Kì vọng khởi động lại tiến trình hoà bình Trung Đông

Việc có thêm 3 quốc gia Na Uy, Ireland và Tây Ban Nha chính thức công nhận Nhà nước Palestine được đánh giá mang tính biểu tượng cao và đánh dấu sự thay đổi trong quan hệ quốc tế, làm tăng kì vọng về việc khởi động lại tiến trình hòa bình Trung Đông trên cơ sở giải pháp hai nhà nước Israel và Palestine cùng tồn tại hòa bình. Tuy nhiên, bạo lực, bom đạn, khói lửa vẫn bao trùm khu vực Dải Gaza đang khiến cho viễn cảnh tươi sáng đó trở nên mờ mịt…

Lịch sử mâu thuẫn chồng chất và dai dẳng giữa người Israel và người Palestine kéo dài hàng thập niên qua, đặc biệt là thảm họa nhân đạo chưa từng thấy tại Dải Gaza kể từ khi cuộc xung đột giữa Israel và Phong trào Hồi giáo Hamas bùng phát ngày 7/10/2023, càng khẳng định tính cấp thiết của một giải pháp chính trị toàn diện vốn được cộng đồng quốc tế thúc đẩy hàng chục năm nay. Đó là việc hai nhà nước Israel và Palestine cùng tồn tại trong hòa bình, an ninh và công nhận lẫn nhau, đồng thời tôn trọng quyền tự quyết của người Palestine.

Xét về mặt ngoại giao, việc Na Uy, Ireland và Tây Ban Nha, cộng hưởng cùng 143 nước trong số 193 quốc gia thành viên LHQ khẳng định Palestine có quyền chính đáng thành lập nhà nước độc lập, có chủ quyền và lãnh thổ, được cho sẽ tạo thêm động lực để nhiều nước châu Âu khác công nhận Nhà nước Palestine. Bên cạnh đó, động thái này còn có thể gia tăng áp lực buộc Israel phải nghĩ tới giải pháp chính trị hòa bình - cũng là sự bảo đảm tốt nhất và lâu bền nhất đối với chính an ninh Israel.

Khói bốc lên sau vụ oanh tạc của quân đội Israel xuống Rafah, ngày 7/5/2024.
Khói bốc lên sau vụ oanh tạc của quân đội Israel xuống Rafah, ngày 7/5/2024.

Tuy nhiên, con đường hòa bình Trung Đông vẫn gặp vô số trở ngại. Việc Israel tiến hành vụ không kích vào một trại tị nạn ở Rafah hay các vụ phóng rocket từ Dải Gaza vào thành phố Tel Aviv và các khu vực lân cận ở miền Trung Israel để trả đũa đã thực sự “phủ bóng đen lên những đốm lửa vừa nhen”.

Phản ứng gay gắt của Israel đối với Ireland, Na Uy và Tây Ban Nha càng cho thấy đến nay vẫn chưa có áp lực nào đủ lớn, có thể tác động để Israel thay đổi lập trường cứng rắn về giải pháp hai nhà nước. Trong khi đó, việc Hamas tuyên bố sẽ không tham gia bất cứ cuộc đàm phán nào về thỏa thuận ngừng bắn và trao đổi tù nhân sau vụ không kích vào trại tị nạn ở Rafah, càng khiến lối thoát xung đột trở nên hẹp hơn.

Bản thân Mỹ, đồng minh chủ chốt của Israel, mặc dù tuyên bố ủng hộ giải pháp hai nhà nước, song cho rằng giải pháp hai nhà nước nên được thực hiện thông qua đàm phán trực tiếp giữa các bên chứ không phải thông qua sự công nhận đơn phương của từng quốc gia.

Các cuộc đàm phán về một giải pháp hai nhà nước cho cuộc xung đột Trung Đông đã được thúc đẩy mạnh mẽ sau Hiệp định Oslo năm 1993, với việc thành lập Chính quyền Palestine (PA). Tuy nhiên, đàm phán nhanh chóng rơi vào bế tắc do hai bên bất đồng về hàng loạt vấn đề như số phận của người tị nạn Palestine, quyền kiểm soát Jerusalem... Tiếp đó, làn sóng bạo lực giữa hai bên, tiến trình mở rộng các khu định cư Do Thái ở Bờ Tây và Đông Jerusalem cùng sự chia rẽ ngay trong nội bộ cả Israel lẫn Palestine biến thành trở lực đối với tiến trình hòa bình Trung Đông… Trong khi đó, toan tính của các cường quốc trong và ngoài khu vực khi can dự vào "bàn cờ Trung Đông" càng khiến cơ hội đàm phán xa dần.

Rõ ràng khó có thể đạt được giải pháp hai nhà nước trong bối cảnh hai bên vẫn tồn tại những mâu thuẫn khó hóa giải về mặt lợi ích, tôn giáo, sắc tộc; là nhu cầu về một không gian sinh tồn và phát triển của người Arab trên vùng đất của mình đã không được bảo đảm; sự thất bại của các biện pháp hòa giải, trong khi sự can thiệp của bên ngoài càng khiến tình hình trở nên phức tạp. Ngay trong Chính phủ Israel cũng tồn tại bất đồng về vấn đề Palestine.

Đại Hội đồng LHQ vừa thông qua nghị quyết mới trao thêm một số quyền cho Palestine với tư cách Nhà nước Quan sát viên, thêm những quốc gia công nhận Nhà nước Palestine..., tất cả như những đốm lửa thắp thêm hi vọng, song vẫn chưa đủ để xua tan màn đêm. Sự thay đổi chỉ có thể xuất phát từ quyết tâm, thiện chí cùng những hành động thực chất của chính Israel và Palestine, bên cạnh sự ủng hộ của quốc tế.

Minh Ngọc (Tổng hợp)

Tin liên quan

Cùng chuyên mục

Đa dạng hoá các lựa chọn trên đấu trường kinh tế toàn cầu

Đa dạng hoá các lựa chọn trên đấu trường kinh tế toàn cầu

Theo các nhà phân tích, mong muốn đa dạng hóa các lựa chọn trên đấu trường kinh tế toàn cầu là một trong những lí do khiến ngày càng nhiều các quốc gia Đông Nam Á muốn gia nhập nhóm các nền kinh tế mới nổi BRICS.
Cửa ngõ vào thị trường toàn cầu

Cửa ngõ vào thị trường toàn cầu

Tại thị trấn thanh bình trên bờ biển Thái Bình Dương của quốc gia Nam Mỹ này, Trung Quốc đang xây dựng một siêu cảng có thể thách thức ảnh hưởng của Mỹ ở khu vực giàu tài nguyên mà Washington từ lâu đã coi là sân sau của mình…
Nỗ lực toàn diện để khôi phục nền hoà bình tại Ukraine

Nỗ lực toàn diện để khôi phục nền hoà bình tại Ukraine

Theo Hüseyin Ozdemir, nhà nghiên cứu tại Trung tâm Nghiên cứu Thế giới TRT, có trụ sở tại Istanbul, Thổ Nhĩ Kỳ, hội nghị thượng đỉnh về hòa bình ở Ukraine, diễn ra từ ngày 15-16/6, nhằm mục đích tập hợp các nguyên thủ quốc gia và phát triển sự hiểu biết chung về con đường hướng tới một nền hòa bình công bằng và lâu dài ở Ukraine. Tuy nhiên, sự vắng mặt của các quốc gia chủ chốt và những mục tiêu cơ bản của hội nghị khiến nhiều người nghi ngờ về két quả của Hội nghị.
Tăng cường khả năng tự chủ kinh tế

Tăng cường khả năng tự chủ kinh tế

Nước Nga đang trong thời khắc mang tính quyết định đối với sự thịnh vượng của nhiều thế hệ người dân.
Thực hiện các cam kết để không bỏ lỡ mục tiêu xoá bỏ lao động trẻ em vào năm 2025

Thực hiện các cam kết để không bỏ lỡ mục tiêu xoá bỏ lao động trẻ em vào năm 2025

Bất chấp cái nóng oi ả, song nhiều trẻ nhỏ ở Ghana, thậm chí có những em chỉ mới 5 tuổi, đã phải dùng những con dao rựa, to gần bằng người thu hoạch hạt cacao - vốn là nguyên liệu quan trọng để làm ra một số loại chocolate được yêu thích trên thế giới…

Tin khác

Những thách thức chồng chất với phương Tây

Những thách thức chồng chất với phương Tây
Các cuộc xung đột ở Ukraine và Gaza, cùng với việc cựu Tổng thống Mỹ Donald Trump tranh cử, đang thử thách liên minh phương Tây…

Cuộc xung đột giữa Israel và phong trào Hamas: Đề xuất hướng tới lệnh ngừng bắn toàn diện

Cuộc xung đột giữa Israel và phong trào Hamas: Đề xuất hướng tới lệnh ngừng bắn toàn diện
Cuộc xung đột giữa Israel và phong trào Hamas tại Dải Gaza đã diễn ra tròn 8 tháng mà chưa bớt khốc liệt, với số người thương vong tăng lên từng ngày.

Lựa chọn của châu Âu

Lựa chọn của châu Âu
Trong các ngày 6-9/6, khoảng 450 triệu công dân từ 27 quốc gia thành viên Liên minh châu Âu (EU) sẽ bỏ phiếu để bầu chọn 720 đại biểu cho nhiệm kì 5 năm mới của Nghị viện châu Âu (EP)…

“Mũi tên trúng hai đích” của ông Joe Biden

“Mũi tên trúng hai đích” của ông Joe Biden
Tổng thống Mỹ Joe Biden đã tới Pháp tham dự lễ kỉ niệm 80 năm D-Day, sự kiện đánh dấu quân đồng minh, trong đó có 73.000 binh sĩ Mỹ, đổ bộ vào bờ biển Normandy ngày 6/6/1944, mở ra mặt trận thứ hai trong Chiến tranh Thế giới thứ hai, tạo ra bước ngoặt quan trọng trong cuộc chiến chống phát xít Đức…

Vụ “đặt cược” của OPEC+

Vụ “đặt cược” của OPEC+
Quyết định của Tổ chức Các nước xuất khẩu dầu mỏ (OPEC) và các đối tác, còn gọi là OPEC+, gia hạn hầu hết các đợt cắt giảm sản lượng dầu đến năm 2025 và loại bỏ dần việc cắt giảm tự nguyện, là nỗ lực tiếp theo của nhóm các nước xuất khẩu "vàng đen" hàng đầu thế giới trong "cuộc chiến" hỗ trợ giá dầu…

Nga xây dựng trật tự thế giới năng lượng mới

Nga xây dựng trật tự thế giới năng lượng mới
Vị thế ngày càng được củng cố của Nga với tư cách là nhà cung cấp năng lượng toàn cầu quan trọng đang thể hiện rõ ở mức xuất khẩu dầu thô quốc tế cao, mức sản xuất ổn định bất chấp lệnh trừng phạt của phương Tây...

Tầm quan trọng địa chính trị của diễn đàn Đối thoại Shangri-La

Tầm quan trọng địa chính trị của diễn đàn Đối thoại Shangri-La
Đối thoại Shangri-La lần thứ 21 sẽ diễn ra tại Singapore từ ngày 31/5 - 2/6, dự kiến thu hút sự tham gia của hơn 550 đại biểu từ các cơ quan quốc phòng và an ninh của trên 40 quốc gia trên thế giới…

Phục hồi động lực hợp tác và hướng tới tương lai của ba nước Hàn - Trung - Nhật

Phục hồi động lực hợp tác và hướng tới tương lai của ba nước Hàn - Trung - Nhật
Hội nghị thượng đỉnh Hàn Quốc, Trung Quốc và Nhật Bản diễn ra tại Seoul trong các ngày 26 - 27/5 là cơ hội để đưa hợp tác ba bên vốn bị ngưng trệ trong hơn 4 năm qua trở lại đúng hướng...

Nỗ lực hướng tới một hiệp ước ứng phó đại dịch toàn cầu

Nỗ lực hướng tới một hiệp ước ứng phó đại dịch toàn cầu
Ngày 24/5, sau hai năm đàm phán căng thẳng, các quốc gia trên thế giới đang hi vọng có thể đạt được một hiệp ước toàn cầu về việc ứng phó với các đại dịch trong tương lai...

Bức tranh trái ngược của 10 thành viên gia nhập EU năm 2024

Bức tranh trái ngược của 10 thành viên gia nhập EU năm 2024
20 năm gia nhập EU của 10 thành viên gia nhập năm 2024 cho thấy những bức tranh trái ngược. Quá trình hội nhập này khiến dân số của các nước vùng Baltic suy giảm mạnh…

Các lệnh trừng phạt gây ra hàng loạt vụ tai nạn máy bay kinh hoàng ở Iran?

Các lệnh trừng phạt gây ra hàng loạt vụ tai nạn máy bay kinh hoàng ở Iran?
Các lệnh trừng phạt đã ngăn cản Iran mua máy bay hoặc thiết bị mới, vốn có liên quan đến tai nạn hàng không…

Giai đoạn mới trong quan hệ giữa EU và Trung Á

Giai đoạn mới trong quan hệ giữa EU và Trung Á
Đối với các nước Trung Á, việc tăng cường quan hệ với EU có nguy cơ gây ra phản ứng từ Nga và Trung Quốc. Tham vọng ngày càng tăng của EU trong khu vực được Nga và Trung Quốc coi là một thách thức…

Kì vọng sự ổn định của giá vàng thế giới

Kì vọng sự ổn định của giá vàng thế giới
Chỉ trong hơn 5 tháng tháng đầu năm, giá vàng đã tăng hơn 13,2%, từ mức giá chốt năm 2023 là 2.062,9 USD/ounce lên 2.336,76 USD/ounce vào hôm 13/5. Các chuyên gia chỉ ra việc giá vàng tăng mạnh gần đây hoàn toàn trùng khớp với những biến động và căng thẳng địa chính trị toàn cầu.

Chìa khoá tăng trưởng trong tương lai của Nhật Bản

Chìa khoá tăng trưởng trong tương lai của Nhật Bản
Từng là một cường quốc kinh tế nhưng hiện nay Tokyo đang lo ngại sâu sắc vì nền kinh tế của Trung Quốc và Đức đã vượt qua Nhật Bản, và Ấn Độ cũng sẽ vượt qua vào năm tới…

Tự tin ở cương vị mới

Tự tin ở cương vị mới
Phó Thủ tướng Lawrence Wong, 52 tuổi, sẽ kế nhiệm Thủ tướng Lý Hiển Long, người đã dẫn dắt Singapore phát triển mạnh mẽ trong gần 20 năm qua. Giờ đây, với phẩm chất chính trị, nhiệt huyết, kinh nghiệm, trách nhiệm và cả truyền thống, ông Lawrence Wong sẽ phải giữ cho “Đốm đỏ nhỏ bé” Singapore tiếp tục tỏa sáng…
Xem thêm
Tổng thống Putin – lựa chọn của nước Nga

Tổng thống Putin – lựa chọn của nước Nga

Tổng thống Vladimir Putin giành chiến thắng áp đảo trong cuộc bầu cử quan trọng của Nga, chỉ dấu cho thấy sự ủng hộ nhiệt thành của dân chúng Nga với nhà lãnh đạo đất nước.
Chủ của các hạng mục giải thưởng của Oscar 2024

Chủ của các hạng mục giải thưởng của Oscar 2024

Sáng 11/3 (giờ Việt Nam), lễ trao giải Oscar 2024 đã được khai mạc tại nhà hát Nhà hát Dolby, TP. Los Angeles, Mỹ. Đây là sự kiện điện ảnh lớn nhất thế giới cũng là giải thưởng danh giá được nhiều người quan tâm, chờ đợi.
Danh tính thủy thủ người Việt thiệt mạng trên tàu bị Houthi tấn công ở Vịnh Aden

Danh tính thủy thủ người Việt thiệt mạng trên tàu bị Houthi tấn công ở Vịnh Aden

Ngày 7/3, hãng thông tấn AP của Mỹ đưa tin, lực lượng Houthi ở Yemen tấn công tên lửa vào tàu chở hàng True Confidence ở Vịnh Aden vào ngày 6/3. Trên tàu có 4 thuyền viên Việt Nam, trong đó 1 người thiệt mạng.
Chưa ghi nhận lao động Việt bị nạn trong trận động đất ở Đài Loan (Trung Quốc)

Chưa ghi nhận lao động Việt bị nạn trong trận động đất ở Đài Loan (Trung Quốc)

Cục Quản lý lao động ngoài nước (Bộ LĐ-TB&XH) cho biết, theo báo cáo của Ban Quản lý lao động (Văn phòng kinh tế - văn hóa Việt Nam tại Đài Bắc), đến nay chưa ghi nhận trường hợp nào là người lao động Việt Nam bị nạn trong trận động đất mạnh 7.2 độ richte
Việt Nam kiên định thực hiện chính sách "một Trung Quốc"

Việt Nam kiên định thực hiện chính sách "một Trung Quốc"

Ngày 14/1, trả lời câu hỏi của phóng viên đề nghị cho biết quan điểm của Việt Nam về kết quả bầu cử người đứng đầu vùng lãnh thổ Đài Loan ngày 13/1/2024, Người Phát ngôn Bộ Ngoại giao Phạm Thu Hằng cho biết:
Vai trò của 5 nghi can vụ giết người mẫu Hong Kong Abby Choi

Vai trò của 5 nghi can vụ giết người mẫu Hong Kong Abby Choi

Trong vụ giết Abby Choi - người mẫu Hong Kong (Trung Quốc) - có 4 thành viên trong một gia đình cùng một nhân tình - là những nghi phạm chính.
Việt Nam lên tiếng về nội dung trong bộ phim “MH370: Chiếc máy bay biến mất”

Việt Nam lên tiếng về nội dung trong bộ phim “MH370: Chiếc máy bay biến mất”

"Cho tới nay, các cơ quan chức năng chưa hề đưa ra bất cứ một kết luận nào về vụ việc mất tích của máy bay MH370. Do đó, bộ phim tài liệu “MH370: Chiếc máy bay biến mất” đưa ra những nhận định khi chưa có kết luận chính thức của các cơ quan chức năng là s
Phát hiện hố đen có khối lượng lớn gấp 30 tỉ lần Mặt Trời

Phát hiện hố đen có khối lượng lớn gấp 30 tỉ lần Mặt Trời

Các nhà khoa học tại Đại học Durham (Anh) xác nhận hố đen mới được tìm thấy là một trong những hố đen lớn nhất từng được phát hiện.
Phát hiện bất ngờ làm đảo lộn các giả thuyết về bình minh của vũ trụ

Phát hiện bất ngờ làm đảo lộn các giả thuyết về bình minh của vũ trụ

Kính viễn vọng không gian James Webb đã phát hiện hình ảnh được cho là của 6 thiên hà cổ đại khổng lồ; sự tồn tại của chúng có thể làm đảo lộn các lý thuyết vũ trụ học hiện tại.
Phiên bản di động