Hiền tài và vận mệnh quốc gia

Từ quốc gia cho đến một tổ chức, cơ quan, đơn vị nếu có “hiền tài”, đặc biệt là người đứng đầu có tài cao, học rộng, mẫn tiệp và đạo đức trong sáng sẽ ảnh hưởng sâu sắc, quyết định tới sự phát triển của quốc gia, dân tộc, tới sự trong sạch, vững mạnh của tổ chức, cơ quan, đơn vị…

Cách đây 580 năm (tức năm 1442) nhà vua anh minh Lê Thánh Tông giao cho Đông các Đại học sĩ, kiêm Quốc Tử Giám Tết tửu (sau là Lễ bộ Thượng thư) Thân Nhân Trung viết bia Văn Miếu - Quốc Tử Giám: “Hiền tài là nguyên khí quốc gia; nguyên khí thịnh thì thế nước mạnh, rồi lên cao; nguyên khí suy thì thế nước yếu, rồi xuống thấp”.

Người xưa giải thích: “Hiền tài” là người tài cao, học rộng và có đạo đức, có ảnh hưởng sâu sắc tới sự phát triển của quốc gia. “Nguyên khí” là sức mạnh vật chất, tinh thần tiềm tàng nơi con người, nơi đất nước đó và mong muốn có giá trị quan trọng với mỗi quốc gia. Một đất nước, không có hiền tài không thể giữ vững được độc lập, tự chủ, không thể phát triển kinh tế - xã hội, triều chính có thể rối loạn. Trong lịch sử hàng nghìn năm đấu tranh giành độc lập và giữ nước, dân tộc ta có không biết bao hiền tài, nhân vật lịch sử kiệt xuất, Anh hùng dân tộc như Ngô Quyền, Lý Công Uẩn, Lý Thường Kiệt, Trần Nhân Tông, Trần Hưng Đạo, Lê Lợi, Nguyễn Trãi, Lê Thánh Tông, Quang Trung - Nguyễn Huệ, Hồ Chí Minh, Võ Nguyên Giáp…

Chủ tịch Hồ Chí Minh là bậc “Hiền tài” vĩ đại nhất trong lịch sử của đất nước. Người tạo nên sức sống thần kì của “nguyên khí quốc gia”, tạo nên giá trị vật chất, tinh thần tiềm tàng để có một Việt Nam từ chỗ không có tên trên bản đồ thế giới, toàn dân làm nộ lệ trở thành một quốc gia “Chưa bao giờ đất nước ta có được cơ đồ, tiềm lực, vị thế và uy tín quốc tế như ngày nay” như lời Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng.

Chủ tịch Hồ Chí Minh với đội ngũ trí thức Việt Nam. 	Ảnh minh họa
Chủ tịch Hồ Chí Minh với đội ngũ trí thức Việt Nam. Ảnh minh họa

Những ngày đầu sau Cách mạng tháng Tám, đất nước đứng trước thử thách “ngàn cân treo sợi tóc”, nhưng Chủ tịch Hồ Chí Minh đã chèo chống “con thuyền cách mạng” vượt qua thử thách đi tới thắng lợi vẻ vang, vẽ lên bản đồ thế giới một nước Việt Nam độc lập, thoát khỏi ách đô hộ của đế quốc, thực dân. Trong muôn vàn công lao vĩ đại của Bác, có một kì tích là Người biết nhận ra hiền tài và trọng dụng, dẫn dắt tầng lớp trí thức vào công cuộc kháng chiến kiến quốc. Đó là các nhân sĩ Huỳnh Thúc Kháng, Nguyễn Văn Tố, Phan Kế Toại; các kĩ sư, luật sư, bác sĩ Tây học như Phan Anh, Nguyễn Văn Huyên, Tôn Thất Tùng, Hoàng Minh Giám, Trần Đại Nghĩa, Trần Duy Hưng, Phạm Ngọc Thạch, Nguyễn Hữu Thọ, Đặng Văn Ngữ, Trần Đức Thảo (trong số đó có những người không phải là đảng viên). Đặc biệt, Bác lựa chọn, giao nhiệm vụ Tổng chỉ huy quân đội, rồi kí sắc lệnh phong Đại tướng cho Võ Nguyên Giáp và hàm tướng cho 10 sĩ quan chỉ huy cấp cao khác trong Quân đội vào năm 1948.

Những nhân sĩ, trí thức được Bác trọng dụng cùng với các vị lãnh đạo Đảng, Chính phủ, Quân đội, vận nước đã tạo bước ngoặt, kháng chiến kiến quốc thành công. Nước Việt Nam bước sang trang sử mới, sánh vai cùng các cường quốc năm châu. Trải qua cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước, xây dựng, bảo vệ Tổ quốc, đi vào đổi mới, cũng có rất nhiều “hiền tài”nên đất nước mới phát triển như ngày nay.

Tuy nhiên, bên cạnh thành công cũng còn những khiếm khuyết, hạn chế về việc đào tạo, bồi dưỡng, sử dụng nhân tài, ảnh hưởng không nhỏ đến tạo lập môi trường “nguyên khí quốc gia”. Nhiều năm qua, có hiện tượng lựa chọn, sử dụng cán bộ ở một số cơ quan, đơn vị, địa phương theo cách “tiền tệ, quan hệ, hậu duệ”, ít coi trọng “trí tuệ”. Không ít cán bộ cao cấp có chức có quyền, nhất là người đứng đầu áp dụng “quy trình”, quy hoạch, bổ nhiệm, sắp xếp con em, người thân trong khi năng lực, đạo đức thua kém nhiều người khác. Một bộ phận hiền tài là con em Nhân dân lao động học giỏi, có tài, đức nhưng do không chạy chọt, bố mẹ không có chức vụ, quyền hạn rất khó được trọng dụng. Nhiều thanh niên đi du học tại các nước phát triển không về nước làm việc. Chất xám bị “chảy máu”, lãng phí nguồn lực tinh hoa.

Dưới các triều đại phong kiến, Nhà vua chọn nhân tài thông qua con đường khoa bảng, tổ chức thi hương, thi hội, thi đình. Nhiều khoa hàng nghìn người dự thi, Nhà nước chỉ chọn 15-20 người tài để bổ làm quan. Ngày nay, chế độ ưu việt nhiều cán bộ được lựa chọn đúng, phát huy năng lực tốt, song không ít người thiếu tài, đức lại làm lãnh đạo, phần vì chạy chọt, phần vì là “hậu duệ” nên nhiều người không đủ tầm, không có tâm. Đó là “một bộ phận không nhỏ”, hình thành “lợi ích nhóm”, vi phạm hoặc lợi dụng kẽ hở của pháp luật, của cơ chế thị trường để tham ô, tham nhũng có tổ chức, gây thiệt hại ngân sách Nhà nước, tài sản của Nhân dân.

Tại hội nghị cán bộ toàn quốc quán triệt, triển khai thực hiện Nghị quyết của Ban Chấp hành Trung ương về xây dựng, chỉnh đốn Đảng ngày 9/12/2021, Trưởng ban Tổ chức Trung ương Trương Thị Mai báo cáo: Trong 5 năm (2016-2020) có 1.623 đảng viên lợi dụng chức vụ, quyền hạn, cấu kết với doanh nghiệp, với đối tượng khác để tham ô, tham nhũng; hơn 25.000 đảng viên bị kỉ luật do suy thoái tư tưởng chính trị; 8.300 đảng viên bị xử lí kỉ luật và pháp luật; 15.000 đảng viên bị xử lí kỉ luật do đạo đức, lối sống…

Hội nghị Đại biểu toàn quốc của Đảng giữa nhiệm kì Khóa VII, Đảng ta đã xác định 4 nguy cơ: Tụt hậu xa về kinh tế; chệch hướng; tham nhũng, quan liêu và diễn biến hòa bình, nay vẫn hiện hữu trong đó đáng chú ý là 2 nguy cơ tụt hậu và tham nhũng. Về tụt hậu, nước ta vẫn là quốc gia ở mức nghèo với GDP năm 2021 đạt 354,868 tỉ USD, trong khi đó Mỹ 330 triệu dân GDP 22.939, 580 tỉ USD; Nhật Bản 126,5 triệu dân GDP 5.081,776 tỉ USD; Singapore 5,9 triệu dân GDP 378,645 tỉ USD; Thái Lan 70 triệu dân GDP 546,223 tỉ USD, v.v. Về năng suất lao động Việt Nam thấp hơn nhiều nước Đông Nam Á. Nhật Bản, Hàn Quốc, Đài Loan một lao động của họ có năng suất bằng 8-13 lao động nước ta…

Từ nay đến năm 2045, để Việt Nam trở thành nước công nghiệp, có thu nhập cao thì “hiền tài” phải tương xứng. Xây dựng nền văn hóa và trọng dụng nhân tài theo tư tưởng Hồ Chí Minh “Văn hóa soi đường cho quốc dân đi”; đội ngũ lãnh đạo “cần kiệm liêm chính”, “chí công vô tư”; phải đổi mới toàn diện việc quy hoạch, đào tạo, lựa chọn, sử dụng nhân tài, nói không với chạy chức chạy quyền và “tiền tệ, hậu duệ, quan hệ”. Cần tổ chức thi tuyển người đứng đầu các cấp nhằm chọn nhân tài để nâng tầm “nguyên khí quốc gia”.

Kim Quốc Hoa

Tin liên quan

Cùng chuyên mục

Vững tin vào tuổi trẻ Việt Nam

Vững tin vào tuổi trẻ Việt Nam

Tuổi trẻ Việt Nam thật đáng tự hào về truyền thống 94 năm, nối bước cha anh đã không ngừng trưởng thành trong phong trào đấu tranh cách mạng, lập nên những kì tích anh hùng, góp phần xứng đáng vào cuộc cách mạng vĩ đại của dân tộc trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc...
Vạch trần luận điệu xuyên tạc về “Kỉ nguyên mới”

Vạch trần luận điệu xuyên tạc về “Kỉ nguyên mới”

Trong nhiều bài viết, phát biểu quan trọng gần đây, Tổng Bí thư Tô Lâm đã đề cập về kỉ nguyên mới, kỉ nguyên vươn mình của dân tộc. Tuy nhiên, các thế lực thù địch, phần tử phản động đã xuyên tạc, bôi nhọ, vu cáo rằng, Việt Nam muốn “vươn mình trong kỉ nguyên mới” thì cần phải thực hiện dân chủ đa nguyên, đa đảng...
Về quản lí trí thức trẻ thời kì đất nước vươn mình đổi mới

Về quản lí trí thức trẻ thời kì đất nước vươn mình đổi mới

Tiềm năng chủ yếu của mỗi quốc gia chính là đội ngũ trí thức. Đặc biệt là trí thức trẻ, đây là đội ngũ cán bộ khoa học năng động, sẵn sàng tiếp thu những tư tưởng mới.
Tô thắm truyền thống tốt đẹp của người phụ nữ Việt Nam

Tô thắm truyền thống tốt đẹp của người phụ nữ Việt Nam

Phụ nữ Việt Nam luôn giữ vai trò, địa vị quan trọng trong việc hình thành và phát triển nền văn hóa của dân tộc. Đó là mẹ Âu Cơ sản sinh ra nòi giống Lạc Hồng; nữ anh hùng Bà Triệu, Bà Trưng… chống giặc ngoại xâm khí phách, lẫy lừng...
Nhớ về trận đánh Buôn Ma Thuột, mở màn cho chiến dịch Tây Nguyên

Nhớ về trận đánh Buôn Ma Thuột, mở màn cho chiến dịch Tây Nguyên

Cách đây 50 năm đã diễn ra trân đánh Buôn Ma Thuột, mở màn cho cuộc tổng tấn công và nổi dậy Xuân năm 1975, giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước. Một trong những yếu tố làm nên chiến dịch lịch sử, đó là nghệ thuật giữ bí mật và nghi binh chiến dịch của ta.

Tin khác

Đảng ta thật vĩ đại

Đảng ta thật vĩ đại
Chúng ta tự hào về chặng đường chiến đấu vẻ vang của Đảng, càng thấm thía sâu sắc lời dạy của Bác Hồ kính yêu phải xây dựng Đảng ta thực sự trong sạch, vững mạnh, xứng đáng là “người lãnh đạo, người đầy tớ thật trung thành của Nhân dân!”.

Thầy thuốc như mẹ hiền

Thầy thuốc như mẹ hiền
Sinh thời, Chủ tịch Hồ Chí Minh rất quan tâm đến vấn đề y đức và luôn dành cho người thầy thuốc những tình cảm tốt đẹp nhất. Người nhấn mạnh, một người thầy thuốc giỏi đồng thời phải là một người mẹ hiền, phải chú trọng kết hợp Đông, Tây y và hết lòng yêu thương, chăm sóc người bệnh...

Bác Hồ và những lời dạy với người thầy thuốc

Bác Hồ và những lời dạy với người thầy thuốc
Sinh thời, Chủ tịch Hồ Chí Minh đặc biệt quan tâm đến ngành Y, đến người thầy thuốc. Bởi ngành Y nói chung, thầy thuốc nói riêng có sứ mệnh chăm sóc sức khỏe cho toàn dân và trị bệnh cứu người. Những tư tưởng, lời dạy của Người về y đức của người thầy thuốc được thể hiện thông qua những bài nói, bài viết và thư gửi các hội nghị y tế toàn quốc đến nay vẫn còn nguyên giá trị.

Lợi thế khi phát triển năng lượng tái tạo tại Việt Nam

Lợi thế khi phát triển năng lượng tái tạo tại Việt Nam
Năng lượng tái tạo được hiểu một cách phổ biến là năng lượng từ những nguồn liên tục mà theo chuẩn mực của con người là vô hạn. Năng lượng mặt trời cho phép sử dụng ánh sáng mặt trời để tạo ra năng lượng điện hoặc nhiệt. Với năng lượng gió, sử dụng sức gió để tạo ra năng lượng điện thông qua các tuabin gió; năng lượng thủy điện: sử dụng nước chảy hoặc dòng chảy của dòng sông để tạo ra năng lượng điện...

Những bài báo của Bác Hồ kêu gọi Tết trồng cây

Những bài báo của Bác Hồ kêu gọi Tết trồng cây
Từ năm 1959 đến đầu năm 1969, Bác Hồ đã viết 7 bài viết về Tết trồng cây. Chỉ cần con số vậy thôi, chúng ta biết Bác quan tâm đến việc trồng cây gây rừng đến mức nào.

Nâng cao chuẩn mực đạo đức cách mạng của cán bộ, đảng viên

Nâng cao chuẩn mực đạo đức cách mạng của cán bộ, đảng viên
Quy định số 144-QĐ/TW ngày 9/5/2024 của Bộ Chính trị về chuẩn mực đạo đức cách mạng của cán bộ, đảng viên trong giai đoạn mới (Quy định 144) ra đời thực sự là cẩm nang để xây dựng, rèn luyện đội ngũ cán bộ, đảng viên. Tuy nhiên, các thế lực thù địch tung ra những luận điệu xuyên tạc, phủ nhận một số nội dung của Quy định. Yêu cầu đặt ra cần phải đấu tranh phản bác các luận điệu vu khống, để củng cố niềm tin của Nhân dân vào Đảng...

Lợi ích trong phát triển năng lượng tái tạo tại khu vực nông thôn

Lợi ích trong phát triển năng lượng tái tạo tại khu vực nông thôn
Khu vực nông thôn là khu vực hiện có hàng chục triệu người dân Việt Nam sinh sống và sản xuất ra khối lượng hàng hóa chiếm khoảng 16% GDP. Trong chiến lược phát triển kinh tế của đất nước, phát triển vùng và liên vùng, việc tạo những tiền đề để bảo đảm cho khu vực nông thôn phát triển bền vững cũng như cải thiện sinh kế, cải thiện điều kiện sống cho người dân luôn là một trong những ưu tiên của Đảng và Nhà nước.

Tỉnh táo trước luận điệu xuyên tạc Nghị định 168 của Chính phủ

Tỉnh táo trước luận điệu xuyên tạc Nghị định 168 của Chính phủ
Sau khi Nghị định 168/2024/NĐ-CP của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính về trật tự, an toàn giao thông (TTATGT) trong lĩnh vực giao thông đường bộ (gọi tắ là Nghị định 168), chính thức có hiệu lực từ ngày 1/1/2025 đang tạo ra hiệu quả tích cực về TTATGT. Tuy nhiên, các thế lực thù địch tung ra luận điệu xuyên tạc quy kết việc thực hiện Nghị định 168…

Thực tiễn và một số kiến nghị qua nghiên cứu về quyền của NCT tại Australia

Thực tiễn và một số kiến nghị qua nghiên cứu về quyền của NCT tại Australia
Trong khuôn khổ Chương trình hợp tác về quyền con người giữa Australia và Việt Nam giai đoạn 2023-2026, từ ngày 22/11 - 1/12/2024, chúng tôi đã tham gia Đoàn công tác nghiên cứu về quyền của NCT tại Australia.

Đồng chí Trường Chinh - Nhà lãnh đạo kiệt xuất của Đảng, Nhà văn hóa lớn của dân tộc

Đồng chí Trường Chinh - Nhà lãnh đạo kiệt xuất của Đảng, Nhà văn hóa lớn của dân tộc
Đồng chí Trường Chinh tên thật là Đặng Xuân Khu, sinh ngày 9/2/1907, trong một gia đình trí thức yêu nước tại làng Hành Thiện, xã Xuân Hồng, huyện Xuân Trường, tỉnh Nam Định. Với 81 tuổi đời (1907-1988), hơn 60 năm hoạt động cách mạng (1925-1988), đồng chí được phân công giữ nhiều trọng trách quan trọng của Đảng, Nhà nước.

Sức xuân từ quan niệm về tuổi tác của Bác Hồ

Sức xuân từ quan niệm về tuổi tác của Bác Hồ
Chắc hẳn người cao tuổi chúng ta đều thấm thía sự thành đạt của một đời người không chỉ là thành công trong sự nghiệp, đạt đến đỉnh cao về quyền lực, sung túc về vật chất; mà quan trọng hơn là con cháu ngoan hiền, có sức khỏe, tự biết cải thiện cảnh giới của bản thân. Một trong cải thiện cảnh giới bản thân là vượt qua tuổi tác mà cách nghĩ của Bác Hồ là một tấm gương để chúng ta có thể học tập, noi theo.

Đất nước 95 mùa Xuân có Đảng

Đất nước 95 mùa Xuân có Đảng
Cứ Tết đến là Xuân về, theo lẽ tự nhiên từ ngàn xưa trên đất nước Việt Nam ta. Tết này, cả dân tộc mừng đón năm Ất Tỵ 2025 trong không khí tưng bừng bước vào kỉ nguyên mới. Cũng vào dịp đón Tết, mừng Xuân, toàn Đảng, toàn dân và toàn quân lại hân hoan hướng về các hoạt động kỉ niệm Ngày thành lập Đảng (3/2)...

Nhớ lời Bác dặn phải không ngừng nâng cao đời sống của Nhân dân

Nhớ lời Bác dặn phải không ngừng nâng cao đời sống của Nhân dân
Trong Di chúc, Bác căn dặn: “Đảng cần phải có kế hoạch thật tốt để phát triển kinh tế và văn hóa, nhằm không ngừng nâng cao đời sống của Nhân dân”...

Xây dựng gia đình là xây nền móng cho xã hội

Xây dựng gia đình là xây nền móng cho xã hội
Công tác xây dựng gia đình văn hóa, ấm no, hạnh phúc luôn được Đảng và Nhà nước đặc biệt quan tâm. Chủ tịch Hồ Chí Minh khẳng định: “Quan tâm đến gia đình là đúng, vì nhiều gia đình cộng lại mới thành xã hội, gia đình tốt thì xã hội mới tốt, xã hội tốt thì gia đình càng tốt. Hạt nhân của xã hội là gia đình”...

Để Luật phòng, chống tác hại rượu bia đi vào cuộc sống

Để Luật phòng, chống tác hại rượu bia đi vào cuộc sống
Rượu, bia là thức uống quen thuộc trong mỗi dịp Tết đến Xuân về, mặc dù chúng mang đến rất nhiều phiền toái cho sức khỏe và xã hội. Một chút rượu bia chúc Tết đã là một thói quen có từ lâu.
Xem thêm
Phiên bản di động