Nghề trồng rau nhút ở TP Hồ Chí Minh

Từ lâu, trên các chi lưu của sông Vàm Thuật bắt nguồn từ sông Sài Gòn, chảy đan xen trên địa bàn quận 12, TP Hồ Chí Minh, đã có nhiều xóm trồng rau nhút (còn gọi là rau rút) tại các phường Thạnh Xuân, Thạnh Lộc và Thới An, trong đó phường Thạnh Xuân là nhiều nhất…

Công việc vất vả

Ngày trước, trồng rau nhút là công việc thường ngày của người dân bản địa, thế nhưng vài thập kỉ trở lại đây khi đô thị hoá phát triển mạnh mẽ thì đại đa số người ở các vùng miền khác tới đây thuê đất để trồng loại rau này.

Rau nhút mọc nổi trên mặt nước, nên mức nước trong ruộng luôn phải duy trì hơn nửa mét, nếu không rau sẽ phát triển chậm, sản lượng kém và không xanh non. Vì thế, người trồng rau nhút phải luôn canh chừng mức nước trong ruộng để điều tiết hợp lí. Suốt từ lúc đặt cây giống tới khi thu hoạch, ngày nào họ cũng phải dầm mình dưới nước. Nào giăng dây bắc giàn chia luống, khi rau bò lan thì dùng tay bắt vào cho gọn hàng. Việc phun thuốc trừ sâu, bón phân cho rau cũng phải thực hiện mấy ngày 1 lần. Đó còn chưa kể vài ngày lại phải hớt bèo tấm cho mặt nước thông thoáng để rau phát triển và không để bèo ăn hết chất dinh dưỡng…

Người trồng rau nhút phải hàng ngày ngâm mình, phải lội ruộng vô cùng vất vả cực nhọc...
Người trồng rau nhút phải hàng ngày ngâm mình, phải lội ruộng vô cùng vất vả cực nhọc...

Chị Lê Thị Hải, 35 tuổi, quê Hà Nam, 9 năm trước cùng chồng và 2 con nhỏ vào quận 12 mướn 3 sào đất (3.000m2) trồng rau nhút kể: “Tôi đến với nghề này là do có người bà con rủ vào và chỉ bảo quy trình canh tác, chứ từ bé đâu biết làm loại rau này. Vài vụ đầu bỡ ngỡ, kinh nghiệm chưa có nên không thuận lợi, nhưng sau quen dần và cuộc sống cũng ổn hơn nhiều…”. Cũng theo chị Hải, với 3 sào đất thuê, vợ chồng chị ngày nào cũng ra ruộng từ 5 giờ sáng, buổi trưa về nhà ăn uống nghỉ ngơi độ 1 giờ, sau đó lại ra ruộng tới 6 giờ tối mới về. Nếu vào thời điểm thu hoạch thì có khi phải đi cắt rau từ 3 giờ sáng, thông qua trưa và mang cơm ăn uống tại chỗ; nhiều hôm tới 10 giờ tối mới được nghỉ vì phải cắt đủ số lượng rau giao cho bạn hàng. Do luôn phải ở dưới nước hàng chục giờ đồng hồ nên cơ thể mệt mỏi, máu dồn xuống tức chân, da chân, da tay nhợt nhạt, nhăn nheo…

Anh Trần Văn Linh, 41 tuổi, quê An Giang, trồng rau nhút trên 4 sào đất thuê ở phường Thạnh Lộc từ 7 năm nay cho biết, do công việc cực nhọc, 2 vợ chồng làm không xuể, nên 2 năm nay anh thuê thêm 1 nhân công từ quê lên phụ làm cho đỡ vất vả. Theo anh, nghề trồng rau nhút “nhàn” nhất là lúc chăm rau, hớt bèo… vợ chồng mỗi ngày “chỉ” phải có mặt ở ruộng khoảng 12 giờ; chứ vào lúc thu hoạch thì phải ở ruộng từ 14 - 17 giờ để hái cho kịp lứa và đủ số lượng rau theo đơn hàng...

Nguồn thu nhập khá, ổn định

Gian nan, vất vả là vậy nhưng công việc này mang lại nguồn thu nhập khá cao và ổn định. Rau nhút là loại rau ngon, rất hợp với các món lẩu và nấu canh chua, vì thế người dân mua ăn hằng ngày nhiều, các quán hàng cũng đặt mua thường xuyên với số lượng lớn. Nếu 1 hộ trồng rau nhút chỉ cần có mối của dăm quán hàng là đã sống quá… “khoẻ” rồi.

Bù lại nguồn thu nhập mang lại cho họ không chỉ khá mà rất ổn định mỗi ngày
Bù lại nguồn thu nhập mang lại cho họ không chỉ khá mà rất ổn định mỗi ngày

Các hộ dân trồng rau nhút đều không giàu nhưng số tiền tích cóp qua mỗi năm cũng kha khá. Gia đình chị Lê Thị Hải, trồng 3 sào, mỗi năm thu tới gần 200 triệu đồng. Anh Tuấn, chồng chị cho biết: “Thực ra cả 1 năm mà vợ chồng kiếm được cỡ ấy cũng đâu có nhiều, chỉ hơn đi làm công nhân chút xíu thôi. Được cái, nghề này cho thu liên tục, ổn định, không lo rủi ro nên cứ chịu khó bỏ công sức ra, gọi là lấy công làm lời…”. Vài năm qua, đại dịch Covid-19 hoành hành, thành phố phong toả, các quán hàng đóng cửa, chợ không được họp… khiến các hộ trồng rau nhút rơi vào cảnh khốn khổ khi rau già phải cắt bỏ chẳng bán được. Khi dịch Covid-19 đã bớt, nhịp sống dần bình thường thì thu nhập của những người dân trông rau nhút mới tạm ổn định…

Anh Tuấn “tiết lộ”, sau khoảng 9 năm dắt díu nhau vào Nam thuê đất trồng rau nhút, vợ chồng anh tiết kiệm mua được mảnh đất ở quê gần 1 tỉ đồng và xây được ngôi nhà nhỏ. Họ sẽ cố gắng trồng rau nhút mấy năm nữa, dành ít vốn liếng rồi về quê làm việc khác để tiện phụng dưỡng bố mẹ già…

Được biết, trung bình từ 12-17 ngày là có 1 lứa rau nhút thu hái, tuỳ theo cách chăm bón cũng như thời tiết mưa hay nắng nhiều, 1 năm có thể thu được gần 20 lứa rau. Anh Nguyễn Văn Kiên, quê Đồng Tháp, lên đây thuê đất trồng rau nhút gần chục năm cho biết, hộ nào trồng 4 - 5 sào thì mỗi lứa thu tới 20 - 35 triệu đồng. Những năm trước, rau nhút bán theo bó, mỗi bó 10 - 20 ngọn, vài năm gần đây bán theo cân. Ở thời điểm hiện tại, giá rau nhút bán buôn cho thương lái từ 12.000 - 15.000 đồng/kg. Nhà anh trồng nhiều, nhân công ít nên toàn bán buôn, còn các hộ trồng ít, họ cắt rau mang bán lẻ ở chợ thì thu nhập sẽ cao hơn. Nhiều người mua buôn 15.000 đồng/kg, mang ra chợ bán với giá 25.000 đồng, cũng lãi tới 10.000 đồng/kg.

Chị Trần Thu Huyền, 32 tuổi, quê Trà Vinh lên Sài Gòn thuê đất trồng rau nhút 6 năm nay, mặc dù chỉ trồng 2 sào nhưng thu nhập luôn bằng các hộ trồng 3, 4 sào. Sở dĩ vậy vì hằng ngày gia đình chị cắt rau mang ra chợ bán trực tiếp. Chị kể: “Mỗi hôm nhà tôi cắt từ 100 - 150 bó, vợ chồng mỗi người đi bán ở một chợ. Có hôm bán chỉ vài giờ là hết, nhưng cũng có hôm ế ẩm phải tới trưa, thậm chí tối mịt mới hết rau. Thường buổi sáng nhà tôi cắt rau bán nhiều hơn buổi chiều…”.

Bà Lí Thị Hà, 57 tuổi, quê Bắc Giang vào phường Thạnh Xuân thuê đất trồng rau nhút 15 năm nay, dù chỉ có 1,5 sào đất nhưng mỗi năm bà cũng thu được hơn 100 triệu đồng do bán rau với giá cao ngoài chợ. Bà cho hay, các con đi làm công nhân nên hằng ngày chồng bà lội ruộng cắt rau, bà bó lại, mang ra chợ bán. Ngày nào cũng đi 2 buổi chợ sáng - chiều, chưa bao giờ phải bán buôn nên có thu nhập cao hơn…

Nghề trồng rau nhút tại Sài Gòn có thu nhập khá, lại ổn định như vậy, nhưng do vất vả, cực nhọc nên người dân bản địa hầu như không còn theo nghề. Thậm chí con cháu của những người tới thuê đất trồng rau nhút cũng không “mặn mà” với công việc này. Vì vậy trên các ruộng rau nhút thường chỉ gặp phụ nữ, đàn ông trung niên và một số người già làm việc mà thôi.

Bài và ảnh Thạch Bích Ngọc

Tin liên quan

Cùng chuyên mục

Triển khai đường dây nóng tiếp nhận phản ánh trên các tuyến cao tốc

Triển khai đường dây nóng tiếp nhận phản ánh trên các tuyến cao tốc

Cục CSGT cho biết, thực hiện ý kiến chỉ đạo của lãnh đạo Bộ Công an với phương châm lấy người dân làm trung tâm để phục vụ và kéo giảm tai nạn giao thông trên các tuyến cao tốc, đơn vị đã mở đường dây nóng tiếp nhận thông tin phản ánh trực tiếp từ người dân.
Bà ngoại tôi

Bà ngoại tôi

Bà ngoại tôi mất năm bà 103 tuổi. Cả một năm sau ngày bà mất, gần như nhà ngoại lúc nào cũng có người đến thắp hương. Nhiều người đến, kể những kỉ niệm về ông bà ngoại, rồi mọi người lại cùng nhau nức nở.
Kỳ nghỉ lễ 30/4-1/5 cả nước nắng nóng gay gắt

Kỳ nghỉ lễ 30/4-1/5 cả nước nắng nóng gay gắt

Theo ông Nguyễn Văn Hưởng, Trưởng Phòng Dự báo thời tiết, Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn quốc gia, những ngày tới đáng lưu ý nhất vẫn là tình trạng nắng nóng.
Cái giá của “cảm ơn”

Cái giá của “cảm ơn”

Phiên tòa sơ thẩm xét xử vụ án “chuyến bay giải cứu” khép lại, với bản án được dư luận đánh giá là đúng người, đúng tội.
Nguy hiểm tài xế xe ôm, shipper phóng nhanh, vượt ẩu

Nguy hiểm tài xế xe ôm, shipper phóng nhanh, vượt ẩu

Trong những năm gần đây ở nước ta, số vụ tai nạn giao thông có liên quan tới những người hành nghề shipper giao hàng nói riêng, cũng như những người chạy xe ôm công nghệ nói chung ngày một gia tăng.

Tin khác

Quảng Ninh: Tìm thấy 2 nạn nhân trong vụ 4 người mất tích do lật thuyền trên sông Chanh

Quảng Ninh: Tìm thấy 2 nạn nhân trong vụ 4 người mất tích do lật thuyền trên sông Chanh
Vào khoảng 5h10 ngày 25/4, trên luồng sông Chanh (đoạn thuộc phường Hà An và phường Phong Hải, thị xã Quảng Yên) xảy ra vụ tai nạn chìm, đắm phương tiện thuyền khiến 4 người mất tích.

Thực hiện tốt văn hóa giao thông

Thực hiện tốt văn hóa giao thông
Những năm qua, bằng nhiều giải pháp toàn diện, đồng bộ, tai nạn giao thông (TNGT) liên tục được kiềm chế, kéo giảm cả 3 tiêu chí: Số vụ, số người chết và số người bị thương. Nhưng số vụ, số người chết và bị thương vẫn còn nhiều.

Chủ động ứng phó với mưa dông kèm lốc, sét, mưa đá và gió giật mạnh

Chủ động ứng phó với mưa dông kèm lốc, sét, mưa đá và gió giật mạnh
Văn phòng thường trực Ban chỉ đạo quốc gia về phòng, chống thiên tai vừa ban hành Văn bản số 144/VPTT gửi Ban chỉ huy phòng, chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn các tỉnh, thành phố khu vực Bắc bộ, Thanh Hóa và Nghệ An về việc ứng phó với mưa dông kèm lốc, sét, mưa đá và gió giật mạnh.

Nghiêm cấm từ chối đăng kiểm xe đã đặt lịch hẹn trực tuyến thành công

Nghiêm cấm từ chối đăng kiểm xe đã đặt lịch hẹn trực tuyến thành công
Cục Đăng kiểm Việt Nam vừa có công văn gửi các đơn vị đăng kiểm trên toàn quốc về việc thực hiện việc đăng ký đặt lịch hẹn kiểm định và bố trí làm tăng ca, làm thêm giờ trước, sau và cả trong dịp nghỉ lễ 30/4-1/5 trường hợp xảy ra tình trạng ùn tắc đăng kiểm.

Tình yêu bình dị của ông bà tôi

Tình yêu bình dị của ông bà tôi
Ông Lê Đình Bạ và vợ là bà Hoàng Thị Châu, năm nay đều đã ngoài 90 tuổi. Ông từng tham gia hai cuộc kháng chiến chống Pháp và chống Mỹ.

Cảnh giác rượu rởm, rượu tự nấu

Cảnh giác rượu rởm, rượu tự nấu
Hiện nay trên thị trường nước ta có đủ loại rượu, rượu sản xuất trong nước, rượu ngoại, rượu vang... đủ cả, trong đó lẫn lộn rất nhiều rượu rởm. Kèm theo là những loại rượu trắng tự nấu của các lò rượu tư nhân rao bán khắp nơi, thu hút đông đảo các đệ tử của lưu linh.

Cục CSGT khuyến cáo lộ trình đi lại nhân kỷ niệm 70 năm chiến thắng Điện Biên Phủ

Cục CSGT khuyến cáo lộ trình đi lại nhân kỷ niệm 70 năm chiến thắng Điện Biên Phủ
Cục CSGT, Bộ Công an có khuyến cáo đến nhân dân tham gia giao thông nhân dịp phục vụ lễ kỷ niệm 70 năm chiến thắng Điện Biên Phủ.

Cảnh giác nạn “cò” bệnh viện

Cảnh giác nạn “cò” bệnh viện
“Cò” là cách gọi những người môi giới mời chào dẫn dụ bệnh nhân không điều trị tại cơ sở y tế chính quy mà đến các phòng khám tư. Để làm được việc này, họ thường lảng vảng trước cổng các bệnh viện trong thành phố, đặc biệt các bệnh viện lớn như: Chợ Rẫy, Nguyễn Tri Phương, Bệnh viện Mắt, Bệnh viện Da liễu, Ung bướu…

Chút quà của ngoại mãi còn vấn vương

Chút quà của ngoại mãi còn vấn vương
Sinh ra và lớn lên tại một miền quê nghèo của dải đất miền Trung đầy nắng gió. Tuổi thơ tôi gắn với bao kỉ niệm đẹp về bà ngoại. Đến tận bây giờ, hình ảnh của ngoại vẫn luôn in hằn trong kí ức tôi với nhiều cảm xúc khó tả.

Đô thị Vĩnh Yên sạch đẹp, văn minh

Đô thị Vĩnh Yên sạch đẹp, văn minh
TP Vĩnh Yên (tỉnh Vĩnh Phúc) đẩy mạnh công tác tuyên truyền, nâng cao nhận thức, ý thức tự giác chấp hành của người dân. Từ đó, đưa công tác quản lí đô thị nói chung, quản lí trật tự đô thị (TTĐT) nói riêng đi vào nền nếp, góp phần xây dựng đô thị Vĩnh Yên xanh, sạch, đẹp, hiện đại, văn minh...

Bà ngoại tôi là người dũng cảm

Bà ngoại tôi là người dũng cảm
Những năm 1949-1953, quê tôi bị giặc Pháp chiếm đóng; giặc Pháp và bọn tay sai ra sức đàn áp cách mạng. Cán bộ của ta phải hoạt động bí mật. Nhiều cán bộ cách mạng của ta vô cùng gian khổ mà anh dũng.

Đẩy mạnh chương trình giảm nghèo ở huyện vùng cao xứ Thanh

Đẩy mạnh chương trình giảm nghèo ở huyện vùng cao xứ Thanh
Trong những năm qua, huyện Lang Chánh quyết liệt triển khai Chương trình Mục tiêu Quốc gia (MTQG) giảm nghèo bền vững giai đoạn 2021-2025. Trong đó có Dự án 2 đa dạng hóa sinh kế, phát triển các mô hình giảm nghèo đang thực hiện tốt,...

Hình bóng bà mãi trong tim...

Hình bóng bà mãi trong tim...
Bà nội tôi tên là Hoàng Thị Liễu, người làng Tiên Hòa, xã Hà Lĩnh, huyện Hà Trung, tỉnh Thanh Hóa. Cả cuộc đời bà sống thầm lặng và dành trọn yêu thương, sự hi sinh cho gia đình, cho con cháu. Tôi cảm thấy mình may mắn và tự hào vì được là cháu của bà. Những kỉ niệm về bà, với tôi, chính là món quà quý giá, chẳng gì sánh bằng.

Ông tôi - tấm gương sáng ngời về lòng yêu nước

Ông tôi - tấm gương sáng ngời về lòng yêu nước
Ông tôi mất gần 10 năm nay nhưng về miền quê Đức Chánh, huyện Mộ Đức, tỉnh Quảng Ngãi, hỏi về cụ Nguyễn Thăng Văn, ai cũng nhớ và tự hào về một người lính yêu nước thiết tha, một người con ưu tú của quê hương Đức Chánh.

Học sinh đi xe đạp điện, xe máy điện làm sao để an toàn?

Học sinh đi xe đạp điện, xe máy điện làm sao để an toàn?
Trong những năm gần đây, với những tiện ích như giá cả phải chăng, tính tiện dụng, thiết kế gọn nhẹ, đa dạng mẫu mã, không tạo ra khí thải, ... xe đạp điện, xe máy điện ngày càng được nhiều phụ huynh lựa chọn cho con em mình làm phương tiện đi học.
Xem thêm
Bà ngoại tôi

Bà ngoại tôi

Bà ngoại tôi mất năm bà 103 tuổi. Cả một năm sau ngày bà mất, gần như nhà ngoại lúc nào cũng có người đến thắp hương. Nhiều người đến, kể những kỉ niệm về ông bà ngoại, rồi mọi người lại cùng nhau nức nở.
Tình yêu bình dị của ông bà tôi

Tình yêu bình dị của ông bà tôi

Ông Lê Đình Bạ và vợ là bà Hoàng Thị Châu, năm nay đều đã ngoài 90 tuổi. Ông từng tham gia hai cuộc kháng chiến chống Pháp và chống Mỹ.
Chút quà của ngoại mãi còn vấn vương

Chút quà của ngoại mãi còn vấn vương

Sinh ra và lớn lên tại một miền quê nghèo của dải đất miền Trung đầy nắng gió. Tuổi thơ tôi gắn với bao kỉ niệm đẹp về bà ngoại. Đến tận bây giờ, hình ảnh của ngoại vẫn luôn in hằn trong kí ức tôi với nhiều cảm xúc khó tả.
Bà giáo già sáng bán vé số, tối mang ánh sáng tri thức cho trẻ em nghèo

Bà giáo già sáng bán vé số, tối mang ánh sáng tri thức cho trẻ em nghèo

cụ bà Nguyễn Thị Ba, men từng con hẻm nhỏ ở Bình Dương bán từng tờ vé số, bà giáo gieo mầm tri thức cho những mảnh đời bất hạnh tại lớp học tình thương.
Một mối tình bình dị và son sắt

Một mối tình bình dị và son sắt

Họ gặp và yêu nhau trong những năm tháng chiến tranh. Ngày cưới không mâm cao cỗ đầy, không sơn hào hải vị, không tiệc tùng. Quần áo chỉ là bộ đồ lính giản đơn... vậy là họ đã nên duyên vợ chồng. Mặc dù vậy mà hơn 50 năm qua, họ luôn sống hạnh phúc. Đó là chuyện tình của bà Tô Thị Thanh Bưởi, sinh 1950 và ông Nguyễn Kim Quang, sinh 1949, hiện ở xã Lộc An, huyện Đất Đỏ, tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu.
Bí quyết trường thọ của cụ ông 110 tuổi ở Lâm Đồng

Bí quyết trường thọ của cụ ông 110 tuổi ở Lâm Đồng

Bước vào tuổi 110, nhưng cụ Vũ Đình Bảng, sinh năm 1914, ở Lâm Đồng, vẫn minh mẫn, khỏe mạnh, hàng ngày vẫn cuốc đất, làm vườn, nấu nướng và hướng dẫn, nhắc nhở con cháu đọc sách, chia sẻ kinh nghiệm trong cuộc sống. Vậy bí quyết nào giúp cụ Bảng trường thọ đến vậy? Chúng ta cùng tìm hiểu về bí quyết sống khỏe, sống ý nghĩa của cụ.
Central Retail Việt Nam bàn giao công trình lớp học tại tỉnh Quảng Ngãi

Central Retail Việt Nam bàn giao công trình lớp học tại tỉnh Quảng Ngãi

Ngày 8/4, Tập đoàn Central Retail Việt Nam đã bàn giao công trình lớp học Điểm trường thôn Quế (thuộc trường Phổ thông Dân tộc Bán trú Tiểu học và Trung học Cơ sở Trà Bùi), tại thôn Niên, xã Trà Bùi, huyện Trà Bồng, tỉnh Quảng Ngãi.
Người bị quản lý, giam giữ được sử dụng kinh sách để phục vụ nhu cầu sinh hoạt tín ngưỡng, tôn giáo

Người bị quản lý, giam giữ được sử dụng kinh sách để phục vụ nhu cầu sinh hoạt tín ngưỡng, tôn giáo

Nghị định số 95/2023/NĐ-CP của Chính phủ quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật Tín ngưỡng, tôn giáo chính thức có hiệu lực thi hành từ ngày 30/3; áp dụng đối với cơ quan, tổ chức, cá nhân trong việc bảo đảm và thực hiện quyền tự do tín
Gói 3.000 chiếc bánh chưng tặng trò nghèo dịp Tết ở Thanh Hóa

Gói 3.000 chiếc bánh chưng tặng trò nghèo dịp Tết ở Thanh Hóa

200 đoàn viên thanh niên các xã, thị trấn huyện Hoằng Hóa (Thanh Hóa) cùng bộ đội biên phòng gói 2.000 chiếc bánh chưng trao tặng cho trò nghèo dịp Tết.
Triển khai đường dây nóng tiếp nhận phản ánh trên các tuyến cao tốc

Triển khai đường dây nóng tiếp nhận phản ánh trên các tuyến cao tốc

Cục CSGT cho biết, thực hiện ý kiến chỉ đạo của lãnh đạo Bộ Công an với phương châm lấy người dân làm trung tâm để phục vụ và kéo giảm tai nạn giao thông trên các tuyến cao tốc, đơn vị đã mở đường dây nóng tiếp nhận thông tin phản ánh trực tiếp từ người d
Kỳ nghỉ lễ 30/4-1/5 cả nước nắng nóng gay gắt

Kỳ nghỉ lễ 30/4-1/5 cả nước nắng nóng gay gắt

Theo ông Nguyễn Văn Hưởng - Trưởng Phòng Dự báo thời tiết, Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn quốc gia, những ngày tới đáng lưu ý nhất vẫn là tình trạng nắng nóng.
Quảng Ninh: Tìm thấy 2 nạn nhân trong vụ 4 người mất tích do lật thuyền trên sông Chanh

Quảng Ninh: Tìm thấy 2 nạn nhân trong vụ 4 người mất tích do lật thuyền trên sông Chanh

Vào khoảng 5h10 ngày 25/4, trên luồng sông Chanh (đoạn thuộc phường Hà An và phường Phong Hải, thị xã Quảng Yên) xảy ra vụ tai nạn chìm, đắm phương tiện thuyền khiến 4 người mất tích.
Phiên bản di động