Lão thương binh khởi nghiệp từ nghề nhặt đồng nát

Ở cái tuổi xưa nay hiếm nhưng người đàn ông ấy vẫn miệt mài làm việc, vẫn bận rộn như thể một một doanh nhân đang độ sung mãn nhất. Nhìn cách ông làm việc, sinh hoạt không ai nghĩ ông Trần Mạnh Lưu (TP Nam Định, tỉnh Nam Định) đã bước qua tuổi 90, ông chủ Công ty TNHH Cơ khí đúc Trường Thành.

Giao cả thuyền vũ khí cho cách mạng

Trong một căn phòng nhỏ, ông Lưu cẩn trọng thắp cho vợ nén nhang, lặng lẽ nhìn vào di ảnh như thể cảm ơn người phụ nữ đã cùng mình trải qua bao sóng gió của cuộc đời. Ông nói với tôi giọng bông đùa: “Đấy hơn 70 năm bà ấy mới chịu “buông tha” cho tôi, giờ thì tôi mới được “tự do” rồi”. Nói rồi đôi mắt ông như trùng xuống: “Bà ấy bị bệnh nằm hơn 1 năm, mới bỏ tôi và các con đi chia được 50 ngày”.

Ông Lưu kể về cuộc đời mình bằng những câu chuyện cách đây gần 1 thế kỷ. Ông sinh ở xã Bồ Đề, huyện Bình Lục, tỉnh Hà Nam trong một gia đình thuần nông. Bỏ làng ra Hải Phòng kiếm sống, ông lang thang làm đủ thứ nghề: đi ở cho nhà địa chủ, lớn thêm một chút thì làm phu xe, khuân vác, chèo thuyền thuê cho các chủ thuyền đinh.

4439 luu1
Ông Lưu kể lại những tháng ngày làm cách mạng gian nan của mình.

Thời cơ tốt để trả thù quân giặc đã tới khi đội quân của Tưởng Giới Thạch thuê ông chở thuyền vũ khí mà bọn chúng cướp được của quân đội Nhật từ Thuỷ Nguyên về Cảng Hải Phòng.

Ngày ấy, ông chưa đầy 20 tuổi, nhưng đầy táo bạo và dũng cảm khi quyết định thay bằng chở thuê theo địa điểm đã được chỉ định, ông bí mật tìm cán bộ Việt Minh và giao hết số vũ khí đó cho chính quyền Cách mạng ở Hải Phòng.

Trong lúc Cách mạng Hải Phòng còn non trẻ, thiếu thốn đủ thứ, cả một Đại đội vệ quốc đoàn chỉ có vài ba khẩu súng Mút – cơ - tông thì thuyền vũ khí mà ông giao cho đủ để tạo thành sức mạnh phi thường cho lực lượng vũ trang tại thời điểm lúc bấy giờ.

Sau vụ này, quân Tưởng Giới Thạch điên cuồng tìm người chở thuyền vũ khí để tiêu diệt. Tính mạng ông bị đe doạ khắp mọi nơi buộc ông phải trốn biệt về quê hương, nương nhờ người thân.

Năm 1947, toàn quốc dấy lên phong trào kháng chiến chống Pháp, ông là một trong những thanh niên tiên phong lên đường tòng quân vào đơn vị vệ quốc đoàn đầu tiên của tỉnh Hà Nam. Dũng cảm xông pha nơi trận mạc, 3 lần ông bị thương. Lần cuối cùng, ông bị gãy đùi và không đủ sức chiến đấu nên được đưa về địa phương phục hồi.

Lập nghiệp bằng nghề đồng nát

Trở thành thương binh xuất ngũ với hai bàn tay trắng và “gánh” thêm vợ con không kế sinh nhai, nhưng ông luôn nghĩ “còn hai bàn tay là còn tất cả”.

Không chịu lùi bước trước thực tế khó khăn, ông quyết tìm hướng đi riêng cho mình. Năm 1966, ông đứng ra thành lập Hợp tác xã Hừng Sáng (Yên Phú, Ý Yên, Hà Nam) thu hút khoảng 300 lao động bằng nghề đan thảm ngô, thảm cói xuất khẩu từ nguyên liệu sẵn có của địa phương.

Không chỉ giúp mình thoát khỏi đói nghèo mà ông còn giúp hàng trăm gia đình địa phương có việc làm, thậm chí có người đã có tiền xây nhà ngói. Nhưng ở thời đó, kinh tế cá thể chưa được nhìn nhận đúng nên Hợp tác xã hoạt động chừng hai năm, ông bị đưa ra toà bị gán là “tư sản”. Ông Lưu phá sản, chuyển đủ thứ nghề để sống, miễn sao đó là nghề lương thiện và có thể phụ giúp gia đình.

lao thuong binh khoi nghiep tu nghe nhat dong nat
Sau khi thành công, công tác từ thiện được ông Lưu rất quan tâm.

Trong một lần tình cờ ông chuyển sang nghề “đồng nát”: chuyên mua bán sắt thép phế liệu rồi bán lại cho những nơi có nhu cầu. Đầu đội mũ lá, chân đi dép lê, gò lưng trên chiếc xe đạp không chuông, không dây với hai cái sọt thồ to đùng phía sau, ông len lỏi khắp các ngõ ngách.

Sau này ông Lưu mạnh dạn thành lập Tổ thu mua sắt thép phế liệu rồi chủ động tổ chức vận chuyển lên khu Gang thép Thái Nguyên đổi lấy sắt xây dựng về bán lại phục vụ nhu cầu địa phương.

Đầu những năm 1980, đúng lúc khu Gang thép Thái Nguyên đang “đói” nguyên liệu nên nguyện vọng “hàng đổi hàng” từ tổ thu mua sắt thép phế liệu của ông và bạn bè được coi là “cứu cánh” hữu hiệu.

Sau này, ông mạnh dạn đề nghị Nhà máy Gang thép Thái Nguyên giúp đỡ, xây dựng tại cơ sở một dây chuyền cán kéo thép tại Nam Định. Tập hợp anh em cho đi học nghề ngắn ngày để sử dụng dây chuyền cán kéo và nhanh chóng chuyển đổi mô hình hoạt động từ tổ thu mua sắt thép phế liệu thành Hợp tác xã cán thép Trường Thành.

Mặc dù cố gắng tìm mọi cách để đứng vững trước sự cạnh tranh gay gắt của thị trường, nhưng sản phẩm sắt thép của Hợp tác xã có nhiều hạn chế cả về chất lượng và giá cả nên không ngờ sau 5 năm Hợp tác xã rơi vào hoàn cảnh trớ trêu. Ông lại bươn bả, ngược xuôi tìm lối thoát.

Mọi người lần lượt bỏ đi ngay cả những người kiên nhẫn nhất cũng lặng lẽ tạm biệt ông để lại chiếc lò đúc thép cũ kỹ và ông chủ nhiệm Trần Mạnh Lưu với “trăm mối tơ vò”.

Nhưng, nếu tiếp tục thì phải bắt đầu từ đâu? Sản xuất sản phẩm gì? là câu hỏi khiến ông nhiều đêm thao thức. Ông nhớ những ngày còn rong ruổi trên “con ngựa sắt” trôi dạt tới Mỹ Đồng (Thuỷ Nguyên – Hải Phòng) ông đã có dịp tiếp cận nghề đúc truyền thống của người dân vùng đó. Thất bại trong nghề cán tút thép làm ông nảy sinh chuyển hướng sang nghề đúc.

Tháng 6/1992, Doanh nghiệp tư nhân Trường Thành do ông Trần Mạnh Lưu làm Giám đốc đã chính thức ra đời. Thời điểm đó có một số kỹ sư, công nhân có nghề đúc của nhà máy cơ khí nghỉ chế độ. Ông Lưu may mắn chớp đúng thời cơ, mời anh em về “một cục 176” hợp tác với doanh nghiệp.

Chỉ trong một thời gian ngắn, Trường Thành đã thu hút tới 35 kỹ sư, thợ bậc 7/7 cùng đủ loại thợ khuôn, mẫu, đúc đều có tay nghề cao và mong muốn tiếp tục làm việc. Ông tin tưởng vào đội ngũ thợ lành nghề trong tay, nhưng lại e ngại vì trình độ còn hạn chế của bản thân, nhất là khi ông lựa chọn mục tiêu 100% sản phẩm xuất khẩu.

Đối với sản xuất trong nước đã khó, làm hàng xuất khẩu còn khó hơn nhiều. Vấn đề về thị trường, hiểu biết về luật pháp các nước, nguyên tắc xuất khẩu, nguyên tắc quản lý… đòi hỏi người Giám đốc phải hiểu biết để có những quyết sách hợp lý, chính xác và hoạch định phương hướng vững vàng cho tương lai, tránh những rủi ro không đáng có.

Tháng 11/1993, khi sản xuất đã phát triển ổn định từ doanh nghiệp tư nhân chuyển lên thành Công ty TNHH Cơ khí đúc Trường Thành thì đòi hỏi năng lực của cán bộ lãnh đạo tương xứng càng trở nên bức thiết.

4436 lui 3
Tấm Huân chương Lao động hạng Ba cao quý Công ty của ông Lưu nhận được.

Không ngại tuổi cao, không dấu dốt, ông tự tìm đến những giám đốc, kỹ sư giỏi để học hỏi; tranh thủ đọc tài liệu nghiên cứu, sẵn sàng nhờ người khác giải thích những nội dung chưa sáng tỏ.

Ông học mọi lúc, mọi nơi theo phương châm “cần cái gì, bổ sung cái đó” nên dần dần trong ông đã có một hệ thống kiến thức khá toàn diện phục vụ đắc lực cho những chiến lược, sách lược mang tính quyết định sau này. Ban đầu, Công ty chỉ dừng ở việc đúc gang nguyên liệu xuất khẩu.

Trong khi các nhà máy đúc gang của Nhà nước có nhiều ưu thế hơn về cơ vật chất, thiết bị... nhưng lại thiếu việc làm, còn Trường Thành chỉ là một cơ sở sản xuất nhỏ bé nhưng vẫn ung dung sản xuất, nhiều lúc phải huy động thêm lực lượng bên ngoài mới kịp tiến độ.

Sau 3 năm, ông Trần Mạnh Lưu đã bứt phá vượt lên, mạnh dạn đưa Trường Thành tiến thêm một bước khi chuyển hướng sang sản xuất các mặt hàng gang xuất khẩu. Đơn hàng đầu tiên chỉ là các các quả gang đối trọng loại 30 – 40kg xuất khẩu sang Nhật.

Từ mặt hàng đúc, Tổng Công ty Thép lại chuyển tiếp cho Trường Thành mẫu bếp nướng ngoài trời bằng gang, sắt mà phía Đức đặt hàng.

Nhiều người không tin ông có thể làm nổi, nhưng ông kiên quyết sẽ giao hàng đúng hẹn. Ông huy động công nhân từ Hải Phòng đến Nam Định và các đơn vị vê tinh làm ngày làm đêm và khuyến khích tăng lương gấp 3 lần ngày thường. Cuối cùng vẫn đảm bảo tiến độ trong tiếng vỗ tay thán phục của mọi người.

Từ anh bộ đội Cụ Hồ và anh thương binh hạng 4/4 năm xưa cho tới ông Giám đốc cơ khí đúc Trường Thành ngày nay, ông Trần Mạnh Lưu đã trải qua những chặng đường phấn đấu gian nan nhưng đầy vinh quang.

Với tấm Huân chương Lao động hạng Ba của Nhà nước trao tặng cho ông, xứng đáng với thư khen của Chủ tịch nước Trần Đức Lương và 2 tấm bằng “Lao động sáng tạo” của Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam, cùng 5 danh hiệu cao quý của Bộ Thương mại, Hội chợ triển lãm Quốc tế Trung ương và nhiều phần thưởng khác nữa.

Quang Anh

Tin liên quan

Cùng chuyên mục

Nghệ An: Ấm lòng những bữa cơm không đồng đến với người cao tuổi và bệnh nhân chạy thận

Nghệ An: Ấm lòng những bữa cơm không đồng đến với người cao tuổi và bệnh nhân chạy thận

Với mong muốn giúp đỡ các bệnh nhân cao tuổi, bệnh nhân nghèo cũng như người dân có hoàn cảnh khó khăn đang phải chạy thận tại các bệnh viện trên địa bàn TP Vinh, vợ chồng chị Ngà và các tình nguyện viên trong nhóm thiện nguyện “bao đồng TP Vinh” đã mở 2 bếp ăn 0 đồng để lan tỏa những điều tốt đẹp.
Đồng sức đồng lòng, nỗ lực xây dựng nông thôn mới

Đồng sức đồng lòng, nỗ lực xây dựng nông thôn mới

Thanh Mai là xã miền núi, cách xa trung tâm và thường xuyên bị lũ lụt của huyện Thanh Chương, tỉnh Nghệ An. Khởi đầu thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới (NTM) trong điều kiện hết sức khó khăn. Tuy nhiên, với sự quan tâm của các cấp, các ngành, sự vào cuộc quyết liệt của cả hệ thống chính trị, cùng với sự đồng thuận của nhân dân, con em quê hương, phong trào xây dựng NTM đã đạt nhiều kết quả nổi bật. Thanh Mai quyết tâm đồng sức đồng lòng đạt chuẩn nông thôn mới năm 2024.
Đoàn kết phấn đấu hoàn thành các nhiệm vụ trong năm

Đoàn kết phấn đấu hoàn thành các nhiệm vụ trong năm

Với chức năng là cơ quan tuyên truyền, tổ chức các hoạt động văn hoá, văn nghệ, thể dục thể thao phục vụ nhiệm vụ chính trị và tuyên truyền các chủ trương chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước đến với Nhân dân trên địa bàn huyện. Trong năm qua, đội ngũ cán bộ viên chức Trung tâm Văn hóa, Thông tin, Thể thao và Du lịch (VH-TT-TT&DL) huyện Nông Cống, tỉnh Thanh Hóa luôn đoàn kết nhất trí, tích cực học tập rèn luyện, tu dưỡng phấn đấu hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ được giao.
Hiệu quả từ hợp nhất để nâng cao công tác đào tạo, bồi dưỡng lý luận gắn với thực tế

Hiệu quả từ hợp nhất để nâng cao công tác đào tạo, bồi dưỡng lý luận gắn với thực tế

Thực hiện quy định số 208 - QĐ/TW ngày 8/11/2019 của Ban Bí thư Trung ương Đảng khóa XII đổi tên Trung tâm Bồi dưỡng chính trị thành Trung tâm Chính trị huyện. Sau khi triển khai mô hình, Trung tâm Chính trị huyện Nông Cống đã bám sát sự lãnh đạo chỉ đạo của Ban Thường vụ, Thường trực Huyện ủy và hướng dẫn của Ban Tuyên giáo các cấp trong công tác đào tạo, bồi dưỡng; lồng ghép nhiều chuyên đề phù hợp với từng đối tượng học viên; đổi mới phương pháp giảng dạy; quản lý học viên nghiêm túc. Đây là những nét nổi bật đã và đang được Trung tâm Chính trị huyện Nông Cống thực hiện. Nhờ đó, chất lượng đào tạo, bồi dưỡng lý luận chính trị (LLCT) và nghiệp vụ cho cán bộ, đảng viên, đoàn viên, hội viên trên địa bàn huyện không ngừng được nâng cao.
Khơi dậy mọi tiềm năng, từng bước xây dựng Kim Sơn phát triển toàn diện, bền vững

Khơi dậy mọi tiềm năng, từng bước xây dựng Kim Sơn phát triển toàn diện, bền vững

Là một thị trấn của huyện miền núi có nhiều thế mạnh nhưng cũng phải đối mặt với không ít hạn chế, khó khăn, Đảng bộ và nhân dân thị trấn Kim Sơn, huyện Quế Phong, tỉnh Nghệ An xác định, cần quyết tâm phát huy nội lực, khơi dậy tiềm năng của đất và người, nhằm xây dựng địa phương mình ngày càng giàu đẹp.

Tin khác

Nỗ lực đổi mới toàn diện hướng tới sự hài lòng của người bệnh

Nỗ lực đổi mới toàn diện hướng tới sự hài lòng của người bệnh
Diện mạo cơ sở 2, Bệnh viện Đa khoa TP. Vinh, tỉnh Nghệ An hoàn toàn đổi mới sau hơn 2 năm quản lý toàn diện Bệnh viện Giao thông vận tải Vinh (từ tháng 10/2021) là minh chứng cho quyết tâm, nỗ lực của tập thể; hướng tới mục tiêu phát triển mô hình “Bệnh viện Thông minh - Chuyên nghiệp - Hiện đại”.

Huyện Như Thanh, Thanh Hóa: Quyết tâm thực hiện thắng lợi các chỉ tiêu kinh tế, xã hội năm 2024

Huyện Như Thanh, Thanh Hóa: Quyết tâm thực hiện thắng lợi các chỉ tiêu kinh tế, xã hội năm 2024
Trong 26 chỉ tiêu chủ yếu năm 2024, huyện Như Thanh đặt mục tiêu tốc độ tăng giá trị sản xuất bình quân đạt 16,5%. Thu ngân sách Nhà nước trên địa bàn đạt 182,61 tỷ đồng. Tỷ lệ hộ nghèo giảm còn 2,4%.

Tất bật chăm sóc vườn đào phai để phục vụ Tết Nguyên đán 2024

Tất bật chăm sóc vườn đào phai để phục vụ Tết Nguyên đán 2024
Ông Hà Văn Thu, ở xã Khánh Sơn, huyện Nam Đàn, tỉnh Nghệ An đang tập trung tuốt lá, cắt tỉa cành cho các cây trong vườn đào phai… để chuẩn bị xuất bán ra thị trường dịp Tết Nguyên đán 2024.

Xây dựng thành công xã nông thôn mới nâng cao năm 2023

Xây dựng thành công xã nông thôn mới nâng cao năm 2023
Những năm qua, được sự quan tâm chỉ đạo, hỗ trợ của các Sở, ban, ngành cấp tỉnh, của Huyện ủy, HĐND, UBND huyện Nghi Lộc; Đảng bộ và nhân dân xã Nghi Thuận đã chung sức, đồng lòng vượt qua khó khăn thực hiện thắng lợi các mục tiêu, kế hoạch đã đề ra. Trong đó nổi bật là xây dựng thành công xã đạt nông thôn mới nâng cao.

Hiệu trưởng Trường PTDT bán trú Tiểu học Hoàng Thu Phố 1 xin từ chức

Hiệu trưởng Trường PTDT bán trú Tiểu học Hoàng Thu Phố 1 xin từ chức
Ngày 22/12, thông tin từ UBND huyện Bắc Hà, tỉnh Lào Cai cho biết, đơn vị này đã nhận được đơn xin từ chức của Hiệu trưởng Trường PTDT bán trú Tiểu học Hoàng Thu Phố 1 Trần Ngọc Hà.

Chi hội Báo chí Trung ương tại Thanh Hoá trao quà cho trò nghèo vùng khó

Chi hội Báo chí Trung ương tại Thanh Hoá trao quà cho trò nghèo vùng khó
Chi hội Nhà báo các Cơ quan Báo chí Trung ương tại Thanh Hóa vừa phối hợp cùng UBND huyện Bá Thước đã tổ chức buổi trao quà cho các em học sinh trên địa bàn.

Về với xã Anh hùng Kim Liên

Về với xã Anh hùng Kim Liên
Trong thơ ca ở Việt Nam, từ “Sen vàng” và tên làng "Kim Liên" là lấy từ điển tích ở các sách của Trung Quốc: “Theo các từ điển của Trung Quốc như Từ Nguyên và Từ Hải thì (Kim Liên) nghĩa như sau: Kim - vàng; Liên - hoa sen; Kim Liên - hoa sen bằng vàng thật.

Đảng bộ thị xã Buôn Hồ làm theo Bác

Đảng bộ thị xã Buôn Hồ làm theo Bác
Đảng bộ thị xã Buôn Hồ thường xuyên đẩy mạnh việc thực hiện Chỉ thị số 05-CT/TW của Bộ Chính trị về học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh. Theo đó, cả hệ thống chính trị trong thị xã lấy nhiệm vụ “tự soi, tự sửa” là việc làm thường xuyên, nền nếp, tạo chuyển biến rõ rệt, hiệu quả, thiết thực trong suy nghĩ và hành động của cán bộ, đảng viên.

Hưng Nguyên, Nghệ An: Đặc sắc Lễ hội Đền ông Hoàng Mười

Hưng Nguyên, Nghệ An: Đặc sắc Lễ hội Đền ông Hoàng Mười
Những ngày này, hàng nghìn lượt du khách từ ngoài Bắc vào Nam đã về với đền ông Hoàng Mười để vãn cảnh, chiêm bái và dâng hương. Đối với chính quyền địa phương, đến thời điểm này, mọi công tác chuẩn bị về cơ sở vật chất, an ninh trật tự, cho Lễ hội Đền ông Hoàng Mười đã hoàn thành.

Nỗ lực lập lại trật tự đô thị ở thị trấn Tân Kỳ

Nỗ lực lập lại trật tự đô thị ở thị trấn Tân Kỳ
Cùng với việc phát triển kinh tế – xã hội, công tác lập lại trật tự đô thị (TTĐT) là một trong những nhiệm vụ trọng tâm của Đảng bộ, chính quyền và nhân dân thị trấn Tân Kỳ, huyện Tân Kỳ, tỉnh Nghệ An; qua đó góp phần hoàn thành các tiêu chí, chỉ tiêu xây dựng địa phương đạt chuẩn đô thị văn minh.

Chăm sóc các bệnh nhân như chính người thân của mình

Chăm sóc các bệnh nhân như chính người thân của mình
Phát huy truyền thống “Uống nước nhớ nguồn”, hơn 40 năm qua, bằng tinh thần trách nhiệm và tấm lòng tri ân sâu sắc, các cán bộ, nhân viên của Khu điều dưỡng Thương binh tâm thần kinh Nghệ An, luôn quan tâm, tận tình chăm sóc cho các bệnh nhân đang được nuôi dưỡng tại đơn vị mình, góp phần xoa dịu vết thương chiến tranh, giúp các thương bệnh binh, thân nhân người có công với cách mạng vượt qua bệnh tật, vươn lên trong cuộc sống.

Ngô Xá vững bước dưới lá cờ Đảng

Ngô Xá vững bước dưới lá cờ Đảng
Con đường từ trung tâm phố huyện Cẩm Khê dẫn chúng tôi về thăm Ngô Xá vào một ngày nắng đẹp, thấy người người, nhà nhà vui mừng, phấn khởi trong không khí khẩn trương, sôi nổi chuẩn bị cho lễ kỉ niệm 70 năm thành lập Đảng bộ xã. Chạy dọc hai bên đường là những ngôi nhà xây kiên cố khang trang, hàng quán mọc lên san sát, kẻ mua người bán tấp nập làm cho không khí ở cái làng quê này trở nên nhộn nhịp hơn, và đang hình thành dáng dấp một thị tứ trong tương lai. Đó là thành quả từ sự nỗ lực của Đảng ủy, chính quyền, Nhân dân nơi đây trong việc thực hiện các chủ trương, chính sách, đường lối của Đảng.

Tặng quà cho các thương, bệnh binh và thân nhân Người có công với cách mạng tỉnh Nghệ An

Tặng quà cho các thương, bệnh binh và thân nhân Người có công với cách mạng tỉnh Nghệ An
Trong dịp tổ chức các hoạt động về nguồn tại Nghệ An, Sáng 4/11/2023, Đoàn cán bộ, viên chức Vietcombank Tây Sài Gòn đến thăm hỏi, tặng quà, tri ân các thương binh, bệnh binh, thân nhân người có công đang được nuôi dưỡng, chăm sóc tại Khu Điều dưỡng thương binh tâm thần kinh Nghệ An ( thuộc xã Nghi Phong, huyện Nghi Lộc, Nghệ An).

Làng Ngưa Thôn- Đại Bản: Những thành quả sau 5 năm sáp nhập làng

Làng Ngưa Thôn- Đại Bản: Những thành quả sau 5 năm sáp nhập làng
Làng Ngư Thôn- Đại Bản thuộc xã Thăng Long, huyện Nông Cống, tỉnh Thanh Hóa, có diện tích trên 182 ha, với số dân là 1.882 nhân khẩu. Làng Ngưa Thôn – Đại Bản là một vùng quê chiêm trũng, nhân dân đa phần sống bằng nghề nông nghiệp thuần túy. Trong nhiều năm qua, thực hiện công cuộc đổi mới nhân dân trong làng đã không ngừng đẩy mạnh phát triển kinh tế - xã hội, xây dựng làng quê văn minh giàu đẹp.

Phấn đấu đến năm 2025 đạt huyện nông thôn mới

Phấn đấu đến năm 2025 đạt huyện nông thôn mới
Huyện Ninh Sơn có diện tích đất nông nghiệp 68.736 ha/77.164 tổng diện tích đất tự nhiên, chiếm 89,07%. Ngành nông nghiệp huyện Ninh Sơn đã được quy hoạch vùng sản xuất tập trung nhiều loại cây trồng, vật nuôi chủ lực, quy hoạch vùng sản xuất nông nghiệp công nghệ cao. Phấn đấu đến năm 2025, Ninh Sơn trở thành huyện đạt chuẩn nông thôn mới.
Xem thêm
Những chính sách mới tạo động lực cho thị trường bất động sản Khánh Hoà bứt phá

Những chính sách mới tạo động lực cho thị trường bất động sản Khánh Hoà bứt phá

Từ cuối năm 2023, thị trường bất động sản Khánh Hoà có nhiều dấu hiệu phục hồi, khi tổng giá trị các giao dịch tăng nhẹ nhờ vào những tác động tích cực của ngành du lịch và hàng loạt dự án giao thông kết nối liên vùng đang được triển khai. Cùng với đó, một số dự án vừa được chấp thuận chủ trương đầu tư và các dự án tái khởi động tạo đà cho thị trường bứt phá trong năm 2024.
Phường Thới An, Quận 12, TP. Hồ Chí Minh: Hành trình xanh vì cộng đồng

Phường Thới An, Quận 12, TP. Hồ Chí Minh: Hành trình xanh vì cộng đồng

Sáng 17/3, Hội Bảo vệ Thiên nhiên và Môi trường TP. Hồ Chí Minh, cùng các đơn vị phối hợp tổ chức Lễ ra quân ngày chủ nhật xanh, với các hoạt động thiết thực tại phường Thới An, quận 12, TP. Hồ Chí Minh.
Thanh Hóa: Trúng gói thầu giao thông 181 tỷ đồng thuộc Liên danh Hoàng Tuấn - Tuấn Linh

Thanh Hóa: Trúng gói thầu giao thông 181 tỷ đồng thuộc Liên danh Hoàng Tuấn - Tuấn Linh

Đó là gói thầu số 08 Thi công xây dựng (phần giao thông + kè phòng hộ) + bảo hiểm công trình thuộc Dự án Đường giao thông từ kênh Phúc Ngư đến thôn Giang Sơn, xã Hoằng Trường, huyện Hoằng Hóa.
Kết luận thanh tra chỉ ra hàng loạt sai phạm của Trường Đại học Trưng Vương

Kết luận thanh tra chỉ ra hàng loạt sai phạm của Trường Đại học Trưng Vương

Mới đây, Thanh tra Bộ Giáo dục và Đào tạo đã công bố kết luận thanh tra công tác tuyển sinh, tổ chức quản lý đào tạo của Trường Đại học Trưng Vương.
Ngôi trường ven biển 'nở hoa' ở tuổi thứ 8

Ngôi trường ven biển 'nở hoa' ở tuổi thứ 8

Năm học 2023-2024, thầy và trò Trường THCS Nguyễn Hồng Lễ (TP Sầm Sơn, Thanh Hóa), có thêm nhiều niềm vui, động lực tiếp tục cống hiến cho giáo dục của thành phố.
Lý do Trường Đại học Hồng Đức mở thêm ngành Logistics

Lý do Trường Đại học Hồng Đức mở thêm ngành Logistics

Năm 2024, Trường ĐH Hồng Đức tuyển sinh thêm 4 ngành mới gồm: Logistics và Quản lý chuỗi cung ứng, Kinh tế nông nghiệp, Huấn luyện thể thao, Quản lý xây dựng.
Phiên bản di động