Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) phản hồi một số thông tin về ngành điện lực

Mới đây, Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) đã có văn bản phản hồi về một số nội dung liên quan đến ngành điện. Để Đại biểu Quốc hội và cơ quan báo chí được rõ..

Thứ nhất về vấn đề tại sao lại nhập khẩu điện từ Lào và Trung Quốc mà không mua điện gió và điện mặt trời thì EVN cho biết:

Nội dung này tại buổi trao đổi với một số cơ quan báo chí về tình hình cung cấp điện và một số vấn đề liên quan vào ngày 24/5/2023, Thứ trưởng Bộ Công Thương Đặng Hoàng An cho biết như sau: ”Sản lượng điện nhập khẩu tương đối nhỏ, trong đó nhập từ Lào khoảng 7 triệu kWh/ngày, Trung Quốc 4 triệu kWh/ngày. Sản lượng điện toàn quốc là trên 850 triệu kWh/ ngày, riêng miền Bắc cũng là 450 triệu kWh/ngày trong khi tổng sản lượng điện nhập khẩu khoảng hơn 10 triệu kWh/ngày nên tỷ trọng điện nhập khẩu rất thấp, chưa tới 1,3% toàn quốc.

Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) phản hồi một số thông tin về ngành điện lực
Tập đoàn điện lực Việt Nam thông tin về các vấn đề ngành điện

Những nguồn này không hẳn là thiếu mới nhập. Chúng ta đã mua điện của Trung Quốc từ năm 2005. Còn nhập khẩu điện từ Lào theo hiệp định liên Chính phủ. Chúng ta cũng bán điện sang Campuchia từ rất lâu dựa trên các hiệp định giữa các nước láng giềng với nhau”.Năng lượng tái tạo thời gian qua phát triển mạnh nhưng chủ yếu chỉ nằm ở khu vực miền Trung và miền Nam, trong khi khó khăn về cung cấp điện trong một số thời điểm lại diễn ra ở miền Bắc. Đồng thời, do giới hạn về mặt kỹ thuật để bảo đảm vận hành an toàn các đường dây truyền tải điện 500 kV Bắc - Nam nên các nguồn điện bổ sung ở miền Trung và miền Nam cũng không hỗ trợ được cho miền Bắc.

Thực hiện chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ và Bộ Công Thương, EVN đã tập trung cao nhất vào việc đàm phán, thống nhất giá tạm, báo cáo Bộ Công Thương phê duyệt để nhanh chóng đưa các dự án đã hoàn thành xây dựng vào vận hành theo đúng quy định của pháp luật trong thời gian sớm nhất. EVN đã thành lập nhiều Tổ đàm phán để sẵn sàng trao đổi và hướng dẫn giải quyết các vướng mắc, xử lý dứt điểm các vấn đề thuộc trách nhiệm của EVN như gia hạn thỏa thuận đấu nối, thử nghiệm nghiệm thu. Ngoài ra, EVN đã tổ chức nhiều cuộc họp với tất cả các chủ đầu tư có đại diện của Bộ Công Thương để tháo gỡ các vướng mắc trong quá trình đàm phán.

Đến ngày 31/5/2023, có 50 dự án với tổng công suất 2751,661MW Chủ đầu tư đề nghị giá điện tạm thời bằng 50% giá trần của khung giá phát điện cho từng loại hình ban hành theo Quyết định số 21/QĐ-BCT ngày 19/01/2023 của Bộ Công Thương, trong đó EVN đã trình Bộ Công Thương và được Bộ Công Thương phê duyệt 40 dự án với tổng công suất là 2368,7MW. Trong đó có 07 dự án/phần dự án với tổng công suất 430,22MW đã hoàn thành thủ tục công nhận vận hành thương mại và phát điện lên lưới. Các dự án/phần dự án còn lại đang hoàn tất chương trình thử nghiệm, hoàn thiện các thủ tục pháp lý liên quan (quyết định điều chỉnh chủ trương đầu tư về tiến độ thực hiện của dự án, quyết định giao đất, giấy phép xây dựng, giấy phép hoạt động điện lực, kết quả kiểm tra công tác nghiệm thu của cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền,...) để đủ điều kiện đưa vào vận hành trong thời gian sớm nhất.

Thứ 2, về nguyên nhân của khoản lỗ 26000 tỷ đồng của năm 2022. Thì phía Tập đoàn điện lực EVN cho biết:

Báo cáo hoạt động sản xuất kinh doanh điện năm 2022 của EVN được lập theo đúng quy định, đã được kiểm toán bởi Công ty TNHH Deloitte Việt Nam. Kết quả sản xuất kinh doanh (SXKD) điện năm 2022 cũng đã được kiểm tra bởi Đoàn kiểm tra liên ngành theo Quyết định số 543/QĐ-BCT ngày 03/03/2023 về việc kiểm tra chi phí sản xuất kinh doanh điện của Tập đoàn Điện lực Việt Nam, bao gồm đại diện của các Bộ, cơ quan, hiệp hội có liên quan như Bộ Công Thương, Bộ Tài chính, Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội, Văn phòng Chính phủ, Ủy ban Quản lý vốn nhà nước tại doanh nghiệp, Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, Hội Điện lực Việt Nam, Hội Bảo vệ người tiêu dùng Việt Nam, Liên đoàn Thương mại và Công nghiệp Việt Nam.

Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) phản hồi một số thông tin về ngành điện lực
Tập đoàn Điện lực thông tin về khoản lỗ 26000 tỷ đồng năm 2022

Ngày 31/03/2023, Bộ Công Thương đã tổ chức họp báo công bố nội dung về kết quả kiểm tra chi phí SXKD điện năm 2022 của EVN.

Theo số liệu công bố tại buổi họp báo, giá bán lẻ điện bình quân bán cho khách hàng sử dụng điện theo biểu giá điện do Chính phủ quy định thực hiện trong năm 2022 là 1.882,73 đ/kWh, trong khi đó giá thành mua điện từ các nhà máy điện (bao gồm cả chi phí truyền tải, phân phối - bán lẻ, phụ trợ) là 2.032,26 đ/kWh. Vì vậy, với mỗi kWh bán cho khách hàng sử dụng điện năm 2022 thì EVN lỗ 149,53 đồng/kWh, làm EVN lỗ SXKD điện -36.294,15 tỷ đồng năm 2022. Nhờ có thu nhập từ các hoạt động khác liên quan tới SXKD điện là 10.058,36 tỷ đồng (thu nhập từ tiền bán công suất phản kháng; thu nhập từ hoạt động tài chính của Công ty mẹ - EVN, Tổng công ty Truyền tải điện quốc gia, các Tổng công ty Điện lực; thu nhập từ cổ tức và lợi nhuận được chia, lãi chuyển nhượng vốn của Công ty mẹ EVN và các Tổng công ty Điện lực) nên số lỗ tổng hợp SXKD năm 2022 của EVN là -26.235,78 tỷ đồng.

Giá thành mua điện từ các nhà máy điện bán tới khách hàng bao gồm giá thành khâu phát điện, giá thành khâu truyền tải, khâu phân phối - bán lẻ, khâu phụ trợ. Trong đó, giá thành khâu phát điện chiếm tỷ trọng chủ yếu. Năm 2022, giá thành khâu phát điện chiếm tỷ trọng 83,6%; các khâu truyền tải, phân phối-bán lẻ và phụ trợ chỉ chiếm tỷ trọng 16,4%. EVN đã nỗ lực và quyết liệt thực hiện các giải pháp nội tại để giảm chi phí như tiết kiệm 10% chi phí thường xuyên, cắt giảm chi phí sửa chữa lớn từ 20% đến 40%... làm cho giá thành khâu truyền tải, phân phối - bán lẻ và phụ trợ năm 2022 giảm 19,69 đ/kWh so với năm 2021 (chỉ còn 333,81 đ/kWh năm 2022 so với 353,5 đ/kWh năm 2021). Nhưng do các thông số đầu vào khâu phát điện năm 2022 (giá nhiên liệu than, dầu, khí) tăng đột biến so với các năm trước đây nên làm giá thành khâu phát điện tăng mạnh, từ 1.506,4 đ/kWh năm 2021 lên 1.698,45 đ/kWh trong năm 2022 (tương ứng mức tăng 192,05 đ/kWh). Cụ thể:

Giá than nhập khẩu (áp dụng cho các nhà máy điện sử dụng than nhập khẩu, chủ yếu theo chỉ số NewC Index) tăng rất mạnh trong năm 2022: bình quân chỉ số NewC Index năm 2022 là 362,8 USD/tấn, tăng 163% so với bình quân năm 2021 (138 USD/tấn). Đặc biệt, chỉ số NewC Index bình quân tháng 09/2022 là 434 USD/tấn, tăng 214% so với bình quân năm 2021.

Giá than pha trộn (được sử dụng chủ yếu cho các nhà máy nhiệt điện than): Than phan trộn TKV cung cấp: Mức tăng giá than pha trộn bình quân của TKV trong năm 2022 là từ 41% đến 46,4% (tuỳ từng chủng loại than) so với giá than áp dụng năm 2021.

Loại than đi các NMĐ từ khu vực Quảng Ninh

Giá than bình quân năm 2021

(đồng/tấn)

Giá than bình quân năm 2022

(đồng/tấn)

Chênh lệch 2022-2021

(đồng/tấn)

Chênh lệch 2022-2021 (%)

5a.10

1.838.000

2.690.999

852.999

46,4%

5b.10

1.685.000

2.376.430

691.430

41,0%

6a.10

1.499.000

2.154.196

655.196

43,7%

Than pha trộn TCT Đông Bắc cung cấp: Mức tăng giá than pha trộn bình quân của TCT Đông Bắc trong năm 2022 là từ 34,7% đến 39,4% (tuỳ từng chủng loại than) so với giá than áp dụng năm 2021.

Loại than đi các

NMĐ từ khu vực Quảng Ninh

Giá than bình

quân năm 2021 (đồng/tấn)

Giá than bình

quân năm 2022 (đồng/tấn)

Chênh lệch 2022-2021

(đồng/tấn)

Chênh lệch

2022-2021 (%)

5a.14

1.837.000

2.560.584

723.584

39,4%

5b.14

1.685.000

2.269.970

584.970

34,7%

6a.14

1.498.000

2.066.296

568.296

37,9%

Giá khí cho các nhà máy điện tua bin khí trong nước (theo cơ chế giá khí thị trường nhưng không thấp hơn giá khí miệng giếng) được xác định theo giá dầu thế giới là dầu HSFO và dầu thô Brent cũng tăng rất mạnh.

Dầu Quốc tế HSFO bình quân năm 2022 là 521,6 USD/tấn, tăng 27,3% so với năm 2021 (409,6 USD/tấn). Đặc biệt, chỉ số dầu HSFO bình quân tháng 04/2022 là 705,4 USD/tấn, tăng 72% so với bình quân năm 2021.

Giá dầu thô Brent bình quân 2022 là 101,3 USD/thùng, tăng 42,9% so với giá dầu thô Brent bình quân năm 2021 (70,9 USD/thùng).

Hiện nay do khí Nam Côn Sơn suy giảm nên các nhà máy nhiệt điện khí (Phú Mỹ 1, Phú Mỹ 2.1, Phú Mỹ 4, Phú Mỹ 2.2 BOT, Phú Mỹ 3 BOT, Nhơn Trạch 1, Nhơn Trạch 2 và Bà Rịa) tiếp nhận khí Hải Thạch – Mộc Tinh, Sao Vàng.

Đại Nguyệt và khí Đại Hùng, Thiên Ưng có giá cao, đặc biệt khí Thiên Ưng, Sao Vàng - Đại Nguyệt giá rất cao ~ 10 USD/tr.BTU (do giá khí và cước vận chuyển khí cao).

Theo Quyết định số 24/2017/QĐ- TTg ngày 30/06/2017 của Thủ tướng Chính phủ về cơ chế điều chỉnh mức giá bán lẻ điện bình quân, khi các thông số đầu vào cho sản xuất điện tăng thì giá bán lẻ điện được điều chỉnh tương ứng. Tuy nhiên, thực hiện chỉ đạo của Chính phủ để ổn định kinh tế vĩ mô và an sinh xã hội, giá điện chưa được cấp có thẩm quyền xem xét điều chỉnh theo biến động của thông số đầu vào trong năm 2022 nên EVN không có nguồn thu để bù đắp các chi phí mua điện tăng thêm.

Năm 2022, các nhà máy điện hạch toán phụ thuộc EVN sản xuất với sản lượng chỉ chiếm 20% tổng sản lượng điện năng của hệ thống với giá điện bình quân là 859,9 đ/kWh. Với vai trò là người mua duy nhất, để đảm bảo đủ điện cho phát triển kinh tế - xã hội, EVN đã phải mua 80% sản lượng điện năng còn lại từ các nhà máy điện độc lập theo các hợp đồng mua bán điện và giá điện được cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt với giá điện bình quân 1.757,5 đ/kWh (chưa bao gồm chi phí truyền tải, phân phối - bán lẻ, phụ trợ) để cung cấp cho khách hàng.

Ngoài nhiệm vụ của một doanh nghiệp sản xuất kinh doanh điện, EVN còn phải thực hiện nhiệm vụ chính trị mà Chính phủ giao trong việc thực hiện đầu tư lưới truyền tải và mạng lưới bán điện đến cả vùng núi, hải đảo và bán thấp hơn giá thành để góp phần thực hiện xoá đói giảm nghèo, giữ vững ổn định chính trị, bảo đảm an ninh quốc phòng tại các địa bàn trọng điểm.

Nếu thị trường năng lượng được phát triển hoàn chỉnh theo định hướng “phát triển thị trường năng lượng đồng bộ, liên thông giữa các phân ngành điện, than, dầu khí và năng lượng tái tạo” theo Nghị quyết số 55-NQ/TW ngày 11/02/2020 của Bộ Chính trị1 và giá bán lẻ điện được điều chỉnh kịp thời theo Quyết định số 24/2017/QĐ-TTg ngày 30/06/2017 của Thủ tướng Chính phủ thì các khách hàng sử dụng điện sẽ phải chịu ngay các chi phí mua điện tăng thêm do thông số đầu vào tăng đột biến trong năm 2022. Tuy nhiên, với cơ chế điều tiết giá bán lẻ điện như hiện tại của Chính phủ, EVN đang là doanh nghiệp đứng ra chịu toàn bộ khoản lỗ SXKD năm 2022 thay cho các khách hàng sử dụng điện.

Các nguyên nhân trên đã làm EVN lỗ SKXD năm 2022 và có thể tiếp tục lỗ trong các năm tiếp theo dù EVN đã rất nỗ lực và quyết liệt triển khai các giải pháp nội tại để tiết giảm chi phí trong toàn EVN.

Thứ 3, phản hồi về vấn đề “EVN xin tăng giá điện, nhưng loạt công ty con đưa hàng vạn tỉ đồng gửi ngân hàng” theo phản ánh của Báo Lao động thì EVN cho rằng:

Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) phản hồi một số thông tin về ngành điện lực
Tập đoàn điện lực thông tin về việc tăng giá điện hàng loạt công ty con đưa hàng vạn tỷ đồng gửi Ngân hàng

Số tiền gửi mà báo chí đề cập cần được xem xét với số dư nợ ngắn hạn (60.045 tỷ đồng) tại cùng thời điểm của các TCT Điện lực. Chưa nói đến các khoản dư nợ dài hạn, chỉ xét riêng các khoản dư nợ ngắn hạn trên thì rõ ràng số nợ vay tại các đơn vị là rất lớn, nhu cầu trả nợ gốc và lãi vay trong năm rất cao nên đòi hỏi các đơn vị phải duy trì số dư đủ trả nợ đến hạn nhằm đảm bảo tín nhiệm tín dụng cho các khoản vay trong thời gian tới.

Ngoài ra, số dư tiền gửi trên được dùng để thanh toán trả nợ cho các nhà cung cấp, thanh toán tiền mua điện cho các nhà máy điện mặt trời mái nhà và nhà máy thuỷ điện nhỏ vào đầu tháng sau theo các hợp đồng đã ký kết để đầu tư hệ thống phân phối - bán lẻ đáp ứng nhu cầu tăng trưởng phụ tải, và chi phí cho hoạt động sản xuất kinh doanh.

Các Tổng Công ty Điện lực phải chủ động cân đối dòng tiền phù hợp để đảm bảo thanh toán nợ gốc và lãi vay kịp thời cho các đơn vị tín dụng, thanh toán cho các nhà cung cấp, các nhà máy điện theo quy định, đồng thời có trách nhiệm nâng cao hiệu quả sử dụng vốn của đơn vị mình.

Thứ 4, đối với vấn đề bố trí sắp xếp nhân viên theo dõi chỉ số công tơ thì EVN cho rằng:

Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) phản hồi một số thông tin về ngành điện lực
EVN thông tin về việc xắp xếp công nhân theo dõi công tơ điện

Hoạt động phân phối kinh doanh điện của EVN bao gồm các nhiệm vụ chính như: Đầu tư xây dựng, vận hành và quản lý hạ tầng lưới điện phân phối (các đường dây và trạm biến áp) đến cấp điện áp 110kV (bao gồm đưa điện về nông thôn, vùng sâu vùng xa, miền núi và hải đảo); hoạt động kinh doanh, phân phối và mua bán điện theo giấy phép hoạt động điện lực; dịch vụ khách hàng (cung cấp các dịch vụ điện và chăm sóc khách hàng); các nhiệm vụ khác (tiếp nhận lưới điện của các tổ chức khác bàn giao, tiết kiệm điện, v.v…).

Thực hiện chủ trương hiện đại hóa trong công tác kinh doanh dịch vụ khách hàng, từ năm 2015 EVN đã đầu tư, lắp đặt và đưa vào vận hành công tơ điện tử và hệ thống thu thập dữ liệu từ xa, thay thế dần các công tơ cơ khí (phải thực hiện đo ghi thủ công). Đến nay, 80,26% hệ thống đo đếm và ghi chỉ số điện đã được điện tử hóa. Tổng số công tơ cơ khí trên toàn quốc cần nhân viên đo ghi thủ công là 6.020.583 công tơ.

Theo lộ trình thì tới năm 2025 toàn bộ số công tơ cơ khí này sẽ được thay thế bằng công tơ điện tử đo xa. Về nhân viên đo ghi chỉ số công tơ toàn Tập đoàn: Do việc thực hiện đo ghi và phúc tra chỉ số công tơ thường được thực hiện mỗi tháng 1 lần. Để tối ưu hóa và nâng cao năng suất lao động, các nhân viên đo ghi và phúc tra chỉ số công tơ, ngoài việc đo ghi, còn phải kiêm nhiệm các công việc khác như: kiểm tra, thay công tơ định kỳ, đôn đốc nợ, đo công suất, chụp ảnh nhiệt, sử lý sự cố, chăm sóc khách hàng, v.v… Hiện toàn Tập đoàn có 2.242 nhân viên3 thực hiện việc các công việc này, tương ứng 2,32% số lượng CBCNV toàn Tập đoàn (96.677 CBCNV).

Ngoài ra trong thời gian qua, EVN đã đẩy mạnh ứng dụng chuyển đổi số và các công nghệ mới vào tất cả các hoạt động sản xuất kinh doanh nên hàng năm lực lượng lao động của EVN đều giảm, mỗi năm đã giảm bình quân khoảng 1100 người.

Trên đây là toàn văn thông báo của Tập đoàn điện lực Việt Nam EVN thông tin tới các vấn đề về ngành điện.

Trường Sang- Mai Lan

Tin liên quan

Ý kiến bạn đọc

* Vui lòng gõ tiếng Việt có dấu

Cùng chuyên mục

Tự hào 60 năm Ngày Bộ đội Không quân mở mặt trận trên không thắng lợi

Tự hào 60 năm Ngày Bộ đội Không quân mở mặt trận trên không thắng lợi

Ngày 3/4, tại quận Tân Bình, TP Hồ Chí Minh, Hội Cựu chiến binh Không quân phía Nam tổ chức kỷ niệm 60 năm Ngày Bộ đội không quân mở mặt trận trên không thắng lợi (3/4/1965 – 3/4/2025). Dự chương trình có Anh hùng, Đại tá Vũ Ngọc Đỉnh, phi công “ACE” đẳng cấp thế giới; Anh hùng, Trung tướng Phạm Tuân, phi công đầu tiên của Không quân Nhân dân Việt Nam bắn hạ pháo đài bay B52, nguyên Chủ nhiệm Tổng cục Công nghiệp Quốc phòng; Tiến sĩ Huỳnh Thành Lập, Phó Chủ tịch Hội NCT Việt Nam; Trưởng BĐD Hội NCT TP. Hồ Chí Minh; và các anh hùng, tướng lĩnh.
Bình Dương xem xét đặt tên đường tại TP Bến Cát và cầu nối với Tây Ninh

Bình Dương xem xét đặt tên đường tại TP Bến Cát và cầu nối với Tây Ninh

Chiều 3/4, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Bình Dương, Bùi Minh Trí chủ trì cuộc họp của Hội đồng đặt tên, đổi tên đường và công trình công cộng để xem xét việc đặt tên các tuyến đường tại TP Bến Cát và cây cầu kết nối giữa Bình Dương với Tây Ninh.
Phấn đấu đến ngày 30/4/2025 hoàn thành Chương trình "Xóa nhà tạm, nhà dột nát"

Phấn đấu đến ngày 30/4/2025 hoàn thành Chương trình "Xóa nhà tạm, nhà dột nát"

Ngày 3/4, Tỉnh ủy, HĐND, UBND và Ủy ban MTTQ Việt Nam tỉnh Đồng Nai tổ chức lễ khởi công chương trình “Xóa nhà tạm, nhà dột nát” tại huyện Vĩnh Cửu. Sự kiện có sự tham dự của Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh, Phó trưởng Ban Chỉ đạo chương trình Võ Tấn Đức; Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Chủ tịch Ủy ban MTTQ Việt Nam tỉnh, Phó trưởng Ban Chỉ đạo Cao Văn Quang cùng đại diện các sở, ngành, lãnh đạo địa phương.
Ra quân tấn công, trấn áp tội phạm, đảm bảo an toàn kỷ niệm 50 năm ngày giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước

Ra quân tấn công, trấn áp tội phạm, đảm bảo an toàn kỷ niệm 50 năm ngày giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước

Sáng 3/4, Công an tỉnh Bình Thuận đã tổ chức lễ ra quân thực hiện “Cao điểm tấn công, trấn áp tội phạm, bảo đảm an ninh trật tự, thi đua lập thành tích chào mừng kỷ niệm 50 năm ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước”.
Tổ chức “Festival Cao Nguyên Trắng Bắc Hà” mùa hè năm 2025

Tổ chức “Festival Cao Nguyên Trắng Bắc Hà” mùa hè năm 2025

Huyện Bắc Hà ban hành Kế hoạch tổ chức Giải đua ngựa truyền thống huyện Bắc Hà mở rộng lần thứ 18. Lễ hội này là di sản văn hóa phi vật thể cấp quốc gia đã được công nhận năm 2021. UBND huyện Bắc Hà Tổ chức vòng loại Giải đua ngựa truyền thống Cao nguyên trắng Bắc Hà ngày 3/5/2025, vòng bán kết, chung kết, giải đua ngựa được tổ chức vào ngày 7/6/2025. tại sân vận động Trung tâm huyện.

Tin khác

Chiếu phim miễn phí phục vụ nhân dân

Chiếu phim miễn phí phục vụ nhân dân
Chương trình nằm trong Giỗ Tổ Hùng Vương và Tuần Văn hóa - Du lịch Đất Tổ năm Ất Tỵ - 2025, Trung tâm Văn hóa - Điện ảnh Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch Phú Thọ tổ chức Đợt chiếu phim từ ngày 29/3/2025 đến ngày 7/4/2025 (tức ngày 1 đến 10/3 âm lịch) tại Rạp chiếu phim Hòa Phong, TP Việt Trì.

Tổ chức Hội sách Đất Tổ năm 2025, với chủ đề “Sách - Đồng hành và tôn vinh giá trị văn hóa vùng Đất Tổ”.

Tổ chức Hội sách Đất Tổ năm 2025, với chủ đề “Sách - Đồng hành và tôn vinh giá trị văn hóa vùng Đất Tổ”.
Đây là hoạt động nằm trong chuỗi các hoạt động phục vụ Giỗ Tổ Hùng Vương và Tuần Văn hóa - Du lịch Đất Tổ năm Ất Tỵ 2025; hưởng ứng Ngày Sách và Văn hóa đọc Việt Nam, Ngày Sách và Bản quyền thế giới. Với chủ đề “Sách - Đồng hành và tôn vinh giá trị văn hóa vùng Đất Tổ”...

Tỉnh Long An: Nâng tầm hợp tác chiến lược, đẩy mạnh xúc tiến đầu tư tại Nhật Bản

Tỉnh Long An: Nâng tầm hợp tác chiến lược, đẩy mạnh xúc tiến đầu tư tại Nhật Bản
Nhằm thúc đẩy hợp tác kinh tế, mở rộng cơ hội đầu tư và tăng cường kết nối với các đối tác Nhật Bản, Đoàn công tác tỉnh Long An do Chủ tịch UBND tỉnh Nguyễn Văn Út làm trưởng đoàn sẽ có chuyến thăm và làm việc tại Nhật Bản từ ngày 30/3 đến 4/4/2025. Đây là hoạt động quan trọng trong Chương trình xúc tiến đầu tư năm 2025 của tỉnh, tập trung vào lĩnh vực thu hút đầu tư, phát triển nông nghiệp công nghệ cao và kết nối địa phương, hứa hẹn mở ra nhiều cơ hội hợp tác chiến lược giữa Long An và các đối tác Nhật Bản.

Khai mạc Lễ hội Đền Hùng và Tuần Văn hóa - Du lịch Đất Tổ năm Ất Tỵ 2025 .

Khai mạc Lễ hội Đền Hùng và Tuần Văn hóa - Du lịch Đất Tổ năm Ất Tỵ 2025 .
Tối 29/3, tại Quảng trường Hùng Vương tỉnh Phú Thọ tổ chức lễ khai mạc Lễ hội Đền Hùng và Tuần Văn hóa - Du lịch Đất Tổ năm Ất Tỵ 2025 .

Ký kết thỏa thuận hợp tác giai đoạn 2025-2030

Ký kết thỏa thuận hợp tác giai đoạn 2025-2030
Chiều 28/3/2025, UBND tỉnh Bình Thuận đã có buổi làm việc với Tổng Công ty Hàng không Việt Nam (Vietnam Airlines) để ký kết hợp tác toàn diện trong quá trình hoạt động và phát triển đến năm 2030.

Tỉnh Bình Dương: Đồng loạt ra quân "xóa nhà tạm, nhà dột nát"

Tỉnh Bình Dương: Đồng loạt ra quân "xóa nhà tạm, nhà dột nát"
Sáng 25/3, đồng loạt nhiều địa phương trong tỉnh Bình Dương tổ chức lễ khởi công xây dựng nhà cho hộ gia đình nghèo gặp khó khăn về nhà ở, trong đó có nhiều hộ gia đình người cao tuổi.

HĐND tỉnh Bình Dương xem xét điều chỉnh dự toán chi ngân sách nhà nước năm 2025

HĐND tỉnh Bình Dương xem xét điều chỉnh dự toán chi ngân sách nhà nước năm 2025
Chiều 24/3, tại Trung tâm Hành chính tỉnh Bình Dương, HĐND tỉnh đã tiến hành Phiên họp Thường trực lần thứ 38, dưới sự chủ trì của ông Nguyễn Văn Lộc, Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh. Cùng tham dự có bà Nguyễn Trường Nhật Phượng, Phó Chủ tịch HĐND tỉnh, lãnh đạo các sở, ban, ngành liên quan.

Thủ tướng Phạm Minh Chính: Ngành truyền hình tiếp tục giữ vững bản sắc nghề nghiệp, phát triển hệ sinh thái truyền hình đa nền tảng

Thủ tướng Phạm Minh Chính: Ngành truyền hình tiếp tục giữ vững bản sắc nghề nghiệp, phát triển hệ sinh thái truyền hình đa nền tảng
Tối 22/3, tại Trung tâm Hội nghị tỉnh, UBND tỉnh Bình Định phối hợp với Đài Truyền hình Việt Nam (VTV) và Đài Phát thanh và Truyền hình (PT&TH) Bình Định tổ chức Lễ bế mạc Liên hoan Truyền hình toàn quốc lần thứ 42 - năm 2025. Tham dự buổi Lễ có Ủy viên Bộ Chính trị, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính.

Thủ tướng Chính Phủ Phạm Minh Chính tham dự khánh thành công trình đập dâng Phú Phong

Thủ tướng Chính Phủ Phạm Minh Chính tham dự khánh thành công trình đập dâng Phú Phong
Chiều 22/3, trong chương trình công tác tại tỉnh Bình Định, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính dự Lễ khánh thành đập dâng Phú Phong tại huyện Tây Sơn và kiểm tra tiến độ dự án cao tốc Bắc – Nam phía Đông.

Bà Hồ Thị Hoàng Yến giữ chức vụ Bí thư Tỉnh ủy Bến Tre

Bà Hồ Thị Hoàng Yến giữ chức vụ Bí thư Tỉnh ủy Bến Tre
Ngay 22/3, Ban Thường vụ Tỉnh ủy Bến Tre tổ chức Hội nghị triển khai quyết định của Bộ Chính trị về công tác cán bộ. Dự Hội nghị có ông Nguyễn Văn Nên, Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Thành ủy TP Hồ Chí Minh; ông Nguyễn Thành Tâm, Ủy viên Trung ương Đảng, Phó trưởng Ban Tổ chức trung ương, lãnh đạo Vụ địa phương 2, Văn phòng Trung ương Đảng; các sở, ban ngành tỉnh Bến Tre.

Lễ hội Vía Bà Chúa Xứ núi Sam được công nhận là Di sản văn hoá đại diện của nhân loại

Lễ hội Vía Bà Chúa Xứ núi Sam được công nhận là Di sản văn hoá đại diện của nhân loại
Tối 19/3, tại Khu Du lịch Quốc gia Núi Sam, TP Châu Đốc, tỉnh An Giang tổ chức lễ đón nhận bằng Di sản văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại và khai hội Vía Bà Chúa Xứ năm 2025. Tham dự buổi lễ có ông Mai Văn Chính, Phó Thủ tướng Chính phủ cùng các lãnh đạo, nguyên lãnh đạo Đảng, Nhà nước, các tỉnh đồng bằng sông Cửu Long.

Người cao tuổi tích cực tham gia công tác bảo vệ môi trường

Người cao tuổi tích cực tham gia công tác bảo vệ môi trường
Thời gian qua, Hội NCT phường Hiệp Thành đã triển khai nhiều biện pháp cụ thể, vận động gần 2.000 hội viên tích cực tham gia, nêu gương sáng trong công tác bảo vệ môi trường.

8 công trình chào mừng 50 năm giải phóng tỉnh Bình Thuận và Đại hội Đảng bộ tỉnh Bình Thuận lần thứ XV

8 công trình chào mừng 50 năm giải phóng tỉnh Bình Thuận và Đại hội Đảng bộ tỉnh Bình Thuận lần thứ XV
Ban Thường vụ Tỉnh ủy Bình Thuận vừa quyết định chọn 8 công trình, dự án hoàn thành và khởi công mới chào mừng kỷ niệm 50 năm giải phóng tỉnh Bình Thuận (19/4/1975 - 19/4/2025) và chào mừng Đại hội Đảng bộ tỉnh Bình Thuận lần thứ XV, nhiệm kỳ 2025 - 2030. Trong đó có 5 công trình hoàn thành và 3 dự án khởi công thực hiện.

Cơ hội cho các doanh nghiệp và nhà đầu tư

Cơ hội cho các doanh nghiệp và nhà đầu tư
Chiều 14/3, UBND tỉnh Lào Cai phối hợp với Liên đoàn Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) tổ chức sự kiện “Gặp gỡ 2025: Lào Cai – Trung tâm kết nối giao thương Việt Nam/ASEAN và vùng Tây Nam Trung Quốc. Tham dự sự kiện có Phó Thủ tướng Chính phủ, Bộ trưởng Bộ Ngoại giao Bùi Thành Sơn. Về phía lãnh đạo tỉnh Lào Cai, có đồng chí Trịnh Xuân Trường, Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh.

Bình Thuận: Quyết tâm, chủ động thực hiện Dự án Đường sắt tốc độ cao Bắc - Nam

Bình Thuận: Quyết tâm, chủ động thực hiện  Dự án Đường sắt tốc độ cao Bắc - Nam
Chiều 13/3, Thường trực Tỉnh ủy Bình Thuận tổ chức họp nghe báo cáo tiến độ triển khai thực hiện dự án đường kết nối với đường sắt tốc độ cao Bắc – Nam với Phan Thiết. Chủ trì cuộc họp đồng chí Nguyễn Hoài Anh, Bí thư Tỉnh ủy, ông Đỗ Hữu Huy, Chủ tịch UBND tỉnh, lãnh đạo các sở, ngành và các địa phương có liên quan.
Xem thêm
Sớm đưa Quyết định 383 của Thủ tướng Chính phủ đi vào cuộc sống

Sớm đưa Quyết định 383 của Thủ tướng Chính phủ đi vào cuộc sống

Ngày 21/2/2025, Thủ tướng Chính phủ ban hành Quyết định số 383/QĐ-TTg (Quyết định 383) phê duyệt Chiến lược Quốc gia về NCT đến năm 2035, tầm nhìn đến năm 2045. Quyết định đúng, hợp lòng dân, làm nức lòng NCT, cùng với các chủ trương, chính sách về NCT thêm một lần khẳng định sự quan tâm của lãnh đạo Đảng, Nhà nước đối với NCT và tổ chức Hội NCT trong bối cảnh hiện nay… Tạp chí Người cao tuổi trân trọng giới thiệu ý kiến của NCT về nội dung trên…
Tiếp tục hợp tác, đồng hành với tầm cao mới, ngày càng hiệu quả, bền vững

Tiếp tục hợp tác, đồng hành với tầm cao mới, ngày càng hiệu quả, bền vững

Ngày 11/3/2025, tại tỉnh Hà Tĩnh, Hội Nông nghiệp Tuần hoàn (NNTH) Việt Nam đã tổ chức Hội nghị Ban Chấp hành lần thứ IV (khóa I), tổng kết công tác Hội năm 2024, triển khai nhiệm vụ năm 2025.
Chiến lược Quốc gia về NCT đến năm 2035, tầm nhìn đến năm 2045

Chiến lược Quốc gia về NCT đến năm 2035, tầm nhìn đến năm 2045

Ngày 21/2/2025, Phó Thủ tướng Lê Thành Long thay mặt Thủ tướng Chính phủ kí ban hành Quyết định số 383/QĐ-TTg phê duyệt Chiến lược quốc gia về NCT đến năm 2035, tầm nhìn đến năm 2045. Tạp chí Người cao tuổi trân trọng giới thiệu toàn văn Quyết định 383…
Phiên bản di động