đi những điều bình dị, đôi khi bị lãng quên.

Cảm ơn tuổi già

Cảm ơn tuổi già
Cảm ơn tuổi già đã dạy ta biết cách im lặng và mỉm cười, không còn bận lòng tới chuyện hơn, thua, được, mất. Đó không phải là sự hèn yếu hay nhu nhược mà muốn những năm tháng cuối đời được sống trong tĩnh lặng, bình an.
Xem thêm
Lữ đoàn 146 Vùng 4 Hải quân tổ chức tốt các hoạt động đền ơn đáp nghĩa

Lữ đoàn 146 Vùng 4 Hải quân tổ chức tốt các hoạt động đền ơn đáp nghĩa

Kỷ niệm 77 năm ngày Thương binh liệt sỹ (27/7/1947 - 27/7/2024), thời gian qua Lữ đoàn 146 Vùng 4 Hải quân tổ chức nhiều hoạt động có ý nghĩa thiết thực từ đất liền cho đến các đảo xa để tri ân các Anh hùng liệt sỹ, gia đình có công với cách mạng.
Noi gương Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng, đoàn kết, chung sức, đồng lòng bảo vệ biển, đảo của Tổ quốc

Noi gương Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng, đoàn kết, chung sức, đồng lòng bảo vệ biển, đảo của Tổ quốc

Biến nỗi đau thành hành động để đáp lại những cống hiến của Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng cho sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. Các cán bộ, chiến sĩ và Nhân dân tại quần đảo Trường Sa, tỉnh Khánh Hòa nguyện trung thành tuyệt đối với Đảng, với Tổ quốc, với dân tộc; sẵn sàng chiến đấu hi sinh, bảo vệ vững chắc chủ quyền biển đảo, thềm lục địa thiêng liêng của Tổ quốc.
Người dân miền Nam viếng Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng tại Hội trường Thống Nhất

Người dân miền Nam viếng Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng tại Hội trường Thống Nhất

Sáng 25/7, Lễ viếng, Lễ truy điệu Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng tại khu vực phía Nam diễn ra tại Hội trường Thống Nhất, số 135 đường Nam Kỳ Khởi Nghĩa, quận 1, TP. Hồ Chí Minh.
Đơn vị đạt nhiều thành tích xuất sắc tạo sức hút cho học sinh

Đơn vị đạt nhiều thành tích xuất sắc tạo sức hút cho học sinh

Kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2024, Trung tâm Giáo dục nghề nghiệp - Giáo dục thường xuyên (GDNN-GDTX), huyện Nông Cống (Thanh Hóa) có 100 thí sinh đăng ký dự thi. Kết quả: 100% học sinh đậu tốt nghiệp THPT; điểm bình quân tốt nghiệp là 6,42, xếp thứ Nhất kh
Nghệ An: Nhiều trường THPT công bố điểm chuẩn vào lớp 10

Nghệ An: Nhiều trường THPT công bố điểm chuẩn vào lớp 10

Ngày 16/7, tin từ Sở Giáo dục và Đào tạo Nghệ An cho biết, sau khi UBND tỉnh Nghệ An phê duyệt chỉ tiêu tuyển sinh lớp 10 năm học 2024-2025, các trường THPT trên địa bàn tỉnh đã bắt đầu công bố điểm trúng tuyển đợt 1 vào lớp 10 các trường công lập trên đị
Điểm sáng về kết nạp đảng trong học sinh, sinh viên

Điểm sáng về kết nạp đảng trong học sinh, sinh viên

Năm 2021, học sinh lớp 12 đầu tiên của TP Vĩnh Yên vinh dự được đứng trong hàng ngũ của Đảng là em Trần Ánh Dương ở Trường THPT Vĩnh Yên. Trong 5 tháng đầu năm 2024, toàn thành phố kết nạp được 71 đảng viên thì có 38 đảng viên là học sinh, sinh viên (HSSV)…
Tháng Bảy nghĩa tình dâng hương thơm nhớ ơn những người đã hy sinh vì nền độc lập dân tộc

Tháng Bảy nghĩa tình dâng hương thơm nhớ ơn những người đã hy sinh vì nền độc lập dân tộc

Tháng bảy nghĩa tình dâng nén hương thơm nhớ ơn những người đã hy sinh vì nền độc lập dân tộc
Chữa bệnh cứu người là hạnh phúc nhất đời mình

Chữa bệnh cứu người là hạnh phúc nhất đời mình

Bằng những bài thuốc nam do cha ông truyền lại, Lương y Hà Duy Bồi, xóm Dẹ 2, xã Văn Miếu, huyện Thanh Sơn, tỉnh Phú Thọ nêu tấm gương sáng của một thầy thuốc giàu tình thương, coi việc chữa bệnh cho mọi người là mục đích cao cả nhất, hạnh phúc nhất của c
“Phép thuật” thu phục lòng người của Bí thư Hồ Hữu Hải

“Phép thuật” thu phục lòng người của Bí thư Hồ Hữu Hải

Gương mẫu, nhiệt tình, trách nhiệm, tận tụy với công việc; khéo léo trong công tác tuyên truyền, vận động Nhân dân. Đó là ấn tượng ban đầu khi được tiếp xúc, trò chuyện với ông Hồ Hữu Hải, Bí thư Chi bộ kiêm Trưởng Khối 10, Chủ tịch Hội Chữ Thập đỏ và Chủ
Phiên bản di động