Điện về với Canh Giao

Gần nửa thế kỉ chờ đợi và sống không điện, người dân bản Canh Giao, xã Canh Hiệp, huyện Vân Canh, tỉnh Bình Định gần như chỉ biết bấu víu vào rừng núi. Điện về bản nhỏ không chỉ làm thay đổi đời sống tinh thần của người dân mà còn mở ra niềm hi vọng, hứa hẹn xóa đi cái đói, cái nghèo...

Giấc mơ đời người

Khi điện về làng, người dân đã thực sự thấy “ánh sáng”. Niềm hi vọng về một tương lai tươi sáng đã hiển hiện với từng người, từng nhà, với cả những mơ ước của đời người. Nhìn mãi vào chiếc bóng điện thắp sáng trong nhà, cụ Mai Thị Bọt (90 tuổi), sống một mình trong căn nhà nhỏ đơn sơ không khỏi cảm thán khi ước mơ đời người của cụ đã thành hiện thực, khi nhìn thấy ánh điện quốc gia trong chính ngôi làng xa xôi của mình.

Ước mơ của bà lão 90 tuổi, cũng là ước mơ của nhiều người khác trong làng Canh Giao, bởi sau nửa thế kỉ, người dân trong làng đã có điện. Chỉ có 72 hộ dân với hơn 240 nhân khẩu, nơi đây là một căn cứ địa cách mạng trong công cuộc kháng chiến chống Mỹ. Nhưng muốn vào được làng, phải vòng qua huyện Đồng Xuân (tỉnh Phú Yên) sau đó băng rừng đi vào với quãng đường 40km dù làng chỉ cách trung tâm xã không quá xa. Ông Nguyễn Văn Thanh (40 tuổi, Trưởng làng Canh Giao) từng khắc khoải: Không có điện, người làng dùng bếp củi, đốt đèn dầu. Lũ trẻ mỗi tối học bài cũng chong đèn dầu lên. Người lớn chẳng có cái ti vi để xem tin tức, xem xã hội bên ngoài phát triển tới đâu để học hỏi nên cứ quanh quẩn ngày lên nương lên rẫy, tối về làm vài li rượu rồi chui vào tấm dồ ngủ cho tới sáng mai.

Canh Giao đã có điện, mọi người đều hy vọng sự đổi thay
Canh Giao đã có điện, mọi người đều hy vọng sự đổi thay

Ông trưởng làng thủ thỉ kể lại rằng, mấy mươi năm qua người làng mong có điện lắm. Cho lũ trẻ học trong cái điện sáng đỡ hư con mắt, cho người làng xem cái ti vi, xem chủ trương của Nhà nước, xem cách làm giàu của làng khác mà học tập mới mau khá được. Chắc chắn rằng khi có điện, làng sẽ khác hơn bây giờ nhiều lắm, sẽ có tivi cho mỗi nhà, đường làng sẽ sáng trưng ánh điện mỗi đêm, lũ trẻ sẽ học và chơi trong ánh điện.

Ngóng điện, người làng mua tua-bin nhỏ về lắp. Tuy nhiên, nguồn điện chạy bằng sức nước vô cùng yếu, lại chập chờn chẳng đủ nguồn để thắp sáng bóng điện. Vào mùa khô, nguồn nước cạn thì không chạy được nữa. Đến mùa mưa, nếu không nhanh tay cất đi sẽ bị dòng nước lũ cuốn trôi mất. Một số đơn vị, các nhà hảo tâm cũng tài trợ tấm pin năng lượng mặt trời, nhưng nguồn điện không thể bảo đảm cho sinh hoạt tối thiểu của người dân.

Điểm trường tiểu học làng Canh Giao thuộc Trường Tiểu học xã Canh Hiệp có 29 học sinh. Trước đây, do không có điện lưới quốc gia nên các cô giáo phải sử dụng nhờ điện mặt trời của hộ dân trong làng. Những hôm trời giăng mây mù, thiếu nắng nên điện mặt trời không hoạt động được, học sinh phải ra sân học bài. Nỗi niềm ấy khiến cô giáo Đỗ Thị Kim Dung, Hiệu trưởng Trường Tiểu học xã Canh Hiệp cũng rất ngậm ngùi.

Có điện, nhiều gia đình đã mua tivi để lũ trẻ em, và người lớn học cách làm ăn từ các chương trình khuyến nông.
Có điện, nhiều gia đình đã mua tivi để lũ trẻ em, và người lớn học cách làm ăn từ các chương trình khuyến nông.

Nhiều năm trôi đi như thế, người dân làng Canh Giao vẫn mong đợi một ngày dòng điện quốc gia sẽ đến để đem văn minh về cho làng. Và cuối cùng niềm mong ước của cuộc đời cũng đã đến, làng Canh Giao đã có điện lưới quốc gia.

Điện về bản nhỏ

Trước nỗi bức xúc về điện của người dân, đầu năm 2024, UBND tỉnh Bình Định phối hợp với Công ty Điện lực Bình Định khởi công dự án cấp điện cho làng Canh Giao mang lại niềm vui khôn tả cho người dân ở đây. Lần đầu tiên nhìn thấy ánh sáng của những chiếc bóng điện được thắp lên từ điện lưới quốc gia, già làng Lê Văn Đen không giấu được xúc động, mắt cứ dán vào những trụ điện, những đường dây điện giăng trên không trung.

Điện lực Bình Định thường xuyên cử cán bộ kiểm tra các trạm biến áp cũng như hướng dẫn người dân sử dụng điện an toàn, tiết kiệm.
Điện lực Bình Định thường xuyên cử cán bộ kiểm tra các trạm biến áp cũng như hướng dẫn người dân sử dụng điện an toàn, tiết kiệm.

Ông Nguyễn Văn Thanh trưởng làng mừng rỡ khoe: “Từ ngày có điện, bà con được tiếp cận rất nhiều kĩ thuật canh tác nông, lâm nghiệp như trồng rừng, trồng sắn, làm lúa nước trên các phương tiện thông tin đại chúng. Có điện về bản, đời sống người dân đã tươi sáng hơn trước”. Tối tối, ông lại cùng nhiều người khác ngồi xem thời sự, xem các chương trình khuyến nông, cùng bàn cách làm ăn. Có điện, trẻ em và người lớn thường xuyên đến nhà văn hóa của làng để vui chơi. Nhiều người còn mua cả tủ lạnh, tủ đông để trữ đồ ăn, đông lạnh các loại thực phẩm phục vụ cho gia đình.

Điện về làng không chỉ làm thay đổi đời sống tinh thần mà còn mở ra niềm hi vọng, hứa hẹn giảm đi cái đói, cái nghèo từng bám lấy người dân nơi đây. Một số hộ mua máy móc phục vụ cho việc sản xuất của gia đình.

Điện về với Canh Giao
Có điện lưới quốc gia, trường học sẽ không lo thiếu ánh sáng cho học sinh học tập.

Ngày điện về bản nhỏ, đêm hội Raglai của đồng bào Chăm H’roi ở Canh Giao bừng lên sức sống mới, ngoài ánh lửa bập bùng theo nhịp cồng chiêng của trai gái trong làng, ánh điện Canh Giao đang tỏa từ nhà Rông chiếu sáng cả một vùng núi rừng dần đổi đời từ “cái điện”.

Ông Huỳnh Văn Thành, Chủ tịch UBND xã Canh Hiệp chia sẻ, so với các làng đồng bào DTTS khác trong xã, Canh Giao vẫn là làng nghèo nhất vì xa xôi cách trở, đi lại khó khăn. Năm 2022, các cấp chính quyền đã hỗ trợ xây dựng một số đoạn đường bê tông và và một cây cầu để bắc qua suối phá thế cô lập, tiếp cận dễ dàng hơn với các địa phương khác. Hầu hết bà con vẫn thuộc hộ nghèo. Từ bao đời nay, người dân làng Canh Giao luôn sống trong niềm mơ ước có đường giao thông để thuận tiện việc đi lại, có nước sạch và có điện lưới quốc gia để đời sống bớt tăm tối.

Trong thời gian tới, tỉnh sẽ hoàn thành việc làm đường bê tông vào làng Canh Giao. Bên cạnh đó, tỉnh đang chỉ đạo xây lắp mạng viễn thông vào đến làng để phục vụ đời sống bà con. Như thế 72 hộ dân làng Canh Giao sẽ được bảo đảm các điều kiện hạ tầng để sinh hoạt, sản xuất, học tập.

Điện về với Canh Giao
Năm 2020 một số đơn vị đã tổ chức lắp đặt pin năng lượng mặt trời cho bà con nhân dân tại Làng Canh Giao

Ông Thái Minh Châu, Giám đốc Công ty Điện lực Bình Định cho biết, trong quá trình triển khai, công trình đã gặp không ít khó khăn về địa hình. Làng Canh Giao là một trong 3 ngôi làng còn lại của tỉnh Bình Định chưa có hệ thống giao thông kết nối, chưa có hệ thống lưới điện quốc gia, Nhân dân tại đây đều là người đồng bào dân tộc thiểu số nên cuộc sống gặp nhiều khó khăn, thiếu thốn về vật chất, tinh thần.

Và bây giờ làng Canh Giao khác hơn trước nhiều lắm, nhiều nhà đã có tivi, đường làng sáng trưng ánh điện mỗi đêm, lũ trẻ sẽ học và chơi trong ánh điện. Từ khi có điện, Canh Giao như sôi động hẳn lên. Trong mắt người làng đã thấy niềm hi vọng đổi thay.

Tiêu Dao - Bảo Anh

Tin liên quan

Cùng chuyên mục

Kì bí ngôi đền thờ tảng đá in hình đầu người ở xứ Thanh

Kì bí ngôi đền thờ tảng đá in hình đầu người ở xứ Thanh

Trải qua hàng trăm năm, ngôi đền thiêng thờ tảng đá in hình đầu người ở làng Đông Môn, xã Vĩnh Long, huyện Vĩnh Lộc, tỉnh Thanh Hóa gắn liền với huyền tích nàng Bình Khương tuẫn tiết kêu oan cho chồng, luôn khiến du khách gần xa hiếu kì...
Chủ tịch UBND quận Hải An được điều động giữ chức Giám đốc Sở TN&MT TP Hải Phòng

Chủ tịch UBND quận Hải An được điều động giữ chức Giám đốc Sở TN&MT TP Hải Phòng

UBND TP Hải Phòng vừa tổ chức Hội nghị công bố Quyết định của Chủ tịch UBND thành phố về bổ nhiệm Giám đốc Sở Tài nguyên và Môi trường (TN&MT).
Tiền Giang ủng hộ Hải Phòng 1 tỷ đồng để khắc phục hậu quả bão số 3

Tiền Giang ủng hộ Hải Phòng 1 tỷ đồng để khắc phục hậu quả bão số 3

Đoàn công tác của tỉnh Tiền Giang vừa tới thăm, động viên và trao kinh phí 1 tỷ đồng ủng hộ TP Hải Phòng khắc phục thiệt hại do cơn bão số 3 gây ra.
“Tận mục sở thị” ngôi đền linh thiêng có cây Gạo nhiều tuổi nhất Việt Nam

“Tận mục sở thị” ngôi đền linh thiêng có cây Gạo nhiều tuổi nhất Việt Nam

Hơn 700 năm trôi qua, trải qua bao thăng trầm của lịch sử, dưới làn mưa bom bão đạn, cây Gạo vẫn xanh tốt bốn mùa, xòe tán che chở cho ngôi đền Mõ cổ kính, linh thiêng.
Thắng cảnh hòn Vọng Phu xứ Thanh

Thắng cảnh hòn Vọng Phu xứ Thanh

Sừng sững giữa đất trời, thắng cảnh hòn Vọng Phu nổi tiếng xứ Thanh - nơi gắn liền với giai thoại người phụ nữ chờ chồng mà hóa đá...

Tin khác

Để trẻ đi học bằng xe đạp an toàn

Để trẻ đi học bằng xe đạp an toàn
Khoảng vài năm trở lại đây, trào lưu các em học sinh tiểu học, THCS sử dụng xe đạp thể thao được xem là mốt, vì vậy không ít trẻ đòi cha mẹ mình mua cho. Thường thì không mấy các bậc phụ huynh từ chối, bởi một khi thấy con đi xe đạp, nhất là đi xe đạp đến trường học cũng là một phương cách rèn luyện thể thao rất tốt.

Nông dân trồng sắn phấn khởi vì được mùa, được giá

Nông dân trồng sắn phấn khởi vì được mùa, được giá
Những ngày này, tranh thủ thời tiết thuận lợi, nông dân huyện Thanh Chương, tỉnh Nghệ An đang tích cực thu hoạch sắn. Năm nay, cây sắn được mùa, được giá, nông dân rất phấn khởi vì vừa được mùa lại được giá.

Nhân cách con người phải được giáo dục từ nhỏ

Nhân cách con người phải được giáo dục từ nhỏ
Hiện nay, một số người trẻ có khuynh hướng ứng xử ngông cuồng, bốc đồng và hung hãn. Rất nhiều vụ ẩu đả, bạo lực xảy ra với những lí do rất đơn giản như va chạm giao thông, một cái nhìn hay một câu nói “đụng chạm” dẫn đến hậu quả đáng tiếc.

Suất ăn không bảo đảm chất lượng, sinh viên có quyền đòi lại tiền

Suất ăn không bảo đảm chất lượng, sinh viên có quyền đòi lại tiền
Vụ việc sinh viên Đại học Bách khoa Hà Nội phản ánh phải ăn cơm thừa đã cho thấy “góc khuất” trong suất ăn phục vụ học sinh, sinh viên. Theo chuyên gia pháp lí, các sinh viên ăn phải thức ăn thừa có quyền yêu cầu đơn vị cung cấp suất ăn phải hoàn lại số tiền đã nộp…

Chuyện sống vui, sống khỏe của cụ bà 108 tuổi

Chuyện sống vui, sống khỏe của cụ bà 108 tuổi
Chiều mùa Thu, cảnh hoàng hôn đôi bờ sông Lô thơ mộng, tuyệt đẹp, tôi thấy nhiều NCT đi tập thể dục trên cầu Kim Xuyên.

Công viên Nghĩa trang Thiên Đường (Tuyên Quang): Chốn tìm về nguồn cội

Công viên Nghĩa trang Thiên Đường (Tuyên Quang): Chốn tìm về nguồn cội
Không chỉ lợi thế về vị trí giao thông, dịch vụ trọn gói, Công viên nghĩa trang Thiên Đường còn tọa lạc trên mảnh đất được đánh giá vượng phong thuỷ.

Yêu Hà Nội từ những trang văn

Yêu Hà Nội từ những trang văn
Không sinh ra và lớn lên ở Hà Nội nhưng tôi yêu Hà Nội tha thiết. Và tôi nghĩ, nhiều người trên khắp đất nước hình chữ S xinh đẹp này cũng có tâm trạng giống như tôi, khi xem Thủ đô như phần máu thịt của mình, dành cho Thủ đô một tình yêu sâu thẳm...

Nhà thơ Ngô Viết Lừng: Một tông đơ, một chiếc kéo nuôi dạy các con thành đạt

Nhà thơ Ngô Viết Lừng: Một tông đơ, một chiếc kéo nuôi dạy các con thành đạt
Từng tham gia kháng chiến chống Mỹ, ra quân về địa phương làm ruộng, rồi làm cơ khí cho HTX. Lấy vợ sinh con, cuộc sống khó khăn buộc ông phải bươn chải. Ông chọn nghề cắt tóc để mưu sinh như một sự tự nhiên mà không phải học nghề ai cả.

Những “điểm đen” từ đường ngang dân sinh tự mở

Những “điểm đen” từ đường ngang dân sinh tự mở
Từ lâu các vụ tai nạn đường sắt ở nước ta xảy ra khá nhiều, trong đó nhiều vụ tai nạn cực kì nghiêm trọng, làm tử vong nhiều người, gây thiệt hại lớn về kinh tế.

Người tích cực tham gia xây dựng hệ thống chính trị cơ sở

Người tích cực tham gia xây dựng hệ thống chính trị cơ sở
Năm nay bước sang tuổi 63, bà Huỳnh Thị Tám, ở thôn Hà Mỹ, xã Duy Vinh, huyện Duy Xuyên, tỉnh Quảng Nam đã có gần 40 năm công tác ở địa phương và đảm nhiệm nhiều vị trí công việc khác nhau. Tại Đại hội Hội NCT xã Duy Vinh, nhiệm kì 2021 - 2026, bà Tám được bầu giữ chức Chủ tịch Hội NCT xã.

Cần xây bể chứa bao bì thuốc bảo vệ thực vật

Cần xây bể chứa bao bì thuốc bảo vệ thực vật
Mới đây, khi đi tham quan một số khu vực trồng hoa tại quận Bắc Từ Liêm, TP Hà Nội, tôi thấy tại các kênh mương tiêu thoát nước có nhiều các loại bao bì đựng thuốc bảo vệ thực vật. Nhiều đoạn kênh mương, các loại túi, chai lọ đựng thuốc bảo vệ cây trồng dồn tụ, ứ đọng cả đống (xem ảnh).

Những điều cần lưu ý khi bắt đầu đi làm

Những điều cần lưu ý khi bắt đầu đi làm
Khi sinh viên mới ra trường và bắt đầu đi làm sẽ khó tránh khỏi những bỡ ngỡ, sai lầm trong công việc, giao tiếp, đối nhân xử thế…, với sếp, với bạn bè, đồng nghiệp. Chính vì vậy mà sự trau dồi kinh nghiệm trong quá trình làm việc là hết sức cần thiết. Dưới đây là những điều mà các bạn sinh viên mới tốt nghiệp ra trường và đi làm cần hết sức lưu ý…

“Văn hoá mặc” của sinh viên

“Văn hoá mặc” của sinh viên
Trước đây, đã từng có thời gian một số trường đại học trên cả nước đưa ra những quy định được xã hội rất đồng tình, đó là: Cấm sinh viên (SV), giảng viên mặc hở hang phản cảm, đi dép lê tới giảng đường. Những quy định và đề xuất ấy tưởng sẽ đi vào cuộc sống và môi trường “văn hóa mặc” học đường sẽ bớt phần “ô nhiễm” bởi cung cách mặc quá lố lăng, phản cảm của SV cũng như một bộ phận nhỏ giảng viên...

Danh thắng non thiêng Yên Tử sau bão Yagi

Danh thắng non thiêng Yên Tử sau bão Yagi
Cũng như những địa phương khác ở Quảng Ninh, khu Di tích và Danh thắng non thiêng Yên Tử cũng bị thiệt hại nặng nề sau cơn bão số 3 (tên gọi quốc tế YAGI), song thực hiện sự chỉ đạo của UBND TP Uông Bí, Ban Quản lý di tích rừng Yên Tử và các đơn vị có liên quan đã thực hiện tốt công tác phòng, chống bão, đảm bảo tính mạng con người, di tích và tài sản, huy động nhân lực tối đa khắc phục hậu quả đảm bảo đón tiếp khách về tham quan, chiêm bái lễ Phật sau bão.

Cần dẹp bỏ các rạp cưới lấn chiếm hè, đường

Cần dẹp bỏ các rạp cưới lấn chiếm hè, đường
Báo chí và các phương tiện truyền thông đã phản ánh nhiều về tình trạng các gia đình tổ chức đám cưới ở… ngoài đường! Khi học hiếm lòng lề đường dựng rạp tổ chức đám cưới gây cản trở, làm mất an toàn giao thông.
Xem thêm
Bà nội của các con tôi

Bà nội của các con tôi

Những câu thơ trong bài thơ “Mẹ của anh” của thi sĩ Xuân Quỳnh viết tặng mẹ chồng, mà đến nay tôi vẫn còn yêu thích.
Những mùa sắn dây bên bà

Những mùa sắn dây bên bà

Thuở còn là một cô bé lên 7, tôi đã thấy trong vườn nhà bà có những bụi sắn dây xanh mướt vươn lên trên những thân cây xoan, cây bạch đàn quanh vườn. Những thân dây leo chắc chắn, vững vàng bám chặt lấy thân cây gỗ, trải bao nắng gió mưa giông, cứ thế tốt tươi từng ngày.
Tấm lòng nhân hậu của ông tôi

Tấm lòng nhân hậu của ông tôi

Nhắc nhớ về những kỉ niệm đẹp với ông bà là cả một bầu trời kí ức tuổi thơ tôi. Bởi tôi sinh ra và lớn lên trong vòng tay yêu thương, đỡ đần của ông bà ngoại. Tuổi thơ tôi luôn gắn với hình ảnh của ông bà, nhất là ông ngoại tôi.
Chuyện trong ngõ nhỏ

Chuyện trong ngõ nhỏ

Hôm nay, trong một chuyến đi công tác, lúc tránh nắng bên đường, tôi tình cờ chứng kiến hình ảnh rất cảm động nhưng dung dị vô cùng. Một bà cụ cầm chiếc khăn tang buộc lên lá cờ với vẻ trang trọng và tôn kính.
Sách là vàng chứ không phải là đá sỏi

Sách là vàng chứ không phải là đá sỏi

Đến nay đã ngoài 80 tuổi, nhưng cụ Tín vẫn còn khỏe mạnh, minh mẫn. Tủ sách của gia đình cụ có hàng ngàn quyển. Nhìn thấy sách nhiều không còn chỗ để, cụ phải buộc lại để trên nóc tủ, cô con dâu của cụ một lần về chơi nói:
Bà giáo già sáng bán vé số, tối mang ánh sáng tri thức cho trẻ em nghèo

Bà giáo già sáng bán vé số, tối mang ánh sáng tri thức cho trẻ em nghèo

cụ bà Nguyễn Thị Ba, men từng con hẻm nhỏ ở Bình Dương bán từng tờ vé số, bà giáo gieo mầm tri thức cho những mảnh đời bất hạnh tại lớp học tình thương.
610 phần quà Trung thu cho các em học sinh vùng xa, trẻ em nghèo Bình Thuận

610 phần quà Trung thu cho các em học sinh vùng xa, trẻ em nghèo Bình Thuận

Chiều ngày12/9, Hội Thiện nguyện Lan tỏa yêu thương đã tổ chức trao quà cho các em học sinh trường tiểu học Tân Thắng 2, Hàm Tân.Mỗi phần quà gồm bánh Trung thu bánh kẹo, nước ngọt, xôi mặn và lồng đèn. Dự buổi trao quà có đại diện lãnh đạo xã Tân Thắng, các thầy cô giáo, các phụ huynh, các em học sinh trong trường và các bé mẫu giáo. Tổng cộng có 410 phần quà với mỗi phần quà trị giá 150.000 đồng.
Trường Đại học Hàng hải Việt Nam ủng hộ đồng bào bị thiệt hại do bão lũ 200 triệu đồng

Trường Đại học Hàng hải Việt Nam ủng hộ đồng bào bị thiệt hại do bão lũ 200 triệu đồng

Với tinh thần “lá lành đùm lá rách”, “nhường cơm sẻ áo”, trường Đại học Hàng hải Việt Nam đã trao 200 triệu đồng ủng hộ đồng bào miền Bắc sớm khắc phục hậu quả, ổn định cuộc sống sau bão.
Phòng Tham mưu, Công an Bình Thuận: Trao tiền hỗ trợ xây dựng "Nhà nhân ái"

Phòng Tham mưu, Công an Bình Thuận: Trao tiền hỗ trợ xây dựng "Nhà nhân ái"

Sáng 13/9, tại UBND thị trấn Thuận Nam, Phòng Tham mưu, Công an tỉnh Bình Thuận đã tổ chức buổi trao tiền hỗ trợ xây dựng công trình "Nhà nhân ái " cho ông Hồ Quốc Nam, ở. khu phố Lập Hòa, thị trấn Thuận Nam, huyện Hàm Thuận Nam. Về dự có lãnh đạo Đảng ủy lãnh đạo phòng PV01, lãnh đạo các phòng, ban liên quan, Công an huyện Hàm Thuận Nam, lãnh đạo địa phương....
Chủ tịch UBND quận Hải An được điều động giữ chức Giám đốc Sở TN&MT TP Hải Phòng

Chủ tịch UBND quận Hải An được điều động giữ chức Giám đốc Sở TN&MT TP Hải Phòng

UBND TP Hải Phòng vừa tổ chức Hội nghị công bố Quyết định của Chủ tịch UBND thành phố về bổ nhiệm Giám đốc Sở Tài nguyên và Môi trường (TN&MT).
Tiền Giang ủng hộ Hải Phòng 1 tỷ đồng để khắc phục hậu quả bão số 3

Tiền Giang ủng hộ Hải Phòng 1 tỷ đồng để khắc phục hậu quả bão số 3

Đoàn công tác của tỉnh Tiền Giang vừa tới thăm, động viên và trao kinh phí 1 tỷ đồng ủng hộ TP Hải Phòng khắc phục thiệt hại do cơn bão số 3 gây ra.
“Tận mục sở thị” ngôi đền linh thiêng có cây Gạo nhiều tuổi nhất Việt Nam

“Tận mục sở thị” ngôi đền linh thiêng có cây Gạo nhiều tuổi nhất Việt Nam

Hơn 700 năm trôi qua, trải qua bao thăng trầm của lịch sử, dưới làn mưa bom bão đạn, cây Gạo vẫn xanh tốt bốn mùa, xòe tán che chở cho ngôi đền Mõ cổ kính, linh thiêng.
Phiên bản di động