Người viết hùng ca đất Ô Môn

Nhạc sĩ Lưu Hữu Phước (1921-1989), sinh ra và lớn lên ở Ô Môn, bên dòng Hậu Giang, thuộc TP Cần Thơ.

Sớm thể hiện năng khiếu âm nhạc từ nhỏ, ông được gia đình cho đi học cổ nhạc với các cụ gần nhà, rồi tự học tân nhạc. Độ lên 10, ông bắt đầu viết những dòng nhạc đầu tiên về quê hương và được gia đình gửi về Sài Gòn học tại trường Petrus Ký (chuyên tiếng Pháp). Nhóm bạn chơi nhạc mà ông kết thân như Mai Văn Bộ, Huỳnh Văn Tiếng... rủ nhau lập CLB Học sinh, nhằm hội tụ những học sinh, sinh viên yêu nước, đoàn kết chung lí tưởng sống và dâng hiến cuộc đời cho dân tộc. Thời gian này, Lưu Hữu Phước viết bài hát riêng cho CLB (1939), đó là bài “Thanh niên hành khúc”, do Mai Văn Bộ viết lời bằng tiếng Pháp.

Tốt nghiệp trung học ở trường Petrus Ký, ông ra Hà Nội học Trường cao đẳng Y Dược (1940-1944). Thế nhưng, đất Thăng Long không tạo ra bác sĩ lành nghề, mà lại hun đúc một nhạc sĩ trứ danh. Chứng kiến đất nước đang bị dày xéo bởi ngoại xâm, Lưu Hữu Phước viết hàng chục ca khúc cổ vũ tinh thần yêu nước và chí khí thanh niên: “Người xưa đâu tá”, “Bạch Đằng giang”, “Ải Chi Lăng”, “Hồn tử sĩ”, “Thượng lộ tiểu khúc”, “Hờn sông Gianh”, “Hội nghị Diên Hồng”, “Ta đi cùng”, “Xếp bút nghiên”, “Tiếng gọi thanh niên”, “Bài hát thiếu sinh quân”, “Thiếu nữ Việt Nam”, “Việt nữ gọi đàn”…

Sự nghiệp âm nhạc cách mạng của Lưu Hữu Phước gắn liền với cách mạng. Cùng với những bài ca về đất nước về dân tộc, nhạc sĩ Lưu Hữu Phước viết lại lời Việt cho bài “Thanh niên hành khúc” để hát trong ngày Giỗ tổ Hùng Vương năm 1942, nhằm kêu gọi thanh niên, sinh viên hãy xếp bút nghiên để lên đường cứu nước. Năm 1943, vở ca kịch “Tục lụy” của ông công khai biểu diễn tại Nhà hát lớn Hà Nội, thể hiện bản lĩnh của người chiến sĩ cách mạng tham gia Mặt trận Việt Minh. Ngay năm sau, ông được cử về Nam tham gia vận động cách mạng, tổ chức phong trào sinh viên 3 miền bãi khóa. Nhóm bạn cũ của thời học phổ thông cùng chí hướng đã tập hợp lại, tích cực hoạt động cách mạng và tổ chức được nhiều đoàn, đội sinh viên nô nức lên đường, ủng hộ kháng chiến chống thực dân Pháp. Phong trào kéo dài cho đến năm 1945, Cách mạng Tháng Tám bùng nổ khắp đất nước, cùng với đó là sự ra đời của bài “Khúc khải hoàn” của Lưu Hữu Phước. Ông trở thành một cán bộ tuyên truyền cách mạng xuất sắc của mặt trận và được phân công làm Giám đốc phòng Xuất bản Nam Bộ, sau khi chính quyền cách mạng được thành lập.

Người viết hùng ca đất Ô Môn

Cũng từ mảnh đất kiên trung Nam Bộ, nhạc sĩ được chính quyền cách mạng đưa ra miền Bắc, thành lập Trung ương Nhạc viện (9/1946), tiền thân của Học viện Âm nhạc Quốc gia sau này. Sau đó nhạc sĩ cùng Hội Văn hóa Cứu quốc tản cư đi kháng chiến tại chiến khu Việt Bắc. Trong giai đoạn này, ông có nhiều sáng tác được phổ cập rộng khắp như “Ca ngợi Hồ Chủ tịch” (sau này chính là Lãnh tụ ca).

Sự nghiệp âm nhạc cách mạng của Lưu Hữu Phước được tiếp tục thăng hoa, khi ông được cử vào Nam, giữ chức Chủ tịch Hội Văn nghệ Giải phóng (năm 1965). Đây là giai đoạn đầy cam go trong chặng đường Đảng lãnh đạo quân và dân ta đánh Mỹ giải phóng miền Nam. Nhạc sĩ được đề bạt giữ chức Bộ trưởng Bộ Thông tin Văn hóa của Chính phủ Cách mạng Lâm thời Cộng hòa miền Nam Việt Nam. Lại thêm một lần tài năng của Lưu Hữu Phước được bùng nổ trong giai đoạn chiến tranh khốc liệt này. Ông có một loạt sáng tác mới, đều là những ca khúc cách mạng như “Tình Bác sáng đời ta”, “Dưới cờ Đảng vẻ vang”, “Bài hát Giải phóng quân”, “Xuống đường”... Đặc biệt, hai ca khúc quan trọng của Lưu Hữu Phước góp phần trực tiếp cho cuộc thống nhất non sông là “Giải phóng miền Nam” và “Tiến về Sài Gòn”. Riêng bài hát “Giải phóng miền Nam” trở thành bài hát chính thức, mang sứ mệnh là Quốc ca của Mặt trận Giải phóng miền Nam Việt Nam khi đó.

Nhưng có sự kiện đáng lưu ý khác, là việc chính quyền bù nhìn Sài Gòn sửa lại lời bài hát “Thanh niên hành khúc” của ông để làm Quốc ca của chúng. Xét về góc độ âm nhạc, sự kiện đó cũng chứng tỏ tài năng xuất chúng của ông về thể loại tráng ca và hành khúc đầy sôi động. Cạnh đó, bài “Tiến về Sài Gòn” được ông sáng tác mang tính thời đại và dự báo xu thế chiến thắng tất yếu của dân tộc ta sau chiến thắng Mậu Thân (1968).

Hành khúc của nhạc sĩ Lưu Hữu Phước không chỉ làm rường cột cho âm nhạc nước nhà, mà còn ảnh hưởng sâu rộng đến phong trào sáng tác của nhiều lớp nhạc sĩ kế cận. Nhưng Lưu Hữu Phước không chỉ có hành khúc, ông còn có những công trình khoa học về âm nhạc dân tộc, nhiều vở ca kịch giàu biểu cảm như “Tục lụy”, “Phá mưu bù nhìn” hoặc “Diệt sói lang”.

Sau ngày giải phóng miền Nam, năm 1975, ông lại tiếp tục có những đóng góp to lớn cho sự nghiệp âm nhạc cách mạng. Ông được phong hàm GS, Viện sĩ Viện Nghiên cứu âm nhạc Quốc gia (1980-1986) và được trao Giải thưởng Hồ Chí Minh đợt đầu tiên năm 1996.

Có lẽ, nhạc sĩ Lưu Hữu Phước là một trong những người viết hùng ca nhiều nhất trên thế giới. Tuy nhiên, nhạc sĩ Lưu Hữu Phước cũng có một bản tình ca, tên là “Hương Giang dạ khúc”. Sinh thời, nhạc sĩ Lưu Hữu Phước không công bố tác phẩm này, nhưng nhiều đồng nghiệp của ông vẫn truyền tụng giai thoại lãng mạn xung quanh bài hát này.

Nhạc sĩ Lưu Hữu Phước mất năm 1989 tại TP Hồ Chí Minh. Hiện nay, Bảo tàng Lịch sử Cần Thơ còn lưu giữ được không ít những kỉ vật của ông, trong thời gian hoạt động cách mạng ở miền Nam như chiếc kính, cây bút và đặc biệt là cây đàn măng-đô-lin đã gắn bó suốt cuộc đời hoạt động cách mạng của ông. Cuộc đời 68 năm của nhạc sĩ Lưu Hữu Phước là một bản hùng ca cách mạng. Tên ông được đặt cho đường phố, cho trường học, cho công viên tại Cần Thơ.

Bài và ảnh Trần Trọng Triết

Tin liên quan

Cùng chuyên mục

Cảnh giác nạn “cò” bệnh viện

Cảnh giác nạn “cò” bệnh viện

“Cò” là cách gọi những người môi giới mời chào dẫn dụ bệnh nhân không điều trị tại cơ sở y tế chính quy mà đến các phòng khám tư. Để làm được việc này, họ thường lảng vảng trước cổng các bệnh viện trong thành phố, đặc biệt các bệnh viện lớn như: Chợ Rẫy, Nguyễn Tri Phương, Bệnh viện Mắt, Bệnh viện Da liễu, Ung bướu…
Chút quà của ngoại mãi còn vấn vương

Chút quà của ngoại mãi còn vấn vương

Sinh ra và lớn lên tại một miền quê nghèo của dải đất miền Trung đầy nắng gió. Tuổi thơ tôi gắn với bao kỉ niệm đẹp về bà ngoại. Đến tận bây giờ, hình ảnh của ngoại vẫn luôn in hằn trong kí ức tôi với nhiều cảm xúc khó tả.
Đô thị Vĩnh Yên sạch đẹp, văn minh

Đô thị Vĩnh Yên sạch đẹp, văn minh

TP Vĩnh Yên (tỉnh Vĩnh Phúc) đẩy mạnh công tác tuyên truyền, nâng cao nhận thức, ý thức tự giác chấp hành của người dân. Từ đó, đưa công tác quản lí đô thị nói chung, quản lí trật tự đô thị (TTĐT) nói riêng đi vào nền nếp, góp phần xây dựng đô thị Vĩnh Yên xanh, sạch, đẹp, hiện đại, văn minh...
Bà ngoại tôi là người dũng cảm

Bà ngoại tôi là người dũng cảm

Những năm 1949-1953, quê tôi bị giặc Pháp chiếm đóng; giặc Pháp và bọn tay sai ra sức đàn áp cách mạng. Cán bộ của ta phải hoạt động bí mật. Nhiều cán bộ cách mạng của ta vô cùng gian khổ mà anh dũng.
Đẩy mạnh chương trình giảm nghèo ở huyện vùng cao xứ Thanh

Đẩy mạnh chương trình giảm nghèo ở huyện vùng cao xứ Thanh

Trong những năm qua, huyện Lang Chánh quyết liệt triển khai Chương trình Mục tiêu Quốc gia (MTQG) giảm nghèo bền vững giai đoạn 2021-2025. Trong đó có Dự án 2 đa dạng hóa sinh kế, phát triển các mô hình giảm nghèo đang thực hiện tốt,...

Tin khác

Hình bóng bà mãi trong tim...

Hình bóng bà mãi trong tim...
Bà nội tôi tên là Hoàng Thị Liễu, người làng Tiên Hòa, xã Hà Lĩnh, huyện Hà Trung, tỉnh Thanh Hóa. Cả cuộc đời bà sống thầm lặng và dành trọn yêu thương, sự hi sinh cho gia đình, cho con cháu. Tôi cảm thấy mình may mắn và tự hào vì được là cháu của bà. Những kỉ niệm về bà, với tôi, chính là món quà quý giá, chẳng gì sánh bằng.

Ông tôi - tấm gương sáng ngời về lòng yêu nước

Ông tôi - tấm gương sáng ngời về lòng yêu nước
Ông tôi mất gần 10 năm nay nhưng về miền quê Đức Chánh, huyện Mộ Đức, tỉnh Quảng Ngãi, hỏi về cụ Nguyễn Thăng Văn, ai cũng nhớ và tự hào về một người lính yêu nước thiết tha, một người con ưu tú của quê hương Đức Chánh.

Học sinh đi xe đạp điện, xe máy điện làm sao để an toàn?

Học sinh đi xe đạp điện, xe máy điện làm sao để an toàn?
Trong những năm gần đây, với những tiện ích như giá cả phải chăng, tính tiện dụng, thiết kế gọn nhẹ, đa dạng mẫu mã, không tạo ra khí thải, ... xe đạp điện, xe máy điện ngày càng được nhiều phụ huynh lựa chọn cho con em mình làm phương tiện đi học.

Xử phạt nồng độ cồn, góp phần hạn chế tai nạn giao thông

Xử phạt nồng độ cồn, góp phần hạn chế tai nạn giao thông
Từ khi lực lượng Cảnh sát giao thông quyết liệt triển khai thực hiện nghiêm Nghị định 100/19 của Chính phủ về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ và đường sắt và Luật Phòng, chống tác hại rượu , bia đã hạn chế tai nạn giao thông (TNGT) liên quan đến rượu, bia gây ra...

Thủ tướng tri ân gia đình người hiến tạng, khen tập thể y bác sĩ ghép tạng cứu 7 người

Thủ tướng tri ân gia đình người hiến tạng, khen tập thể y bác sĩ ghép tạng cứu 7 người
Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính vừa gửi thư khen các cán bộ, y bác sĩ, nhân viên y tế Bệnh viện Việt Nam - Thuỵ Điển Uông Bí (Quảng Ninh), Trung tâm Điều phối ghép tạng quốc gia, Bệnh viện Hữu nghị Việt - Đức, Bệnh viện trung ương Huế và Bệnh viện trung ương Quân đội 108.

Ông ngoại trong lòng tôi

Ông ngoại trong lòng tôi
Ông ngoại mất khi tôi còn rất nhỏ nhưng trong số con cháu trong nhà, tôi may mắn hơn cả, vì thường xuyên được ở cạnh và gần gũi với ông.

Chuyện về sắp xếp lại đơn vị hành chính

Chuyện về sắp xếp lại đơn vị hành chính
Hiện nhiều địa phương đang tích cực triển khai thực hiện Công điện số 972/CĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ về tổ chức thực hiện sắp xếp lại đơn vị hành chính cấp huyện, xã giai đoạn 2023-2025.

Dự báo thời tiết dịp nghỉ lễ giỗ Tổ Hùng Vương năm 2024

Dự báo thời tiết dịp nghỉ lễ giỗ Tổ Hùng Vương năm 2024
Ngày lễ giỗ Tổ Hùng Vương năm 2024 rơi vào thứ năm ngày 18/4 dương lịch (tức 10/3 âm lịch), là ngày làm việc giữa tuần. Sau ngày nghỉ, thứ Sáu 19/4, người lao động cả nước đi làm lại bình thường.

Những cuốn sách quý của ông tôi

Những cuốn sách quý của ông tôi
Có lẽ, niềm đam mê đọc sách trong tôi có được là từ ông. Với tôi, ông không chỉ là người yêu sách mà còn là người biết khơi dậy niềm yêu thích việc đọc cho những người xung quanh.

Thói quen nguy hiểm cần phải từ bỏ

Thói quen nguy hiểm cần phải từ bỏ
Đã từ lâu tôi quan sát thấy, khi điều khiển phương tiện (cả ô tô và xe gắn máy, xe đạp điện) tham gia giao thông trên đường, không ít người có thói quen sử dụng tai nghe với nhiều mục đích khác nhau, nhưng chủ yếu là họ nghe nhạc để thư giãn.

Đừng để “tiền mất, tật mang”

Đừng để “tiền mất, tật mang”
Thời gian qua, mặc dù cơ quan chức năng đã xử lí nghiêm nhiều trường hợp vi phạm, nhưng những chiêu trò mạo danh bác sĩ, lương y để lôi kéo bệnh nhân chữa bệnh, bán thuốc, bán thực phẩm chức năng vẫn tràn lan trên mạng xã hội, khiến không ít người phải trả giá đắt, trở thành “con mồi” của những đối tượng lừa đảo.

Nắng nóng lan rộng khắp miền Bắc

Nắng nóng lan rộng khắp miền Bắc
Theo Trung tâm Dự báo khí tượng thuỷ văn quốc gia, hôm nay (15/4) nắng nóng mở rộng khắp các tỉnh Lai Châu, Điện Biên, Sơn La, Hòa Bình với mức nhiệt cao nhất 35-37 độ C, có nơi trên 38 độ C.

Chuyện về ông nội tôi

Chuyện về ông nội tôi
Ông nội tôi, cụ Hoàng Thanh Liêm, sinh ra ở làng quê nghèo thuộc xã Đốc Tín, huyện Mỹ Đức, TP Hà Nội. Thuở thiếu thời, ông được cha mẹ cho theo thầy học chữ quốc ngữ, khi trưởng thành, ông theo nghiệp “gõ đầu trẻ”.

Tăng cường hậu kiểm an toàn thực phẩm

Tăng cường hậu kiểm an toàn thực phẩm
Để bảo vệ sức khỏe cho Nhân dân, thời gian qua, các cơ quan chức năng đã tăng cường tuyên truyền, kiểm tra việc chấp hành pháp luật về an toàn thực phẩm, tuy nhiên, số vụ vi phạm vẫn còn nhiều. Trong quý I/2024, cả nước đã xảy ra 16 vụ ngộ độc thực phẩm, làm 659 người bị ngộ độc (tăng gần 3 lần so với cùng kì năm 2023).

Không phụ lòng tin yêu của bà con

Không phụ lòng tin yêu của bà con
Đó là nhận xét của bà con tổ dân cư số 9, phường Vĩnh Tuy dành cho cựu chiến binh Nguyễn Bá Giang 72 tuổi, tổ trưởng tổ bảo vệ, thành viên chủ chốt của đội phòng cháy chữa cháy (PCCC) nghĩa vụ, thành viên đội múa sư tử của địa bàn dân cư 9 hiện ở số 36/14/70 ngõ 349 Minh Khai, quận Hai Bà Trưng, TP Hà Nội...
Xem thêm
Chút quà của ngoại mãi còn vấn vương

Chút quà của ngoại mãi còn vấn vương

Sinh ra và lớn lên tại một miền quê nghèo của dải đất miền Trung đầy nắng gió. Tuổi thơ tôi gắn với bao kỉ niệm đẹp về bà ngoại. Đến tận bây giờ, hình ảnh của ngoại vẫn luôn in hằn trong kí ức tôi với nhiều cảm xúc khó tả.
Bà ngoại tôi là người dũng cảm

Bà ngoại tôi là người dũng cảm

Những năm 1949-1953, quê tôi bị giặc Pháp chiếm đóng; giặc Pháp và bọn tay sai ra sức đàn áp cách mạng. Cán bộ của ta phải hoạt động bí mật. Nhiều cán bộ cách mạng của ta vô cùng gian khổ mà anh dũng.
Hình bóng bà mãi trong tim...

Hình bóng bà mãi trong tim...

Bà nội tôi tên là Hoàng Thị Liễu, người làng Tiên Hòa, xã Hà Lĩnh, huyện Hà Trung, tỉnh Thanh Hóa. Cả cuộc đời bà sống thầm lặng và dành trọn yêu thương, sự hi sinh cho gia đình, cho con cháu. Tôi cảm thấy mình may mắn và tự hào vì được là cháu của bà. Những kỉ niệm về bà, với tôi, chính là món quà quý giá, chẳng gì sánh bằng.
Bà giáo già sáng bán vé số, tối mang ánh sáng tri thức cho trẻ em nghèo

Bà giáo già sáng bán vé số, tối mang ánh sáng tri thức cho trẻ em nghèo

cụ bà Nguyễn Thị Ba, men từng con hẻm nhỏ ở Bình Dương bán từng tờ vé số, bà giáo gieo mầm tri thức cho những mảnh đời bất hạnh tại lớp học tình thương.
Một mối tình bình dị và son sắt

Một mối tình bình dị và son sắt

Họ gặp và yêu nhau trong những năm tháng chiến tranh. Ngày cưới không mâm cao cỗ đầy, không sơn hào hải vị, không tiệc tùng. Quần áo chỉ là bộ đồ lính giản đơn... vậy là họ đã nên duyên vợ chồng. Mặc dù vậy mà hơn 50 năm qua, họ luôn sống hạnh phúc. Đó là chuyện tình của bà Tô Thị Thanh Bưởi, sinh 1950 và ông Nguyễn Kim Quang, sinh 1949, hiện ở xã Lộc An, huyện Đất Đỏ, tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu.
Bí quyết trường thọ của cụ ông 110 tuổi ở Lâm Đồng

Bí quyết trường thọ của cụ ông 110 tuổi ở Lâm Đồng

Bước vào tuổi 110, nhưng cụ Vũ Đình Bảng, sinh năm 1914, ở Lâm Đồng, vẫn minh mẫn, khỏe mạnh, hàng ngày vẫn cuốc đất, làm vườn, nấu nướng và hướng dẫn, nhắc nhở con cháu đọc sách, chia sẻ kinh nghiệm trong cuộc sống. Vậy bí quyết nào giúp cụ Bảng trường thọ đến vậy? Chúng ta cùng tìm hiểu về bí quyết sống khỏe, sống ý nghĩa của cụ.
Central Retail Việt Nam bàn giao công trình lớp học tại tỉnh Quảng Ngãi

Central Retail Việt Nam bàn giao công trình lớp học tại tỉnh Quảng Ngãi

Ngày 8/4, Tập đoàn Central Retail Việt Nam đã bàn giao công trình lớp học Điểm trường thôn Quế (thuộc trường Phổ thông Dân tộc Bán trú Tiểu học và Trung học Cơ sở Trà Bùi), tại thôn Niên, xã Trà Bùi, huyện Trà Bồng, tỉnh Quảng Ngãi.
Người bị quản lý, giam giữ được sử dụng kinh sách để phục vụ nhu cầu sinh hoạt tín ngưỡng, tôn giáo

Người bị quản lý, giam giữ được sử dụng kinh sách để phục vụ nhu cầu sinh hoạt tín ngưỡng, tôn giáo

Nghị định số 95/2023/NĐ-CP của Chính phủ quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật Tín ngưỡng, tôn giáo chính thức có hiệu lực thi hành từ ngày 30/3; áp dụng đối với cơ quan, tổ chức, cá nhân trong việc bảo đảm và thực hiện quyền tự do tín
Gói 3.000 chiếc bánh chưng tặng trò nghèo dịp Tết ở Thanh Hóa

Gói 3.000 chiếc bánh chưng tặng trò nghèo dịp Tết ở Thanh Hóa

200 đoàn viên thanh niên các xã, thị trấn huyện Hoằng Hóa (Thanh Hóa) cùng bộ đội biên phòng gói 2.000 chiếc bánh chưng trao tặng cho trò nghèo dịp Tết.
Học sinh đi xe đạp điện, xe máy điện làm sao để an toàn?

Học sinh đi xe đạp điện, xe máy điện làm sao để an toàn?

Trong những năm gần đây, với những tiện ích như giá cả phải chăng, tính tiện dụng, thiết kế gọn nhẹ, đa dạng mẫu mã, không tạo ra khí thải, ... xe đạp điện, xe máy điện ngày càng được nhiều phụ huynh lựa chọn cho con em mình làm phương tiện đi học.
Thủ tướng tri ân gia đình người hiến tạng, khen tập thể y bác sĩ ghép tạng cứu 7 người

Thủ tướng tri ân gia đình người hiến tạng, khen tập thể y bác sĩ ghép tạng cứu 7 người

Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính vừa gửi thư khen các cán bộ, y bác sĩ, nhân viên y tế Bệnh viện Việt Nam - Thuỵ Điển Uông Bí (Quảng Ninh), Trung tâm Điều phối ghép tạng quốc gia, Bệnh viện Hữu nghị Việt Đức, Bệnh viện trung ương Huế và Bệnh viện trung
Dự báo thời tiết dịp nghỉ lễ giỗ Tổ Hùng Vương năm 2024

Dự báo thời tiết dịp nghỉ lễ giỗ Tổ Hùng Vương năm 2024

Ngày lễ giỗ Tổ Hùng Vương năm nay rơi vào thứ Năm ngày 18/4 dương lịch (tức 10/3 âm lịch), là ngày làm việc giữa tuần. Sau ngày nghỉ, thứ Sáu 19/4, người lao động cả nước đi làm lại bình thường.
Phiên bản di động