“Mái ấm” D813

Ngày 21/4, tại TP Pleiku, tỉnh Gia Lai, cựu cán bộ, chiến sĩ D813 (quê ở 2 huyện Yên Mô và Yên Khánh, tỉnh Ninh Bình) thuộc Trung đoàn I, Quân khu III đã tưng bừng tổ chức lễ kỉ niệm 50 năm ngày nhập ngũ (25/4/1974 - 25/4/2024). Ngày khoác ba lô vào Nam chiến đấu với mái tóc xanh nay đã bạc màu theo thời gian nhưng tính vui nhộn, tình đồng chí, đồng đội của người lính vẫn không hề phai nhạt.
Các CCB D813 chụp ảnh lưu niệm
Các CCB D813 và người thân chụp ảnh lưu niệm

Năm 1974, chiến trường miền Nam vẫn đang ở trong giai đoạn ác liệt. Thực hiện nghiêm túc mệnh lệnh của cấp trên, ngày 16/8/1974 cả Tiểu đoàn 813 (gọi tắt là D813) hành quân vào Nam chiến đấu. Trong số hơn 700 cán bộ, chiến sĩ đã có 114 chiến sĩ được bổ sung về D10 Ban An ninh Khu V làm nhiệm vụ bảo vệ Khu ủy Khu V. Số cán bộ, chiến sĩ còn lại được bổ sung quân số cho Quân khu V và Bộ Quốc phòng. Như vậy, lực lượng D813 được trải khắp miền Trung và Tây Nguyên. Dù ở mỗi đơn vị và địa bàn công tác khác nhau nhưng các chiến sĩ D813 đều quyết tâm khắc phục khó khăn, gian khổ. Vượt qua cảnh đói cơm, nhạt muối, ăn khoai, sắn, rau rừng, sốt rét ác tính, mưa lũ, ngủ rừng, cán bộ, chiến sĩ Tiểu đoàn đã tham gia nhiều trận đánh ác liệt với kẻ thù, lập nhiều chiến công.

Tặng Kỉ niệm chương cho cán bộ, chiến sĩ D813. Ảnh: Phú Lợi
Tặng Kỉ niệm chương cho cán bộ, chiến sĩ D813. Ảnh: Phú Lợi

Ở Quảng Nam có một vùng rừng núi rộng lớn, hiểm trở là quê hương của đồng bào các dân tộc Kơ Tu, Ka Dong, Giẻ Triêng, Ko… nổi tiếng kiên cường bất khuất trong chống giặc ngoại xâm và son sắt thủy chung với cách mạng. Đây là căn cứ địa bất khả xâm phạm, là nơi đứng chân vững chắc của các cơ quan chỉ huy và chỉ đạo toàn Khu V trong suốt thời kì kháng chiến chống Mỹ cứu nước. Những tên sông, tên suối, tên núi, tên rừng như Nước Là, Tất Bỏ, Nước Trắng, Dốc Vượt, Dốc Voi, Nước Oa, Trà Nô, Trà My… mãi mãi còn gợi nhớ những cột mốc quyết định cuộc chiến chống Mỹ, Ngụy. Chưa bao giờ rừng núi lại gắn bó mật thiết máu thịt với đồng bằng và thành thị đến vậy. Những mệnh lệnh, chỉ thị đã được ban ra từ đây để biến thành những cuộc đấu tranh ngút trời của quần chúng. Mỹ - Ngụy có vũ khí hiện đại và quân lính thiện chiến, có tình báo, mật thám chỉ điểm, D813 và đồng đội đã dựa vào dân tạo ra những tình huống bất ngờ, táo bạo, luôn chủ động tiến công và chiến thắng quân thù; bảo vệ an toàn Khu ủy Khu V cho đến ngày miền Nam hoàn toàn được giải phóng. Song 20 cán bộ, chiến sĩ đã anh dũng hi sinh vì nền độc lập dân tộc; một số bị nhiễm chất độc da cam/đi-ô-xin hoặc bệnh tật khác.

Mừng thọ cho thân nhân cán bộ, chiến sĩ D813. Ảnh: Phú Lợi
Mừng thọ cho thân nhân cán bộ, chiến sĩ D813. Ảnh: Phú Lợi

Một vinh dự lớn lao là cán bộ, chiến sĩ Tiểu đoàn đã tham gia Chiến dịch giải phóng miền Nam mà mở đầu là Chiến dịch Tây Nguyên, góp phần cùng quân và dân cả nước “đánh cho Mỹ cút, đánh cho Ngụy nhào”, giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước vào ngày 30/4/1975 lịch sử.

Ngay sau ngày đất nước sạch bóng quân thù, hầu hết cán bộ, chiến sĩ D813 được chuyển ngành về Công an 2 tỉnh Gia Lai và Kon Tum, một số vẫn còn bám trụ trong quân đội, một số anh trở về nơi “chôn nhau, cắt rốn” mưu sinh. Dù ở cương vị nào, họ đều phát huy truyền thống “Bộ đội Cụ Hồ” hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ. Có nhiều người trưởng thành, trở thành cán bộ trung cao cấp và cán bộ chủ chốt của lực lượng vũ trang 2 tỉnh Bắc Tây Nguyên. Những tấm Huân chương, Huy chương, Bằng khen, Giấy khen là bằng chứng sống cho những nỗ lực phấn đấu không mệt mỏi của các anh ở chiến trường cũng như thời kì xây dựng đất nước sau chiến tranh.

Khuyến học, khuyến tài cho con, cháu cán bộ, chiến sĩ D813. Ảnh: Phú  Lợi
Khuyến học, khuyến tài cho con, cháu cán bộ, chiến sĩ D813. Ảnh: Phú Lợi

Năm 1995, các cựu chiến binh D813 cùng nhau thành lập “Mái ấm 813”, chung sức gánh vác việc thiện; nhường cơm, sẻ áo, tay cày, tay cuốc, đổ mồ hôi, sôi nước mắt trên các điền trang, cửa hàng buôn bán hay kinh doanh bất động sản, làm doanh nhân… phát triển kinh tế, đưa gia đình nhập vào hàng ngũ triệu phú, tỉ phú Việt Nam. Họ sẻ chia với nhau từng cân đường hộp sữa, từng món quà nghĩa tình khi ốm đau hoạn nạn, phúng viếng tiễn đưa người thân qua đời… Khen thưởng con em đồng đội học giỏi và bước vào giảng đường đại học. Trong suốt nửa thế kỉ gắn bó, các CCB đã tặng quà tết nguyên đán cho 40 thành viên, mừng thọ cho 80 lượt thành viên, thưởng cho 10 học sinh giỏi các cấp, hỗ trợ tiền tàu xe cho 72 lượt tân sinh viên nhập học vào các trường cao đẳng, đại học; mừng đám cưới 100 con em đồng đội; thăm ốm đau 300 trường hợp, quyên góp tiền cho một gia đình bị tai nạn giao thông nghiêm trọng…

Không chỉ chiến thắng giặc ngoại xâm, các CCB D813 vượt khó vươn lên chiến thắng đói nghèo, lạc hậu, làm giàu cho gia đình và góp phần xây dựng quê hương, đất nước. Đồng thời làm tốt công tác tình nghĩa đối với đồng đội và gia đình, nêu gương để con, cháu, thế hệ trẻ học tập, làm theo, tiếp bước cha ông viết thêm trang sử mới, xây dựng đất nước giàu đẹp và văn minh.

Văn Thư

Tin liên quan

Cùng chuyên mục

Về thăm di tích cụ Nguyễn Sinh Sắc

Về thăm di tích cụ Nguyễn Sinh Sắc

Nếu có dịp về Ðồng Tháp, một địa chỉ về nguồn lịch sử, bạn không thể không ghé thăm đó là Khu di tích Nguyễn Sinh Sắc, nơi yên nghỉ của thân sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh vĩ đại.
Điệu vũ của sức sống cội nguồn

Điệu vũ của sức sống cội nguồn

Những tiếng cồng tiếng chiêng vang lên rộn rã, cho từng vòng xoang ngày càng đắm say rạo rực, gần 800 nghệ nhân đã làm sống dậy nền văn hóa một miền cao nguyên nhiều huyền bí và đầy sức sống…
Sự tích nghề đan cỏ tế làng Lưu Thượng

Sự tích nghề đan cỏ tế làng Lưu Thượng

Làng nghề “Đan cỏ tế” thôn Lưu Thượng, xã Phú Túc, huyện Phú Xuyên, TP Hà Nội cách trung tâm thành phố khoảng 40km về phía Nam là nơi đầu tiên xuất hiện nghề đan cỏ tế, cách đây đã hơn 400 năm.

Tin khác

Người treo cờ trong trại Đa- vít sáng 30/4/1975

Người treo cờ trong trại Đa- vít sáng 30/4/1975
Ông Phạm Văn Lãi, nguyên cán bộ Văn phòng Chính phủ, sau ngày hưu về sống ở quê nhà xã Tự Tân, huyện Vũ Thư, tỉnh Thái Bình hơn chục năm nay.

Nhiều chương trình văn hóa nghệ thuật chào mừng các ngày lễ lớn

Nhiều chương trình văn hóa nghệ thuật chào mừng các ngày lễ lớn
Nhân kỉ niệm 49 năm Ngày giải phóng miền Nam thống nhất đất nước (30/4), 138 năm Ngày Quốc tế Lao động (1/5), 70 năm Chiến thắng lịch sử Điện Biên Phủ (7/5) và 29 năm Ngày thành lập Hội NCT Việt Nam (10/5), Trung tâm Văn hóa NCT Việt Nam và các đơn vị thành viên đã tổ chức nhiều chương trình biểu diễn nghệ thuật, ca múa nhạc đặc sắc phục vụ công chúng và NCT.

Khu Du lịch Văn hoá Phương Nam - Nơi tri ân các bậc tiền nhân “mở cõi”

Khu Du lịch Văn hoá Phương Nam - Nơi tri ân các bậc tiền nhân “mở cõi”
Với lịch sử và văn hóa đặc trưng, là một trong những điểm du lịch tâm linh hấp dẫn du khách - Khu Du lịch Văn hóa (DLVH) Phương Nam là một quần thể công trình độc đáo được xây dựng tại vùng đất này, nhằm tôn vinh và phụng thờ các nhân vật lịch sử và tổ tiên họ Đặng, cũng như các dòng họ khác trên khắp cả nước đã góp phần khai phá và xây dựng vùng đất mới. Nơi đây, những câu chuyện về những người anh hùng, những bậc tiền nhân đã ghi dấu ấn rất sâu trong lòng người dân miền Tây Nam Bộ...

Thành cổ Sơn Tây

Thành cổ Sơn Tây
Đầu thế kỉ XIX, triều đình nhà Nguyễn đã tiến hành xây dựng thành Sơn Tây (nay thuộc thị xã Sơn Tây, TP Hà Nội) vào năm Minh Mạng thứ ba (triều Minh Mạng 1820 - 1848). Đó là công trình kiến trúc nghệ thuật và quân sự của nước ta thời phong kiến gần 200 năm trước.

Lan tỏa sâu rộng phong trào luyện tập dưỡng sinh ở Cư Kuin

Lan tỏa sâu rộng phong trào luyện tập dưỡng sinh ở Cư Kuin
Hội NCT huyện Cư Kuin, tỉnh Đắk Lắk và CLB Dưỡng sinh NCT huyện vừa tổ chức Hội nghị tổng kết công tác năm 2023, triển khai nhiệm vụ năm 2024. Tại Hội nghị, CLB Dưỡng sinh NCT huyện đã trao tặng Giấy khen cho 5 cá nhân tiêu biểu. Trước đó, tại Lễ kỉ niệm 10 năm thành lập CLB Dưỡng sinh NCT huyện, UBND huyện đã khen thưởng 1 tập thể, 7 cá nhân có nhiều thành tích xuất sắc xây dựng phong trào dưỡng sinh trên địa bàn.

Đồng Tháp: Khu du lịch Văn hoá Phương Nam – Nơi tri ân các bậc tiền nhân “mở cõi”

Đồng Tháp: Khu du lịch Văn hoá Phương Nam – Nơi tri ân các bậc tiền nhân “mở cõi”
Với lịch sử và văn hóa đặc trưng, là một trong những điểm du lịch tâm linh hấp dẫn du khách. Khu Du lịch Văn hóa Phương Nam (DLVHPN) là một quần thể công trình độc đáo được xây dựng tại vùng đất này, nhằm tôn vinh và phụng thờ các nhân vật lịch sử và tổ tiên họ Đặng, cũng như các dòng họ khác trên khắp cả nước đã góp phần khai phá và xây dựng vùng đất mới. Nơi đây, những câu chuyện về những người anh hùng, những bậc tiền nhân đã ghi dấu ấn rất sâu trong lòng người dân Miền Tây Nam Bộ ...

Cụ Nguyễn Đình Tư - Đại sứ trọn đời Văn hóa đọc TP. Hồ Chí Minh

Cụ Nguyễn Đình Tư - Đại sứ trọn đời Văn hóa đọc  TP. Hồ Chí Minh
Tại chương trình ngày Sách và Văn hóa đọc Việt Nam lần 3 năm 2024 của TP. Hồ Chí Minh, Ban tổ chức đã công bố 10 Đại sứ Văn hóa đọc nhiệm kỳ 2024 - 2025. Trong đó, cụ Nguyễn Đình Tư là Đại sứ Văn hóa đọc Thành phố danh dự không giới hạn nhiệm kỳ.

Từng bừng khai mạc Lễ hội Phủ Đại năm 2024

Từng bừng khai mạc Lễ hội Phủ Đại năm 2024
Sáng 18/4 (10/3 âm lịch), UBND xã Lĩnh Toại, huyện Hà Trung, tỉnh Thanh Hóa Từng bừng tổ chức Lễ hội Phủ Đại năm 2024

Diễn đàn Tuổi Bạc - Bài bản, khoa học, thiết thực

Diễn đàn Tuổi Bạc - Bài bản, khoa học, thiết thực
Diễn đàn Tuổi Bạc - Bài bản, khoa học, thiết thực

Bức ảnh “Mẹ con ngày hội ngộ”

Bức ảnh “Mẹ con ngày hội ngộ”
Trong căn nhà cấp 4 nằm giữa vườn dừa của ông Lê Văn Thức, sinh năm 1945, ở ấp 6, xã Tân Thạch, huyện Châu Thành, tỉnh Bến Tre, bức ảnh “Mẹ con ngày hội ngộ” được treo ở vị trí trang trọng. Mẹ ông, cụ Trần Thị Bích đã qua đời vì tuổi già. Còn Lê Văn Thức cũng đã gần 80 tuổi, thường xuyên đau ốm do di chứng của những đòn tra tấn trong nhà tù Mỹ ngụy.

Lễ hội đình làng Phương Liệt, một nét đẹp văn hóa

Lễ hội đình làng Phương Liệt, một nét đẹp văn hóa
Phương Liệt xa xưa có tên là làng Giáp Cửu - giáp thứ chín thuộc tổng Hoàng Mai, huyện Thanh Trì (phủ Thường Tín - Trấn Sơn Nam Thượng). Đến năm Minh Mạng thứ 3 (1822) đổi thành Trấn Sơn Nam. Năm 1888, thực dân Pháp chiếm Hà Nội, tổng Hoàng Mai thuộc huyện Hoàng Long, tỉnh Hà Đông.

Đờn ca tài tử về đâu?

Đờn ca tài tử về đâu?
Đờn ca tài tử (ĐCTT) là loại hình nghệ thuật gắn liền với đời sống vật chất và tinh thần của người dân Nam Bộ. Mặc dù ra đời trong bối cảnh sinh hoạt văn hoá của cư dân vùng sông nước, song bên cạnh tính dân gian, loại hình này còn mang tính bác học bởi nó được sinh thành từ nhã nhạc cung đình Huế sang trọng.

Chèo quê xưa và nay

Chèo quê xưa và nay
Người dân thôn La Điền (làng La Điền), xã Tự Tân, huyện Vũ Thư, tỉnh Thái Bình rất đam mê nghệ thuật chèo truyền thống. Cách đây khoảng 80 năm, những người yêu chèo trong làng bàn với nhau thành lập một chiếu chèo, bầu ông Trần Hịnh làm trùm trưởng.

Mùa Xuân hành trình về Việt Bắc

Mùa Xuân hành trình về Việt Bắc
Hành trình trở về những địa danh cách mạng ở chiến khu Việt Bắc trong những ngày mùa Xuân ấm áp là trở về với ngọn nguồn cách mạng, vang vọng và ấm áp nơi đây hình ảnh, lời dạy của Bác Hồ kính yêu...

Chiêm ngưỡng đảo Ngọc

Chiêm ngưỡng đảo Ngọc
Hành trình tới thăm Phú Quốc, chúng tôi đã có những trải nghiệm thú vị và ý nghĩa về hòn đảo giàu đẹp của Tổ quốc, cảm nhận được những giá trị lớn lao mà biển đảo mang đến cho con người, cho đất nước…
Xem thêm
Tỉnh Đồng Tháp: Sẵn sàng cho đêm khai mạc Lễ hội Sen lần thứ 2 năm 2024

Tỉnh Đồng Tháp: Sẵn sàng cho đêm khai mạc Lễ hội Sen lần thứ 2 năm 2024

Bà Huỳnh Thị Hoài Thu, Giám đốc Sở Văn hóa, Thể thao Du lịch tỉnh Đồng Tháp, Phó Trưởng ban tổ chức Lễ hội Sen Đồng Tháp lần thứ 2 năm 2024 cho biết:
Bộ VH-TT&DL kiểm tra việc chấp hành quy định pháp luật về du lịch

Bộ VH-TT&DL kiểm tra việc chấp hành quy định pháp luật về du lịch

Bộ VH-TT&DL vừa ban hành Kế hoạch số 1908/KH-BVHTTDL về kiểm tra công tác chấp hành các quy định pháp luật và đảm bảo chất lượng của các doanh nghiệp lữ hành, hệ thống cơ sở lưu trú du lịch, các cơ sở giáo dục đào tạo nghiệp vụ lĩnh vực du lịch và hoạt độ
Nón ngựa miền di sản

Nón ngựa miền di sản

Mấy trăm năm thịnh suy, những đôi tay gầy guộc của người làng đã cần mẫn tạo nên một di sản. Một di sản bằng sự giữ gìn truyền thống và sáng tạo, mang nét cũ xưa và cả hơi thở hiện đại của thời cuộc vào trong chiếc nón mỏng manh nhẹ nhàng ấy…
Công bố danh sách tập trung U19 Việt Nam

Công bố danh sách tập trung U19 Việt Nam

U19 Việt Nam công bố danh sách cầu thủ chuẩn bị tham dự giải giao hữu tại Trung Quốc, trước khi hướng đến giải U19 Đông Nam Á 2024 và vòng loại U20 châu Á 2025.
Các địa phương sôi nổi Giải bóng chuyền hơi trung, cao tuổi năm 2024

Các địa phương sôi nổi Giải bóng chuyền hơi trung, cao tuổi năm 2024

Các tỉnh Lai Châu, Bắc Kạn, Nghệ An sôi nổi tổ chức Giải bóng chuyền hơi trung, cao tuổi năm 2024.
SALA RUNNING HUB – Điểm đến cho những người yêu thích chạy bộ tại Khu đô thị Sala

SALA RUNNING HUB – Điểm đến cho những người yêu thích chạy bộ tại Khu đô thị Sala

Hơn 1.000 runners đã tham gia sự kiện chạy bộ Sala Run Fest 10km vào ngày 5/5, nhân dịp Thế giới Chạy Bộ - chuỗi hệ thống bán lẻ sản phẩm thể thao và Faminuts House – thương hiệu dinh dưỡng từ hạt thuần chay chính thức khai trương chi nhánh Sala Running Hub, tại khu đô thị Sala, TP Thủ Đức, TP Hồ Chí Minh.
Trăng sáng quê nhà

Trăng sáng quê nhà

Liên lấy chồng, cả họ đều mừng! Chồng Liên là một chàng trai, tuy gốc gác nông thôn nhưng rất điển trai và có rất nhiều tài lẻ.
Mưa và em

Mưa và em

Đêm, thành phố chìm trong màn mưa ảm đạm, mưa ồ ạt mỗi lúc thêm nặng hạt. Bên li cà phê nguội lạnh, sống mũi anh cay xè, trái tim nhói lên từng nhịp đau đớn. Tai anh ù đi trong tiếng mưa.
Con gái của ba

Con gái của ba

Từ nhỏ, tôi đã luôn nghĩ ba là người đàn ông lạnh lùng nhất mà tôi biết. Ông cứng nhắc trong tất cả các vấn đề, trong lối sống hằng ngày và cả cách yêu thương vợ con.
Lịch phát sóng, link xem trực tiếp "Những nẻo đường gần xa" trên VTV

Lịch phát sóng, link xem trực tiếp "Những nẻo đường gần xa" trên VTV

Bộ phim “Những nẻo đường gần xa” do VFC sản xuất quy tụ dàn diễn viên gạo cội như NSUT Đỗ Kỷ, NSUT Nguyệt Hằng, nghệ sỹ Vĩnh Xương cùng các gương mặt diễn viên trẻ hứa hẹn sẽ mang đến nhiều cung bậc cảm xúc cho khán giả truyền hình.
Mời chuyên gia thẩm định huy hiệu “lạ” gây tranh cãi của Đàm Vĩnh Hưng

Mời chuyên gia thẩm định huy hiệu “lạ” gây tranh cãi của Đàm Vĩnh Hưng

Chiều 9/5, Phó trưởng Ban Tuyên giáo Thành ủy TP. Hồ Chí Minh Phạm Đức Hải cùng ông Nguyễn Ngọc Hồi, Phó Giám đốc Sở Thông tin và Truyền thông đồng chủ trì họp báo về tình hình kinh tế - xã hội của thành phố.
Bộ VH-TT&DL vào cuộc vụ Đàm Vĩnh Hưng cài huy hiệu "lạ" khi biểu diễn

Bộ VH-TT&DL vào cuộc vụ Đàm Vĩnh Hưng cài huy hiệu "lạ" khi biểu diễn

Theo Chánh Thanh tra Bộ VH-TT&DL Lê Thanh Liêm cho biết bộ đã nắm được thông tin liên quan đến trang phục biểu diễn của Đàm Vĩnh Hưng trong liveshow diễn ra ở TP.HCM vào tối hôm 5/5 vừa qua.
Phiên bản di động