Đường sắt Việt Nam tụt hậu và lạc hậu nhất thế giới

Trong lịch sử ngành Giao thông vận tải, Việt Nam là một trong những quốc gia hình thành đường sắt sớm nhất thế giới. Năm 1881, đoạn đường Sài Gòn - Mỹ Tho dài 71km được khởi công xây dựng. Sau 55 năm (1936) đã có hệ thống đường sắt dài gấp 37 lần tuyến ấy với chiều dài tổng cộng 2.600km chạy xuyên suốt ba miền đất nước, là hệ thống đường sắt đầu tiên, hiện đại nhất khu vực Đông Nam Á. Tuy nhiên, sau hơn 140 năm ra đời và phát triển, ngày nay Đường sắt Việt Nam đứng trước nguy cơ tụt hậu nghiêm trọng, thuộc vào loại lạc hậu nhất thế giới…
Đường sắt nước ta tụt hậu như thế nào?

Sau hơn 140 năm xây dựng và phát triển, Đường sắt nước ta có mạng lưới hình thành 7 tuyến chính với tổng chiều dài 3.162,9km (trong đó có 2.703,2km chính tuyến; 459,7km đường nhánh và nội ga). Trong từng thời kì lịch sử, đường sắt giữ vai trò rất quan trọng, có giai đoạn chiếm 30% tổng thị phần và sản lượng vận chuyển của ngành giao thông, đóng góp tích cực cho phát triển kinh tế - xã hội, quốc phòng - an ninh của đất nước.

Thành tựu là vậy, song mấy thập kỉ qua ngành đường sắt ngày càng tụt hậu, cơ sở vật chất - kĩ thuật nghèo nàn, công nghệ cũ kĩ. Đường sắt thế giới trải qua 4 giai đoạn phát triển: Công nghệ đầu máy hơi nước, công nghệ đầu máy diezen, công nghệ điện khí hoá và công nghệ điện tử. Trong khi hầu hết các nước đang vận hành công nghệ thứ 3 hoặc thứ 4 thì đường sắt nước ta vẫn ậm ạch ở nền tảng công nghệ thứ 2 (diezen). Tụt hậu nghiêm trọng còn ở hạ tầng kém nhất thế giới. Trong khi không nước nào còn đường sắt khổ 1.000 mm (phổ biến là khổ 1.435 mm) thì ở nước ta 84% là khổ đường 1.000 mm. Trên thế giới tốc độ chạy tầu phổ biến là 150 - 250km/h, có nước tốc độ trung bình 350km/h, siêu tốc 500km/h thì Việt Nam tốc độ chỉ 50 - 60km/h đối với tàu chở hàng và 80 - 90km/h đối với tàu khách.

Đường sắt Việt Nam tụt hậu và lạc hậu nhất thế giới

Nhiều năm qua, vận tải đường sắt chưa đóng góp đáng kể vào sự nghiệp phát triển kinh tế - xã hội, thậm chí hằng năm ngân sách Nhà nước phải chi bù lỗ không nhỏ. Trong khi đó khối lượng đường bộ vận chuyển tăng gấp 29 lần, đường thuỷ nội địa tăng 20 lần và đường không tăng 130 lần so với năm 1990…

Tham khảo đường sắt của nước láng giềng phương Bắc

Trong vài thập kỉ qua, nước láng giềng Trung Quốc phát triển ngoạn mục, kì vĩ về lĩnh vực đường sắt cao tốc. Mặc dù khởi công xây dựng muộn so với các nước phát triển hơn 40 năm, nhưng quốc gia có nền kinh tế lớn thứ nhất thế giới này hiện giờ có mạng lưới đường sắt khổng lồ, hiện đại nhất sử dụng công nghệ tàu điện động lực phân tán (EMU) Phục Hưng nổi tiếng (Phục Hưng là loại tàu với quyền sở hữu tốc độ cao bình quân 350km/h). Từ tuyến đường sắt liên tỉnh cao tốc đầu tiên là Bắc Kinh - Thiên Tân đưa vào khai thác năm 2008, 15 năm tiếp theo (2008 - 2023), đến nay Trung Quốc hoàn thành 20.000km đường sắt cao tốc nữa để có bước phát triển nhảy vọt với tổng chiều dài hơn 40.000km chạy chằng chịt trên khắp đất nước, kết nối 93% các thành phố có 500.000 dân trở lên.

Theo kế hoạch, đến năm 2025 Trung Quốc có hệ thống đường sắt cao tốc với 50.000km và đến năm 2035 sẽ có khoảng 80.000km (gấp 2 hiện giờ). Một số tuyến cũ được nâng cấp lên để tốc độ từ 250 đến 310km/h lên 350km/h như tuyến Bắc Kinh - Vũ Hán, Bắc Kinh - Quảng Châu, Bắc Kinh - Thượng Hải, Bắc Kinh - Trương Gia Kiều, Thành Đô - Trùng Khánh…

Chuyến tàu thương mại chạy nhanh nhất thế giới của Trung Quốc là tuyến sử dụng công nghệ từ trường Shanhao Malev kết nối sân bay Phố Đông của Thượng Hải với ga Longyang Road có tốc độ 460km/h. Chặng đường 30km đó tàu chạy chỉ mất 7,5 phút và đang phát triển công nghệ này trên tuyến Thượng Hải - Hàng Châu.

Trung Quốc đầu tư 50 tỉ USD để xây dựng tuyến đường sắt cao tốc lên Lahasa, thủ phủ Tây Tạng có độ cao 4.000m so với mặt nước biển vừa đi vào hoạt động tháng trước. Trung Quốc với “Sáng kiến vành đai và con đường” đã và đang xây dựng nhiều tuyến đường sắt cao tốc xuyên Himalaya nối với Kathmandu ở Nêpal và Shigatse ở Tây Tạng. Hệ thống đường sắt Trung Quốc có thể kết nối hầu hết đến các nước châu Âu (Tây Ban Nha, Đức, Nga, Ý, Bỉ, Anh), châu Phi, Thái Lan, Singapore, Malaysia… Tuyến đường sắt cao tốc Côn Minh - Viêng Chăn dài 1.000km kết nối sang Thái Lan do Trung Quốc đầu tư xây dựng (6 tỉ USD) tặng Lào là công trình hạ tầng lớn nhất trong lịch sử nước này, các nhà ga hoành tráng như sân bay, dịch vụ giá rẻ…

Chiến lược phát triển giao thông đường sắt nước ta

Theo đường lối Đại hội Đảng lần thứ XIII, đường sắt là chuyên ngành đặc thù có vai trò quan trọng trong hệ thống kết cấu hạ tầng giao thông vận tải được xác định là một trong ba đột phá chiến lược cần ưu tiên đầu tư để phát triển kinh tế - xã hội gắn với bảo đảm quốc phòng, an ninh, thích ứng với biến đổi khí hậu và phát triển bền vững.

Ngày 8/2/2023, Bộ Chính trị họp xem xét sau 15 năm thực hiện kết luận số 27/KL - TW ngày 17/9/2008 cùa Bộ Chính trị (khoá X) về chiến lược phát triển giao thông vận tải đường sắt đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2050, nhận định: “Cơ bản không đạt mục tiêu đã đề ra, phát triển kết cấu hạ tầng đường sắt quốc gia, đường sắt đô thị chưa được quan tâm đúng mức, hạ tầng đường sắt quốc gia lạc hậu, xuống cấp, nguồn lực đầu tư cho đường sắt chưa đáp ứng yêu cầu thị phần, sản lượng đường sắt Việt Nam ngày càng giảm sút nghiêm trọng. Quy hoạch liên quan đến phát triển đường sắt thiếu tính kết nối, đồng bộ. Cơ chế, chính sách ưu tiên phát triển đường sắt không triển khai được…”.

Từ đó, Đảng xác định mục tiêu giai đoạn 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050: “Phát triển giao thông vận tải đường sắt hiện đại, đồng bộ nhằm thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội nhanh, bền vững, đáp ứng mục tiêu đến năm 2045 nước ta là nước phát triển có thu nhập cao. Vận tải đường sắt đóng vai trò chủ đạo trên hành lang kinh tế Bắc - Nam, các hành lang vận tải chính Đông - Tây và vận tải hành khách tại các đô thị lớn...”.

Mục tiêu cụ thể là năm 2025, hoàn thành phê duyệt chủ trương đầu tư Dự án đường sắt tốc độ cao Bắc - Nam, khởi công các đoạn ưu tiên trong giai đoạn 2026 - 2030 (Hà Nội - Vinh, TP Hồ Chí Minh - Nha Trang), đầu tư triển khai các tuyến kết nối cảng biển cửa ngõ quốc tế (Hà Nội - Hải Phòng, Biên Hoà - Vũng Tàu), các cửa khẩu quốc tế (Hà Nội - Lào Cai, Hà Nội - Lạng Sơn), cảng quốc tế (Long Thành - Thủ Thiêm), tuyến TP Hồ Chí Minh - Cần Thơ, Hà Nội - Hạ Long, đến năm 2045 hoàn thành tuyến đường sắt cao tốc Hà Nội - TP Hồ Chí Minh và phát triển đường sắt kết nối với Tây Nguyên, đường sắt ven biển, đường sắt xuyên Á, đường sắt đô thị Hà Nội, TP Hồ Chí Minh…

Trên thực tế, những năm đầu thế kỉ XXI, với tư duy nóng vội, duy ý chí, vấn đề đường sắt cao tốc đã được đặt ra. Khi đó, dự án này dự kiến khoảng 35 tỉ USD và khởi công vào năm 2005 - 2006, đã chi phí không nhỏ cho việc lập dự án. Tiếc rằng, thời điểm đó GDP bình quân đầu người chưa được 1.000 USD và hội nhập quốc tế chưa được như bây giờ nên “lực bất tòng tâm”. Một dự án khổng lồ phải cất vào ngăn kéo.

Đường sắt Việt Nam hiện tụt hậu, lạc hậu nghiêm trọng nên trong giai đoạn tới sẽ huy động mọi nguồn lực đầu tư phát triển. Với tư duy đổi mới sáng tạo và khả năng đất nước phát triển theo hướng tích cực, hội nhập quốc tế ngày càng sâu rộng, sau khi hoàn thành đường cao tốc Bắc - Nam phía đông là cơ hội, điều kiện để phát triển ngành đường sắt theo chiến lược đề ra. Tuy nhiên, kế hoạch 1 biện pháp phải 10, bởi rút kinh nghiệm như tốc độ xây dựng các tuyến metro (đường sắt đô thị) ở Hà Nội và TP Hồ Chí Minh nếu tiến độ thi công cứ chậm chạp như hiện nay thì 90 năm nữa mới hoàn thành 15 tuyến metro của hai thành phố này…

Kim Quốc Hoa

Tin liên quan

Cùng chuyên mục

Ngọn cờ hòa bình của V.I.Lênin

Ngọn cờ hòa bình của V.I.Lênin

V.I.Lênin (1870-1924) là nhà tư tưởng vĩ đại, lãnh tụ thiên tài của giai cấp công nhân, Nhân dân lao động và các dân tộc bị áp bức trên toàn thế giới. Ngay sau khi lãnh đạo thành công Cách mạng xã hội chủ nghĩa tháng Mười Nga năm 1917, V.I.Lênin đã công bố “Sắc lệnh về hòa bình” của Nhà nước Xô viết. Đây là một văn kiện lịch sử có giá trị như một cương lĩnh hòa bình đầu tiên của nhân loại.
Hành trang mùa Xuân trong kỉ nguyên mới

Hành trang mùa Xuân trong kỉ nguyên mới

Năm 2024, Việt Nam giành nhiều kì tích về kinh tế. GDP bứt tốc trong những tháng cuối năm và cán đích tăng trưởng 7% (theo Nghị quyết của Quốc hội 6,5-7%). Đây cũng là năm đầu tiên sau nhiều năm phấn đấu 15/15 chỉ tiêu kinh tế - xã hội đạt và vượt.
Khắc sâu nỗi đau 12 ngày đêm tháng Chạp 1972

Khắc sâu nỗi đau 12 ngày đêm tháng Chạp 1972

Sự kiện 12 ngày đêm tháng Chạp năm 1972, quân và dân Hà Nội đánh bại cuộc tập kích đường không bằng máy bay B52 của Mỹ, làm nên trận “Điện Biên Phủ trên không” đã đi vào lịch sử chống ngoại xâm của dân tộc ta, như một mốc son chói lọi. Vậy mà, thấm thoắt đã 52 năm.
Tư tưởng Hồ Chí Minh về đoàn kết Công giáo

Tư tưởng Hồ Chí Minh về đoàn kết Công giáo

Sinh thời, Chủ tịch Hồ Chí Minh luôn quan tâm mở rộng khối đại đoàn kết, giữa những người có đạo với người không theo đạo, giữa đồng bào theo các đạo khác nhau... ngày càng gắn kết, bền chặt. Người nhấn mạnh, đoàn kết tôn giáo nhằm mục tiêu xây dựng một nước Việt Nam hòa bình, thống nhất, độc lập, dân chủ và giàu mạnh...
Trang sử hào hùng của quân đội ta

Trang sử hào hùng của quân đội ta

Ngày 22/12/1944, thực hiện Chỉ thị của Chủ tịch Hồ Chí Minh, Đội Việt Nam Tuyên truyền giải phóng quân được thành lập. Chỉ hai tuần sau khi ra đời, đội quân chủ lực đầu tiên của cách mạng Việt Nam đã đánh thắng liên tiếp hai trận ở Phay Khắt, Nà Ngần thuộc tỉnh Cao Bằng.

Tin khác

Từ lời hiệu triệu của Chủ tịch Hồ Chí Minh

Từ lời hiệu triệu của Chủ tịch Hồ Chí Minh
Hưởng ứng lời kêu gọi của Chủ tịch Hồ Chí Minh: “Chúng ta thà hi sinh tất cả, chứ nhất định không chịu mất nước, nhất định không chịu làm nô lệ…

Ô nhiễm môi trường và sự vào cuộc tích cực của người cao tuổi

Ô nhiễm môi trường và sự vào cuộc tích cực của người cao tuổi
Bài 2. Người cao tuổi chung tay bảo vệ môi trường

Ô nhiễm môi trường và sự vào cuộc tích cực của người cao tuổi

Ô nhiễm môi trường và sự vào cuộc tích cực của người cao tuổi
Bài 1: Ô nhiễm môi trường - thách thức của sự phát triển

Âm vang mãi Lời kêu gọi Toàn quốc kháng chiến

Âm vang mãi Lời kêu gọi Toàn quốc kháng chiến
Năm 1945, Cách mạng Tháng Tám thành công, khai sinh nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa - Nhà nước Dân chủ Nhân dân đầu tiên ở Đông Nam Á ra đời có sức cổ vũ rất lớn đối với các dân tộc bị áp bức trên thế giới vùng lên tự giải phóng. Do vị trí chiến lược quan trọng, Việt Nam đã trở thành đối tượng xâm lược của chủ nghĩa đế quốc và bọn chúng tìm mọi cách chống phá nhằm thủ tiêu nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa trẻ tuổi...

Những “bánh xe” động lực phát triển của đất nước

Những “bánh xe” động lực phát triển của đất nước
Dưới sự lãnh đạo của Đảng, đất nước ta đã đạt những thành tựu to lớn, có ý nghĩa lịch sử và toàn diện. Hiện nay, nước ta đang chuẩn bị tiến vào kỉ nguyên mới, kỉ nguyên vươn mình của dân tộc. Mục tiêu kỉ nguyên mới là xây dựng thành công nước Việt Nam xã hội chủ nghĩa, dân giàu, nước mạnh, xã hội dân chủ, công bằng, văn minh, sánh vai với các cường quốc năm châu.

Xây dựng gia đình văn hóa để tạo môi trường sống hạnh phúc

Xây dựng gia đình văn hóa để tạo môi trường sống hạnh phúc
Bất kì ở thời đại nào, đất nước nào…, thì gia đình phát triển bền vững, văn hóa không chỉ tạo môi trường sống an toàn và hạnh phúc cho mỗi người, mỗi nhà, mà còn là nhân tố quan trọng để xây dựng nguồn lực con người, góp phần giữ gìn sự phát triển lành mạnh, an toàn của xã hội. Vì vậy, công tác xây dựng gia đình văn hóa (GĐVH) có ý nghĩa vô cùng quan trọng trong chiến lược xây dựng xã hội văn minh, hiện đại, giàu bản sắc văn hóa dân tộc.

Quân đội ta trung thành tuyệt đối với Tổ quốc, với Đảng, với Nhân dân

Quân đội ta trung thành tuyệt đối với Tổ quốc, với Đảng, với Nhân dân
Tuyệt đối trung thành với Tổ quốc, với Đảng, với Nhân dân là vấn đề có tính nguyên tắc của Quân đội Nhân dân (QĐND) Việt Nam và cũng là sự kế thừa, phát huy truyền thống nhân văn của dân tộc.

Đôi điều về dạy thêm, học thêm

Đôi điều về dạy thêm, học thêm
Bài viết dưới đây là nội dung từ lâu đã được các bậc phụ huynh tâm tư, nhưng ít người dám nói ra. Nhân Tạp chí Người cao tuổi, số 204, ra ngày 11/10/2024, đăng bài “Khó gỡ”, người viết bài này mạnh dạn trao đổi vấn nạn dạy thêm, học thêm tồn tại nhiều năm nay...

Tận dụng hiệu quả cơ cấu dân số vàng, thích ứng với già hóa dân số

Tận dụng hiệu quả cơ cấu dân số vàng, thích ứng với già hóa dân số
Nghị quyết số 21-NQ/TW về công tác dân số trong tình hình mới, với mục tiêu: “Duy trì vững chắc mức sinh thay thế; đưa tỷ số giới tính khi sinh về mức cân bằng tự nhiên; tận dụng hiệu quả cơ cấu dân số vàng, thích ứng với già hóa dân số; phân bố dân số hợp lý; nâng cao chất lượng dân số, góp phần phát triển đất nước nhanh, bền vững” đã chuyển trọng tâm chính sách dân số từ kế hoạch hóa gia đình sang dân số và phát triển, "đầu tư cho dân số là đầu tư cho phát triển".

Nhớ người thảo kế hoạch nghi binh cho chiến dịch giải phóng Tây Nguyên

Nhớ người thảo kế hoạch nghi binh cho chiến dịch giải phóng Tây Nguyên
Mấy năm trước, dù đã trên 90 tuổi nhưng ông vẫn còn khỏe, thi thoảng đi thăm đồng đội hay dự kỉ niệm các sự kiện của Quân đội tổ chức, nên mọi người rất mừng, chúc ông sống lâu trăm tuổi.

Quốc Tử Giám với việc đào tạo nhân tài cả nước dưới triều Nguyễn

Quốc Tử Giám với việc đào tạo nhân tài cả nước dưới triều Nguyễn
Quốc Tử Giám là nơi các Nho sinh, sĩ phu nước ta từ đầu thế kỉ thứ XIX đến nửa đầu thế kỉ XX làm giàu học vấn. Đây chính là cơ quan quản lí giáo dục triều Nguyễn và là học phủ tối cao của triều đại phong kiến cuối cùng này…

Tri ân những nhà giáo hi sinh vì Tổ quốc

Tri ân những nhà giáo hi sinh vì Tổ quốc
Liệt sĩ nhà giáo có ở hầu hết các vùng, miền của Tổ quốc. Theo thống kê vào năm 2012, trong ngành Giáo dục có 2.219 liệt sĩ nhà giáo. Riêng trong cuộc kháng chiến chống Mỹ, đã có hơn 4.000 nhà giáo trên khắp mọi miền đất nước đã lên đường vào miền Nam vừa dạy học, vừa cầm súng chiến đấu và đã có 621 nhà giáo đã anh dũng hi sinh.

Đại đoàn kết - Sức mạnh vĩ đại của dân tộc Việt Nam

Đại đoàn kết - Sức mạnh vĩ đại của dân tộc Việt Nam
Sức mạnh đại đoàn kết toàn dân tộc là yếu tố quan trọng bậc nhất, là cội nguồn sức mạnh để đất nước vượt qua mọi khó khăn, chiến thắng mọi kẻ thù, vượt qua thiên tai dịch bệnh để vững bước tiến lên...

Đạo thầy trò

Đạo thầy trò
Xã hội nào nghề giáo cũng luôn được đánh giá là nghề cao quý nhất và người thầy giáo luôn có vị thế quan trọng. Câu ca dao có từ ngàn xưa: Mồng một tết cha, mồng Hai tết mẹ, mồng Ba tết thầy là nét văn hóa về cách sống, cư xử mà ông cha ta muốn nhắc nhở con cháu.

Ba người thầy góp phần hun đúc hoài bão vĩ đại của Bác Hồ

Ba người thầy góp phần hun đúc hoài bão vĩ đại của Bác Hồ
Ngày 5/6/1911, anh Nguyễn Tất Thành (Chủ tịch Hồ Chí Minh) đã rời bến cảng Nhà Rồng (Sài Gòn) ra đi tìm đường cứu nước, cứu dân. Để có được hoài bão vĩ đại này, vai trò của thầy Nguyễn Sinh Sắc (1862-1929), thầy Vương Thúc Qúy (1862-1907), thầy Lê Văn Miến (1874-1943) đối với Người rất quan trọng.
Xem thêm
Phiên bản di động