Nguồn gốc, ý nghĩa ngày lễ Vu Lan báo hiếu
Văn hóa - Thể thao 29/07/2022 17:32
“Vu Lan” là danh từ gọi tắt của “Vu Lan Bồn”, tiếng Phạn là Ullambana. “Ullam” dịch là “treo ngược” (đảo huyền), dụ cho cái khổ của người chết như bị treo ngược, cực kỳ thống khổ. Chữ “bồn” tiếng Phạn là “bana”, dịch là “cứu giúp”. Như vậy “Vu Lan Bồn” là giải cứu tội bị treo ngược.
“Báo hiếu” là sự đền đáp công đức sinh thành dưỡng dục của người con đối với cha mẹ hiện tiền và cha mẹ nhiều đời nhiều kiếp.
Lễ Vu Lan của Phật giáo như chúng ta thấy ngày nay phát xuất từ thời Đức Phật. Bằng đại bi tâm, Đức Phật đã dạy phương thức báo hiếu cho cha mẹ ở đời này và nhiều đời khác.
Ảnh: DT |
Lễ Vu Lan xuất phát từ sự tích Bồ tát Mục Kiền Liên đại hiếu đã cứu mẹ mình ra khỏi kiếp ngạ quỷ (quỷ đói). Vu Lan trở thành ngày lễ hằng năm để tưởng nhớ công ơn cha mẹ và tổ tiên nói chung, nhắc nhở mỗi người biết trân trọng những gì mình đang có, bổn phận làm con phải luôn ghi nhớ đến công ơn sinh thành dưỡng dục của cha mẹ mà làm những việc hiếu nghĩa để thể hiện tình cảm, lòng biết ơn.
Kể từ khi Phật giáo được truyền vào Việt Nam, ngày lễ Vu Lan (ngày Rằm tháng 7 âm lịch hằng năm) đã trở thành truyền thống của tinh thần báo hiếu, báo ân, phù hợp với tinh thần tín ngưỡng thờ tổ tiên thiêng liêng của người dân đất Việt.
Qua hàng nghìn năm, Vu Lan báo hiếu luôn là một trong những ngày lễ có sức sống văn hóa mãnh liệt nhất trong đời sống tinh thần của mỗi người dân Việt Nam chúng ta.
Ngày nay, lễ Vu Lan không đơn thuần chỉ có ý nghĩa tôn giáo thiêng liêng mà đã trở thành “lễ hội văn hóa tình người”. Pháp hội Vu Lan còn có ý nghĩa đặc biệt sâu sắc, hướng mỗi người trở về với cội nguồn dân tộc, về với đạo lý “Uống nước nhớ nguồn” với tiên tổ.
Ngày lễ Vu Lan là một trong 2 lễ lớn nhất của Phật giáo, nhằm báo hiếu công ơn sinh thành dưỡng dục của cha mẹ, nay không chỉ là ngày lễ của các Phật tử mà đã trở thành một lễ hội văn hóa tinh thần chung của xã hội. Hiếu kính mẹ cha, phụng thờ tổ tiên ông bà, nối kết ân tình nghĩa cảm giữa người còn kẻ mất là truyền thống cao đẹp trong dòng chảy văn hóa tình người của dân tộc.
Một nét đẹp trong ngày Vu lan báo hiếu là chương trình bông hồng cài áo. Trong buổi lễ thiêng liêng ấy, những ai may mắn còn cha mẹ trên đời thì cài bông hồng màu đỏ, bông hồng nhạt dành cho những người còn mẹ mất cha hoặc còn cha mất mẹ và bông hồng trắng buồn thương cho ai kém may mắn khi không còn cả cha và mẹ. Thế nhưng dù còn cha mẹ hay đã mất thì mỗi người con lúc này đang dâng lên một tình cảm biết ơn mẹ cha sâu lắng, và mỗi người tâm niệm sẽ sống hết lòng với bổn phận làm con của mình. |
Tản mạn về “loa phường” UBND TP Hà Nội vừa có chủ trương khôi phục lại hệ thống truyền thanh các phường, xã trên địa bàn. Có thể nói số ... |
Mâm cỗ cúng cô hồn gồm những gì, văn khấn như thế nào? Theo tín ngưỡng dân gian từ xa xưa, tháng 7 âm lịch còn được gọi là tháng cô hồn. Đây là thời điểm mà mọi ... |
Những điều kiêng kỵ trong tháng cô hồn Dân gian Việt Nam quan niệm, tháng 7 âm lịch là "tháng cô hồn". Đặc biệt, người xưa còn cho rằng, đây là thời điểm ... |