Người cao tuổi cần biết: Cách phòng tránh bệnh alzheimer

NMO - Bệnh Alzheimer là nguyên nhân hàng đầu gây nên tình trạng sa sút trí tuệ, ảnh hưởng đến suy nghĩ và hành vi của con người. Không có cách nào để đảo ngược quá trình tiến triển bệnh nhưng việc phát hiện và điều trị sớm có thể giúp nâng cao chất lượng cuộc sống cho người bệnh.

Bệnh Alzheimer là bệnh tiến triển nặng dần và không có thuốc điều trị khỏi bệnh, mục tiêu điều trị là làm chậm quá trình tiến triển bệnh và cải thiện chất lượng cuộc sống, hạn chế các tác động tiêu cực của bệnh với cuộc sống.

Có thể sử dụng các thuốc làm chậm tiến triển của bệnh và kết hợp các thuốc điều trị triệu chứng kèm theo. Thuốc làm chậm tiến triển của bệnh bao gồm: thuốc kháng cholinesterase (ví dụ: Galantamine, Rivastigmine...), Memantine - là chất kháng thụ thể N-methyl-D-aspartate có tác dụng tăng dẫn truyền synap (thuốc này có ít tác dụng phụ hơn thuốc kháng cholinesterase).

Các thuốc điều trị triệu chứng: điều trị mất ngủ, rối loạn hành vi, các thuốc chống loạn thần....

Điều trị các bệnh kèm theo nếu có: Các bệnh tim mạch, tăng cholesterol, đái tháo đường.... trường hợp bệnh nhân phải nằm lâu điều trị viêm phổi, chăm sóc hạn chế các vết loét do tì đè...

Cách phòng tránh bệnh Ảlzheimer. Ảnh minh hoạ
Cách phòng tránh bệnh Alzheimer. Ảnh minh hoạ

Chế độ chăm sóc người bệnh

Giai đoạn nhẹ

Ở giai đoạn đầu, mọi người gặp khó khăn hơn một chút trong việc tự quản lý cuộc sống của mình nhưng họ thường vẫn có thể sống độc lập. Thông thường rất khó để phân biệt giữa các triệu chứng ở giai đoạn đầu và chứng hay quên bình thường do lão hóa. Không có khoảng cách giới hạn rõ ràng giữa các vấn đề bình thường liên quan đến lão hóa và bệnh Alzheimer nhẹ.

Những bệnh nhân ở giai đoạn đầu hầu như luôn cần được giúp đỡ trong các vấn đề kinh doanh và tài chính hoặc các cuộc hẹn chính thức. Lái xe và uống thuốc thường xuyên là hai lĩnh vực quan trọng khác.

Hành vi và tâm trạng có thể thay đổi khi mắc bệnh Alzheimer giai đoạn đầu. Bệnh có thể gây ra những cảm xúc tiêu cực như: sợ hãi, căng thẳng, tức giận hoặc thậm chí cảm giác xấu hổ. Một số người cảm thấy chán nản hoặc cáu kỉnh, hoặc họ có thể có tâm trạng thất thường.

Ở giai đoạn này người nhà và cả bệnh nhân hãy dành thời gian để tìm hiểu bệnh. Sẽ rất khó khăn khi bị chẩn đoán đang mắc bệnh và vai trò của người chăm sóc là hãy hỗ trợ thông qua những cuộc nói chuyện, tư vấn một cách tình cảm và nhẹ nhàng. Lúc này người bệnh cũng khó để hoàn thành các công việc sinh hoạt bình thường như lái xe, nấu nướng… vì vậy hãy ở bên và thay họ đảm nhận vị trí này.

Giai đoạn trung bình

Những người mắc bệnh Alzheimer giai đoạn này thường không thể tự lập. Họ vẫn có thể tự ăn, uống và tắm rửa và có thể làm những công việc đơn giản xung quanh nhà hoặc vườn, nhưng có thể phải được nhắc nhở và yêu cầu làm như vậy. Chỉ có thể nấu ăn, mua sắm, giữ nhà sạch sẽ và đi dạo khi có sự giúp đỡ của người khác.

Họ dễ bị lạc, không tìm được đường trở về nhà, để bếp và gây nguy hiểm cho bản thân hoặc người khác. Các kiểu hành vi như đi tới đi lui, lục lọi trong ngăn kéo và loay hoay mua quần áo một cách vô thức trở nên thường xuyên hơn. Những cơn tức giận, nghi ngờ thậm chí là hành vi hung hăng với người khác cũng là hậu quả của các vấn đề liên quan đến bệnh Alzheimer ảnh hưởng đến nhận thức của người bệnh và hạn chế khả năng của họ.

Bên cạnh đó, giai đoạn này, người bệnh trở nên khó khăn hơn khi diễn đạt mọi thứ bằng lời và hiểu những gì người khác nói. Họ cũng nhầm lẫn quá khứ với hiện tại.

Ở giai đoạn này, có thể bạn sẽ cần dành toàn bộ thời gian để chăm sóc người bệnh. Vì vậy cảm giác của người chăm sóc cũng sẽ khá nhạy cảm, vì vậy đừng để sự căng thẳng làm ảnh hưởng tiêu cực đến bản thân, hãy chắc chắn mình có một nền tảng sức khỏe và tâm lý tốt trước khi chăm sóc một bệnh nhân.

Giai đoạn nặng

Ở giai đoạn này, bệnh đã trở nặng và người bệnh cần sự giúp đỡ liên tục từ người khác. Các vấn đề về lời nói và ngôn ngữ có thể bắt đầu khiến cuộc trò chuyện gần như không thể thực hiện được. Bây giờ họ thậm chí cần được giúp đỡ để hoàn thành các hoạt động đơn giản hàng ngày như ăn uống.

Lúc này, người bệnh thường xuyên có cảm thấy bồn chồn, ảo giác hoặc nhầm lẫn quá khứ với hiện tại. Họ không còn nhận ra những người mà họ từng biết rất rõ. Việc kiểm soát các chức năng cơ thể và khả năng phối hợp vận động cũng có thể bị hạn chế.

Ở giai đoạn này, việc chăm sóc tại nhà có thể không đủ đáp ứng nhu cầu chăm sóc sức khỏe với bệnh nhân, Vì vậy những người chăm sóc có thể cân nhắc việc chăm sóc người bệnh kế hợp các dịch vụ chăm sóc chuyên nghiệp ở cơ sở điều dưỡng chuyên môn hoặc cơ sở chăm sóc bệnh sa sút trí tuệ, nơi có thể giám sát và quản lý đầy đủ.

Cách phòng tránh

Bệnh Alzheimer xảy ra do tiến trình lão hóa não bộ theo thời gian và tuổi tác. Tuy nhiên, bệnh có thể đến sớm hay muộn, mức độ trầm trọng hay giảm nhẹ là do lối sống và sinh hoạt của chúng ta. Do đó, có nhiều cách để phòng ngừa bệnh đến sớm và kiểm soát biến chứng nguy hiểm như:

Phòng ngừa các bệnh tim mạch

Theo nghiên cứu, 80% người bị Alzheimer có các vấn đề liên quan đến bệnh tim mạch. Không chỉ vậy, ở một số người, não bộ xuất hiện những mảng vón và đám rối đặc trưng nhưng lại không có biểu hiện của Alzheimer.

Để giải thích cho vấn đề này, theo chuyên gia, các mảng vón và đám rối ấy chỉ phát tác khi hệ mạch máu não cũng có vấn đề. Tức bệnh về tim mạch là yếu tố quan trọng làm tăng nguy cơ mắc bệnh. Do đó, những người bị tăng huyết áp, đái tháo đường (tiểu đường), rối loạn lipid máu (mỡ máu cao) cần khống chế ngay các rối loạn này, vì lâu dài sẽ dẫn đến bệnh tim mạch.

Thường xuyên tập thể dục

Với người bệnh Alzheimer, việc tập thể dục có thể giúp trì hoãn các triệu chứng. Việc vận động cần theo phác đồ của chuyên gia để có thể khiến máu và oxy dồi dào lên nuôi dưỡng não.

Tránh gặp các chấn thương vùng đầu

Khảo sát cho thấy có một mối liên hệ rõ ràng giữa chấn thương đầu nặng với khả năng mắc Alzheimer về sau, đặc biệt là các chấn thương dẫn tới bất tỉnh. Vì vậy nên bảo vệ vùng đầu và tránh những chấn thương không đáng có.

Tích cực tham gia các hoạt động trí tuệ như: đọc sách, trò chơi các câu đố hoặc tích cực tham gia hoạt động xã hội cũng giảm nguy cơ mắc bệnh.

Ăn uống khoa học

Một thực đơn cân bằng nhóm chất dinh dưỡng gồm nhiều rau và trái cây tươi, ngũ cốc nguyên hạt, dầu oliu, đậu phộng, cá, gà, trứng, các chế phẩm từ sữa… giúp tăng cường sức khỏe não bộ. Bổ sung các thực phẩm có nhiều vitamin E (chống oxy hóa, chống gốc tự do), vitamin C, axit folic( vitamin B9)...

Lưu ý hạn chế ăn các loại thịt đỏ, đường, đồ ăn nhiều mỡ, các đồ uống có chứa cồn và không hút thuốc lá..

Ngủ đúng giờ, đủ giấc và ngủ có chất lượng

Giấc ngủ tốt có thể giúp ngăn Alzheimer đến sớm và tiến triển trầm trọng. Bởi vì trong lúc ngủ, não bộ sẽ tiến hành “vệ sinh” các synapse để việc truyền tin được thông thoáng, lọc bỏ những ký ức không cần thiết, và dọn bớt amyloid β để không tạo mảng vón. Ngủ 8 tiếng mỗi đêm mà không dùng thuốc là việc lý tưởng…

Mái ấm của người cao tuổi Mái ấm của người cao tuổi

Một ngày đầu Xuân Quý Mão, tại khuôn viên khu chung cư CT4, khu đô thị Sông Đà, phường Mỹ Đình I, quận Nam Từ ...

Người cao tuổi cần biết: Những dấu hiệu cảnh báo bệnh Alzheimer Người cao tuổi cần biết: Những dấu hiệu cảnh báo bệnh Alzheimer

NMO - Bệnh Alzheimer là một trong những căn nguyên phổ biến gây chứng giảm trí nhớ ở người già. Bệnh có xu hướng nặng ...

Phát huy vai trò Công đoàn, chăm lo bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của người lao động Phát huy vai trò Công đoàn, chăm lo bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của người lao động

Sáng 10/3, Công đoàn cơ sở thành viên Tạp chí Người cao tuổi tổ chức Đại hội lần thứ VII, nhiệm kì 2022-2028. Tham dự ...

Tú Tâm (t/h)

Theo dòng sự kiện

Tin liên quan

Cùng chuyên mục

Người cao tuổi cần biết: Những biến chứng nguy hiểm của rối loạn tiền đình

Người cao tuổi cần biết: Những biến chứng nguy hiểm của rối loạn tiền đình

Rối loạn tiền đình có thể chỉ xuất hiện vài ngày rồi hết nhưng cũng có thể kéo dài, tái phát nhiều lần. Tình trạng này không chỉ gây ảnh hưởng nghiêm trọng tới sinh hoạt, công việc của bệnh nhân mà còn có thể gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm.
Người cao tuổi cần biết: Quá trình lão hóa của con người

Người cao tuổi cần biết: Quá trình lão hóa của con người

NMO - Lão hóa là quá trình tất yếu của cơ thể sống, là một tiến trình tự nhiên và xảy ra liên tục. Hiện tượng này tăng dần theo thời gian.
Người cao tuổi cần biết: Cách phòng ngừa bệnh sa sút trí tuệ (Dementia)

Người cao tuổi cần biết: Cách phòng ngừa bệnh sa sút trí tuệ (Dementia)

NMO - Trên thế giới, trung bình cứ 3 giây trôi qua thì sẽ có một người mắc chứng sa sút trí tuệ. Nguyên nhân chủ yếu gây ra bệnh lý này là do các chấn thương tác động lên hoạt động của não bộ, từ đó trí nhớ và nhận thức của bệnh nhân cũng bị ảnh hưởng không ít.
Người cao tuổi cần biết: Tổng quan về bệnh sa sút trí tuệ

Người cao tuổi cần biết: Tổng quan về bệnh sa sút trí tuệ

NMO - Sa sút trí tuệ (Dementia) không phải một căn bệnh chuyên biệt mà là một nhóm gồm nhiều triệu chứng khác nhau, có ảnh hưởng nghiêm trọng đến suy nghĩ và năng lực xã hội, đủ để gây trở ngại cho hoạt động sống hàng ngày.
Người cao tuổi cần biết: Cách khắc phục suy giảm nhận thức

Người cao tuổi cần biết: Cách khắc phục suy giảm nhận thức

NMO - Càng lớn tuổi, trí nhớ sẽ ngày càng kém đi, biểu hiện là chúng ta sẽ mất thời gian nhớ lại hoặc suy nghĩ về một sự vật hay sự việc nào đó.

Tin khác

Người cao tuổi cần biết: Cách điều trị thoát vị đĩa đệm hiệu quả

Người cao tuổi cần biết: Cách điều trị thoát vị đĩa đệm hiệu quả
NMO - Nhiều người nghĩ rằng bệnh thoát vị đĩa đệm chỉ gặp phải khi lớn tuổi, xảy ra do quá trình lão hóa tự nhiên. Tuy nhiên thời gian gần đây, tỷ lệ người trẻ tuổi mắc thoát vị đĩa đệm ngày càng gia tăng.

Người cao tuổi cần biết: Biểu hiện của thoát vị đĩa đệm

Người cao tuổi cần biết: Biểu hiện của thoát vị đĩa đệm
NMO - Thoát vị đĩa đệm là do nhân nhầy của đĩa đệm cột sống chệch ra khỏi vị trí bình thường. Trong trường hợp thoát vị có thể nhẹ không gây ra chèn ép. Nếu chèn ép thì sẽ theo hướng đi vào thần kinh gây triệu chứng đau thần kinh tọa.

Người cao tuổi cần biết: Cách phòng tránh bệnh alzheimer

Người cao tuổi cần biết: Cách phòng tránh bệnh alzheimer
NMO - Bệnh Alzheimer là nguyên nhân hàng đầu gây nên tình trạng sa sút trí tuệ, ảnh hưởng đến suy nghĩ và hành vi của con người. Không có cách nào để đảo ngược quá trình tiến triển bệnh nhưng việc phát hiện và điều trị sớm có thể giúp nâng cao chất lượng cuộc sống cho người bệnh.

Người cao tuổi cần biết: Những dấu hiệu cảnh báo bệnh Alzheimer

Người cao tuổi cần biết: Những dấu hiệu cảnh báo bệnh Alzheimer
NMO - Bệnh Alzheimer là một trong những căn nguyên phổ biến gây chứng giảm trí nhớ ở người già. Bệnh có xu hướng nặng dần gây ảnh hưởng xấu tới các hoạt động sinh hoạt hàng ngày, tới trí nhớ, hoạt động ngôn ngữ và tư duy của người bệnh. Bệnh thường xuất hiện ở người trên 65 tuổi, tuy nhiên vẫn có thể đến ở độ tuổi từ 50 đến 65 tuổi.

Người cao tuổi cần biết: Cách phòng ngừa đột quỵ khi trời lạnh

Người cao tuổi cần biết: Cách phòng ngừa đột quỵ khi trời lạnh
Cách phòng ngừa đột quỵ khi trời lạnh người cao tuổi cần biết để bảo vệ sức khỏe.

Người cao tuổi cần biết: Cách bảo vệ, chăm sóc sức khỏe khi trời nồm ẩm

Người cao tuổi cần biết: Cách bảo vệ, chăm sóc sức khỏe khi trời nồm ẩm
NMO - Miền Bắc đang trong những ngày trời nồm ẩm thấp, mưa phùn, thời tiết này không chỉ gây khó chịu trong sinh hoạt thường ngày mà còn khiến nhiều người dễ mắc cúm, cảm lạnh, sốt xuất huyết hoặc nhiễm khuẩn, đặc biệt là người cao tuổi.

Căn bệnh ung thư diễn tiến thầm lặng, thường gặp ở người cao tuổi

Căn bệnh ung thư diễn tiến thầm lặng, thường gặp ở người cao tuổi
Mỗi năm, Bệnh viện Da liễu TPHCM tiếp nhận 3.000 trường hợp đến khám và điều trị loại ung thư này, với số lượng bằng tất cả các ung thư khác ở người cao tuổi gộp lại.

Chăm sóc và dự phòng bệnh loãng xương ở người cao tuổi

Chăm sóc và dự phòng bệnh loãng xương ở người cao tuổi
Loãng xương là căn bệnh diễn biến âm thầm và hầu như NCT nào cũng gặp phải với mức độ nặng hoặc nhẹ khác nhau. Căn bệnh này gây nên các triệu chứng: Đau nhức xương, cong vẹo cột sống, gù... ảnh hưởng không nhỏ đến cuộc sống và sinh hoạt của người bệnh...

Rối loạn tiền đình

Rối loạn tiền đình
Chóng mặt, xoay tròn, mất thăng bằng là những biểu hiện thường gặp của bệnh rối loạn tiền đình mà nhiều người gặp phải...

Phòng chống chứng bất lực bằng khí công

Phòng chống chứng bất lực bằng khí công
Trong đông y, lí luận và thực tiễn đều đã chứng minh, việc lựa chọn một bài tập khí công hợp lí rồi tin tưởng và kiên trì thực hành có bài bản chắc chắn sẽ góp phần cải thiện công năng tình dục và phòng chống hữu hiệu những rối loạn sinh lí, trong đó có tình trạng bất lực.

Phẫu thuật cắt thực quản và tạo hình đường tiêu hóa trên thành công cho cụ ông trên 80 tuổi

Phẫu thuật cắt thực quản và tạo hình đường tiêu hóa trên thành công cho cụ ông trên 80 tuổi
Theo thông tin từ TS.BS Trần Mạnh Hùng, Trưởng Khoa Ngoại tổng hợp, Bệnh viện Bạch Mai, các bác sĩ vừa tiến hành phẫu thuật cắt và tạo hình thực quản thành công cho bệnh nhân Trần Đức Lễ (81 tuổi, ở Hà Nội) bị ung thư thực quản. Đây là bệnh nhân cao tuổi nhất được phẫu thuật cắt và tạo hình thực quản thành công tại Bệnh viện Bạch Mai và cũng là một trong số rất ít bệnh nhân cao tuổi được thực hiện kỹ thuật này tại Việt Nam.

Yêu cầu các bệnh viện tăng cường công tác chỉ đạo, kiểm tra việc kê đơn thuốc trong điều trị ngoại trú

Yêu cầu các bệnh viện tăng cường công tác chỉ đạo, kiểm tra việc kê đơn thuốc trong điều trị ngoại trú
Cục Quản lý Khám chữa bệnh (Bộ Y tế) vừa có văn bản gửi các bệnh viện, viện có giường bệnh trực thuộc Bộ; sở y tế các tỉnh, thành phố và y tế các bộ, ngành về việc tăng cường công tác chỉ đạo, kiểm tra việc thực hiện quy chế kê đơn thuốc trong điều trị ngoại trú.

Kiểm soát đường huyết như thế nào?

Kiểm soát đường huyết như thế nào?
Đường (hay còn gọi là glucose máu) là nguồn năng lượng chính của cơ thể, đồng thời cũng là nguồn nhiên liệu rất quan trọng và cần thiết cho các cơ quan, đặc biệt hệ thần kinh và tổ chức não bộ. Trong máu luôn có một lượng đường nhất định, nếu lượng đường này thường xuyên cao sẽ dẫn tới bệnh đái tháo đường. Do vậy, cần theo dõi đường huyết để có những giải pháp hiệu quả phòng ngừa bệnh tật, nhất là đối với NCT.

Đình chỉ lưu hành và thu hồi toàn quốc lô sản phẩm không đạt tiêu chuẩn chất lượng

Đình chỉ lưu hành và thu hồi toàn quốc lô sản phẩm không đạt tiêu chuẩn chất lượng
Vừa qua, Cục Quản lý Dược (Bộ Y tế) thông báo đình chỉ lưu hành, thu hồi mỹ phẩm toàn quốc lô dung dịch vệ sinh phụ nữ Tulise 100ml và Sữa rửa tay sạch khuẩn Dr. Clean Hương dâu do sản phẩm mỹ phẩm không đạt tiêu chuẩn chất lượng.

Thu hồi 5 sản phẩm không đảm bảo an toàn của Công ty TNHH sản xuất - Y dược phẩm Vĩnh Điển

Thu hồi 5 sản phẩm không đảm bảo an toàn của Công ty TNHH sản xuất - Y dược phẩm Vĩnh Điển
Cục An toàn thực phẩm (Bộ Y tế) vừa ban hành Quyết định thu hồi 5 sản phẩm thực phẩm không đảm bảo an toàn được sản xuất tại Công ty TNHH sản xuất - Y dược phẩm Vĩnh Điển (địa chỉ tại điểm công nghiệp Đan Phượng, xã Đan Phượng, huyện Đan Phượng, Hà Nội).
Xem thêm
Đề nghị kỷ luật Giám đốc Sở Y tế tỉnh Đắk Lắk

Đề nghị kỷ luật Giám đốc Sở Y tế tỉnh Đắk Lắk

Theo thông tin từ Ủy ban Kiểm tra Tỉnh ủy Đắk Lắk cho biết, tại phiên họp định kỳ lần thứ 24, Ủy ban Kiểm tra Tỉnh ủy đã xem xét, kết luận một số nội dung.
Ngày Thế giới không hút thuốc lá 31/5: Chúng ta cần thực phẩm, không cần thuốc lá"

Ngày Thế giới không hút thuốc lá 31/5: Chúng ta cần thực phẩm, không cần thuốc lá"

Ngày 31/5 là Ngày Thế giới không hút thuốc lá. Tổ chức Y tế thế giới (WHO) đã lựa chọn chủ đề WHO đang nỗ lực hỗ trợ nông dân tại nhiều nơi từ bỏ việc trồng cây thuốc lá để chuyển sang các loại cây trồng khác, qua đó góp phần tăng cường an ninh lương thực.
Bộ Y tế triển khai chiến dịch bổ sung vitamin A cho trẻ trên toàn quốc

Bộ Y tế triển khai chiến dịch bổ sung vitamin A cho trẻ trên toàn quốc

Bộ Y tế vừa có văn bản chỉ đạo các địa phương tổ chức chiến dịch bổ sung vitamin A kết hợp tẩy giun cho trẻ em, đợt 1 năm 2023.
Các cơ sở Y tế chủ động cấp cứu người say nắng, sốc nhiệt do thay đổi môi trường nhiệt độ đột ngột

Các cơ sở Y tế chủ động cấp cứu người say nắng, sốc nhiệt do thay đổi môi trường nhiệt độ đột ngột

Bộ Y tế cho biết, thời gian gần đây, thời tiết tại nhiều vùng trên cả nước có nắng nóng diện rộng, ảnh hưởng tới sinh hoạt người dân và môi trường làm việc. Để phòng chống nắng nóng cho người bệnh và nhân viên y tế, bảo đảm an toàn và nâng cao sự hài lòng của người bệnh, Cục Quản lý Khám, chữa bệnh, Bộ Y tế đề nghị thủ trưởng đơn vị khẩn trương thực hiện và chỉ đạo các đơn vị trực thuộc chuẩn bị sẵn sàng thuốc, trang thiết bị, phương tiện cấp cứu tại viện và ngoại viện; tập huấn lại kỹ năng cấp cứu người say nắng, sốc nhiệt và đặc biệt là đột quỵ; sẵn sàng cấp cứu kịp thời người bệnh. Phối hợp với các đơn vị truyền thông, trung tâm y tế dự phòng... trên địa bản tuyên truyền, vận động người dân chủ động phòng chống nắng nóng và thay đổi môi trường nhiệt độ đột ngột.
Người cao tuổi cần biết: Đối phó bệnh xương khớp khi thời tiết thất thường

Người cao tuổi cần biết: Đối phó bệnh xương khớp khi thời tiết thất thường

Bệnh khớp thường là thoái hóa khớp gối, viêm khớp dạng thấp, thoái hóa cột sống, lún xẹp đốt sống lưng ở nữ giới hoặc bệnh gout (thống phong), viêm cột sống dính khớp, thoát vị đĩa đệm cột sống.
Tăng cường truyền thông về tác hại của thuốc lá điện tử, thuốc lá nung nóng, shisha

Tăng cường truyền thông về tác hại của thuốc lá điện tử, thuốc lá nung nóng, shisha

Ngày 24/4, Cục Quản lý Khám, chữa bệnh đã có Công văn số 474/KCB-QLHN gửi các Sở Y tế tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương về tăng cường truyền thông về tác hại của thuốc lá điện tử, thuốc lá nung nóng, shisha.
Phiên bản di động