Một vài ý kiến về tiểu thuyết “Còn có ai người khóc Tố Như”

Thế kỉ XVIII, Nguyễn Du là một nhà tư tưởng, một trí thức lớn, một nhà thơ vĩ đại, không chỉ là “một ngôi sao sáng” trên bầu trời văn học cổ Việt Nam mà năm 2015 còn được Tổ chức Khoa học, Giáo dục và Văn hoá của Liên Hợp Quốc (UNESCO) công nhận là Danh nhân văn hoá thế giới (chỉ sau Nguyễn Trãi và Chủ tịch Hồ Chí Minh). Tác phẩm “Truyện Kiều” của Nguyễn Du với 3.254 câu thơ lục bát, kiệt tác đã trở thành một tài sản văn học chung của nhân loại, được dịch ra hàng chục ngôn ngữ khác nhau trên thế giới.

Nguyễn Du và “Truyện Kiều” vì thế đã được rất nhiều tổ chức, nhà khoa học xã hội trong nước, nước ngoài nghiên cứu, khảo cứu, viết chuyên luận, tham luận. Đã có nhiều cuộc hội thảo và rất nhiều công trình về nó. Còn tiểu thuyết viết về Nguyễn Du xưa nay là hiếm. Được biết, năm 2010 Nguyễn Thế Quang có tiểu thuyết về Nguyễn Du, và năm 2023 xuất hiện tiểu thuyết “Còn có ai người khóc Tố Như” của Võ Bà Cường.

Tôi chưa được đọc tiểu thuyết của Nguyễn Thế Quang nhưng đọc “Còn có ai người khóc Tố Như”. Sau khi đọc hết cuốn sách (296 trang, 255 trang tiểu thuyết) cùng các bài viết Lời thưa, Lời tựa, Lời bạt, bài giới thiệu, Lời tác giả, tôi cũng thấy “Ở chừng mực nào đó sự hình thành, ra đời của một tác phẩm văn học có nét tương đồng với sự hình thành, khai mở của một bông hoa…” , “Đặc biệt, tiểu thuyết đã tái hiện quãng thời gian 10 năm Nguyễn Du sống ở Thái Bình, quê vợ của đại thi hào…” (Nguyễn Bình Phương, trích Tạp chí VNQĐ). Nhà văn Võ Bá Cường hoàn thành tác phẩm sau một thời gian có những tìm hiểu, nghiên cứu chặng đường 10 năm Nguyễn Du về lánh nạn sau khi triều đại Lê - Trịnh sụp đổ, lấy vợ, sinh sống ở trấn Sơn Nam Hạ (Quỳnh Côi, tỉnh Thái Bình) để ra đời “Truyện Kiều”. Tuy nhiên, “Còn có ai người khóc Tố Như” hư cấu dễ dãi, đặt ra nhiều vấn đề cần bàn, cần làm rõ.

Nhà văn Võ Bá Cường gửi lời cảm ơn tại buổi giới thiệu sách
Nhà văn Võ Bá Cường gửi lời cảm ơn tại buổi giới thiệu sách

Về nghệ thuật viết tiểu thuyết: Cuốn sách hoàn toàn không phải thể loại tiểu thuyết (mặc dù được coi là tiểu thuyết dã sử). Thực chất là một cuốn sách không hẳn thuộc thể loại nào với nhiều chi tiết hư cấu, sử dụng lẫn lộn thể kí, tạp văn, tổng kết, bình luật, khẩu ngữ sáo rỗng... làm rối loạn nhận thức người đọc. Tuyến nhân vật được cấu trúc đơn tuyến, nhưng kiểu “đầu Ngô mình Sở”, tính cách nhân vật không nhất quán, chắp vá lung tung. Lúc thì hao hao như dã sử, lúc lại nhảy sang cách trình bày của công trình biên khảo, nhiều đoạn đặc sệt báo cáo tư liệu, bình luận, tổng kết về thân thế, sự nghiệp Nguyễn Du.

Về nội dung “Còn có ai người khóc Tố Như” làm sai lệch sự thật lịch sử: Việc tìm hiểu thân thế, sự nghiệp của Nguyễn Du chủ quan, hời hợt dẫn đến việc miêu tả 10 năm “cát bụi” ở quê vợ chưa phản ánh đúng sự thật đã được khẳng định trong gia phả dòng họ Nguyễn Tiên Điền. Cuốn gia phả này do NXB Văn học ấn hành (6/2016), GS.TS Mai Quốc Liên (Trung tâm Nghiên cứu Quốc học), chủ biên và nội dung tập thơ chữ Hán “Bắc hành tạp lục” của Nguyễn Du. Tác giả bất chấp sự thật của gia phả, sử dụng phương pháp “đẽo chân cho vừa giày”. Không có sự nghiên cứu về tư liệu, cũng như điền dã thực địa nên không tiếp cận được những điểm cốt lõi trong tư tưởng Nguyễn Du. Ông biến Nguyễn Du thành người phát ngôn cho những triết lí vụn vặt, nông cạn, qua đó hạ thấp tầm vóc của Nguyễn Du.

Tác giả không đi từ các nhân vật trong “Truyện Kiều” để hư cấu những số phận dưới chế độ phong kiến thối nát trong 10 năm gió bụi mà viết lan man, miêu tả hời hợt, dễ dãi. Trong 4 chương đầu, bằng lối tạp văn, tác giả miêu tả Nguyễn Du rời kinh thành để về Trấn Sơn Nam là một Nguyễn Du như đi dạo chơi, lãng đãng, đa tình, dễ xiêu lòng, không phép tắc. Một số cảnh huống lộn xộn, phong cách Nguyễn Du không phải là con nhà “trâm anh thế phiệt”, không khắc hoạ được nội tâm của đại thi nhân, điển hình là cuộc giao tiếp với chúa Trịnh…

Sai về lịch sử có thể dẫn ra rất nhiều chi tiết. Mặc dù tiểu thuyết được hư cấu nhưng viết về nhân vật lịch sử thì không được làm lệch chuẩn về sự kiện lịch sử. Điển hình như viết khiến bạn đọc hiểu Nguyễn Trãi là “hậu thế” của Nguyễn Du: “Lúc xong việc vỡ rồi, người ta dùng chân tay đập vỡ vứt vào bờ tre, giậu ruối làm chỗ ở cho con thằn lằn, thạch sùng trú thân. Biết bao cảnh dâu bể phải vượt, đến như Nguyễn Trãi hậu thế cũng phải thốt lên…” (tr.54-55). Còn ở trang 174 (chương X: “Đời người biết chữ nhiều lo lụy”) viết về giấc mơ của Nguyễn Du liên tưởng tới Nguyễn Trãi: “Trãi kéo đầu Du gối lên bắp vế của mình. Du không chịu, muốn đầu Trãi gối lên vế mình mới đúng” là sự ngạo mạn, trịch thượng của Nguyễn Du với Nguyên Trãi. Lại nữa: “Trãi nói. Mắt ngươi sáng hơn mắt Trãi vì sớm nhận ra bóng tối và ánh sáng. Mắt Trãi còn, lúc nhập nhằng, lúc thế này thế kia”. Nên nhớ, Nguyễn Trãi sinh năm 1380, Nguyễn Du sinh năm 1761, hai nhà tư tưởng lớn ra đời cách nhau khoảng 380 năm thì Nguyễn Trãi sao bị coi là “hậu thế”. Nguyễn Du sinh sau 12-15 đời sao có thể xấc xược, ngạo mạn, xúc phạm tổ tiên thế được.

Có những nội dung mâu thuẫn như năm 1796 Nguyễn Du vào Gia Định phò Nguyễn Ánh và bị Nguyễn Thận bắt tù 3 tháng. Sau khi được thả mới về quê vợ Thái Bình. Lịch sử là như vậy, nhưng tác giả viết năm đó Nguyễn Du chia tay Thăng Long và chuyến du thuyền về Thái Bình vào năm Bính Thìn là sai.

Cũng trong “Còn có ai người khóc Tố Như”, rất nhiều chi tiết sai lệch như Nguyễn Du phải tá túc ở Bích Câu Đạo Quản (trên thực tế khi ở kinh thành, Nguyễn Du sống trong dinh thự của cha, anh, là quan đại thần như Nguyễn Khản, Nguyễn Nghiễm). Chính Võ Bá Cường cũng viết “Nguyễn ngẫm thời thế những ngày mình sống với cha anh trong phủ đệ…” (tr.122). Lúc Nguyễn Du chạy loạn vào thời điểm triều đình Lê -Trịnh sụp đổ (sau khi Nguyễn Khản chết), Nguyễn Du chạy từ Thái Nguyên về quê chứ không phải từ kinh thành; quê mẹ Nguyễn Du là làng Hoa Thiều thuộc huyện Đông Ngàn, Kinh Bắc (nay là huyện Tiên Du, tỉnh Bắc Ninh), tác giả viết là làng Thiều Hoa. Các địa danh Bạch Lãng, Phong Nguyệt Sào nhắc đi nhắc lại với tần suất cao nhưng ít ăn nhập với nhân vật và nội dung tác phẩm. Còn miêu tả mối tình Nguyễn Du với Đoàn Thị Huệ “thơ mộng hoá” nhưng nặng chất cải lương…

Ở chương cuối cùng (chương XVI) “tiểu thuyết bỗng biến thành bản tổng kết của tác giả về cuộc đời, sự nghiệp của Nguyễn Du. Võ Bá Cường viết: “Nhân dân tự hào đẻ ra được một Nguyễn Du. Nguyễn Du tự hào đẻ ra được Truyện Kiều”, và “Ông là viên ngọc đẫm lệ của dân, viên ngọc hội tụ đủ đức tính con người: NHÂN ÁI - KHIÊM TỐN - DŨNG - KHÍ - CÔNG BẰNG. Đức tính con người Nguyễn có cả trong ngọc, nó là viên hồng ngọc, hoàng ngọc, bạch ngọc”… là điển hình của ngôn từ sáo rỗng…

Tiểu thuyết “Còn có ai người khóc Tố Như” nếu thâm nhập vào quần chúng sẽ có hại, bởi làm sai lệch nhận thức về một Nguyễn Du - Đại thi hào - Danh nhân văn hóa thế giới. Từ đó, cơ quan chức năng quản lí nhà nước về xuất bản, in, phát hành nên xem xét và xử lí theo quy định của Luật Xuất bản hiện hành.

Kim Quốc Hoa

Tin liên quan

Ý kiến bạn đọc

* Vui lòng gõ tiếng Việt có dấu

Cùng chuyên mục

Kì vọng chọn đúng cán bộ đủ tầm cho chính quyền địa phương 2 cấp

Kì vọng chọn đúng cán bộ đủ tầm cho chính quyền địa phương 2 cấp

Việc sắp xếp, tổ chức lại đơn vị hành chính, chuyển sang mô hình chính quyền địa phương 2 cấp (cấp tỉnh, cấp xã) từ ngày 1/7/2025, đòi hỏi cán bộ có năng lực vượt trội, trách nhiệm cao, tư duy đột phá và sáng tạo.
Rào cản trong tiến hành các cuộc cách mạng

Rào cản trong tiến hành các cuộc cách mạng

Bài 5: Trọng trách người đứng đầu trong thời điểm độ trễ của pháp luật
Cảnh giác với những luận điệu chống phá chủ trương tinh gọn tổ chức bộ máy

Cảnh giác với những luận điệu chống phá chủ trương tinh gọn tổ chức bộ máy

Tinh gọn tổ chức bộ máy là chủ trương đúng đắn của Đảng, Nhà nước, đang được thực hiện quyết liệt, đồng bộ, bước đầu mang lại hiệu quả tích cực. Tuy nhiên, lợi dụng vấn đề này, các thế lực thù địch liên tục đưa ra những luận điệu xuyên tạc, thông tin giả chống phá Đảng, Nhà nước, gây hoang mang, chia rẽ dư luận...
Tư tưởng Hồ Chí Minh về bảo vệ môi trường và ý nghĩa trong phát triển bền vững giai đoạn hiện nay

Tư tưởng Hồ Chí Minh về bảo vệ môi trường và ý nghĩa trong phát triển bền vững giai đoạn hiện nay

Chủ tịch Hồ Chí Minh là tấm gương tiêu biểu trong bảo vệ môi trường. Suốt cuộc đời hoạt động cách mạng, Người luôn nhấn mạnh tầm quan trọng của việc chăm lo môi trường sống và thường xuyên kêu gọi Nhân dân gìn giữ thiên nhiên để “con đường từ chủ nghĩa xã hội đến chủ nghĩa cộng sản thêm xanh tươi”.
Tư tưởng Hồ Chí Minh - những khát vọng của dân tộc

Tư tưởng Hồ Chí Minh - những khát vọng của dân tộc

Hình ảnh “Anh hùng giải phóng dân tộc” và “Danh nhân văn hóa” đã hòa quyện tạo nên một nét riêng độc đáo ở Hồ Chí Minh không chỉ trong quá khứ, mà đang sống với hiện tại và sẽ tiếp tục tỏa sáng trong nền văn hóa tương lai.

Tin khác

Rào cản trong tiến hành các cuộc cách mạng

Rào cản trong tiến hành các cuộc cách mạng
Bài 4: Rào cản trong chuyển đổi số

Chủ tịch Hội NCT xã nên là NCT, làm chuyên trách sau sắp xếp, tinh gọn bộ máy

Chủ tịch Hội NCT xã nên là NCT, làm chuyên trách sau sắp xếp, tinh gọn bộ máy
Bài phát biểu của TS Trương Xuân Cừ, Phó Chủ tịch Thường trực Trung ương Hội NCT Việt Nam, đại biểu Quốc hội khóa XV tại nghị trường Quốc hội vừa qua đã liên tục nhận được sự ưởng ứng tích cực của cán bộ, hội viên NCT cả nước. “NCT luôn phát huy truyền thống 741 năm Hào khí Diên Hồng, 84 năm Lời kêu gọi Phụ lão cứu quốc của Chủ tịch Hồ Chí Minh. Trong kỉ nguyên mới, NCT cũng có trách nhiệm, mong muốn tiếp tục cống hiến. Tôi và NCT cả nước tha thiết trân trọng đề nghị, chính quyền địa phương cấp xã nên có Chủ tịch Hội NCT là NCT để tham mưu cho cấp ủy tập hợp NCT tham gia các hoạt động…”, Phó Chủ tịch Trương Xuân Cừ đề nghị. Tạp chí Người cao tuổi trân trọng ghi lại những tâm tư, nguyện vọng và chia sẻ của cán bộ, hội viên, NCT cả nước về nội dung trên…

Rào cản trong tiến hành các cuộc cách mạng

Rào cản trong tiến hành các cuộc cách mạng
Bài 3: Những câu chuyện thực tiễn cần tư duy mới trong xây dựng pháp luật

Rào cản trong tiến hành các cuộc cách mạng

Rào cản trong tiến hành các cuộc cách mạng
Bài 2: Rào cản trong xây dựng pháp luật

Rào cản trong tiến hành các cuộc cách mạng

Rào cản trong tiến hành các cuộc cách mạng
Bài 1: Những rào cản trong tổ chức lại bộ máy

Thực hiện tốt lời dạy của Bác để chăm sóc tốt sức khỏe Nhân dân

Thực hiện tốt lời dạy của Bác để chăm sóc tốt sức khỏe Nhân dân
Sau khi Cách mạng Tháng Tám năm 1945 thành công, nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa ra đời (2/9/1945). Kể từ đó, dưới sự lãnh đạo của Đảng và thực hiện tốt lời dạy của Chủ tịch Hồ Chí Minh, ngành Y tế nước ta đã có nhiều thành tựu.

Nâng cao tính đảng để vững bước tiến vào kỉ nguyên vươn mình của dân tộc

Nâng cao tính đảng để vững bước tiến vào kỉ nguyên vươn mình của dân tộc
Lãnh tụ V.I.Lênin từng tổng kết: “Đảng Cộng sản là đội tiên phong có tổ chức và giác ngộ nhất của giai cấp công nhân”. Và, Người chỉ rõ: “Tính Đảng là trụ cột tư tưởng của lí tưởng cộng sản”... “Không có tính Đảng thì không thể trở thành người Cộng sản”.

Tinh gọn tổ chức bộ máy là chủ trương đúng, phù hợp với xu thế phát triển của lịch sử

Tinh gọn tổ chức bộ máy là chủ trương đúng, phù hợp với xu thế phát triển của lịch sử
Trong thời gian qua, Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Bộ Chính trị, Ban Bí thư đã quyết tâm chính trị rất cao trong thực hiện cuộc cách mạng tinh gọn tổ chức bộ máy, mở rộng không gian phát triển, tạo nền tảng, sức bật cho đất nước trong kỉ nguyên mới, đồng thời bảo đảm tính ổn định lâu dài của hệ thống chính trị. Cuộc cách mạng này hoàn toàn phù hợp với xu thế phát triển của đất nước và thế giới.

Trận đánh kì lạ, táo bạo ở cửa ngõ Sài Gòn

Trận đánh kì lạ, táo bạo ở cửa ngõ Sài Gòn
Chiều 28/4/1975, sau khi xe tăng và bộ binh của Trung đoàn 46 đánh chiếm xong căn cứ Sơn Trạch, các đơn vị tranh thủ củng cố đội hình, chuẩn bị hành quân chiến đấu tiếp theo. Còn các đơn vị phía sau đội hình Trung đoàn 46 thì tiến vào vùng đất mới giải phóng, trong đó đơn vị pháo binh chiến dịch triển khai trận địa, chuẩn bị dội bão lửa vào sân bay Tân Sơn Nhất.

Từ Chiến dịch Nam Tây Nguyên chuyển thành Chiến dịch Tây Nguyên

Từ Chiến dịch Nam Tây Nguyên chuyển thành Chiến dịch Tây Nguyên
Tháng 3/1974, Hội nghị Quân ủy Trung ương đã cụ thể hóa Nghị quyết Hội nghị lần thứ 21 Trung ương Đảng (khóa III) về “Thắng lợi vĩ đại của cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước và nhiệm vụ của cách mạng miền Nam Việt Nam trong giai đoạn mới”; và đề ra chủ trương kiên quyết phản công và tiến công địch trên cả ba vùng chiến lược.

Đường Hồ Chí Minh trên biển, con đường của huyền thoại

Đường Hồ Chí Minh trên biển, con đường của huyền thoại
Con đường huyền thoại Hồ Chí Minh trên biển vẫn vang mãi dấu ấn của một thế hệ anh dũng, kiên cường, vượt qua gian khổ, mưu trí, dũng cảm để lập nên nhiều kì tích; để lại nhiều bài học sâu sắc và trở thành niềm tự hào, động lực to lớn, thôi thúc các thế hệ cán bộ, chiến sĩ Hải quân Nhân dân tiếp bước trên con đường bảo vệ chủ quyền biển, đảo thiêng liêng của Tổ quốc.

Việt Nam - Hồ Chí Minh biểu tượng của công lí và hòa bình

Việt Nam - Hồ Chí Minh biểu tượng của công lí và hòa bình
Chỉ ba tuần sau ngày Việt Nam tuyên bố độc lập, thực dân Pháp đã nổ súng tấn công Sài Gòn (23/9/1945), mở đầu cho cuộc chiến tranh xâm lược nước ta một lần nữa.

Nguyễn Thị Định: Người “chị cả”, nữ tướng tài ba

Nguyễn Thị Định: Người “chị cả”, nữ tướng tài ba
Hình ảnh người “con gái Bến Tre” năm xưa đi trong đạn lửa, hiên ngang, bất khuất trong “Đội quân tóc dài” (đội quân đặc biệt, có thể nói là độc nhất vô nhị trên thế giới), xuất hiện trong cao trào Đồng khởi của tỉnh từ năm 1960, sau đó lan rộng cả miền Nam. “Đội quân tóc dài” đã làm nên huyền thoại, góp phần vào thắng lợi chung của cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước...

Chủ nghĩa xã hội mới đem lại hạnh phúc cho loài người

Chủ nghĩa xã hội mới đem lại hạnh phúc cho loài người
Trên hành trình tìm đường cứu nước (1911-1941), Chủ tịch Hồ Chí Minh đã hiểu được rằng “cách mệnh tư bản là cách mệnh chưa đến nơi” và chỉ có chủ nghĩa xã hội và chủ nghĩa cộng sản mới đem lại hạnh phúc thực sự cho loài người.

Chặng đường 30 năm quan hệ Việt - Mỹ và hơn 200 năm giao lưu Nhân dân

Chặng đường 30 năm quan hệ Việt - Mỹ và hơn 200 năm giao lưu Nhân dân
Như chúng ta đã biết, ngày 28/1/1995, Hoa Kỳ thiết lập văn phòng liên lạc tại Hà Nội. Ngày 11/7/1995, Tổng thống Hợp chủng quốc Hoa Kỳ Bill Clinton tuyên bố bình thường hóa quan hệ ngoại giao với Việt Nam.
Xem thêm
Phiên bản di động