Liên hoan tiếng hát người cao tuổi xã Vạn Thắng năm 2025

Nhịp sống văn hóa 24/04/2025 14:02
Cây hồi ở Bình Liêu đã mang lại thu nhập, nâng cao đời sống cho bà con trồng hồi. Quả hồi sau khi phơi khô, là nguyên liệu để chế biến gia vị ẩm thực, sản xuất dược phẩm, mĩ phẩm và thực phẩm. Trong y học, tinh dầu hồi là vị thuốc giúp giữ ấm cơ thể, trị đau bụng, chống cảm cúm, giảm đau nhức,…
Ở Bình Liêu, cây hồi được trồng nhiều nhất ở các xã Đồng Văn, Hoành Mô, Húc Động là các xã có đông đồng bào dân tộc thiểu số. Đồng Văn là xã vùng cao giáp biên giới có 2.000ha hồi và nằm trong top các xã trồng nhiều cây hồi nhất ở huyện. Đến Đồng Văn vào mùa thu hoạch, các con đường đều thơm ngát hương hồi. Buổi sáng, buổi trưa các thôn bản vắng vẻ, bởi hầu hết mọi người đều lên rừng thu hoạch hồi. Vào buổi chiều mọi con đường đều tấp nập, ngoài những người dân trong xã kéo đến những điểm thu mua hồi để bán hồi, lại thêm khách đến mua hồi từ các tỉnh Lạng Sơn, Hà Giang cũng đem hồi đến bán.
![]() |
Anh Trần Văn Hồng đang phơi quả hồi. |
Ông Nông Thế Hiệu, một hộ dân trồng hồi ở xã Đồng Văn cho biết: “Gia đình tôi có 2ha trồng hồi, mỗi năm 2 vụ thu hoạch được khoảng 4 tấn hồi tươi và bán đi thu về được gần trăm triệu đồng, tạo việc làm cho cả gia đình với 6 lao động có thu nhập thêm ngoài trồng lúa”.
Còn gia đình anh Dường Cắm Chăng, ở thôn Sông Moóc A vừa xây được ngôi nhà mới, ước tính 700 triệu đồng cũng từ tiền bán quả hồi tích cóp nhiều năm. Nhớ lại một thời, anh Chăng phấn khởi cho biết: “Cây hồi đã thực sự giúp người dân vùng biên giới chúng tôi được đổi đời. Hồi là cây lâu năm giữ gìn môi trường xanh, nhờ bán hồi giúp người dân xây dựng nhà cửa, mua sắm các đồ đạc tiện nghi trong gia đình”.
Đến nay, Đồng Văn không còn hộ nghèo theo tiêu chí trung ương, thế nhưng một thời Đồng Văn là xã có đông hộ nghèo nhất huyện Bình Liêu. Do trước đây bà con chưa biết phát huy giá trị của cây hồi mà chỉ trông vào trồng lúa. Xã có 748 hộ dân nhưng chỉ có khoảng 210ha diện tích trồng lúa, các thửa ruộng lại nằm manh mún rải rác, nên chỉ giúp người dân có cuộc sống qua ngày. Nhưng với 2.000ha hồi, bảo đảm gia đình nào cũng có rừng hồi, giúp người dân ổn định đời sống và vươn lên từ trồng hồi.
Bà con thu hoạch hồi đến đâu bán hết đến đó. Nhiều người địa phương năng động đã đứng ra bao tiêu cho bà con, sau đó hồi được xuất sang Trung Quốc. Tại thôn Khu Chợ, xã Đồng Văn, chúng tôi gặp anh Trần Văn Hồng, người Dao, chủ bao tiêu quả hồi và cả sản phẩm quế cho bà con. Anh Hồng cho biết: “Hằng năm tôi thu mua từ 400 đến 500 tấn quả hồi tươi, không chỉ ở Đồng Văn mà còn ở các xã khác trên địa bàn tỉnh. Công việc của tôi không chỉ tạo đầu ra ổn định cho quả hồi mà còn tạo việc làm cho nhiều lao động địa phương theo mùa vụ”.
Huyện Bình Liêu cũng đang tích cực vào cuộc để nâng cao giá trị của cây hồi. Theo đó, huyện cũng đã tiếp tục tuyên truyền, vận động các hộ trồng hồi thực hiện tốt việc chăm sóc cây trồng, nâng cao chất lượng, năng suất hồi. Huyện còn quan tâm đến chất lượng và giá trị các sản phẩm từ hồi thông qua chế biến, xây dựng thương hiệu và hướng tới phát triển sinh thái cộng đồng…
Thời gian qua, nhiều cá nhân, doanh nghiệp trên địa bàn huyện đã đầu tư dây chuyền công nghệ sản xuất để chế biến quả hồi thành hàng hóa, túi thơm,… để sản phẩm hồi không chỉ phụ thuộc vào xuất khẩu mà còn tiêu thụ tốt trong nước. Nhiều sản phẩm chế biến từ quả hồi được huyện Bình Liêu giới thiệu tại các hội chợ, đã được khách hàng khen ngợi, qua đó góp phần nâng cao thu nhập cho người dân, giúp đời sống của người dân Bình Liêu ngày càng phát triển bền vững.