Nghề Công tác xã hội, thực trạng và giải pháp

Bài 2: Pháp luật quốc tế và Việt Nam về công tác xã hội

Trong khi Việt Nam đang phát triển ngành công tác xã hội (CTXH) chuyên nghiệp thì CTXH đã được xem là một lĩnh vực mang tính chuyên nghiệp ở nhiều quốc gia từ gần 100 năm nay. CTXH đã ra đời do nhu cầu xã hội trong quá trình công nghiệp hóa và hiện đại hóa, nhằm giải quyết vấn đề xã hội, tăng cường phúc lợi và công bằng xã hội thông qua hỗ trợ và tác động đối với cá nhân, gia đình, nhóm đối tượng, cộng đồng.

Các đại biểu tham dự tập huấn do Tổ chức Hỗ trợ NCT Quốc tế (HAI) tổ chức
Các đại biểu tham dự tập huấn do Tổ chức Hỗ trợ NCT Quốc tế (HAI) tổ chức

Trên thế giới…

Hiệp hội CTXH Quốc tế thành lập từ năm 1926 với hàng chục nghìn thành viên là cán bộ xã hội của 90 quốc gia được đào tạo chuyên nghiệp ở các trình độ cử nhân, thạc sĩ, tiến sĩ và có chứng chỉ hành nghề chuyên nghiệp. Tính chuyên nghiệp của CTXH được thể hiện rất rõ nét trong huy động nguồn lực, phát huy tiềm năng của mỗi cá nhân, gia đình, cộng đồng và của cả các quốc gia, tạo ra sự phát triển bền vững và góp phần đáng kể giảm tải ngân sách nhà nước trong giải quyết các vấn đề an sinh xã hội.

Cho dù tồn tại dưới nhiều hình thức khác nhau, CTXH ra đời và phát triển do kết quả của sự thay đổi xã hội nhanh chóng trong quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa, đô thị hóa và mong muốn áp dụng các kiến thức khoa học vào việc trợ giúp các đối tượng. Sự thay đổi cấu trúc gia đình truyền thống, di cư nông thôn ra thành thị, mật độ dân số tăng ở các vùng thành thị làm nảy sinh các vấn đề xã hội phức tạp, các tệ nạn xã hội, tình hình tội phạm gia tăng, trẻ em bị bỏ rơi, bị bóc lột lao động. Những yếu tố này đóng góp vào sự ra đời của CTXH.

Ở các quốc gia CTXH được chuyên nghiệp hóa, đều bao gồm những yếu tố chính như: Hệ thống pháp luật quy định về chức năng, nhiệm vụ quyền hạn và trách nhiệm của cán bộ xã hội; hệ thống giáo dục và đào tạo; tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp và thang bảng lương; hệ thống dịch vụ CTXH; Hiệp hội nghề và Hiệp hội giáo dục đào tạo CTXH; một số quốc gia còn xây dựng tiêu chuẩn, đạo đức nghề CTXH.

Theo một số nghiên cứu về luật pháp của một số quốc gia trên thế giới cho thấy có hai loại luật: Luật liên quan tới nghề CTXH và luật quy định các hoạt động CTXH trong những trường hợp cụ thể; một số nước có cả hai loại luật và một số nước chỉ thực hiện một luật. Cả hai luật này, bao gồm các công cụ lập pháp như nghị định, quy định... được hình thành dựa trên nền tảng các luật quốc tế, các tuyên bố và công ước của Liên Hợp Quốc.

Thảo luận nhóm tại lớp tập huấn cho NCT
Thảo luận nhóm tại lớp tập huấn cho NCT

Luật quốc tế ảnh hưởng tới việc hình thành nghề CTXH và các dịch vụ CTXH gồm các văn kiện của Liên Hợp Quốc như: Tuyên bố toàn cầu về nhân quyền (năm 1948), Công ước về Quyền trẻ em (1989) và các Nghị định thư không bắt buộc đã được thông qua, Công ước số 192 về Lao động trẻ em (1999), Công ước về Quyền của người khuyết tật (2006), Công ước về xóa bỏ mọi hình thức phân biệt đối xử với phụ nữ (1979), Tuyên bố về Quyền của các dân tộc bản địa (2007), Các nguyên tắc của Liên Hợp Quốc về người cao tuổi (1991).

Vì CTXH trên thế giới đã được chuyên nghiệp hóa, nên đều có xu hướng tuân thủ và phụ thuộc các quy định trong các luật khung. Các cơ chế này là để bảo vệ công chúng khỏi những hình thức thực hành CTXH kém chất lượng và thông qua việc bảo vệ này cũng là để duy trì sự phát triển của nghề CTXH.

Từ rà soát pháp luật quốc tế cho thấy, việc xây dựng pháp luật thích hợp là cần thiết cho sự phát triển CTXH, nếu không có luật điều chỉnh, CTXH khó có thể được thực hiện đầy đủ và hiệu quả.

Ở Việt Nam…

Để trợ giúp cho các đối tượng dễ bị tổn thương, có hoàn cảnh đặc biệt, trong những năm qua, cùng với đẩy mạnh Chương trình xóa đói giảm nghèo, Đảng và Nhà nước tập trung xây dựng hệ thống pháp luật, chính sách an sinh xã hội ngày càng được bổ sung, hoàn chỉnh. Trong đó có: Luật Trẻ em; Luật Hôn nhân và Gia đình; Luật Bình đẳng giới; Luật Phòng, chống ma túy; Pháp lệnh về người tàn tật; Nghị định số 136/2013/NĐ-CP ngày 21/10/2013 của Chính phủ về chính sách trợ giúp các đối tượng bảo trợ xã hội, Nghị định số 103/2017/NĐ-CP ngày 12/9/2017 của Chính phủ quy định về thành lập, tổ chức, hoạt động, giải thể và quản lí các cơ sở trợ giúp xã hội và nhiều chính sách, chương trình trợ giúp khác góp phần hoàn thiện hệ thống an sinh xã hội, cung cấp các dịch vụ xã hội và phát triển đội ngũ cán bộ nhân viên làm CTXH.

Sinh hoạt ngoài trời tại Trung tâm Chăm sóc NCT Nhân Ái
Sinh hoạt ngoài trời tại Trung tâm Chăm sóc NCT Nhân Ái

Trong giai đoạn từ năm 2010 đến nay, có nhiều các văn bản quy phạm pháp luật về trợ giúp đối tượng dễ bị tổn thương, hoàn cảnh đặc biệt khó khăn đã được ban hành như: Luật Người khuyết tật; Luật Người cao tuổi. Các Nghị định của Chính phủ về chính sách trợ giúp các đối tượng bảo trợ xã hội; về thành lập, tổ chức, hoạt động, giải thể và quản lí các cơ sở trợ giúp xã hội. Các Quyết định của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Đề án phát triển nghề CTXH, Đề án trợ giúp xã hội và phục hồi chức năng cho người tâm thần, người rối nhiễu tâm trí, Đề án trợ giúp người khuyết tật; Chương trình Hành động Quốc gia về người cao tuổi Việt Nam; Đề án Chăm sóc trẻ em mồ côi không nơi nương tựa, trẻ em bị bỏ rơi, trẻ em nhiễm HIV/AIDS, trẻ em là nạn nhân của chất độc hóa học, trẻ em khuyết tật nặng và trẻ em bị ảnh hưởng bởi thiên tai, thảm họa dựa vào cộng đồng; Đề án củng cố, phát triển mạng lưới các cơ sở trợ giúp xã hội; quy hoạch mạng lưới các cơ sở chăm sóc và phục hồi chức năng cho người tâm thần, người rối nhiễu tâm trí dựa vào cộng đồng. Thông tư của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội quy định về tiêu chuẩn đạo đức nghề nghiệp đối với người làm CTXH; quy định điều kiện, nội dung, hình thức thi hoặc xét thăng hạng chức danh nghề nghiệp viên chức chuyên ngành CTXH trong các đơn vị sự nghiệp công lập; hướng dẫn về cơ cấu tổ chức, định mức nhân viên và quy trình, tiêu chuẩn trợ giúp xã hội tại cơ sở trợ giúp xã hội; quy định định mức kinh tế - kĩ thuật làm cơ sở xây dựng giá dịch vụ trợ giúp xã hội…

Hệ thống pháp luật, chính sách xã hội, các chương trình, đề án về chăm sóc, trợ giúp các đối tượng có hoàn cảnh đặc biệt của Việt Nam tạo môi trường pháp lí, hành chính, xã hội cho CTXH phát triển; huy động sự tham gia của cộng đồng, các đoàn thể chính trị - xã hội, các tổ chức tôn giáo trợ giúp các đối tượng.

Các chính sách ngày càng toàn diện hơn, bao trùm các nhu cầu cơ bản của đối tượng về nuôi dưỡng, giáo dục, chăm sóc sức khỏe, phục hồi chức năng, hướng nghiệp, dạy nghề... Đối tượng được trợ giúp từng bước mở rộng đáp ứng với nhu cầu thực tế. Mức trợ cấp ngày càng cao hơn, cơ hội tiếp cận dịch vụ xã hội cơ bản ngày càng tốt hơn. Đặc biệt các chính sách mới ngày càng mang tính hội nhập hơn, phát huy truyền thống văn hóa, nhân văn của dân tộc và mang tính xã hội hóa không ỷ lại vào nhà nước nhiều hơn. Hệ thống tổ chức bộ máy và đội ngũ nhân viên CTXH làm việc trong lĩnh vực an sinh xã hội ngày càng được mở rộng. Đó là những người làm việc trong các lĩnh vực chăm sóc và bảo vệ trẻ em, trợ giúp người khuyết tật, trợ giúp các cá nhân, gia đình tan vỡ, phòng chống tệ nạn ma túy, mại dâm, chăm sóc bệnh nhân tâm thần, chăm sóc - trợ giúp người nhiễm và ảnh hưởng bởi HIV/AIDS, giảm nghèo và trợ giúp người cao tuổi.

(Còn nữa)

Bài và ảnh: Thanh Hà

Theo dòng sự kiện

Tin liên quan

Cùng chuyên mục

Vấn đề già hóa dân số của một số nước trên thế giới - Khuyến cáo với Việt Nam

Vấn đề già hóa dân số của một số nước trên thế giới - Khuyến cáo với Việt Nam

Chúng ta đang sống trong thế giới biến động nhanh chóng, phức tạp và khó lường. Trong đó, già hóa dân số là vấn đề chưa từng có, kể từ khi xuất hiện loài người trên trái đất.
Công tác Quy hoạch cán bộ và cán bộ cấp chiến lược

Công tác Quy hoạch cán bộ và cán bộ cấp chiến lược

Chủ tịch Hồ Chí Minh nhấn mạnh: “Cán bộ là cái gốc của mọi công việc”. Trong quá trình lãnh đạo cách mạng, Đảng ta đặc biệt quan tâm xây dựng đội ngũ cán bộ vừa “hồng” vừa “chuyên”, đủ phẩm chất, năng lực, uy tín, ngang tầm nhiệm vụ. Ngày 30/11/2004, Bộ Chính trị ban hành Nghị quyết số 42-NQ/TW “Về công tác quy hoạch cán bộ lãnh đạo, quản lí thời kì đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước”. Đến nay, thực hiện nghị quyết này đã được 20 năm...
Từ bài viết của Nguyễn Khuyến suy nghĩ về “giặc nội xâm” xưa và nay

Từ bài viết của Nguyễn Khuyến suy nghĩ về “giặc nội xâm” xưa và nay

Tư tưởng Hồ Chí Minh về đấu tranh phòng, chống tham nhũng, tiêu cực là tài sản tinh thần to lớn và quý giá của Đảng và dân tộc Việt Nam. Hồ Chí Minh đã chỉ rõ hành vi, bản chất, nguyên nhân của tham nhũng, tiêu cực; những tác hại nguy hiểm của thứ “giặc nội xâm”, phá hoại sự nghiệp cách nạng của Đảng và Nhân dân Việt Nam.
Không thể xuyên tạc, phủ nhận tầm vóc, ý nghĩa và giá trị Ngày Chiến thắng 30/4/1975

Không thể xuyên tạc, phủ nhận tầm vóc, ý nghĩa và giá trị Ngày Chiến thắng 30/4/1975

Đại thắng mùa Xuân 30/4/1975 là một trong những mốc son chói lọi nhất của lịch sử dựng nước và giữ nước của dân tộc Việt Nam. Cứ mỗi năm, đến ngày 30/4 cả dân tộc ta được sống lại trong không khí hân hoan, phấn khởi của ngày chiến thắng lịch sử cách đây 49 năm - tinh thần của “một ngày bằng 20 năm”.
Văn hóa nêu gương, một tiêu chuẩn hàng đầu trong công tác nhân sự

Văn hóa nêu gương, một tiêu chuẩn hàng đầu trong công tác nhân sự

Trong lịch sử dân tộc Việt Nam, nêu gương là chuẩn mực đạo đức, văn hóa, lẽ sống trong hành động, việc làm và được lưu truyền từ đời này sang đời khác. Nổi bật là ở đội ngũ trí thức, gồm: Quan lại, thầy đồ, các bậc cao niên, nho sĩ... Tiêu biểu như Chu Văn An, Nguyễn Bỉnh Khiêm đã dám dâng sớ đề nghị vua chém những kẻ nịnh thần trong triều với mong muốn được yên dân, xã tắc vững bền. Khi đất nước bị xâm lăng, đô hộ, nhiều người đã nêu gương, đi đầu trong các phong trào yêu nước, dâng hiến trí tuệ, đức tài cho sự nghiệp chống giặc ngoại xâm, tiêu biểu như Nguyễn Đình Chiểu, Phan Châu Trinh...

Tin khác

Phát huy và trọng dụng trí thức cao tuổi trong sự nghiệp xây dựng và phát triển đất nước

Phát huy và trọng dụng trí thức cao tuổi trong sự nghiệp xây dựng và phát triển đất nước
Trong thời đại cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư, nhất là xu hướng già hóa dân số nhanh, thì NCT thực sự là nguồn lực quan trọng, vốn quý của xã hội, góp phần đáng kể vào phát triển bền vững đất nước, hiện thực hóa khát vọng dân tộc theo tinh thần Nghị quyết Đại hội XIII của Đảng.

Tấm lòng của đồng chí Thường trực Ban Bí thư Trương Thị Mai đối với người có công

Tấm lòng của đồng chí Thường trực Ban Bí thư Trương Thị Mai đối với người có công
Nhà tôi ở gần nhà công vụ của đồng chí Trương Thị Mai, Ủy viên Bộ Chính trị, Thường trực Ban Bí thư, nên biết được rất nhiều người trong khu dân cư đàm đạo về một nữ cán bộ lãnh đạo thật xứng đáng là công bộc của Dân, như lời Bác Hồ từng căn dặn, dạy bảo.

Những nguyên nhân của vấn nạn bạo lực học đường

Những nguyên nhân của vấn nạn bạo lực học đường
Từ vài thập kỉ trở lại đây, bạo lực học đường ở nước ta đang trở thành mối lo ngại của ngành giáo dục, cha mẹ học sinh và toàn xã hội. Nó tác động trực tiếp đến tinh thần, thái độ học tập của học sinh và việc giảng dạy của các thầy, cô giáo.

Dấu ấn thiên nhiên trong văn hóa ẩm thực Nam Bộ

Dấu ấn thiên nhiên trong văn hóa ẩm thực Nam Bộ
Văn hóa là thiên nhiên thứ hai do con người sáng tạo, qua quá trình tương tác với môi trường tự nhiên và xã hội, văn hóa ẩm thực nói riêng là một thực thể sống động, chịu sự tác động và biến đổi qua biến thiên của thời gian trong môi trường xã hội và tự nhiên ấy…

Xây dựng giá trị văn hóa chuẩn mực con người Việt Nam

Xây dựng giá trị văn hóa chuẩn mực con người Việt Nam
Văn hóa là phạm trù thuộc về con người của con người, do con người sáng tạo ra, vì cuộc sống và sự phát triển, hoàn thiện của chính bản thân mình, làm cho con người trở thành Người. Mục tiêu và nội dung cốt lõi quan trọng nhất trong xây dựng văn hóa là xây dựng con người...

Vài suy ngẫm về cải cách tiền lương năm 2024

Vài suy ngẫm về cải cách tiền lương năm 2024
Theo Nghị quyết 27 của Ban Chấp hành Trung ương Đảng, từ ngày 1/7/2024, lương mới được trả theo vị trí việc làm thay cho mức lương cơ sở và hệ số lương hiện hành mang lại kì vọng cải thiện đáng kể thu nhập từ lương của đội ngũ cán bộ, công chức, và lực lượng vũ trang; giảm độ chênh lệch giữa thu nhập từ lương với sự biến động giá cả thực tế của thị trường, bảo đảm đời sống của những người hưởng lương từ chính sách. Qua đó góp phần giữ chân người có năng lực, hạn chế tình trạng “chảy máu xám”.

Chống lãng phí là nhiệm vụ cấp bách

Chống lãng phí là nhiệm vụ cấp bách
Vừa qua, Bộ Chính trị ban hành Chỉ thị số 27-CT/TW về “Tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác thực hành tiết kiệm, chống lãng phí” nhằm quán triệt Nghị quyết Đại hội lần thứ XIII của Đảng, tạo sự chuyển biến tích cực; khắc phục tồn tại, hạn chế, tháo gỡ khó khăn, vướng mắc, cơ bản đáp ứng yêu cầu thực tiễn…

Đôi điều về “suy thoái” của một số cán bộ, đảng viên hiện nay

Đôi điều về “suy thoái” của một số cán bộ, đảng viên hiện nay
Trong cuộc sống, đâu phải dễ nhận ra biểu hiện cũng như nguyên nhân của sự “suy thoái” ở một cá nhân hay tổ chức nào đó. Sự suy thoái của quần chúng đã là một vấn đề đáng lo ngại, và càng đáng lo ngại hơn nếu đó là sự suy thoái của cán bộ, đảng viên. Bởi vậy, vấn đề suy thoái của cán bộ, đảng viên hiện nay cần phải tiếp tục được nhìn nhận kĩ lưỡng và chỉnh đốn thường xuyên, nghiêm túc!

Thanh niên Việt Nam thực hiện tốt lời dạy của Bác Hồ

Thanh niên Việt Nam thực hiện tốt lời dạy của Bác Hồ
Trong bất cứ hoàn cảnh nào, thanh niên Việt Nam cần khắc ghi những lời dạy của Chủ tịch Hồ Chí Minh để giữ vững và giương cao ngọn cờ độc lập dân tộc gắn liền với chủ nghĩa xã hội, nhằm làm tròn nhiệm vụ cách mạng vẻ vang là xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa...

Làm việc và lạc quan khiến tinh thần người già nở hoa

Làm việc và lạc quan khiến tinh thần người già nở hoa
Nhiều công trình nghiên cứu về NCT đã cho lời khuyên đừng để những người già sống biệt lập, mà cần tạo điều kiện để người già được sống trong bầu không khí gia đình hòa thuận hoặc một tập thể quan hệ tốt.

Giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động Chi hội và Chi hội trưởng NCT ở Lạng Sơn

Giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động Chi hội và Chi hội trưởng NCT ở Lạng Sơn
Hội NCT tỉnh Lạng Sơn được thành lập theo Quyết định số 48 ngày 24/9/2001 của Chủ tịch UBND tỉnh, đến nay đã được 23 năm. Trải qua hơn 2 thập kỉ hoạt động, Hội NCT các cấp trong tỉnh đã không ngừng được xây dựng và phát triển, phong trào thi đua “Tuổi cao - Gương sáng” ngày càng nâng cao về chất lượng, xuất hiện ngày càng nhiều mô hình tiêu biểu trong các lĩnh vực của đời sống xã hội.

“Hạnh phúc cho mọi người”

“Hạnh phúc cho mọi người”
Hưởng ứng chương trình của Liên Hợp Quốc và thực hiện quyết định của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Đề án “Tổ chức các hoạt động nhân Ngày Quốc tế Hạnh phúc 20/3 hằng năm”.

Đảng ta lấy hạnh phúc của Nhân dân làm mục tiêu phấn đấu

Đảng ta lấy hạnh phúc của Nhân dân làm mục tiêu phấn đấu
Tháng 6/2012, Liên Hợp Quốc có nghị quyết chọn ngày 20/3 là Ngày Quốc tế Hạnh phúc. Sau đó, 193 nước thành viên (trong đó có Việt Nam) cùng cam kết sẽ ủng hộ bằng các nỗ lực nâng cao chất lượng cuộc sống, xây dựng xã hội công bằng, phát triển bền vững, nhằm đem lại hạnh phúc cho người dân...

Xu thế già hóa, đặc điểm ở Việt Nam và khuyến nghị chính sách

Xu thế già hóa, đặc điểm ở Việt Nam và khuyến nghị chính sách
Các khái niệm “Người cao tuổi” (NCT) hay “Già hóa”, “Dân số già”, “Dân số siêu già” chỉ mang tính tương đối, chứ không có tính “chính xác toán học”. Chẳng hạn, Liên Hợp Quốc và nhiều nước phát triển thường lấy tiêu chuẩn là từ 65 tuổi trở lên còn Luật NCT Việt Nam (2009) quy định những người từ đủ 60 tuổi trở lên là NCT, (bài viết sử dụng tiêu chuẩn này).

Bác Hồ với sự nghiệp giải phóng phụ nữ

Bác Hồ với sự nghiệp giải phóng phụ nữ
Sinh thời, Chủ tịch Hồ Chí Minh rất quan tâm đến sự nghiệp giải phóng phụ nữ. Trên nền tảng chủ nghĩa Mác - Lênin, Người đã phát triển và làm sáng tỏ hơn con đường giải phóng phụ nữ.
Xem thêm
Phiên bản di động