Cơ sở cách mạng trung kiên Trần Đình Mười có phản bội Tổ quốc?

Sau khi được trả tự do, Trần Đình Mười lại bước vào xây dựng cơ sở tiếp tục hoạt động, hình thành các đường dây liên lạc nội ngoại thành, đặc biệt biến căn nhà của ông cùng với một số cơ sở khác thành “căn cứ lõm”, đường dây cơ sở trong lòng thành phố suốt cuộc chiến tranh…
Cơ sở cách mạng trung kiên Trần Đình Mười có phản bội Tổ quốc?

Kì II: Trần đình Mười từ 1963 đến Tết Mậu Thân 1968

Từ năm 1963 đến cuối 1967, căn nhà 29 Phước Hải luôn là điểm đi về của các đồng chí lãnh đạo TX Nha Trang cũng như tỉnh Khánh Hòa. Nơi đây còn là điểm gặp nhau của các đường dây cơ sở nội, ngoại thành; chỗ tụ họp của các chiến sĩ trinh sát, bộ đội đặc công, biệt động. Ngoài đồng chí Tám Hà, tức Huỳnh Tưởng, Bí thư Thị ủy Nha Trang, còn có các đồng chí: Hoàng Sĩ Quỳ, cán bộ lãnh đạo Tỉnh ủy; Đặng Nhiên, Thường vụ Tỉnh ủy Khánh Hòa; Dương Tấn Đạt, Thị đội trưởng Nha Trang; Huỳnh Văn Chiêu, đại úy Bộ đội đặc công; Huỳnh Công Chánh, Chính trị viên Đại đội đặc công; Tô Trịnh Ứng, Thiếu úy, Ban Tác chiến Tỉnh đội; Nguyễn Văn Nho, cán bộ tỉnh đội… thường xuyên qua lại. Ông Lưu Văn Trọng, trong giấy xác nhận ngày 12/5/2011 cho biết: “Tháng 9/1965, khi tôi (Trọng) về làm Bí thư Thị ủy Nha Trang, đã liên lạc với anh Trần Đình Mười, lúc bấy giờ đồng chí Hoàng Sỹ Quỳ là cán bộ lãnh đạo nằm trong nội thành trực tiếp chỉ đạo toàn bộ cơ sở. Khi tôi (Trọng) là Phó Bí thư Tỉnh ủy Khánh Hòa, ở chiến khu Đồng Bò mỗi khi ra vào nội thành, đều đến nhà anh Mười và được anh che chở, đùm bọc”.

Năm 1963, một sự kiện có ý nghĩa trong cuộc đời cơ sở cách mạng của Trần Đình Mười. Đó là việc ông lấy vợ. Vợ ông, bà Dư Trung, một cô gái người Hoa. Sau khi xây dựng gia đình, Trần Đình Mười mở cây xăng, mua thêm chiếc xe lampro để chở khách. Theo ông, muốn hoạt động cách mạng đạt kết quả phải có tiền. Tiền ngoài nuôi sống gia đình, tiếp tế cho cách mạng. Còn lo lót, hối lộ cho bọn cảnh sát, làm quen với chúng, nhờ cậy lúc gặp nguy nan.

Quả đúng như vậy, đã nhiều lần Trần Đình Mười dùng xe hon đa chở “đồng nghiệp” (cơ sở khác) hoặc cán bộ ta hoạt động hợp pháp, đi qua các bốt gác cảnh sát, chỉ cần giơ tay vẫy là chúng dễ dàng cho đi. Để tạo điều kiện cho cán bộ qua lại an toàn, Trần Đình Mười đã đục đá dưới nền nhà để mở rộng diện tích làm hầm chứa xăng, dầu; chỗ đậu xe và đặc biệt là đục phía sau vách núi làm một cái hầm bí mật để che giấu cán bộ, bộ đội. Năm 1964, ông sinh con đầu lòng. Đó là Trần Thị Tâm và đó cũng là đứa con duy nhất của ông.

Cuối năm 1967, chuẩn bị cho chiến dịch Tổng tấn công và nổi dậy Xuân Mậu Thân 1968, cơ sở tại 29 Phước Hải của Trần Đình Mười càng trở nên nhộn nhịp. Những ngày sát Tết, nhiều cán bộ lãnh đạo của Tỉnh ủy Khánh Hòa, TP Nha Trang; các tổ đội công tác, biệt động, cán bộ chiến sĩ lực lượng vũ trang, giao liên nội, ngoại thành ra vào càng đông, trong đó có các ông: Huỳnh Tưởng, Võ Quyết Thắng, Hoàng Sĩ Quỳ, Dương Tiến Đạt, Phạm Công Chánh, Nguyễn Văn Nho, Huỳnh Văn Chiêu, Tô Trịnh Ứng, Huỳnh Văn Khoa, Bùi Chạn, Võ Đình Thu, Lê Thị Ngọc Mai… Họ thường xuyên lui tới, coi căn nhà của ông là căn cứ lõm, điểm xuất phát chỉ huy tấn công quân địch ở Nha Trang.

Bước vào chiến dịch Mậu Thân 1968, cấp trên giao cho cơ sở Lê Thị Ngọc Mai chuẩn bị 500 bộ quần áo cho bộ đội cải trang. Tiền ở đâu ra và làm sao để có thể mua một lúc, ở nhiều chỗ? Bà Mai đã tìm đến cơ sở Trần Đình Mười và cùng bà Dư Trung, vợ ông Mười tính toán, chuẩn bị. Nhưng theo bà Mai, sau nhiều ngày mấy chị em đi mua gom, số lượng không đạt chỉ tiêu mà chỉ mua được 350 bộ...

Ông Võ Đình Thu và Huỳnh Văn Khoa kể lại: Chuẩn bị cho Tết Mậu Thân, hai ông (Thu và Khoa) cùng ông Võ Quyết Thắng, những người hoạt động công khai, đã vận động được 3 cơ sở sử dụng xe của gia đình để chở bộ đội. Theo kế hoạch, đêm 30 Tết, 3 ông: Trần Đình Mười, Trần Văn Cháu, trú chợ xóm Mới và Thái Thông trú ở Hà Ra sẽ đưa xe đến sông Kim Bồng, Ngọc Hiệp chở bộ đội vào đánh tỉnh đường (UBND tỉnh), khu Tiếp vận 5 (Bộ Chỉ huy quân sự tỉnh) và Tiểu khu Khánh Hòa (Bưu điện tỉnh).

Gần Tết, tại nhà ông Mười có khoảng 20 người, gồm các đồng chí trong Bộ Chỉ huy nội thị Nha Trang như Bí thư thị xã Nha Trang Huỳnh Tưởng; Tỉnh ủy viên Đặng Nhiên; Thị đội trưởng Dương Tấn Đạt; Trưởng ban Tác chiến, Tô Trịnh Ứng… Ngày 30 tháng Chạp, Võ Đình Thu được phân công dùng xe hon đa đến nhà ông Mười chở đồng chí Đặng Nhiên lên nhà ông Thái Thông ở Hà Ra để kiểm tra công tác chuẩn bị và hợp đồng chở quân. Phương án được công bố: Trước giờ G, 3 xe tập kết tại bến Kim Bồng, xã Ngọc Hiệp. Bộ đội ta vừa tập kết thì cũng là lúc 3 xe chạy đến.

Đêm hôm đó các đơn vị đặc công lên ba xe rẽ ra ba hướng. Một vào tỉnh đường, một sang Tiếp vận 5, một tới Tiểu khu Khánh Hòa. Mũi đánh vào Tiếp vận 5, do Trần Đình Mười chở quân, ngay từ đầu đã đột kích vào làm chủ doanh trại địch. Do bộ đội ta sử dụng thủ pháo và AK đánh vỗ mặt làm quân địch số chết, số bỏ chạy tán loạn. Bộ đội ta không một ai thương vong và làm chủ ngày mùng Một Tết. Sang mùng 2 Tết, địch tập trung cả xe tăng, bộ binh và không quân phản kích. Bộ đội ta không có súng chống tăng, chiến đấu hết đạn, nhiều đồng chí hi sinh, bị bắt, số còn lại tìm đường rút quân. Ông Trần Đình Mười, chạy xe về nhà và mấy hôm sau thì bị địch bắt. Lúc này, Trưởng ban tác chiến Tô Trịnh Ứng còn bị kẹt trong hầm bí mật, nhưng sau đó được bà Dư Trung vợ ông Mười che chở, nuôi giấu trong hầm bí mật một thời gian và nhờ tấm thẻ căn cước giả do Cục Tình báo của ta cấp, đã công khai vượt ra ngoài trước tai mắt của địch.

Chiến dịch Tết Mậu Thân 1968, do lực lượng ta quá mỏng, nên không đạt được mục tiêu như mong muốn. Bộ đội hi sinh nhiều, một số đồng chí bị bắt, nhiều cơ sở bị lộ. Ông Võ Đình Thu, Huỳnh Văn Khoa (Hoài Phong)… cũng bị bắt. Trong những ngày bị giam cầm ở quân lao, ông Thu, ông Phong và cả đồng chí Lưu Văn Trọng (bị bắt từ trước Mậu Thân) lúc này cũng được đưa về đây, đã trao đổi tìm mọi biện pháp hạn chế đến mức thấp nhất khi ra tòa, tránh rủi ro cho các cơ sở. Các ông thống nhất đưa ra một kịch bản: Ông Mười và ông Cháu thống nhất khai báo, các anh đưa gia đình đi chùa Long Sơn đêm 30 Tết thì bị “Việt cộng chặn đường, dí súng, đuổi người nhà xuống xe, bắt các anh phải chở quân đi đánh giặc”

Nguyễn Xuân

Tin liên quan

Cùng chuyên mục

Chống lãng phí là nhiệm vụ cấp bách

Chống lãng phí là nhiệm vụ cấp bách

Vừa qua, Bộ Chính trị ban hành Chỉ thị số 27-CT/TW về “Tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác thực hành tiết kiệm, chống lãng phí” nhằm quán triệt Nghị quyết Đại hội lần thứ XIII của Đảng, tạo sự chuyển biến tích cực; khắc phục tồn tại, hạn chế, tháo gỡ khó khăn, vướng mắc, cơ bản đáp ứng yêu cầu thực tiễn…
Đôi điều về “suy thoái” của một số cán bộ, đảng viên hiện nay

Đôi điều về “suy thoái” của một số cán bộ, đảng viên hiện nay

Trong cuộc sống, đâu phải dễ nhận ra biểu hiện cũng như nguyên nhân của sự “suy thoái” ở một cá nhân hay tổ chức nào đó. Sự suy thoái của quần chúng đã là một vấn đề đáng lo ngại, và càng đáng lo ngại hơn nếu đó là sự suy thoái của cán bộ, đảng viên. Bởi vậy, vấn đề suy thoái của cán bộ, đảng viên hiện nay cần phải tiếp tục được nhìn nhận kĩ lưỡng và chỉnh đốn thường xuyên, nghiêm túc!
Thanh niên Việt Nam thực hiện tốt lời dạy của Bác Hồ

Thanh niên Việt Nam thực hiện tốt lời dạy của Bác Hồ

Trong bất cứ hoàn cảnh nào, thanh niên Việt Nam cần khắc ghi những lời dạy của Chủ tịch Hồ Chí Minh để giữ vững và giương cao ngọn cờ độc lập dân tộc gắn liền với chủ nghĩa xã hội, nhằm làm tròn nhiệm vụ cách mạng vẻ vang là xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa...
Làm việc và lạc quan khiến tinh thần người già nở hoa

Làm việc và lạc quan khiến tinh thần người già nở hoa

Nhiều công trình nghiên cứu về NCT đã cho lời khuyên đừng để những người già sống biệt lập, mà cần tạo điều kiện để người già được sống trong bầu không khí gia đình hòa thuận hoặc một tập thể quan hệ tốt.
Giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động Chi hội và Chi hội trưởng NCT ở Lạng Sơn

Giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động Chi hội và Chi hội trưởng NCT ở Lạng Sơn

Hội NCT tỉnh Lạng Sơn được thành lập theo Quyết định số 48 ngày 24/9/2001 của Chủ tịch UBND tỉnh, đến nay đã được 23 năm. Trải qua hơn 2 thập kỉ hoạt động, Hội NCT các cấp trong tỉnh đã không ngừng được xây dựng và phát triển, phong trào thi đua “Tuổi cao - Gương sáng” ngày càng nâng cao về chất lượng, xuất hiện ngày càng nhiều mô hình tiêu biểu trong các lĩnh vực của đời sống xã hội.

Tin khác

“Hạnh phúc cho mọi người”

“Hạnh phúc cho mọi người”
Hưởng ứng chương trình của Liên Hợp Quốc và thực hiện quyết định của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Đề án “Tổ chức các hoạt động nhân Ngày Quốc tế Hạnh phúc 20/3 hằng năm”.

Đảng ta lấy hạnh phúc của Nhân dân làm mục tiêu phấn đấu

Đảng ta lấy hạnh phúc của Nhân dân làm mục tiêu phấn đấu
Tháng 6/2012, Liên Hợp Quốc có nghị quyết chọn ngày 20/3 là Ngày Quốc tế Hạnh phúc. Sau đó, 193 nước thành viên (trong đó có Việt Nam) cùng cam kết sẽ ủng hộ bằng các nỗ lực nâng cao chất lượng cuộc sống, xây dựng xã hội công bằng, phát triển bền vững, nhằm đem lại hạnh phúc cho người dân...

Xu thế già hóa, đặc điểm ở Việt Nam và khuyến nghị chính sách

Xu thế già hóa, đặc điểm ở Việt Nam và khuyến nghị chính sách
Các khái niệm “Người cao tuổi” (NCT) hay “Già hóa”, “Dân số già”, “Dân số siêu già” chỉ mang tính tương đối, chứ không có tính “chính xác toán học”. Chẳng hạn, Liên Hợp Quốc và nhiều nước phát triển thường lấy tiêu chuẩn là từ 65 tuổi trở lên còn Luật NCT Việt Nam (2009) quy định những người từ đủ 60 tuổi trở lên là NCT, (bài viết sử dụng tiêu chuẩn này).

Bác Hồ với sự nghiệp giải phóng phụ nữ

Bác Hồ với sự nghiệp giải phóng phụ nữ
Sinh thời, Chủ tịch Hồ Chí Minh rất quan tâm đến sự nghiệp giải phóng phụ nữ. Trên nền tảng chủ nghĩa Mác - Lênin, Người đã phát triển và làm sáng tỏ hơn con đường giải phóng phụ nữ.

Lễ chùa đầu năm - nét đẹp văn hóa truyền thống của người Việt

Lễ chùa đầu năm - nét đẹp văn hóa truyền thống của người Việt
Với nhiều người, đi lễ chùa đầu năm không chỉ để cầu những điều may mắn cho bản thân, gia đình, mà còn bày tỏ tấm lòng thành kính với đức Phật, tổ tiên trong năm mới...

Giá trị cốt lõi trong bài viết của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng nhân kỉ niệm 94 năm thành lập Đảng

Giá trị cốt lõi trong bài viết của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng nhân kỉ niệm 94 năm thành lập Đảng
Phát huy truyền thống lịch sử 94 năm quang vinh của Đảng, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đã có bài viết quan trọng: “Tự hào và tin tưởng dưới lá cờ vẻ vang của Đảng, quyết tâm xây dựng một nước Việt Nam ngày càng giàu mạnh, văn minh, văn hiến và anh hùng”, gửi thông điệp về sứ mệnh của Đảng cầm quyền, quyết đưa dân tộc ta tiến kịp thời đại.

Tình cảm của Bác Hồ với Bộ đội Biên phòng

Tình cảm của Bác Hồ với Bộ đội Biên phòng
Trải qua 65 năm (1959 – 2024) xây dựng, chiến đấu và trưởng thành, lực lượng Bộ đội Biên phòng (BĐBP) luôn được Đảng, Nhà nước và Nhân dân tin yêu. Với chức năng, nhiệm vụ làm nòng cốt, chuyên trách trong quản lí, bảo vệ chủ quyền lãnh thổ, an ninh biên giới quốc gia; những trang sử vẻ vang, chiến công oanh liệt của lực lượng đã được Đảng, Nhà nước ghi nhận bằng nhiều phần thưởng cao quý...

Tìm hiểu đền đá cổ thời nhà Trần ở Tràng An

Tìm hiểu đền đá cổ thời nhà Trần ở Tràng An
Đền đá cổ thời nhà Trần ở Tràng An nằm trên ngọn núi cao, phía dưới là thung lũng Vụng Thắm thuộc địa phận xã Ninh Hải, huyện Hoa Lư, tỉnh Ninh Bình.

Tài năng và khí phách của Lưỡng quốc Trạng nguyên Nguyễn Trực

Tài năng và khí phách của Lưỡng quốc Trạng nguyên Nguyễn Trực
Nguyễn Trực (1417-1474) tên chữ là Công Tiệp, hiệu là Hu Liêu, xã Bối Khê, phủ Ứng Thiên, trấn Sơn Nam Thượng. Nay là làng Song Khê, xã Tam Hưng, huyện Thanh Oai, TP Hà Nội; đỗ Trạng nguyên khoa Nhâm Tuất, niên hiệu Đại Bảo thứ 3 (1442) đời vua Lê Thái Tông, là Trạng nguyên đầu tiên của triều Lê.

Những thành tựu của ngành Y tế nước ta

Những thành tựu của ngành Y tế nước ta
Sau Cách mạng Tháng Tám (1945), ngành Y tế Việt Nam đã có những thành tựu to lớn. Nguyên nhân là do dưới sự lãnh đạo của Đảng, của Bác, Việt Nam có hệ thống y tế ngày càng hoàn chỉnh, hiện đại.

Tâm sự của người làm Bí thư Chi bộ

Tâm sự của người làm Bí thư Chi bộ
Trong cuộc đời quân ngũ, tôi và nhiều đồng đội của tôi đã từng làm Bí thư cấp ủy các cấp. Và dù ở cấp nào đi chăng nữa, việc làm Bí thư cũng đã để lại những nỗi niềm buồn vui, trăn trở, những kỉ niệm không thể nào quên trong kí ức của mỗi người.

Linh thiêng cội nguồn

Linh thiêng cội nguồn
Thắp hương là một nghi lễ truyền thống lâu đời ở nhiều nền văn hóa trên thế giới, trong đó có Việt Nam. Nghi lễ này mang nhiều ý nghĩa sâu sắc về yếu tố tâm linh, văn hóa và phong tục tập quán, phổ biến trong một số sự kiện tôn giáo, văn hóa, cúng bái, cầu nguyện, tưởng niệm,...

Tư tưởng Hồ Chí Minh về bảo vệ chính trị nội bộ trong xây dựng Đảng

Tư tưởng Hồ Chí Minh về bảo vệ chính trị nội bộ trong xây dựng Đảng
Tư tưởng Hồ Chí Minh về bảo vệ chính trị nội bộ Đảng, chống mọi quan điểm tư tưởng thù địch và những biểu hiện cơ hội, sai trái hiện nay có ý nghĩa quan trọng và cấp thiết, góp phần thực hiện tốt chủ trương xây dựng, chỉnh đốn Đảng theo Nghị quyết Đại hội lần thứ XIII của Đảng.

Đảng đã đưa đất nước đến với mùa Xuân phồn vinh, hạnh phúc

Đảng đã đưa đất nước đến với mùa Xuân phồn vinh, hạnh phúc
Mùa Xuân khởi đầu một năm mới, muôn hoa nở rộ đủ sắc màu, mát mẻ; mùa trẻ hoá, đổi mới, bật dậy tuổi thanh xuân; những đàn chim én lượn cao vút trên bầu trời xanh mang thông điệp sức sống mới của vạn vật. Trục quay trái đất nghiêng dần về phía mặt trời, các giờ được chiếu sáng tăng dần lên chan hoà, lan toả muôn nơi, khiến cho tiết trời ấm áp. Cây nảy lộc đâm chồi.

Chuyện về người gánh hành lí trong bức tranh “Bác Hồ về nước”

Chuyện về người gánh hành lí trong bức tranh “Bác Hồ về nước”
Sáng sớm 28/1/1941 (tức mồng 2 Tết Tân Tỵ), Bác Hồ cùng 5 chiến sĩ dẫn đường và tháp tùng khởi hành trở về Tổ quốc.
Xem thêm
Phiên bản di động