“Nam y đã chữa khỏi xơ cứng bì cho tôi”
Sức khỏe 08/10/2021 13:00
Về nguyên nhân gây bệnh, cho đến nay vẫn chưa rõ, các nhà khoa học vẫn tiếp tục nghiên cứu, nhưng trong đó người ta nghĩ nhiều các yếu tố mà bệnh có liên quan mật thiết như vai trò của các yếu tố miễn dịch, nội tiết, di truyền, môi trường, kể cả nghề nghiệp…
Về triệu chứng, bệnh Sclerodermie, với hai thể bệnh phổ biến là thể khu trú và toàn thân.
Thể Sclerodermie khu trú, với tổn thương chỉ xuất hiện ở da, có thể xuất hiện nhiều mảng da bị xơ cứng, teo, sẹo và có hình dạng như những mảng tròn hay bầu dục, tròn nhỏ hình giọt nước, hình băng dài; vùng da bệnh có thể có màu trắng do giảm sắc tố hay hồng do giãn mao mạch hoặc có màu tím hoa cà.
Thể Sclerodermie toàn thân, với biểu hiện toàn bộ da bị xơ cứng, cứng nhiều nhất là ở mặt, bàn tay, các ngón tay. Da cứng làm bệnh nhân không nhắm kín mắt được, miệng bị giới hạn cử động, không biểu lộ tình cảm được giống như mặt nạ. Da bàn tay bị xơ làm các khớp ngón tay bị cứng, giới hạn cử động. Ngón tay bị cong và da dính sát vào xương như cành củi khô, các ngón tay bị đau nhức. Đây là triệu chứng quan trọng, biểu hiện lúc mới phát bệnh, ngón tay đau từng cơn do rối loạn vận mạch tại chỗ, lâu ngày máu đến nuôi ít đi khiến các ngón tay có thể bị tím tái, hoại tử, lở loét và cụt ngón. Ở bộ máy tiêu hóa, do bị xơ cứng nên bệnh nhân rất khó nuốt, nuốt nghẹn, nuốt sặc, bị táo bón hoặc tiêu chảy, lâu ngày người bệnh dễ bị suy dinh dưỡng; với cơ quan hô hấp, đường hô hấp bị xơ nên bệnh nhân bị khó thở, tím tái, suy hô hấp và lâu ngày cũng gián tiếp ảnh hưởng đến tim, trường hợp nặng có thể khiến tim bị loạn nhịp, viêm màng tim, viêm cơ tim hoặc viêm nội tâm mạc. Ở cơ xương khớp, có thể bị tích tụ chất vôi tạo thành những cục vôi cứng dưới da khiến bệnh nhân bị viêm, đau nhức các khớp.
Bệnh nhân Võ Thị Liên chia sẻ về 5 năm tìm đường chữa bệnh cho mình |
5 năm tìm đường chữa xơ cứng bì của người phụ nữ đất võ Bình Định
Năm 2016, khi đó bà Võ Thị Liên 54 tuổi ở Phù Mỹ, tỉnh Bình Định vốn là người phụ nữ khoẻ mạnh, từ nhỏ đã không có bệnh nặng nên không bao giờ nghĩ cuối đời mình lại mắc bệnh nan y.
Tự nhiên bà thấy người càng ngày càng cứng, càng ngày càng to, càng mập, khoảng 5-6 tháng là tay chân cứng hết, mắt sưng híp, mặt sạm đen. Trên da xuất hiện những mảng đen cứng, cả tay, cả chân, cả bụng. Xung quanh miệng cứng há ra không được, tay cầm đũa cũng không xong. Hoang mang, lo lắng, không biết mình mắc bệnh gì, “cứ nghĩ rằng chắc chết rồi!”, lời bà Liên.
10 ngày 1 lần đi Sài Gòn để thăm khám, bệnh viện nào cũng tới nhưng vẫn không tìm ra bệnh. Trong lúc chán chường, bi quan thì có người chỉ ra Bệnh viện Bạch Mai (Hà Nội) thăm khám mới được chẩn đoán là Xơ cứng bì. Biết bệnh rồi, tưởng chừng uống thuốc bệnh sẽ giảm đi nhưng càng uống càng sưng, càng nặng, càng khó chịu.
Sau đó, bà lên mạng tìm hiểu thì thấy có cô Tuyền ở Quảng Ninh chữa khỏi bệnh xơ cứng bì bằng thuốc nam ở Nhà thuốc gia truyền nhiều đời nhất Việt Nam. May thay cô gái đó để lại số điện thoại nên bà điện ngay cho cô Tuyền. Gọi điện từ 8 giờ sáng đến 4 giờ chiều không nghe máy, lòng bà Liên như lửa đốt. May sao cuộc gọi cuối cùng cô Tuyền đã nghe và cho biết là đi làm nên không nghe được. Sau khi biết đó là Nhà thuốc Thọ Xuân Đường, bà Liên lại lên mạng đọc thêm về Nhà thuốc. Tìm hiểu cặn kẽ trong bà như có thêm niềm tin, cơ hội “tái sinh” cho mình…
Mua vé máy bay bay ra Hà Nội… và đến nay đã qua 5 năm chiến đấu với căn bệnh tưởng chừng không có thuốc chữa, ấy vậy mà “tháng đầu là nó giảm 30% liền, rồi 40, 50, đến giờ tôi uống ở đây mấy năm thấy giảm 80% rồi. Giờ uống để duy trì, như thế này là tốt và biết ơn lắm rồi, vì tôi biết bệnh của mình mà… May vẫn có một phương cứu được, đó là thuốc nam. Nam y đã chữa khỏi xơ cứng bì cho tôi. Thuốc nam cũng có nhiều nhưng theo phương pháp tại Thọ Xuân Đường tôi vô cùng an tâm”, bà Liên chia sẻ.
Tiến sĩ - Lương y Phùng Tuấn Giang, Chủ nhiệm Nhà thuốc Thọ Xuân Đường cho biết thêm: “Bệnh xơ cứng bì ngoài các nguyên nhân do tây y đã chỉ ra, tôi cho rằng có 2 nguyên nhân chính. Thứ nhất là do nhiễm độc cơ thể. Thứ hai do ăn thiếu rau sống vì trong rau có NO (Nitric oxide) chất để tạo mạch máu, chống tắc nghẽn mạch máu. Nên cách chữa của nam y ưu tiên hàng đầu là xả độc cơ thể và tái tạo mạch máu, cần hướng dẫn bệnh nhân thay đổi chế độ ăn hằng ngày.
Phòng ngừa bệnh xơ cứng bì
Để hạn chế các biến chứng và phòng ngừa bệnh xơ bì cứng, người bệnh có thể:
- Xây dựng lối sống tích cực, thường xuyên luyện tập thể dục thể thao. Điều này giúp máu lưu thông dễ dàng hơn và giảm tình trạng xơ cứng biểu bì da.
- Bảo vệ làn da bằng kem dưỡng và kem chống nắng. Tránh việc tắm nước quá nóng hoặc sử dụng các loại xà phòng mạnh. Điều này có thể làm kích ứng và tổn thương da.
- Không hút thuốc lá. Chất nicotine trong thuốc lá có thể làm các mạch máu co lại và làm tình trạng bệnh nghiêm trọng hơn. Hút thuốc cũng có thể gây hẹp vĩnh viễn các mạch máu và làm trầm trọng các vấn để ở phổi.
- Chế độ ăn uống khoa học, ăn nhiều rau củ sống, hoa quả, các loại hạt để tăng Nitric oxide trong máu, tránh các loại thức ăn làm tăng nguy cơ ợ nóng hoặc làm tăng axit dạ dày. Sử dụng thuốc kháng axit để cải thiện các triệu chứng ở dạ dày.
- Mang găng tay để bảo vệ da khỏi thời tiết lạnh, kể cả khi sử dụng tủ lạnh. Khi cần tiếp xúc với thời tiết lạnh, hãy che mặt và đầu cẩn thận
Nhà thuốc gia truyền Thọ Xuân Đường với hơn 400 năm kinh nghiệm và sự nỗ lực học hỏi, tìm ra những phương pháp chữa bệnh mới bằng Nam y, Nam dược đã chữa cho rất nhiều trường hợp xơ cứng bì các thể có kết quả tốt, nhiều trường hợp đã khỏi hoàn toàn. Bệnh nhân cần điều trị ít nhất 4 - 6 tháng, sau 1 - 2 tháng da sẽ mềm hơn giảm xơ cứng, giảm co rút, sức khỏe cải thiện, hạn chế biến chứng về khớp, xơ cứng cơ tim và xơ cứng phổi… Nếu bạn hay người thân của bạn cần được tư vấn về bệnh xơ cứng bì thể liên hệ theo số Hotline 0978600735 để nhận tư vấn miễn phí. |