Làm gì khi con trẻ bị áp lực, căng thẳng

Những vấn đề ở trường học và đời sống xã hội, nhiều khi tạo ra áp lực làm cho con trẻ cảm thấy không thể chống chọi được. Có lúc các bậc phụ huynh không thể bảo vệ con trẻ khỏi áp lực, căng thẳng. Nhưng trong cuộc sống thường ngày, các phụ huynh có thể áp dụng các giải pháp sau để giúp con trẻ phát triển lành mạnh và đối phó với sự căng thẳng.

Chú ý khi trẻ to tiếng: Nói với trẻ khi bạn nhận thấy có điều gì đó đang làm phiền trẻ. Nếu có thể, hãy đặt tên cho cảm giác bạn nghĩ rằng con bạn đang trải qua: “Có vẻ như con vẫn còn giận về những gì đã xảy ra ở sân chơi”. Đừng buộc tội (chẳng hạn như: “Được rồi, điều gì đang xảy ra? Con vẫn đang điên về điều đó?”) hoặc quát mắng con ngay tại chỗ. Chỉ là do quan sát ngẫu nhiên hay do bạn vô tình nghe về mối lo lắng của con, hãy bày tỏ sự cảm thông và cho thấy rằng bạn quan tâm và muốn tìm hiểu.

Lắng nghe con trẻ và chuyển nội dung: Yêu cầu con trẻ cho bạn biết chúng đang vướng chuyện gì. Chăm chú lắng nghe và bình tĩnh - với sự quan tâm, kiên nhẫn, cởi mở và chu đáo. Tránh bất kỳ tranh cãi liên quan tới việc phán xét, đổ lỗi, giảng giải, thay vào đó hãy nói những gì bạn nghĩ con bạn nên làm. Hãy lắng nghe mối quan tâm (và cảm xúc) của con. Cố gắng để biết toàn bộ câu chuyện bằng cách hỏi những câu như “Và sau đó điều gì đã xảy ra?”.

Làm gì khi con trẻ bị áp lực, căng thẳng
Ảnh minh hoạ

Đôi khi nói chuyện, lắng nghe và thấu hiểu là tất cả những gì cần thiết để giúp trẻ đang thất vọng khôi phục lại tinh thần. Ví dụ, bạn có thể nói: “Điều đó hẳn rất đáng buồn”, “Chắc con cảm thấy bực mình khi họ không cho con tham gia trò chơi” hoặc: “Dường như là không công bằng với con”. Điều này cho thấy bạn hiểu trẻ đang cảm thấy thế nào. Cảm giác hiểu và lắng nghe giúp trẻ cảm thấy được cha mẹ che chở. Điều đó đặc biệt quan trọng trong thời điểm căng thẳng. Sau đó, hãy thử thay đổi chủ đề rồi chuyển sang điều gì đó tích cực và thư giãn để trẻ cảm thấy tốt hơn.

Đặt tên cho cảm xúc: Nhiều trẻ vẫn chưa đặt tên cho cảm xúc của mình. Nếu con trẻ có vẻ tức giận hoặc thất vọng, hãy sử dụng những từ giúp trẻ xác định những cảm xúc. Đặt cảm xúc thành lời giúp trẻ giao tiếp và phát triển nhận thức cảm xúc - khả năng nhận biết trạng thái cảm xúc của mình.

Giúp trẻ nghĩ ra những điều phải làm: Nếu có một vấn đề cụ thể gây ra căng thẳng, hãy nói chuyện với nhau sẽ làm những gì. Khuyến khích con bạn suy nghĩ một vài ý tưởng. Trẻ tham gia tích cực sẽ xây dựng được sự tự tin. Hãy hỗ trợ những ý tưởng tốt khi cần thiết. Hãy hỏi: “Con nghĩ sẽ làm như thế nào?”

Hạn chế căng thẳng nếu có thể: Nếu tình huống nhất định gây ra căng thẳng, hãy xem liệu có cách để thay đổi mọi thứ không. Ví dụ, nếu quá nhiều hoạt động sau giờ học gây ra căng thẳng khi làm bài tập ở nhà, thì điều cần thiết là hạn chế các hoạt động để dành thời gian và năng lượng cho bài tập về nhà.

Ở cạnh con: Trẻ đôi khi không muốn nói về những gì đang làm phiền mình. Hãy cho trẻ biết bạn sẽ ở đó khi nào trẻ muốn nói chuyện. Ngay cả khi không muốn nói chuyện, trẻ thường không muốn ở một mình. Bạn giúp trẻ bằng cách có mặt ở bên cạnh trẻ, dành nhiều thời gian cho trẻ. Vì vậy, nếu bạn nhận thấy con trẻ có vẻ buồn chán, căng thẳng, hoặc có một ngày tồi tệ - nhưng không muốn nói chuyện - hãy bắt đầu điều gì đó có thể làm cùng nhau như cùng trẻ đi dạo, xem phim, chụp hình hoặc nướng bánh...

Hãy kiên nhẫn: Làm cha mẹ, điều đau khổ là nhìn thấy con cái không hạnh phúc hoặc căng thẳng. Nhưng hãy cố gắng chịu đựng để sửa chữa mọi vấn đề. Thay vào đó, tập trung vào việc giúp con bạn, từ từ nhưng chắc chắn, phát triển thành một người giải quyết tốt mọi vấn đề. Hãy để con bạn trở thành một đứa trẻ biết cách hòa nhập với những thăng trầm của cuộc sống, đặt cảm xúc thành lời, bình tĩnh khi cần thiết, và biết vươn lên.

Cha mẹ không thể giải quyết mọi vấn đề vì con trẻ sẽ phải chịu đựng suốt cuộc đời. Nhưng bằng cách dạy các kĩ năng đối phó lành mạnh, bạn sẽ chuẩn bị cho con trẻ cách điều chỉnh, quản lí những căng thẳng sẽ đến trong tương lai.

Nguyễn Huyền Nga

Tin liên quan

Cùng chuyên mục

Người cao tuổi cần được phát huy và chăm sóc đầy đủ

Người cao tuổi cần được phát huy và chăm sóc đầy đủ

Bài 3: Những sự kiện lớn của Hội từ nay đến cuối năm
Người cao tuổi cần được phát huy và chăm sóc đầy đủ

Người cao tuổi cần được phát huy và chăm sóc đầy đủ

Bài 2: Ngày Quốc tế NCT và Tháng hành động vì NCT ở Việt Nam
Người cao tuổi cần được phát huy và chăm sóc đầy đủ

Người cao tuổi cần được phát huy và chăm sóc đầy đủ

Bài 1: Xuất xứ, sự ra đời của Ngày Quốc tế NCT (1/10)
Thư Bác Hồ gửi thiếu nhi dịp Trung thu

Thư Bác Hồ gửi thiếu nhi dịp Trung thu

Sinh thời, Chủ tịch Hồ Chí Minh luôn mong muốn Việt Nam và cả thế giới hãy phấn đấu để thiếu nhi lớn lên sung sướng trong hòa bình. Người căn dặn thiếu nhi: “Ngày sau, các cháu là người chủ của nước nhà, của thế giới. Các cháu đoàn kết thì thế giới hoà bình và dân chủ, sẽ không có chiến tranh”.
Niềm tin về một xã hội không có chế độ người bóc lột người

Niềm tin về một xã hội không có chế độ người bóc lột người

Ngày 21/2/1848, Các Mác và người đồng chí thân thiết Phri-đrich Ăng-ghen cùng soạn thảo và xuất bản “Tuyên ngôn của Đảng Cộng sản”, văn kiện đầu tiên có tính chất cương lĩnh của phong trào cộng sản và công nhân quốc tế. Tuyên ngôn của Đảng Cộng sản khẳng định: “Thay cho xã hội tư sản cũ, với những giai cấp và đối kháng giai cấp của nó, sẽ xuất hiện một liên hợp, trong đó sự phát triển tự do của mỗi người là điều kiện cho sự phát triển tự do của tất cả mọi người”...

Tin khác

Chủ tịch Hồ Chí Minh - Biểu tượng của hòa bình và tình hữu nghị

Chủ tịch Hồ Chí Minh - Biểu tượng của hòa bình và tình hữu nghị
Sinh thời, Chủ tịch Hồ Chí Minh là một người thiết tha yêu chuộng hòa bình và Người đã tiên phong trong việc kêu gọi tình hữu nghị giữa các quốc gia trên thế giới.

Đường sắt Việt Nam tụt hậu và lạc hậu nhất thế giới

Đường sắt Việt Nam tụt hậu và lạc hậu nhất thế giới
Trong lịch sử ngành Giao thông vận tải, Việt Nam là một trong những quốc gia hình thành đường sắt sớm nhất thế giới. Năm 1881, đoạn đường Sài Gòn - Mỹ Tho dài 71km được khởi công xây dựng. Sau 55 năm (1936) đã có hệ thống đường sắt dài gấp 37 lần tuyến ấy với chiều dài tổng cộng 2.600km chạy xuyên suốt ba miền đất nước, là hệ thống đường sắt đầu tiên, hiện đại nhất khu vực Đông Nam Á. Tuy nhiên, sau hơn 140 năm ra đời và phát triển, ngày nay Đường sắt Việt Nam đứng trước nguy cơ tụt hậu nghiêm trọng, thuộc vào loại lạc hậu nhất thế giới…

Tư tưởng đại đoàn kết các dân tộc qua thư của Chủ tịch Hồ Chí Minh gửi Đại hội các dân tộc thiểu số miền Nam tại Pleiku năm 1946

Tư tưởng đại đoàn kết các dân tộc qua thư của Chủ tịch Hồ Chí Minh gửi Đại hội các dân tộc thiểu số miền Nam tại Pleiku năm 1946
Năm 1946, nước Việt Nam Dân Chủ Cộng hòa vừa ra đời đã phải đối mặt với vô vàn khó khăn thách thức: giặc đói, giặc dốt và giặc ngoại xâm. Pháp chạy, Nhật hàng, quân Anh và Tưởng tràn vào nước ta, thù trong Giặc ngoài âm mưu bóp chết chính quyền cách mạng non trẻ.

Kỉ niệm 78 năm Ngày Quốc khánh 2/9: Tuyên ngôn Độc lập thể hiện khát vọng của nhân loại

Kỉ niệm 78 năm Ngày Quốc khánh 2/9: Tuyên ngôn Độc lập thể hiện khát vọng của nhân loại
Bản Tuyên ngôn Độc lập do Chủ tịch Hồ Chí Minh đọc ngày 2/9/1945 là tiếng nói đại diện cho nhân loại sau Chiến tranh Thế giới lần thứ hai (1939-1945).

Kỉ niệm 78 năm Ngày Quốc khánh 2/9: Hào khí ngày 2/9/1945 tại Việt Nam

Kỉ niệm 78 năm Ngày Quốc khánh 2/9: Hào khí ngày 2/9/1945 tại Việt Nam
Bản Tuyên ngôn Độc lập do Chủ tịch Hồ Chí Minh đã thay mặt Chính phủ cách mạng lâm thời đọc ngày 2/9/1945 đã khai sinh nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa...

Lãng phí lớn trong sử dụng đất và bất cập của những dự án “treo”...

Lãng phí lớn trong sử dụng đất và bất cập của những dự án “treo”...
Đất đai là tài sản cố định thuộc sở hữu toàn dân do Nhà nước làm đại diện chủ sở hữu quản lí, sử dụng hoặc quyết định trao quyền cho tổ chức, cá nhân sử dụng. Theo quy định của pháp luật, nguyên tắc sử dụng đất phải đúng quy hoạch, kế hoạch, đúng mục đích, thực hành tiết kiệm, hiệu quả, bảo vệ môi trường và không làm tổn hại đến lợi ích chính đáng của người dân. Tuy nhiên, trong nhiều năm qua, do “tư duy nhiệm kì”, do nôn nóng quy hoạch, thu hồi đất, giao đất, cho thuê đất nên rất nhiều dự án chậm triển khai thành dự án “treo”, hàng loạt khu công nghiệp tỉ lệ lấp đầy rất thấp gây nên lãng phí vô cùng lớn nguồn lực đất đai…

Trước thềm năm học mới 2023-2024: Để cặp sách, balo của học sinh bớt nặng

Trước thềm năm học mới 2023-2024: Để cặp sách, balo của học sinh bớt nặng
Như chúng ta đều biết, khi trẻ lên 6 tuổi là bắt đầu bước vào những năm tháng đầu tiên của cả quãng đời học sinh, và đây cũng là một trong những khoảng thời gian đầy cảm xúc của bản thân bé cũng như những người làm cha mẹ. Ngoài sách, vở, bút, tẩy và nhiều thứ đồ dùng học tập khác ra thì chiếc cặp sách, hay chiếc balo trở thành vật dụng không thể thiếu của các em.

Công tác dân vận thời lập quốc

Công tác dân vận thời lập quốc
Đất nước ta lâm vào tình thế “nghìn cân treo đầu sợi tóc” sau khi giành được độc lập. Để giải quyết tình thế trên, Đảng và Nhà nước ta đã dựa vào dân và khơi dậy được sức mạnh khối đại đoàn kết toàn dân tộc. Đặc biệt Đảng ta đã ra Chỉ thị Kháng chiến kiến quốc (ngày 25/11/1945) để tăng cường hơn nữa khối đại đoàn kết toàn dân tộc, nhằm chống giặc đói, giặc dốt và giặc ngoại xâm.

Họ Hồ Hà Tĩnh trong dòng chảy lịch sử văn hóa dân tộc

Họ Hồ Hà Tĩnh trong dòng chảy  lịch sử văn hóa dân tộc
Ngày 12/8, tại TP Hà Tĩnh, Viện Nghiên cứu và Bảo tồn văn hóa (thuộc Liên hiệp các Hội khoa học Việt Nam) phối hợp với Hội Khoa học Lịch sử Hà Tĩnh, Hội đồng họ Hồ Hà Tĩnh và nhóm nghiên cứu lịch sử họ Hồ Việt Nam tổ chức Hội thảo khoa học “Họ Hồ Hà Tĩnh trong dòng chảy lịch sử văn hóa dân tộc”.

Dù phải đốt cháy cả dãy Trường Sơn cũng phải giành lấy độc lập

Dù phải đốt cháy cả dãy Trường Sơn cũng phải giành lấy độc lập
Bác Hồ từ Cao Bằng, quyết định rời xuống Tuyên Quang, đặt căn cứ chỉ đạo cách mạng cả nước tại Tân Trào (huyện Sơn Dương, tỉnh Tuyên Quang) đầu tháng 5/1945.

Cần “thẩm thấu” chính sách cho liên kết vùng

Cần “thẩm thấu” chính sách cho liên kết vùng
Liên kết trong sản xuất và tiêu thụ sản phẩm luôn nhận được nhiều sự quan tâm, bởi sẽ góp phần quan trọng giảm chi phí đầu vào, tăng sức cạnh tranh của hàng hoá, nhất là trong bối cảnh đơn hàng giảm sút, doanh nghiệp còn khó khăn như hiện nay.

Thủ đô Hà Nội có nên sáp nhập quận Hoàn Kiếm?

Thủ đô Hà Nội có nên sáp nhập quận Hoàn Kiếm?
Ngày 31/7/2023, tại Hội nghị toàn quốc về sắp xếp đơn vị hành chính cấp huyện, cấp xã do Thủ tướng Phạm Minh Chính chủ trì, ông Trần Sỹ Thanh, Chủ tịch UBND thành phố Hà Nội báo cáo, trong giai đoạn 2023 - 2025, thành phố có quận Hoàn Kiếm và 176 đơn vị hành chính cấp xã thuộc diện phải sắp xếp.

Thành công về tư duy và cái nhìn mới

Thành công về tư duy và cái nhìn mới
“Văn học dân gian Việt Nam sau năm 1986” là tựa đề cuốn sách chuyên luận, sưu tầm, tuyển chọn của PGS. TS Trần Thị Trâm. Sách do Nhà xuất bản Văn học ấn hành. Tác giả là cựu giảng viên Học viện Báo chí và Tuyên truyền, nên nghiên cứu của bà nghiêng về thực tế và có chất báo chí nhiều hơn. Khi xuất bản cuốn sách này, PGS.TS Trần Thị Trâm có tư duy và cái nhìn rất mới, tạo nên thành công trên lĩnh vực nghiên cứu văn học dân gian, với tràn ngập chất liệu thực tế cuộc sống…

Đi xe đạp, hoạt động thể chất mang nhiều lợi ích với NCT

Đi xe đạp, hoạt động thể chất mang nhiều lợi ích với NCT
Người cao tuổi thường có xu hướng ngại vận động và giao tiếp, nhất là từ khi bắt đầu tuổi nghỉ hưu. Đó là nguyên nhân tại sao nhiều người vừa về hưu đã cảm thấy mình già nhanh, giảm sút cả thể chất lẫn trí tuệ.

Góp phần nâng cao tuổi thọ

Góp phần nâng cao tuổi thọ
Cùng với cả nước, quá trình chuyển đổi dân số ở Long An cũng đang diễn ra mạnh mẽ. Theo đó, NCT ở tỉnh đang tăng nhanh về số lượng và chiếm tỉ lệ càng cao trong tổng số dân. Nhằm đáp ứng nhu cầu chăm sóc sức khỏe NCT thích ứng với già hóa dân số, UBND tỉnh Long An đã phê duyệt kế hoạch thực hiện Đề án Chăm sóc sức khỏe NCT trên địa bàn tỉnh, giai đoạn 2017-2025...
Xem thêm
Phiên bản di động