Một số kĩ năng sống cơ bản nên dạy trẻ từ nhỏ

Cha mẹ nào cũng luôn muốn con mình giỏi giang về học lực cũng như các lĩnh vực khác trong cuộc sống. Thế nhưng rõ ràng mỗi đứa trẻ có cá tính cũng như kĩ năng sở trường riêng. Một số cha mẹ sai lầm khi trông đợi con học được mọi thứ ở trường.
Quả thật trường học giúp bé phát triển về trí tuệ và một số khía cạnh, song có những kĩ năng trẻ có thể học tốt hơn tại nhà. Những kĩ năng đó sẽ giúp trẻ mạnh mẽ và đủ tự tin đối mặt với tình huống cấp bách trong cuộc đời khi chúng trưởng thành và thậm chí về già.

Dưới đây là một số kĩ năng sống cần thiết đối với trẻ trong cuộc sống mà cha mẹ nên dạy con từ nhỏ:

Trẻ cần được học bơi cho dù không sống gần nguồn sông nước
Trẻ cần được học bơi cho dù không sống gần nguồn sông nước

- Bơi: Bạn có thể dạy kĩ năng sống thiết yếu này thông qua những hoạt động vui nhộn dưới nước. Trẻ cần được học bơi cho dù không sống gần nguồn sông nước. Đây là kĩ năng không chỉ hữu ích cho bản thân trẻ mà còn có thể cứu sống người khác.

- Nấu ăn: Hầu như trẻ nhỏ đều thích nấu nướng. Cha mẹ có thể đề nghị bé hỗ trợ chuẩn bị nấu ăn từ khi bé còn nhỏ. Dần dần bạn sẽ nhận ra bé thích nấu ăn và việc bếp núc trở nên dễ dàng với bé. Nhờ tham gia vào công việc nhà bếp, việc ăn uống cũng sẽ trở nên thú vị hơn vì món ăn là thành quả có đóng góp công sức của bé. Thậm chí cha mẹ có thể không phải chờ đợi quá lâu đến ngày bé có thể tự nấu ăn những món đơn giản mà không cần đến sự trợ giúp từ người lớn.

- Kĩ năng sơ cứu: Trẻ bị thương khá thường xuyên khi vui chơi, vì thế đây là kĩ năng ưu tiên trẻ cần được học. Trẻ nên học cách sơ cứu cho bản thân và người xung quanh khi gặp tai nạn như trượt ngã gây xước, bỏng,... hay trong những tình huống khẩn cấp.

Kỹ năng phòng tránh thương tích và sơ cứu cho trẻ em
Kỹ năng phòng tránh thương tích và sơ cứu cho trẻ em

- Kĩ năng quản lí tiền bạc: Đây là một trong những kĩ năng sống quan trọng nhất cha mẹ nên dạy cho con mình. Cần dạy trẻ về giá trị của đồng tiền và làm sao để tiết kiệm tiền cho tương lai. Hướng dẫn trẻ cách tính ra số tiền trẻ cần chi tiêu và số tiền có thể tiết kiệm.

- Giặt giũ: Đây là kĩ năng mọi trẻ đều có thể học từ nhỏ. Giặt sạch quần áo của mình là điều chắc chắn trẻ phải biết khi sống xa nhà hay khi vào đại học. Trẻ nên được biết cả cách giặt máy và giặt tay. Riêng với trẻ nhỏ đây là hoạt động khá thú vị vì trẻ được theo suốt một quá trình từ giặt, phơi, gấp và cất dọn.

- Kĩ năng làm vườn cơ bản: Đây là kĩ năng sống dạy cho trẻ biết tôn trọng và yêu quý thiên nhiên, đồng thời xây dựng khả năng tự lập. Hãy cân nhắc sử dụng sân sau nhà, ban công, hay sân thượng... cho mục đích này. Trẻ có thể học được những kĩ năng cơ bản về việc thời tiết ảnh hưởng cây trồng thế nào; hạt nảy mầm ra sao, người làm vườn xử lí những vấn đề cây cối như thế nào...

- Kĩ năng tự vệ: Bạn không thể luôn ở bên con mọi lúc để bảo vệ bé khỏi những điều không mong muốn. Vậy thì tại sao bạn không cho bé tham gia một lớp học kĩ năng tự vệ, như lớp võ? Những bài học không chỉ giúp bé xử lí tốt khi bị tấn công bất ngờ mà còn giúp bé điều hòa phát triển tâm trí.

- Quản lí thời gian: Bạn nên bắt đầu dạy bé làm sao để quản lí thời gian từ khi còn nhỏ. Ban đầu có thể dạy bé tự mặc quần áo, chuẩn bị sẵn sàng đến trường, tự làm bài tập trong khoảng thời gian cho phép. Lớn lên, trẻ sẽ biết tự quản lí thời gian tốt hơn.

- Sửa chữa đồ dùng trong nhà: Nếu bạn chú ý, trẻ luôn háo hức muốn biết có gì bên trong tivi, tủ lạnh, máy giặt, điện thoại di động,... Hãy khích lệ trẻ học điều gì đó nhiều hơn thông qua sự tò mò của chúng. Bạn có thể dạy trẻ cách thay bóng đèn điện bị cháy hỏng; làm thế nào để thông nhà vệ sinh bị tắc, hay tắt bếp gas... Tuy nhiên đừng khi nào quên hướng dẫn trẻ về tiêu chuẩn an toàn mà trẻ cần ghi nhớ khi dùng tay xử lí đồ điện...

- Kĩ năng sinh tồn nơi hoang dã: Bạn có thể đưa trẻ đến những nơi cắm trại ở những nơi hoang dã để trẻ có thể học được một số kĩ năng như: Cách tạo lều trú ẩn, nấu ăn với lửa trại, di chuyển an toàn trong những địa hình khó khăn... những kĩ năng này giúp trẻ xây dựng sự tự tin và độc lập.

Nguyễn Huyền Nga

Tin liên quan

Cùng chuyên mục

Nhớ một bài báo của Bác Hồ 55 năm trước

Nhớ một bài báo của Bác Hồ 55 năm trước

Vào năm 1969, sắp đến kỉ niệm ngày thành lập Đảng, trước đó vẫn được tổ chức vào ngày 6/1 hằng năm. Nhưng từ khi Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ III, Trung ương Đảng quyết định lấy ngày 3/2 là ngày thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam cho tới nay...
Cán bộ, đảng viên “Cần phải xem báo Đảng”

Cán bộ, đảng viên “Cần phải xem báo Đảng”

Cách đây 70 năm, với bút danh C.B, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã viết bài báo với nhan đề “Cần phải xem báo Đảng” đăng trên Báo Nhân dân số 197, từ ngày 22 đến 24/6/1954. Bài báo ngắn chưa đầy 400 từ, nhưng sâu sắc, có ý nghĩa không chỉ đối với bạn đọc, nhất là cán bộ, đảng viên, mà còn đối với các nhà báo nói chung, những người làm báo Đảng nói riêng, chẳng những trước đây mà còn cả ngày nay...
Anh hùng Núp với cách mạng Cuba

Anh hùng Núp với cách mạng Cuba

Sau khi cách mạng thành công (1959), Cuba đẩy mạnh việc tìm hiểu cuộc kháng chiến chống Pháp của Nhân dân Việt Nam và lấy đó làm bài học thực tiễn sinh động trong cuộc chiến chống chủ nghĩa đế quốc Mỹ của Nhân dân Cuba...
Bác Hồ và Đại hội V Quốc tế Cộng sản

Bác Hồ và Đại hội V Quốc tế Cộng sản

Đại hội lần thứ V Quốc tế Cộng sản, gồm có đại biểu của 49 Đảng Cộng sản trên thế giới đã họp tại Mát-xcơ-va từ ngày 17/6 đến 8/7/1924.
Nghĩ về văn hoá học đường

Nghĩ về văn hoá học đường

Nhà trường không chỉ dạy chữ, mà còn dạy làm người. Vai trò và nhiệm vụ vẻ vang ấy đòi hỏi học đường phải không ngừng khẳng định bản chất văn hoá tiêu biểu.

Tin khác

Chủ tịch Hồ Chí Minh - Người khởi xướng phong trào thi đua yêu nước

Chủ tịch Hồ Chí Minh - Người khởi xướng phong trào thi đua yêu nước
Ngày 11/6/1948, Chủ tịch Hồ Chí Minh ra “Lời kêu gọi thi đua ái quốc”, với mục tiêu vừa thiết thực, vừa to lớn: “Dân tộc độc lập, dân quyền tự do, dân sinh hạnh phúc”.

Già hoá dân số và dân số già

Già hoá dân số và dân số già
Hiện nay nước ta có khoảng 16 triệu NCT. Đây là nguồn lực nội sinh quý giá, là lực lượng hướng đạo trong cố kết cộng đồng, xây dựng khối đại đoàn kết toàn dân tộc, tạo sức mạnh làm chủ xã hội và tự nhiên. Từ ngàn xưa, truyền thống dân tộc Việt Nam là trọng lão, coi NCT là rường cột xã tắc, được kế thừa và phát huy mạnh mẽ trong thời đại Hồ Chí Minh…

“Cai nghiện” mạng xã hội, chúng ta được gì?

“Cai nghiện” mạng xã hội, chúng ta được gì?
Khi công nghệ phát triển, các nền tảng mạng xã hội cũng trở nên thông minh hơn khiến độ “gây nghiện” của thế giới trực tuyến ngày càng cao. Xu hướng này đồng thời dấy lên nhiều lo ngại, chẳng hạn nguy cơ quyền riêng tư bị xâm phạm hoặc nghiêm trọng hơn là ảnh hưởng sức khỏe tâm thần của người dùng.

Những kiến nghị về thực trạng bộ máy và cán bộ cơ sở hiện nay

Những kiến nghị về thực trạng bộ máy và cán bộ cơ sở hiện nay
Theo Hiến pháp hiện hành, Nhà nước ta có 4 cấp, trong đó xã, phường, thị trấn là cấp cơ sở. Nhưng từ lâu cấp cơ sở đã trở thành trung gian, vì bộ máy còn nhiều tầng, nhiều lớp, nhiều đầu mối. Số lượng cán bộ ngày càng đông, chi phí ngân sách ngày càng nhiều nhưng hiệu lực, hiệu quả còn nhiều hạn chế, nhất là HĐND xã, nên rất cần phải có giải pháp cho cấp này.

Để Ngày Quốc tế Thiếu nhi thêm ý nghĩa

Để Ngày Quốc tế Thiếu nhi thêm ý nghĩa
Ngày Quốc tế Thiếu nhi 1/6 tại Việt Nam còn gọi là ngày Tết Thiếu nhi và được coi như một ngày hội lớn của trẻ nhỏ. Việt Nam cũng là nước đầu tiên ở châu Á và nước thứ hai trên thế giới phê chuẩn Công ước về quyền trẻ em. Những ngày này cha mẹ và các bé rất háo hức chờ đón cái Tết vui vẻ, hạnh phúc bên gia đình thân yêu…

Nâng cao ý thức cộng đồng về trách nhiệm chăm sóc và bảo vệ trẻ em

Nâng cao ý thức cộng đồng về trách nhiệm chăm sóc và bảo vệ trẻ em
Chăm sóc và bảo vệ trẻ em (CS&BVTE), nhất là đối với những trẻ em hoàn cảnh đặc biệt khó khăn là thách thức đối với các ngành chức năng và toàn xã hội. Với những mô hình trực tiếp chăm sóc (CS), bảo vệ (BV), giáo dục trẻ em (TE), các ngành chức năng hướng đến việc nâng cao ý thức của cộng đồng về trách nhiệm trong CS&BVTE, hướng đến mọi TE đều được chăm sóc tốt về đời sống vật chất và tinh thần…

Đôi điều về “thương cho roi cho vọt,...”

Đôi điều về “thương cho roi cho vọt,...”
Trẻ thơ, đó là một bộ phận quan trọng của nhân loại, một thế giới thiên thần kì diệu của hành tinh chúng ta. Chẳng phải ngẫu nhiên mà trong các ngày lễ hội, người ta cầm những bó hoa sặc sỡ và kiệu trên vai trẻ em tươi cười trong ánh mặt trời.

Phòng chống sét đánh ở khu vực nông thôn miền núi

Phòng chống sét đánh ở khu vực nông thôn miền núi
Theo báo An ninh Thủ đô, chiều tối ngày 19/5 vừa qua, tại tỉnh Thanh Hóa có 2 nạn nhân là bà L.T.N bị sét đánh khi đang làm đồng tại thôn Yên Bằng, xã Đông Yên, huyện Đông Sơn và chị B.T.P bị sét đánh khi tham gia giao thông tuyến đường nối TP Thanh Hoá đi Nghi Sơn, thuộc địa phận xã Đồng Tiến, huyện Triệu Sơn. Còn tại tỉnh Nam Định, vào khoảng 16h, nạn nhân tên N.V.T khi đang di chuyển qua khu vực xã Giao Hải, huyện Giao Thủy thì bị sét đánh dẫn đến tử vong.

Bảo vệ, chăm sóc và giáo dục thiếu nhi theo lời căn dặn của Bác

Bảo vệ, chăm sóc và giáo dục thiếu nhi theo lời căn dặn của Bác
Sinh thời, Chủ tịch Hồ Chí Minh là người rất yêu quý thiếu nhi và Người đã dành muôn ngàn tình yêu thương dành cho các chủ nhân tương lai của đất nước...

Đạo Phật có trong mỗi con người

Đạo Phật có trong mỗi con người
Tôi còn nhớ, vào ngày Rằm, mùng Một, khi bà lên chùa lễ Phật, là tôi lại ra đầu ngõ ngóng dáng còng với bộ áo nâu của bà lộ ra sau khúc cua, nơi có rặng tre xanh mát. Nay đã gần 40 tuổi, tôi vẫn nhớ phẩm oản thơm mùi gạo nếp lộc chùa, nhớ nụ cười để lộ hàm răng đen nhánh của bà ngày nào...

Bác Hồ với công tác bảo vệ môi trường

Bác Hồ với công tác bảo vệ môi trường
Chủ tịch Hồ Chí Minh rất quan tâm, chú trọng đến việc tạo dựng môi trường xanh, Bác dạy trước hết phải bảo đảm cho điều kiện sống và công tác. Trong kháng chiến, cơ quan thường xuyên phải di chuyển, Người luôn căn dặn cán bộ phải chọn những nơi: “Trên có núi, dưới có sông, có đất ta trồng, có bãi ta vui”.

Nguồn gốc nghệ thuật Bài chòi

Nguồn gốc nghệ thuật Bài chòi
Người dân Kinh Bắc say mê dân ca Quan họ, người Phú Thọ yêu hát Xoan, người Nam Bộ say mê và tự hào với Đờn ca tài tử, thì người dân Trung Bộ cũng thỏa nguyện khi nghệ thuật hát Bài chòi trở thành Di sản Văn hóa vi phật thể đại diện nhân loại…

Bác Hồ căn dặn về cần, kiệm, liêm, chính

Bác Hồ căn dặn về cần, kiệm, liêm, chính
Sinh thời, Chủ tịch Hồ Chí Minh thường xuyên kêu gọi toàn dân thực hiện cần, kiệm, liêm, chính để xây dựng đời sống mới, xây dựng chủ nghĩa xã hội.

Học tập tinh thần trách nhiệm, khoa học của Chủ tịch Hồ Chí Minh

Học tập tinh thần trách nhiệm, khoa học của Chủ tịch Hồ Chí Minh
Chủ tịch Hồ Chí Minh - Anh hùng giải phóng dân tộc, vị lãnh tụ thiên tài của dân tộc. Cuộc đời và sự nghiệp của Người đã trở thành di sản lớn lao của dân tộc Việt Nam. Học tập và làm theo Bác, đặc biệt học tập và làm theo tấm gương tinh thần trách nhiệm, phong cách khoa học của Người có ý nghĩa vô cùng quan trọng...

Hãy yêu thương “thế giới ngày mai”

Hãy yêu thương “thế giới ngày mai”
Trẻ em hôm nay, thế giới ngày mai. Những gì tốt đẹp nhất hãy dành cho trẻ em… Đó không chỉ là trách nhiệm của mỗi cá nhân, mỗi gia đình, nhà trường mà còn là trách nhiệm của toàn xã hội. Tuy nhiên, để làm tròn trách nhiệm đó không dễ dàng, bởi đâu đó vẫn còn những trẻ em chưa thực sự được hưởng một cuộc sống trọn vẹn, đủ đầy yêu thương…
Xem thêm
Phiên bản di động