'Lao vào tâm dịch' để thấy mình sống có ích hơn

Dù vất vả, áp lực bao nhiêu, cũng không thể làm giảm bớt nhiệt huyết và sự cống hiến của các bác sĩ trẻ. Ngược lại, họ cảm thấy bản thân sống có ích hơn vì người bệnh, vì cộng đồng. Chính tuổi trẻ và nhiệt huyết đã trở thành động lực giúp các bác sĩ trẻ luôn phấn đấu và cố gắng không ngừng trong sự nghiệp chăm sóc, bảo vệ sức khỏe của người dân.
'Lao vào tâm dịch' để thấy mình sống có ích hơn
Ths.BS Đỗ Doãn Bách (bên trái) cũng đồng nghiệp tại Bệnh viện Dã chiến số 16 trong TP Hồ Chí Minh. Ảnh: VGP

Bác sĩ trẻ và mạng lưới đồng hành

Sinh ra và lớn lên trong một gia đình có truyền thống trong ngành y, Ths.BS Đỗ Doãn Bách - một bác sĩ trẻ công tác tại Viện Tim mạch, Bệnh viện (BV) Bạch Mai chưa bao giờ quên lời dạy của một người thầy cũng chính là ông nội của mình GS. Đỗ Doãn Đại, nguyên Giám đốc BV Bạch Mai. "Là một bác sĩ, điều tiên quyết là phải giàu lòng thương người, từ đó mọi hành động ắt sẽ thành công". Lời dạy này càng ý nghĩa hơn bao giờ hết khi đại dịch COVID-19 ập đến, khiến hàng chục nghìn người dân Việt Nam nhiễm bệnh và thương vong. Sự góp sức của đội ngũ cán bộ y tế trên khắp cả nước là không thể đong đếm, thậm chí nói bao nhiêu cũng không đủ.

Luôn đau đáu lời dạy của ông nội, Ths.BS Đỗ Doãn Bách đặt mục tiêu cho chính bản thân mình, tuổi trẻ ngành y là phải cống hiến, cống hiến vì người bệnh, vì cộng đồng.

Tháng 7/2021, khi dịch COVID-19 bùng phát tại TP Hồ Chí Minh và các tỉnh phía nam. Số lượng bệnh nhân tăng nhanh chóng, y tế địa phương bị quá tải trầm trọng, hàng chục nghìn cán bộ y, bác sĩ, tình nguyện viên trên cả nước được kêu gọi và được điều động vào hỗ trợ các tỉnh, thành phía nam. Như nhiều bác sĩ trẻ khác, BS. Đỗ Doãn Bách cũng viết đơn xung phong vào Nam chống dịch.

Nhận được thông tin tình hình dịch bệnh tại TP Hồ Chí Minh diễn biến phức tạp, BS. Đỗ Doãn Bách cùng các đồng nghiệp trong Hội Thầy thuốc trẻ Việt Nam đã nhanh chóng tìm cách hỗ trợ người bệnh từ xa. Từ đó, Mạng lưới Thầy thuốc đồng hành được thành lập trong thời gian ‘thần tốc’ – chỉ 10 ngày, với sự phối hợp Tổ thông tin đáp ứng nhanh phòng, chống COVID-19 của Bộ Khoa học và Công nghệ.

Mục tiêu của Mạng lưới Thầy thuốc đồng hành là cố gắng tạo công cụ để làm sao tất cả bác sĩ trên cả nước đều có thể hỗ trợ được các tỉnh, thành phía nam bị quá tải y tế thời điểm đó. Mạng lưới sẽ tiếp cận được những bệnh nhân F0 để tư vấn, làm giảm sự hoang mang, lo lắng của người bệnh và sàng lọc những trường hợp nào thực sự cần phải vào viện.

Nhiều người dân thời điểm đó tâm lý rất hoang mang, lo lắng khi mắc bệnh. Chỉ cần có nhân viên y tế gọi điện tư vấn, sàng lọc bệnh, người dân sẽ rất yên tâm, không còn hoảng loạn. Và đó chính là nhiệm vụ của Mạng lưới Thầy thuốc đồng hành đặt ra.

"Khi bác sĩ của Mạng lưới Thầy thuốc đồng hành gọi điện hỏi tình trạng sức khỏe, có bệnh nhân đã òa khóc. Chỉ sau khi các bác sĩ động viên và hướng dẫn cách dùng thuốc, theo dõi các chỉ số SpO2, huyết áp, chế độ dinh dưỡng, tập luyện để nâng cao sức khỏe… bệnh nhân mới bình tĩnh lại. Vài ngày sau, bệnh nhân gọi điện cảm ơn bác sĩ vì đã cho họ được sống thêm lần nữa", đó là những giây phút không thể nào quên đối với một bác sĩ trẻ như Ths.BS Đỗ Doãn Bách.

Mạng lưới Thầy thuốc Đồng hành được ví như "trận chiến trên mây". Các bác sĩ và bệnh nhân không biết mặt nhau, họ chỉ nghe thấy tiếng của nhau qua điện thoại. Các bác sĩ cũng chỉ mong một ngày gọi điện tư vấn được càng nhiều ca bệnh càng tốt, để người dân lấy lại niềm tin, bình tĩnh, không còn hoảng loạn.

Chỉ tính riêng trong đợt bùng phát dịch COVID-19 tại TP Hồ Chí minh và các tỉnh phía nam (từ tháng 7-10/2021), Mạng lưới Thầy thuốc đồng hành đã huy động hơn 10.000 bác sĩ và tình nguyện viên trên khắp cả nước tham gia tư vấn từ xa cho hàng nghìn trường hợp F0 gặp khó khăn trong giai đoạn cao điểm này của dịch bệnh, chiếm 42% số bệnh nhân cả nước. Riêng Mạng lưới Thầy thuốc Đồng hành tại tỉnh Bình Dương do BS. Đỗ Doãn Bách trực tiếp điều hành đã hỗ trợ khoảng 90.000 bệnh nhân.

Đến nay, Mạng lưới Thầy thuốc đồng hành đang được chuyển giao cho Bộ Y tế và bắt đầu bàn giao cho Sở Y tế của các địa phương tiếp quản như TP Hồ Chí Minh, Cần Thơ, Bình Dương, Đà Nẵng, Hà Nội. Là một trong những thành viên sáng lập và vận hành Mạng lưới này, Ths.BS Đỗ Doãn Bách hy vọng, đây sẽ là tiền để phát triển thành mạng lưới Thầy thuốc gia đình, góp phần nâng cao chất lượng y tế cơ sở, góp phần giải quyết hiệu quả tình trạng quá tải trong các bệnh viện Trung ương.

'Lao vào tâm dịch' để thấy mình sống có ích hơn
Dù vất vả, áp lực bao nhiêu, cũng không thể làm giảm bớt nhiệt huyết và sự cống hiến của các bác sĩ trẻ. Ngược lại, họ cảm thấy bản thân sống có ích hơn vì người bệnh, vì cộng đồng. Ảnh: VGP

Đồng hành cùng bệnh nhân trên mọi mặt trận

Tháng 8/2021, Bộ Y tế kêu gọi các lực lượng y tế tại các cơ sở trực thuộc Bộ tham gia chống dịch trực tiếp tại các tỉnh, thành phía nam. BV Bạch Mai được phân công nhiệm vụ thành lập BV Dã chiến số 16 tại TP Hồ Chí Minh. Ths.BS Đỗ Doãn Bách cùng hàng trăm cán bộ y tế của BV đã ‘tiến quân’ vào TP Hồ Chí Minh chống dịch.

Là bác sĩ điều trị cho các bệnh nhân nặng thuộc tầng 5 (trong tháp điều trị 5 tầng của TP Hồ Chí Minh). Nhớ lại những ngày ấy, Ths.BS Đỗ Doãn Bách cho biết, khi BV Dã chiến số 16 đang được xây dựng, tất cả các y, bác sĩ được tập huấn trong 5 ngày trước khi đón nhận bệnh nhân. Dù là một trong những người sáng lập Mạng lưới Thầy thuốc Đồng hành, đã nắm được tình hình dịch bệnh tại TPHCM sau nhiều cuộc gọi tư vấn, chia sẻ với người bệnh, nhưng khi bắt đầu tiếp nhận bệnh nhân trực tiếp, "tôi thực sự cũng cảm thấy chút hoang mang, bệnh nhân được đưa vào liên tục, chuông điện thoại nhiều không ngừng, tiếng xe cấp cứu chạy suốt trên đường. Bệnh nhân được đưa vào bệnh viện không rõ tên, địa chỉ, hầu hết bệnh nhân trong tình trạng hôn mê, an thần, thở máy. Các bác sĩ luôn tâm tình trạng căng mình để chăm sóc, điều trị và cố gắng cứu bệnh nhân hết sức có thể. Cứ mỗi bệnh nhân vượt qua nguy kịch, có tiến triển về sức khỏe, các bác sĩ mới cảm thấy nhẹ nhõm, an lòng sau tan ca trực".

Đó là những trải nghiệm thực tế rất quý giá. "Nhiều bác sĩ trẻ như tôi không tránh khỏi stress, căng thẳng và suy nghĩ sau mỗi lần không thể cứu được bệnh nhân. Nhưng thời gian không cho phép chúng tôi dừng lại, nhiều bệnh nhân khác vẫn đang chờ chúng tôi. Với những kiến thức đã được trang bị cùng sự tập huấn kỹ lưỡng và kinh nghiệm từ các bác sĩ, chuyên gia trong nước và nước ngoài tư vấn, trao đổi, công việc cứ thế lôi cuốn chúng tôi. Trước khi vào TP Hồ Chí Minh, tôi cũng đã xác định, đây là một trận chiến khốc liệt nhưng cũng chính là cơ hội để tôi cũng như các bác sĩ trẻ "xông pha" để cống hiến những gì tốt đẹp nhất vì xã hội, vì công đồng".

Vừa trực tiếp điều trị các bệnh nhân nặng tại BV Dã chiến số 16, vừa vận hành Mạng lưới Thầy thuốc Đồng hành hỗ trợ các bệnh nhân từ xa, khối lượng và áp lực công việc hàng ngày của bác sĩ trẻ Đỗ Doãn Bách rất lớn.

Trong BV Dã chiến số 16, BS. Đỗ Doãn Bách làm việc luân phiên theo ca, mỗi ca 8 tiếng, nhưng nhiều bác sĩ làm việc từ 12-16 tiếng vì khối lượng công việc rất lớn. Ngoài thời gian trên, BS. Đỗ Doãn Bách tham gia Mạng lưới Thầy thuốc Đồng hành. Vì vậy, có nhiều cuộc điện thoại tư vấn, hướng dẫn người bệnh xuyên trưa, xuyên tối diễn ra thường nhật. "Chỉ khi nào phát hiện ra đói thì tôi sẽ ăn lúc đó", bác sĩ trẻ chia sẻ.

Mặc dù vất vả, áp lực BS. Đỗ Doãn Bách lại cảm thấy bản thân sống có ích hơn vì người bệnh, vì cộng đồng. Đó cũng chính là cảm nhận và suy nghĩ chung của hàng nghìn bác sĩ trẻ trên cả nước đã tham gia chống dịch COVID-19 trong thời gian vừa qua. Tuổi trẻ và nhiệt huyết đã đã trở thành động lực giúp các bác sĩ trẻ luôn phấn đấu và cố gắng không ngừng trong sự nghiệp chăm sóc, bảo vệ sức khỏe của người dân.

Công an TP Hồ Chí Minh nhận định vụ giả mạo bác sĩ không phải vụ việc lớn Công an TP Hồ Chí Minh nhận định vụ giả mạo bác sĩ không phải vụ việc lớn

Tại họp báo của Ban Chỉ đạo phòng, chống dịch và phục hồi kinh tế TP.Hồ Chí Minh chiều 24/2, Thượng tá Lê Mạnh Hà, ...

Bác sĩ 5 chuyên khoa thức trắng đêm để cứu bệnh nhân ngưng tim Bác sĩ 5 chuyên khoa thức trắng đêm để cứu bệnh nhân ngưng tim

Chị Trần Thị Ngọc A. được chuyển từ một bệnh viện ở Bạc Liêu lên Bệnh viện Đa khoa (BVĐK) Sóc Trăng trong đêm với ...

Theo Báo điện tử Chính phủ

Theo dòng sự kiện

Tin liên quan

Cùng chuyên mục

Thúc đẩy hiểu biết và hành động về kháng thuốc

Thúc đẩy hiểu biết và hành động về kháng thuốc

Năm nay, tổ chức WHO đưa ra chủ đề "Giáo dục, vận động, hành động ngay", nhằm mục đích đẩy nhanh các nỗ lực nâng cao nhận thức và hành động đối phó với mối đe dọa ngày càng tăng của kháng thuốc.
Tăng cường tiếp cận dịch vụ y tế cho các nhóm yếu thế tại Việt Nam

Tăng cường tiếp cận dịch vụ y tế cho các nhóm yếu thế tại Việt Nam

Sáng 21/11/2024, Bộ Y tế phối hợp với Chương trình Phát triển Liên hợp quốc đã tổ chức lễ khởi động Dự án: “Ứng dụng y tế từ xa nhằm tăng cường tiếp cận dịch vụ y tế cho các nhóm yếu thế tại Việt Nam”.
Bình Thuận: Ký kết truyền thông chương trình vì cộng đồng

Bình Thuận: Ký kết truyền thông chương trình vì cộng đồng

Sáng 15/11, Bệnh viện Mắt Bình Thuận và Đài Phát thanh - Truyền hình tỉnh Bình Thuận tổ chức lễ ký kết truyền thông chương trình vì cộng đồng. Dự lễ có đại diện lãnh đạo sở Y tế, lãnh đạo Hội NCT tỉnh, đại diện các sở ngành liên quan,các trường học và Hội NCT các xã, phường trong TP Phan Thiết.
Vinmec có “siêu phẩm” chụp CT 1975 lát cắt, phát hiện chính xác bất thường nhỏ nhất liên quan đến ung thư, đột quỵ

Vinmec có “siêu phẩm” chụp CT 1975 lát cắt, phát hiện chính xác bất thường nhỏ nhất liên quan đến ung thư, đột quỵ

Ngày 4/11/2024, Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec Nha Trang (Khánh Hòa) đưa vào sử dụng hệ thống Hệ thống CTScan GE Revolution Apex 1975. Với khả năng quét lên đến 1975 lát cắt/vòng, cung cấp độ phân giải cao chưa từng có, “siêu phẩm công nghệ chẩn đoán hình ảnh” giúp bác sĩ Vinmec phát hiện chính xác cả những tổn thương nhỏ nhất, kể cả ở các vùng khó quan sát nhất.
Hà Nội: Tăng cường phòng, chống lây nhiễm sởi trong bệnh viện

Hà Nội: Tăng cường phòng, chống lây nhiễm sởi trong bệnh viện

Hiện nay, tình hình bệnh sởi đang có xu hướng gia tăng trên địa bàn TP Hà Nội. Trước tình hình đó, Sở Y tế Hà Nội vừa có công văn gửi các bệnh viện trên địa bàn thành phố về việc tăng cường các biện pháp phòng, chống lây nhiễm bệnh sởi trong bệnh viện.

Tin khác

Hải Phòng: Hàng trăm người dân được khám sàng lọc lao

Hải Phòng: Hàng trăm người dân được khám sàng lọc lao
Bệnh viện Phổi Hải Phòng vừa tổ chức triển khai Dự án ECLIPSE khám sàng lọc lao và một số bệnh không lây nhiễm cho hơn 300 người dân trên địa bàn phường Văn Đẩu (Quận Kiến An).

Sửa đổi Luật Bảo hiểm Y tế: Bảo đảm quyền lợi của người tham gia bảo hiểm y tế và cơ sở khám chữa bệnh

Sửa đổi Luật Bảo hiểm Y tế: Bảo đảm quyền lợi của người tham gia bảo hiểm y tế và cơ sở khám chữa bệnh
Tại phiên họp sáng 24/10, Tại kỳ họp thứ 8, Quốc hội khóa XV, Bộ trưởng Bộ Y tế Đào Hồng Lan thừa ủy quyền của Thủ tướng Chính phủ trình bày Tờ trình về dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Bảo hiểm y tế (BHYT) với nhiều điểm mới.

Khai trương Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec Smart City

Khai trương Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec Smart City
Ngày 21/10/2024, Tập đoàn Vingroup đã chính thức khai trương Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec Smart City (Nam Từ Liêm, Hà Nội) với tổng vốn đầu tư 1.500 tỷ đồng. Đây là bệnh viện thứ 8 của Hệ thống y tế Vinmec, với trang thiết bị hiện đại hàng đầu thế giới cùng đội ngũ chuyên gia, bác sĩ uy tín, Vinmec Smart City kỳ vọng sẽ mở ra lựa chọn mới về dịch vụ y tế chất lượng cao và trở thành bệnh viện tốt nhất khu vực phía Tây Hà Nội.

Hải Dương: Bệnh ho gà có xu hướng gia tăng

Hải Dương: Bệnh ho gà có xu hướng gia tăng
Theo các chuyên gia, năm nay bệnh ho gà có xu hướng gia tăng. Nguyên nhân có thể do một số trẻ không được tiêm chủng vaccine đầy đủ và đúng lịch khiến khả năng phòng bệnh trong cộng đồng bị giảm.

Việt Nam cần thực hiện nghiêm Công ước khung về kiểm soát thuốc lá

Việt Nam cần thực hiện nghiêm Công ước khung về kiểm soát thuốc lá
Ngày 3/10, tại Vĩnh Phúc, Bộ Y tế đã tổ chức Hội thảo cung cấp thông tin báo chí về tăng cường năng lực thực triển khai thực hiện Công ước khung của Liên hợp quốc về kiểm soát thuốc lá tại Việt Nam (FCTC) và Điều 5.3 FCTC tại Việt Nam do Bộ Y tế tổ chức vào.

Tiền Giang: Hội nghị chuyên đề Y học cổ truyền

Tiền Giang: Hội nghị chuyên đề Y học cổ truyền
Sáng 26/9, tại Trường Cao đẳng Y tế Tiền Giang, Hội Đông y tỉnh Tiền Giang phối hợp cùng Trường Trung cấp Tây Sài Gòn tổ chức Hội nghị chuyên đề Y học cổ truyền cho Hội viên với chủ đề “Bệnh nguyên học quyết định việc lựa chọn phép chữa bệnh và dược liệu điều trị đau cổ vai gáy và thống phong”.

Thực hiện thành công 1000 ca phẫu thuật tật khúc xạ bằng công nghệ SmartSight trên hệ thống SCHWIND ATOS

Thực hiện thành công 1000 ca phẫu thuật tật khúc xạ bằng công nghệ SmartSight trên hệ thống SCHWIND ATOS
Với việc thực hiện thành công 1.000 ca phẫu thuật tật khúc xạ bằng công nghệ SmartSight, Viện Mắt Đông Đô đứng đầu Châu Á về phẫu thuật tật khúc xạ bằng công nghệ SmartSight trên hệ thống SCHWIND ATOS.

Bệnh viện Hữu nghị Việt Tiệp ủng hộ đồng bào bị thiệt hại do bão Yagi 500 triệu đồng

Bệnh viện Hữu nghị Việt Tiệp ủng hộ đồng bào bị thiệt hại do bão Yagi 500 triệu đồng
Bệnh viện Hữu nghị Việt Tiệp vừa trao số tiền 500 triệu đồng để ủng hộ đồng bào chịu ảnh hưởng bởi cơn bão số 3, thông qua Ủy ban MTTQ Việt Nam TP Hải Phòng.

VNVC triển khai tiêm vắc xin sốt xuất huyết của Nhật bản tại 200 trung tâm

VNVC triển khai tiêm vắc xin sốt xuất huyết của Nhật bản tại 200 trung tâm
Ngày 20/9, Hệ thống trung tâm tiêm chủng vác xin cho trẻ em và người lớn (VNVC) chính thức ra mắt và triển khai tiêm vắc xin sốt xuất huyết của Takeda, Nhật Bản cho trẻ em từ 4 tuổi và người lớn tại gần 200 trung tâm hiện đại trên toàn quốc. Kịp thời phòng bệnh cho người dân khi mùa mưa bão lũ trong giai đoạn cao điểm.

Khoa Sản đẻ thực hiện mô hình "Đổi mới phong cách thái độ hướng tới sự hài lòng người bệnh"

Khoa Sản đẻ thực hiện mô hình "Đổi mới phong cách thái độ hướng tới sự hài lòng người bệnh"
Thấm nhuần lời dạy của Bác Hồ: "Dân vận kém thì việc gì cũng kém. Dân vận khéo thì việc gì cũng thành công", thời gian qua chi bộ Khoa Sản đẻ thuộc Đảng bộ Bệnh viện Sản Nhi Nghệ An luôn nhận thức rõ tầm quan trọng của công tác Dân vận khéo.

Bệnh viện Phụ Sản Hà Nội quyết tâm xây dựng, bảo vệ môi trường không khói thuốc lá

Bệnh viện Phụ Sản Hà Nội quyết tâm xây dựng, bảo vệ môi trường không khói thuốc lá
Bệnh viện Phụ sản Hà Nội là bệnh viện chuyên khoa hạng I của TP Hà Nội trong lĩnh vực Sản phụ khoa và kế hoạch hóa gia đình. Với đặc thù của Bệnh viện chiếm số đông là phụ nữ và trẻ em nên Ban Giám đốc luôn xác định được mối nguy hại từ thuốc lá tới sức khỏe của bệnh nhân. Ngay từ các phòng, ban, khu vực chờ khám, khu điều trị và đặc biệt là tại khu phẫu thuật, đỡ đẻ của bệnh viện đã xây dựng mô hình “Bệnh viện không khói thuốc lá”.

Ngày An toàn người bệnh Thế giới 17/9: "Chẩn đoán chính xác, điều trị an toàn!"

Ngày An toàn người bệnh Thế giới 17/9: "Chẩn đoán chính xác, điều trị an toàn!"
Đây là thông điệp của Ngày An toàn người bệnh Thế giới năm nay do Tổ chức Y tế thế giới đưa ra.

Bộ Y tế: Triển khai các biện pháp phòng chống dịch, vệ sinh môi trường sau mưa lũ

Bộ Y tế: Triển khai các biện pháp phòng chống dịch, vệ sinh môi trường sau mưa lũ
Bão số 3 và hoàn lưu sau bão đã gây mưa lớn tại nhiều tỉnh, thành phố khu vực miền Bắc, nhất là tại các tỉnh miền núi và trung du Bắc Bộ xảy ra tình trạng ngập lụt, sạt lở đất, lũ ống, lũ quét ở nhiều địa phương đã gây các thiệt hại về người, tài sản và ảnh hưởng lớn đến sức khỏe và đời sống của người dân.

Bộ Y tế: Đảm bảo đủ thuốc cho các tình huống y tế bị ảnh hưởng do bão, lũ

Bộ Y tế: Đảm bảo đủ thuốc cho các tình huống y tế bị ảnh hưởng do bão, lũ
Để đảm bảo cung ứng đủ thuốc trong mùa mưa lũ, Cục Quản lý Dược (Bộ Y tế) đã có văn bản gửi Sở Y tế các tỉnh, thành phố và các cơ sở sản xuất, nhập khẩu thuốc.

Bộ Y tế khuyến cáo phòng chống bệnh dịch và khắc phục hậu quả sau bão

Bộ Y tế khuyến cáo phòng chống bệnh dịch và khắc phục hậu quả sau bão
Bộ Y tế hướng dẫn các biện pháp vệ sinh môi trường, phòng chống dịch bệnh sau mưa bão.
Xem thêm
Phẫu thuật nội soi cho NCT mắc ung thư đại tràng

Phẫu thuật nội soi cho NCT mắc ung thư đại tràng

Đầu năm 2024, phẫu thuật nội soi, trong đó có “Phẫu thuật Bạch Mai” lại phát huy giá trị thực tiễn của mình bằng việc điều trị thành công nâng cao chất lượng sống cho hai bệnh nhân 94 tuổi mắc ung thư. Sau mổ, cả 2 cụ đều đáp ứng tốt và được xuất viện trở về cuộc sống bình thường chỉ sau 10 ngày “đại phẫu”.
NCT cần chủ động phòng bệnh giao mùa Thu Đông

NCT cần chủ động phòng bệnh giao mùa Thu Đông

Thời tiết thay đổi, cơ thể chúng ta cũng chưa kịp thích nghi, dẫn tới đề kháng bị giảm mạnh và đó là nguyên nhân dễ mắc các bệnh giao mùa Thu Đông. Bệnh giao mùa Thu Đông có thể gặp ở mọi đối tượng và lứa tuổi, tuy nhiên một số đối tượng sẽ có nguy cơ mắc bệnh cao hơn như: Trẻ em và NCT.
Khám mắt và sức khỏe miễn phí cho hàng trăm người cao tuổi ở TP Bà Rịa

Khám mắt và sức khỏe miễn phí cho hàng trăm người cao tuổi ở TP Bà Rịa

Ngày 10/8, Ban Đại diện Hội NCT TP Bà Rịa phối hợp Bệnh viện Mắt tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu, Trung tâm Y tế TP Bà Rịa tổ chức chương trình khám mắt và sức khỏe cho NCT.
Hải Phòng: Hàng trăm người dân được khám sàng lọc lao

Hải Phòng: Hàng trăm người dân được khám sàng lọc lao

Bệnh viện Phổi Hải Phòng vừa tổ chức triển khai Dự án ECLIPSE khám sàng lọc lao và một số bệnh không lây nhiễm cho hơn 300 người dân trên địa bàn phường Văn Đẩu (Quận Kiến An).
Luật hóa dinh dưỡng học đường là vấn đề cấp thiết

Luật hóa dinh dưỡng học đường là vấn đề cấp thiết

Tại Hội thảo quốc tế dinh dưỡng người Việt lần 2 với chủ đề Dinh dưỡng học đường, các chuyên gia, nhà khoa học đã đề cập đến nhiều góc nhìn, giải pháp quan trọng, trong đó có nội dung về sự cần thiết của việc xây dựng hành lang pháp lý cho dinh dưỡng học
Nguyên nhân khiến viêm loét dạ dày hay tái phát

Nguyên nhân khiến viêm loét dạ dày hay tái phát

Viêm loét dạ dày là một trong những bệnh lí đường tiêu hóa phổ biến. Bệnh có nhiều biến chứng nguy hiểm như chảy máu dạ dày, thủng dạ dày, hẹp môn vị, thậm chí là ung thư dạ dày nếu không phát hiện và điều trị kịp thời...
Phiên bản di động