Một lần đi cơ sở

Cuộc đời làm báo ai cũng thật nhiều kỉ niệm. Vui có, buồn có. Và tôi không là ngoại lệ. Vì thế, cứ đến những ngày này, lại muốn ngồi vào bàn, mở máy, ghi lại những dòng cảm xúc bất tận cứ ào ạt trào tuôn...

Thật hạnh phúc, trong thời đại công nghệ thông tin phát triển như vũ bão hiện nay, nhà báo không phải mỏi tay ghi ghi chép chép những dòng nguệch ngoạc vội vàng, mà đã có máy tính, máy ảnh, ghi âm, điện thoại, Ipad… hỗ trợ đắc lực trong quá trình tác nghiệp.

Một trong những ấn tượng sâu sắc không thể quên đối với nhà báo là sự tiếp đón nồng hậu, sự chia sẻ tận tình và chu đáo của cán bộ, hội viên, Nhân dân ở cơ sở. Trong các chuyến đi của mình, tôi thường được cán bộ địa phương chỉ dẫn tỉ mỉ, bố trí người làm việc, chuẩn bị sẵn nội dung, tài liệu theo văn bản đăng kí chương trình công tác mà tôi đã gửi trước đó.

Hơn chục năm trước, khi đang "chinh phục" khu vực miền Tây hai tỉnh Thanh Hóa và Nghệ An, tôi còn "non" nghề lắm! Khi ấy, điều kiện kinh tế khó khăn, đường sá giao thông đi lại bất cập, chưa có nhiều phương tiện như bây giờ. Bản thân tôi mới vào nghề, thiếu kinh nghiệm giao tiếp, chưa có nhiều mối quan hệ với địa phương. Vậy mà, thật ấm lòng khi những đề nghị làm việc hầu như đều được chấp thuận. Sau những giờ đi cơ sở là bữa cơm ấm áp nghĩa tình, giao lưu vui vẻ, và không ít lần tôi được nghe lãnh đạo, đồng bào hát tặng làn điệu dân ca đậm đà bản sắc địa phương; kể cho nghe những câu chuyện vui thú vị. Đồng hành cùng tôi trên các cung đường heo hút, quanh co là chiếc xe máy "Dream Tàu", có chăng chỉ xịt lốp ở những nơi mà tôi có thể nhờ hỗ trợ hoặc đủ sức vượt qua. Thường thì trong bán kính 300km là tôi đã sẵn sàng lên đường cùng chú "ngựa sắt" trung thành này.

Rừng săng lẻ ở huyện Tương Dương, tỉnh Nghệ An. Ảnh IT

Rừng săng lẻ ở huyện Tương Dương, tỉnh Nghệ An. Ảnh IT

Một lần, tôi đi công tác ở huyện Tương Dương, tỉnh Nghệ An. Đây là chuyến đi đầu tiên của tôi lên huyện miền núi xa xôi này. Sáng hôm ấy, tôi xuất phát từ Hà Nội. Theo tính toán, chỉ cuối giờ chiều tôi sẽ đến nơi. Chằng kĩ chiếc vali quen thuộc phía sau xe, tôi nổ máy tăng ga chạy ra đường Quốc lộ 1. Con đường Bắc Nam này sẽ đưa tôi đi khoảng 250km đến thị trấn Diễn Châu, từ đó rẽ phải khoảng hơn trăm cây số nữa là đến. Hành trình Hà Nội - Thanh Hóa từng đi nhiều, nhưng sang địa phận tỉnh Nghệ An thì tôi chưa đến bao giờ. Chiếc xe cà tàng chưa từng đi xa như thế nên tôi cũng phải dè chừng, không dám đi quá dài sợ nóng máy. Cứ thế, tôi mải miết đi, mệt thì dừng nghỉ uống nước, đói lại dừng ăn cơm, hết xăng đỗ lại mua. Đến ngã ba Diễn Châu đã 15 giờ, tôi dừng xe, định hướng rẽ rồi tiếp tục lên đường.

"Con ngựa sắt" gắn bó với tôi suốt những cung đường công tác

Ánh nắng chiều phía Tây chiếu thẳng vào mặt bỏng rát. Gió lào thổi từng cơn khiến cái nóng thêm hầm hập. Mỗi đoạn dừng nghỉ ngắn dần, tôi bắt đầu thấm mệt, giục mình càng phải cố gắng hơn. Đến 17 giờ, tôi có mặt ở thị trấn huyện Con Cuông. Nếu dừng lại ở đây, tôi có thể liên lạc, mượn phòng khách huyện nghỉ ngơi để hôm sau tiếp tục hành trình. Song nghĩ đến lời hẹn sáng hôm sau 7 giờ đã làm việc với lãnh đạo huyện Tương Dương, mà đường còn xa, e rằng mai lên không kịp giờ. Đoạn, tôi tạt vào một quán cơm nhỏ, vừa ăn vừa nghỉ lấy sức.

…Trời tối dần. Tôi tiếp tục hành trình, lướt qua những ngôi nhà đang dần đỏ đèn. Rồi đốm sáng hiu hắt như những con đom đóm nhỏ ấy cũng thưa hơn và mất hẳn. Tôi thấy mình đang đi giữa hai bên toàn cây cổ thụ dễ đến vòng tay người ôm không xuể (sau này tôi mới biết đó là khu rừng toàn cây săng lẻ). Con đường phía trước cứ thăm thẳm, hun hút. Tôi hơi gờn gợn, song lại tự trấn tĩnh, cố gắng vượt qua cung đường lạ lẫm này mong sao về đến nhà khách UBND huyện (theo hướng dẫn của cán bộ Văn phòng Ủy ban) càng sớm càng tốt.

Cuối cùng, nỗ lực của tôi cũng được đền đáp. Khoảng 1 giờ đêm, tôi đã về đến nhà khách huyện, và thật may, lễ tân vẫn đang đón những đoàn khách dưới xuôi lên, trong đó, đa số là doanh nghiệp đầu tư xây dựng và khai thác lâm, khoáng sản. Tôi thở phào, nhận phòng, tắm rửa rồi "đánh" một giấc ngon lành cho đến 5 giờ sáng.

Ghi chép của Thanh Hà

Tin liên quan

Cùng chuyên mục

Nữ điều dưỡng đón niềm vui với những lá thư cảm ơn từ bệnh nhân

Nữ điều dưỡng đón niềm vui với những lá thư cảm ơn từ bệnh nhân

Ngày qua ngày, điều dưỡng viên Đậu Thị Mận vẫn chăm chỉ như con ong cần mẫn cùng trải qua những niềm vui, nỗi buồn với bệnh nhân. Niềm vui mà chị nhận được là những lá thư tay cảm ơn của người nhà và bệnh nhân đã được chị chăm sóc trong quá trình điều trị.
Phong tục đón Tết độc đáo của người Khơ Mú ở miền Tây xứ Nghệ

Phong tục đón Tết độc đáo của người Khơ Mú ở miền Tây xứ Nghệ

Người Khơ Mú có 2 cái Tết, đó là Tết Grơ và Tết Nguyên đán. Họ quan niệm, mỗi năm có nhiều cái Tết thì càng làm ăn phát đạt, khấm khá. Vì vậy người Khơ Mú có thể tổ chức Tết trong một hoặc vài ngày tùy theo điều kiện kinh tế.
Trưởng thành từ bóng tối

Trưởng thành từ bóng tối

Không đầu hàng với nghịch cảnh, từ một học sinh khiếm thị của trường THPT Phan Đình Phùng, TP. Hà Tĩnh, Đỗ Nam Khánh đã nỗ lực vươn lên làm chủ tri thức bằng nghị lực từ chính bản thân mình.
Đơn vị tiêu biểu trong công tác vệ sinh môi trường và  xử lý rác thải

Đơn vị tiêu biểu trong công tác vệ sinh môi trường và xử lý rác thải

Trong những năm gần đây huyện Nông Cống, tỉnh Thanh Hóa đã thực hiện tốt công tác vệ sinh môi trường (VSMT), xử lý tốt nguồn rác thải đã làm cho cảnh quan làng quê, đường giao thông trong địa bàn toàn huyện luôn xanh, sạch, đẹp. Việc làm thiết thực đó trở thành thói quen nâng cao ý thức trách nhiệm của mỗi người dân, cộng đồng dân cư trong công tác VSMT góp phần tích cực trong việc phát triển kinh tế- xã hội, xây dựng nông thôn mới ở địa phương.
Chuyện mùa gặt...

Chuyện mùa gặt...

Vụ Thu Đông còn được gọi là vụ 3 ở đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL). Vụ này tuy không phải là vụ mùa chính, chỉ những nơi nào thuận lợi thì nông dân mới sản xuất. Tuy vậy, với nông dân thì mùa nào cũng là mùa hối hả, nhưng có lẽ, mùa gặt là mùa vui nhất khi nhìn thấy lúa vàng óng trên các cánh đồng.Đó không chỉ là thành quả mà còn là nhìn thấy sự no ấm, sung túc và đủ đầy. Mùa gặt trên cánh đồng là mùa vui, bởi những tiếng í ới cười đùa của nông dân chân lấm tay bùn và nhân công bốc vác thời vụ hối hả với bao lúa nặng trịch trên vai. Vì thế, khi lúa được mùa, bán trúng giá thì không khí đồng áng càng vui vẻ hơn. Chùm ảnh sau là câu chuyện mùa gặt đầy chân thực và gần gũi.

Tin khác

Đền Cô Chín Suối Rồng – ngôi đền nổi tiếng linh thiêng của Hải Phòng

Đền Cô Chín Suối Rồng – ngôi đền nổi tiếng linh thiêng của Hải Phòng
Đền Cô Chín Suối Rồng được mệnh danh là ngôi đền linh thiêng bậc nhất đất Cảng. Từ lâu, ngôi đền này đã trở thành điểm đến tâm linh quen thuộc của người dân TP Hải Phòng cũng như nhiều tỉnh, thành khác trong cả nước.

Khám phá nơi đầu tiên Phật giáo du nhập vào Việt Nam

Khám phá nơi đầu tiên Phật giáo du nhập vào Việt Nam
Chùa Hang có vị thế với lưng ẩn sâu trong núi và mặt hướng ra biển cả. Đây được xem là ngôi chùa thiên tạo lớn nhất trong khu di tích lịch sử Đồ Sơn, TP Hải Phòng. Theo nhiều nhà nghiên cứu, đây là nơi đầu tiên Phật giáo du nhập vào Việt Nam.

“Tận mục sở thị” ngôi đền linh thiêng có cây Gạo nhiều tuổi nhất Việt Nam

“Tận mục sở thị” ngôi đền linh thiêng có cây Gạo nhiều tuổi nhất Việt Nam
Hơn 700 năm trôi qua, trải qua bao thăng trầm của lịch sử, dưới làn mưa bom bão đạn, cây Gạo vẫn xanh tốt bốn mùa, xòe tán che chở cho ngôi đền Mõ cổ kính, linh thiêng.

Mê mẩn rặng thị cổ hàng trăm năm tuổi ở Hải Phòng mùa quả chín

Mê mẩn rặng thị cổ hàng trăm năm tuổi ở Hải Phòng mùa quả chín
Những trái thị vàng óng, ngát hương, lúc lỉu trên cây thị cổ thụ hàng trăm năm tuổi ở Đồ Sơn, TP Hải Phòng khiến du khách không khỏi mê mẩn.

Bí ẩn lời nguyền đá nổi khiến cả làng không ai nên người ở Hải Phòng

Bí ẩn lời nguyền đá nổi khiến cả làng không ai nên người ở Hải Phòng
Kể từ khi vị tiến sĩ ném hòn đá xuống ao mà nguyền rằng: “Bao giờ hòn đá này nổi, làng Xuân La mới nên người”, thì việc học hành của làng Xuân La chìm trong tăm tối, không ai đỗ đạt.

Ngôi đền bị gắn với lời đồn cứ yêu nhau đến đền là chia tay

Ngôi đền bị gắn với lời đồn cứ yêu nhau đến đền là chia tay
Có một ngôi đền ở Hải Phòng bị gắn với lời đồn, các đôi yêu nhau cứ đến đền là về sẽ chia tay.

Lạ kỳ ngôi miếu cứ xây lên là bị sét đánh sập

Lạ kỳ ngôi miếu cứ xây lên là bị sét đánh sập
Hàng trăm năm nay, người dân thôn Phong Cầu, xã Đại Đồng, huyện Kiến Thụy, TP. Hải Phòng vẫn luôn truyền tai nhau câu truyện mang màu sắc ly kỳ, huyền bí về ngôi miếu cổ trong làng – ngôi miếu cứ xây lên là bị sét đánh sập.

Hiệu quả từ Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững

Hiệu quả từ Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững
Trong thời gian qua nhờ triển khai và thực hiện có hiệu quả Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững, đã góp phần quan trọng đưa huyện miền núi Như Thanh tưng bước ổn định và sớm trở thành huyện có tiềm lực về kinh tế của tỉnh Thanh Hóa.

Cơn bão qua đi, tình người còn mãi

Cơn bão qua đi, tình người còn mãi
Nhóm thiện nguyện của xã Gia Điền, huyện Hạ Hòa, tỉnh Phú Thọ vừa kết nối với Hội NCT tỉnh Yên Bái đến thăm, động viên tinh thần, tặng 40 suất quà cho NCT nghèo, NCT hoàn cảnh khó khăn bị ảnh hưởng do cơn bão số 3 (Yagi) gây ra tại xã Quy Mông, huyện Trấn Yên.

Cuộc sống của 115 người dân của thôn Kho Vàng, xã Cốc Lầu sau khi được tìm thấy

Cuộc sống của 115 người dân của thôn Kho Vàng, xã Cốc Lầu sau khi được tìm thấy
Phát hiện nguy cơ sạt lở cao, 115 người dân thôn Kho Vàng, xã Cốc Lầu, huyện Bắc Hà, tỉnh Lào Cai đã chủ động di chuyển lên một ngọn núi cao cách thôn khoảng 1km để dựng lán trú ngụ.

Hiện trường sau bão

Hiện trường sau bão
Sau một đêm cuồng phong với mưa to, gió giật mạnh do tâm bão Yagi "chạy qua", sáng ngày 8/9, tại Thủ đô Hà Nội chỉ còn mưa nhỏ và gió nhẹ. Qua quan sát của phóng viên, bão không chỉ gây thiệt hại về người và của, mà còn làm đổ, gẫy hàng loạt cây xanh, trong đó có rất nhiều cây xanh to hàng chục năm tuổi. Tại huyện Thanh Trì và quận Hoàng Mai to trên đường lớn Ngọc Hồi đổ đồng loạt chắn ngang đường; cổng chào lớn tại Trung tâm huyện đổ gục. Trụ điện, biển báo giao thông cũng gẫy đổ. Tại các tuyến đường nhỏ hơn, cây đổ đè lên xe ô tô, xe máy, chắn ngang đường cản trở giao thông.

Người cao tuổi “giữ hồn” nghề mộc truyền thống

Người cao tuổi “giữ hồn” nghề mộc truyền thống
Trải qua bao thăng trầm của lịch sử, lúc thịnh lúc suy, song với sự nỗ lực gìn giữ nghề truyền thống của ông cha để lại, làng nghề mộc thị trấn Thanh Lãng chưa bao giờ thiếu đi âm thanh vang vọng của tiếng đục, tiếng cưa, tiếng bào cũng như cảnh mua bán nhộn nhịp. Có được thành quả trên phải kể đến vai trò của NCT thị trấn đã động viên con cháu gữ gìn và phát huy nghề mộc truyền thống.

Người “giữ lửa” hạnh phúc gia đình

Người “giữ lửa” hạnh phúc gia đình
Gia đình là tổ ấm của mỗi người, vừa là tế bào của xã hội, cái nôi giáo dục, lưu truyền các giá trị văn hóa của dân tộc Việt Nam. Nhận thức được điều đó, bà Nguyễn Thị Thoan, Chủ tịch Hội NCT, kiêm Phó Chủ tịch Hội Liên hiệp Phụ nữ, Phó Chủ tịch Hội Chữ thập đỏ, Chủ nhiệm CLB Liên thế hệ tự giúp Gia nhau phường Cốc Lếu, TP Lào Cai, tỉnh Lào Cai là tấm gương sáng trong phong trào xây dựng gia đình văn hóa, ấm no, hạnh phúc.

Hướng tới mô hình Bệnh viện Thông minh - Chuyên nghiệp - Hiện đại

Hướng tới mô hình Bệnh viện Thông minh - Chuyên nghiệp - Hiện đại
Sau 3 năm tiếp nhận và quản lý toàn diện Bệnh viện Giao thông vận tải Vinh, diện mạo cơ sở 2, Bệnh viện Đa khoa TP Vinh hoàn toàn đổi mới. Đây là kết quả minh chứng cho quyết tâm, nỗ lực của tập thể Bệnh viện Đa khoa TP Vinh hướng tới mục tiêu phát triển mô hình “Bệnh viện thông minh - Chuyên nghiệp - Hiện đại”.

Hành trình “về nguồn” nhân kỉ niệm Ngày Thương binh - Liệt sĩ

Hành trình “về nguồn” nhân kỉ niệm Ngày Thương binh - Liệt sĩ
Trong 3 ngày (26 đến 28/7), Đoàn công tác của Trung ương Hội NCT Việt Nam do TS Trương Xuân Cừ, Phó Chủ tịch Hội NCT Việt Nam làm trưởng đoàn đã đến thăm, dâng hương, tri ân Đại tướng Võ Nguyên Giáp tại Vũng Chùa - Đảo Yến, huyện Quảng Trạch (tỉnh Quảng Bình); dâng hương tưởng niệm các anh hùng liệt sĩ ở Nghĩa trang Trường Sơn, Nghĩa trang Đường 9 - Nam Lào, Thành cổ Quảng Trị; Khu Di tích Lịch sử Ngã ba Đồng Lộc, huyện Can Lộc (tỉnh Hà Tĩnh) và Khu di tích Lịch sử Truông Bồn huyện Đô Lương, (tỉnh Nghệ An).
Xem thêm
Bình Thuận: Đạt nhiều kết quả bước đầu trong chuyển đổi số

Bình Thuận: Đạt nhiều kết quả bước đầu trong chuyển đổi số

Thời gian qua, các sở, ban, ngành, địa phương ở Bình Thuận tiếp tục đẩy mạnh tuyên truyền nâng cao nhận thức về chuyển đổi số; hướng dẫn người dân khai thác, sử dụng dịch vụ công trực tuyến, thanh toán không dùng tiền mặt; các nền tảng số phổ biến, sử dụng hàng ngày (VNeID, Công dân số Bình Thuận, ví tiền điện tử, chữ ký số cá nhân…)
Xã đảo Nhơn Châu xây dựng 4 điểm du lịch

Xã đảo Nhơn Châu xây dựng 4 điểm du lịch

UBND tỉnh Bình Định vừa ban hành Quyết định phê duyệt Quy hoạch chi tiết xây dựng tỷ lệ 1/500 các điểm du lịch tại xã Nhơn Châu, TP Quy Nhơn, bao gồm Điểm số 1, Điểm số 3, Điểm số 7 và Điểm số 10.
Phương án sắp xếp, tổ chức lại các bệnh viện trực thuộc Bộ Y tế đến năm 2030

Phương án sắp xếp, tổ chức lại các bệnh viện trực thuộc Bộ Y tế đến năm 2030

Phó Thủ tướng Lê Thành Long đã ký Quyết định số 1704/QĐ-TTg phê duyệt Phương án sắp xếp, tổ chức lại các bệnh viện trực thuộc Bộ Y tế đến năm 2025, giai đoạn 2026 - 2030.
Thanh Hoá giao chỉ tiêu gần 4.000 hợp đồng giáo viên cho các cơ sở giáo dục

Thanh Hoá giao chỉ tiêu gần 4.000 hợp đồng giáo viên cho các cơ sở giáo dục

UBND tỉnh Thanh Hóa vừa có quyết định giao chỉ tiêu gần 4.000 hợp đồng giáo viên được hỗ trợ kinh phí trong các cơ sở giáo dục địa bàn tỉnh.
Tặng quà hộ nghèo và học sinh nghèo huyện Bắc Hà

Tặng quà hộ nghèo và học sinh nghèo huyện Bắc Hà

Trong 2 ngày 28 và 29/12, Đoàn thiện nguyện Áo ấm yêu thương, gồm các nhà hảo tâm các tỉnh Vĩnh Phúc, Phú Thọ và TP Hà Nội, do bà Nguyễn Thị Thủy làm trưởng đoàn phối hợp với homestay ViNa Bắc Hà, tỉnh Lào Cai đã tới thăm hỏi, động viên và trực tiếp trao tặng quà, lương thực, nhu yếu phẩm, chăn bông và quần áo ấm trị giá trên 100 triệu đồng hỗ trợ hộ nghèo và học sinh nghèo xã Tả Văn Chư và Lùng Phình, huyện Bắc Hà.
Tặng quà học sinh nhân dịp năm mới 2025

Tặng quà học sinh nhân dịp năm mới 2025

Nhân dịp đón mừng năm mới 2025, ngày 30/12/2024, Trung tâm Phát triển Giáo dục và Truyền thông TP Hồ Chí Minh (Trung tâm CEDC) cử đoàn công tác về TP. Châu Đốc, tỉnh An Giang; và về huyện Cam Lộ, tỉnh Quảng Trị để trực tiếp trao 60 suất quà tặng học sinh vượt khó hiếu học.
Phiên bản di động