Chuyện về những NCT khởi nghiệp thành công ở tỉnh Hậu Giang

Về tỉnh Hậu Giang, được nghe những NCT kể về quá trình khởi nghiệp, vượt khó làm giàu mà thêm ngưỡng mộ những “Cây cao bóng cả”, thấy trong tim họ luôn có dòng chảy “Suối nguồn tươi trẻ”.

Vào nhà ông Nguyễn Văn Đẹt, ở Chi hội NCT ấp 3, xã Hòa An, huyện Phụng Hiệp đã thấy không khí Tết ngập tràn; bởi những cây mai vàng, cùng hàng chục chậu hoa vạn thọ, cúc mâm xôi đang bung nụ chào nắng mới để trước sân. Nhắc đến ngày đầu khởi nghiệp, ông Đẹt kể: “Hồi xưa, nhà nghèo đi làm thuê, làm mướn ăn qua ngày, thêm 3 đứa con đang trong độ tuổi ăn học, nhìn vào nhà tôi lúc đó ai cũng lắc đầu. Rồi nhờ địa phương tạo điều kiện cho vay vốn để làm ăn, cho đi tham quan học hỏi kĩ thuật sấy lúa. Thấy mấy đứa con đi học thiếu thốn quá, tôi đã mạnh dạn vay vốn ngân hàng 500 triệu đồng đầu tư làm lò sấy lúa, mua thêm ghe để mua lúa tươi. Tuy nhiên, có thời điểm lúa sấy sau thời gian dự trữ bị sụt giá, tôi bắt đầu nghĩ đến việc lấy lúa đem chà để bán gạo, tấm, cám… rồi từ từ ăn nên làm ra”.

Từ tay trắng, giờ ông Đẹt đã có trong tay 30 công đất, 1 lò sấy lúa, 3 ghe lớn thu mua lúa tươi và là đại lí chuyên cung cấp gạo, tấm, cám… cho các tiểu thương trên địa bàn huyện Phụng Hiệp. Dành hơn nửa cuộc đời phấn đấu làm giàu, thay đổi số phận để con cháu có cuộc sống sung túc hơn, hiện mỗi năm, trừ hết chi phí, ông thu lãi khoảng 300 triệu đồng. “Chỉ cần chúng ta có quyết tâm, thì việc làm giàu ở độ tuổi nào cũng chẳng muộn. Từ phong trào NCT làm kinh tế giỏi, không chỉ giúp chúng tôi phát huy được tinh thần, ý chí trong phát triển kinh tế, mà còn phát huy vai trò, vị thế của NCT trong việc giáo dục con cháu tính tự lập, cần cù, siêng năng trong lao động sản xuất, vươn lên làm giàu chính đáng...”, ông Đẹt chia sẻ.

Còn bên mẻ trà mãng cầu vừa ra lò, bà Nguyễn Ánh Nguyệt, Chi hội trưởng Chi hội NCT khu vực 5, phường 4, TP Vị Thanh, cho biết: “Hồi trước trong vườn nhà tôi có trồng mãng cầu xiêm, nhưng chỉ bán trái, chứ chưa nghĩ đến chế biến thành trà. Năm 2017, giá mãng cầu thấp, mãng cầu chín bán không ai mua, bị hư phải bỏ hết, tôi tiếc quá, chợt suy nghĩ đến việc chế biến mãng cầu thành trà ban đầu, chủ yếu để sử dụng trong gia đình, tặng bạn bè thân thiết dùng thử”.

Với niềm đam mê dành cho sản vật địa phương, bà Nguyệt đã cho ra đời nhiều sản phẩm OCOP được người tiêu dùng đón nhận.
Với niềm đam mê dành cho sản vật địa phương, bà Nguyệt đã cho ra đời nhiều sản phẩm OCOP được người tiêu dùng đón nhận.

Rồi trong một lần được mời tham dự hội thảo và mời uống thử trà mãng cầu, bà Nguyệt nhận thấy sản phẩm trà mình tự làm ra hương vị cũng thơm ngon, đậm đà, năm 2018, bà Nguyệt mạnh dạn mở cơ sở sản xuất trà mãng cầu Ánh Nguyệt.

Nhớ lại những ngày cho ra các mẻ trà mãng cầu đầu tiên, bà Nguyệt tâm sự: “Hồi mới làm trà đâu có máy móc hiện đại như bây giờ, lúc đó mỗi ngày, tôi phải thuê 5 - 6 chị em trong xóm đến làm. Mãng cầu sau khi cắt ở vườn về sẽ được rửa sạch, gọt vỏ, cắt lát, tách hạt rồi bầm nhuyễn và mang phơi khô dưới nắng. Phơi xong, trà sẽ được cho lên chảo rang, để đảm bảo cho trà khô đều, mỗi chảo tôi chỉ rang số lượng ít khoảng 200g thôi, rang xong phải sàng bỏ vụn, có hôm làm cả ngày chỉ được 3kg trà thành phẩm”.

Đáp lại sự vất vả của bà Nguyệt, sản phẩm trà mãng cầu khi ra thị trường được khách hàng đón nhận. Bà Nguyệt cũng được hỗ trợ mua máy sấy, nhờ vậy sản phẩm làm ra cũng được nhiều hơn so với cách làm thủ công trước đây. “Khi có máy móc hiện đại, tôi bắt đầu nghĩ đến việc làm sao để bảo quản trà lâu hơn. Ban đầu tôi thử sấy 5 tiếng, rồi 10 tiếng, sau đó mang trà đi bảo quản, để xem trà sấy bao lâu sẽ giữ được sợi trà vẫn giòn khi để lâu. Sau nhiều lần kinh nghiệm, tôi thấy trà phải sấy hơn 10 tiếng mới giữ được độ giòn của sợi trà khoảng 1 năm”, bà Nguyệt chia sẻ.

Để tìm chỗ đứng cho sản phẩm trên thị trường, năm 2019, bà Nguyệt làm thủ tục kiểm định cho sản phẩm. Sau bao ngày gian nan, sản phẩm trà mãng cầu Ánh Nguyệt được tỉnh công nhận sản phẩm OCOP đầu tiên của TP Vị Thanh. Bà Nguyệt tiếp tục cho ra sản phẩm trà mãng cầu túi lọc; năm 2021 là sản phẩm muối sả ớt, năm 2022 sản phẩm hạnh muối…

Dù khởi nghiệp khá muộn so với nhiều người, nhưng theo bà Nguyệt: “Chỉ cần có đam mê, khởi nghiệp ở độ tuổi nào cũng chẳng muộn, có quyết tâm thì mọi việc ắt thành công. Hiện tôi đang định hướng đưa sản phẩm trà mãng cầu của cơ sở thành sản phẩm đạt chuẩn OCOP 4 sao”.

Ông Nguyễn Văn Sĩ, ở Chi hội NCT ấp Phương Thạnh, xã Phương Bình, huyện Phụng Hiệp, là nông dân đầu tiên trồng thành công cây khóm MD2 trên vùng đất phèn; bộc bạch: “Trước đây, gia đình chủ yếu trồng mía, nhưng có thời điểm cây mía bị rớt giá, không có đầu ra ổn định, từ đó tôi đã suy nghĩ tại sao mình không trồng loại nông sản nào xuất khẩu được. Năm 2014, tôi phá bỏ mía bắt đầu trồng khóm. Khi đoàn kĩ sư của Công ty CP Chế biến thực phẩm xuất khẩu miền Tây (Công ty West Food), mang giống khóm MD2 cho nông dân trồng thử nghiệm, thấy khóm này trồng cho giá trị kinh tế cao, nên tôi trồng loại này”.

Nhờ áp dụng theo hướng dẫn kĩ thuật về cách làm đất, bón phân, quy trình trồng, chăm sóc…, qua một vụ thử nghiệm, năng suất khóm MD2 khá cao, trái đẹp, được bao tiêu đầu ra với giá cả ổn định, năm 2018, ông Sĩ mạnh dạn chuyển sang trồng khóm MD2 trên diện tích 1ha.

Từ mô hình trồng khóm MD2, mỗi năm gia đình ông Sĩ thu nhập bình quân trên 500 triệu đồng. Không chỉ nhìn thấy triển vọng từ cây khóm, mới đây, ông Sĩ trồng thử nghiệm hơn 1.600 cây ổi ruột hồng cho năng suất khá cao, giá thành cũng ổn định, trái ổi sẽ được ép lấy nước để xuất khẩu.

Theo báo cáo của Hội NCT tỉnh Hậu Giang, giai đoạn 2018-2023, có 15.300 NCT đang trực tiếp tham gia lao động sản xuất. Từ phong trào NCT làm kinh tế giỏi, trên địa bàn tỉnh đã xuất hiện nhiều NCT giỏi trên các lĩnh vực: Sản xuất nông nghiệp có 4.118 NCT; sản xuất công nghiệp, xây dựng có 825 NCT; sản xuất tiểu thủ công nghiệp xuất hiện gần 3.000 NCT; thương mại, dịch vụ có 1.156 NCT. Trong đó có 4 NCT được Trung ương Hội NCT Việt Nam khen thưởng tại Hội nghị toàn quốc biểu dương NCT tiêu biểu làm kinh tế giỏi lần thứ IV, giai đoạn 2018-2023. Đây là những tấm gương sáng về ý chí tự lập, khởi nghiệp, lập nghiệp. Không chỉ làm giàu chính đáng cho bản thân, gia đình mà còn có nhiều đóng góp tích cực cho địa phương trong xây dựng nông thôn mới, đô thị văn minh và công tác an sinh xã hội.

Bài và ảnh Mỹ Xuyên – Nhất Nhân

Theo dòng sự kiện

Tin liên quan

Cùng chuyên mục

Chuyện khởi nghiệp của người ở “tuổi xưa nay hiếm”

Chuyện khởi nghiệp của người ở “tuổi xưa nay hiếm”

Trong phong trào NCT làm kinh tế giỏi, có rất nhiều NCT lập nghiệp thành công dù tuổi đã cao, trở thành những tấm gương sáng để mọi người học tập noi theo. Nhân dịp mừng Xuân Ất Tỵ 2025, tôi xin kể về một người ở “tuổi xưa nay hiếm” đã khởi nghiệp thành công từ loại gạo huyết rồng độc đáo…
Làm giàu từ nuôi trồng thủy sản

Làm giàu từ nuôi trồng thủy sản

Từ một hộ nông dân vốn nhiều khó khăn, ông Trương Ngọc Nhật ở xã Phú Gia, huyện Phú Vang, tỉnh Thừa Thiên Huế đã vươn lên làm giàu bằng nuôi thủy sản xen ghép, thu nhập bình quân mỗi năm trên 2 tỉ đồng...
Người có uy tín tiêu biểu ở Tân Tiến

Người có uy tín tiêu biểu ở Tân Tiến

Nhận xét về ông Hoàng Văn Hưng, sinh năm 1956, người có uy tín ở thôn Tân Tiến, xã Đồn Đạc, huyện Ba Chẽ, tỉnh Quảng Ninh, ông Triệu A Lộc, Phó Chủ tịch UBND xã Đồn Đạc cho biết: Ông Hưng không chỉ là một đảng viên gương mẫu, mà còn là “cánh tay nối dài” của cấp ủy, chính quyền trong tuyên truyền, phổ biến pháp luật cho Nhân dân.
Người đi “ngược nắng” ở Minh Hoà

Người đi “ngược nắng” ở Minh Hoà

Nhiều người bảo bà Hoàng Thị Anh, ở khu Minh Hoà, phường Đông Mai, thị xã Quảng Yên, tỉnh Quảng Ninh là “gàn, dở”, khi bà đầu tư hàng trăm triệu để đưa nho sữa Hàn Quốc về trồng…
Người góp phần đưa “miến dong Bình Liêu” thành sản phẩm OCOP

Người góp phần đưa “miến dong Bình Liêu” thành sản phẩm OCOP

Cây dong riềng rất gắn bó với đời sống với người dân ở các xã vùng cao huyện Bình Liêu, và Bình Liêu cũng là huyện sản xuất miến dong nhiều nhất ở tỉnh Quảng Ninh. Để sản phẩm miến dong ngày càng phát triển, đạt sản phẩm OCOP có sự nỗ lực không nhỏ của nhiều NCT trên địa bàn huyện.

Tin khác

Làm giàu từ nuôi chồn hương

Làm giàu từ nuôi chồn hương
Ông Đỗ Đình Quy ở ấp Cà Dâm, xã Tân Công Sính, huyện Tam Nông, tỉnh Đồng Tháp thực hiện mô hình nuôi chồn hương sinh sản đạt hiệu quả cao, góp phần tạo việc làm, tăng thu nhập và phát triển kinh tế gia đình.

Ông Minh nỗ lực phát triển kinh tế

Ông Minh nỗ lực phát triển kinh tế
Xuất thân trong gia đình nông dân nghèo nên ông Vũ Văn Minh ở thôn Nam Ngoại Bắc, xã Trực Mỹ, huyện Trực Ninh, tỉnh Nam Định thấu hiểu được cái đói, cái nghèo ảnh hưởng đến gia đình ông như thế nào.

Cựu chiến binh làm giàu từ trồng tiêu hữu cơ

Cựu chiến binh làm giàu từ trồng tiêu hữu cơ
Sau khi rời quân ngũ trở về địa phương, cựu chiến binh (CCB) Hoàng Hồng Sơn, Chủ tịch Hội CCB xã Kim Thạch, huyện Vĩnh Linh, tỉnh Quảng Trị không chỉ làm giàu từ cây hồ tiêu mà còn cùng bà con phát triển thương hiệu tiêu Vĩnh Linh xuất khẩu ra thế giới.

Bà Rịa - Vũng Tàu: Lan tỏa phong trào NCT làm kinh tế giỏi

Bà Rịa - Vũng Tàu: Lan tỏa phong trào NCT làm kinh tế giỏi
Phong trào NCT làm kinh tế giỏi ở tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu đã lan tỏa sâu rộng trong đời sống xã hội. Nhiều NCT trong tỉnh tích cực tham gia lao động sản xuất, góp phần phát triển kinh tế - xã hội, đảm bảo quốc phòng - an ninh tại địa phương.

Lan tỏa phong trào người cao tuổi làm kinh tế giỏi

Lan tỏa phong trào người cao tuổi làm kinh tế giỏi
Thực hiện phong trào NCT làm kinh tế giỏi, nhiều NCT tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu đã cùng nhau hăng hái lao động sản xuất, góp phần phát triển kinh tế - xã hội, bảo đảm quốc phòng - an ninh tại địa phương...

Làm giàu từ nuôi cá chình

Làm giàu từ nuôi cá chình
Kinh qua nhiều nghề, nhưng ông Lê Quang Cao, ở thị trấn Sịa, huyện Quảng Điền, tỉnh Thừa Thiên Huế vẫn luôn ấp ủ khát vọng khai thác tiềm năng vùng phá Tam Giang. Ông đầu tư nuôi cá chình không chỉ làm giàu cho bản thân mà còn mở ra cơ hội phát triển cho người dân trong vùng.

Người nặng lòng với “rượu cần Phú Túc”

Người nặng lòng với  “rượu cần Phú Túc”
Đến thăm cơ sở chế biến rượu cần Cơ Tu của Bí thư kiêm Trưởng thôn Lê Văn Nghĩa, 70 tuổi, Bí thư Chi bộ kiêm Trưởng thôn Phú Túc, xã Hòa Phú, huyện Hòa Vang, TP Đà Nẵng; chúng tôi được ông Đinh Văn Trí, 76 tuổi, Chi hội trưởng Chi hội NCT thôn Phú Túc cho hay: “Ngày trước ở thôn này, nhà nào cũng có vài ché rượu cần để trong nhà, sử dụng trong những dịp cúng bái, hiếu hỉ.

Làm giàu từ trồng na bở

Làm giàu từ trồng na bở
Bà Bùi Thị Ươm, 73 tuổi, thôn Núi Đanh, xã Tiền An, thị xã Quảng Yên, tỉnh Quảng Ninh năng động, dám nghĩ, dám làm, đã áp dụng khoa học - kĩ thuật vào sản xuất na bở theo quy trình VietGAP, đem lại hiệu quả kinh tế cao, cho thu nhập trên 300 triệu đồng mỗi năm…

Làm giàu từ mô hình trang trại kinh tế VACR

Làm giàu từ mô hình trang trại kinh tế VACR
Nhiều năm qua, ông Nguyễn Ngọc Sơn, khu Đồng Cỏ, xã Thục Luyện, huyện Thanh Sơn, tỉnh Phú Thọ đã nỗ lực phấn đấu vươn lên trong lao động sản xuất, kinh doanh, trở thành tấm gương điển hình làm kinh tế giỏi ở địa phương.

Người bắt na ra trái theo ý muốn

Người bắt na ra trái theo ý muốn
Bằng đôi tay, cần cù chịu khó, vườn na không chỉ cho trái to, bán được giá mà những năm qua, ông Phương Văn Tiến, 71 tuổi, ở xã Huyền Sơn, huyện Lục Nam, tỉnh Bắc Giang còn “bắt” cây na ra trái theo ý muốn. Hiện nay, vườn na của gia đình ông cho thu nhập từ 100 đến 400 triệu đồng/năm.

Vươn lên từ những “bước chân tròn”

Vươn lên từ những “bước chân tròn”
Năm nay đã 76 tuổi, nhưng thương binh Nguyễn Quang Văn, ở phường Cẩm Đông, TP Cẩm Phả, tỉnh Quảng Ninh vẫn miệt mài lao động. Ông bảo: “Tôi quen lao động rồi, ngồi chơi không lại thấy buồn”.

Tọa đàm “Khởi nghiệp của NCT trong sản xuất nông nghiệp hữu cơ và kinh tế tuần hoàn”

Tọa đàm “Khởi nghiệp của NCT trong sản xuất nông nghiệp hữu cơ và kinh tế tuần hoàn”
Sáng 5/ 7/2024, tại TP Huế, Hội Nông nghiệp tuần hoàn (NNTH), Việt Nam; Tập đoàn Quế Lâm phối hợp với Hội NCT Việt Nam tổ chức Tọa đàm “Khởi nghiệp của NCT trong sản xuất nông nghiệp hữu cơ và kinh tế tuần hoàn”.

Người chế tạo ra nhiều sản phẩm phục vụ nông dân

Người chế tạo ra nhiều sản phẩm phục vụ nông dân
Nhiều năm qua, ông Nguyễn Văn Lự, 61 tuổi, ở thôn Quang Húc, xã Đông Quang, huyện Ba Vì, TP Hà Nội luôn tìm tòi, sáng tạo ra những sản phẩm phục vụ nông nghiệp và hỗ trợ đào tạo nghề cho nhiều lao động thuộc hộ cận nghèo, có hoàn cảnh khó khăn...

Phụ nữ cao tuổi người Tày làm kinh tế giỏi

Phụ nữ cao tuổi người Tày làm kinh tế giỏi
Bà Trần Thị Lan, 63 tuổi, dân tộc Tày, hiện sống ở thị trấn Bình Liêu, nhưng bà sinh ra và lớn lên ở Vô Ngại, xã giáp biên giới của huyện Bình Liêu, tỉnh Quảng Ninh. Trước đây, do đời sống của người dân Vô Ngại khó khăn, tồn tại nhiều hủ tục nên bà Lan mới học lớp 7 đã phải nghỉ học ở nhà để lao động giúp đỡ gia đình.

Làm giàu từ nuôi gà mía

Làm giàu từ nuôi gà mía
Những năm qua, nhiều NCT ở huyện Ba Vì, TP Hà Nội làm giàu từ chăn nuôi gà, trong đó có giống gà mía thuần chủng. Gà mía là giống đặc sản, dễ nuôi, thịt thơm ngon, thích hợp với điều kiện chăn thả tự nhiên.
Xem thêm
THACO AUTO xếp hạng cao nhất toàn cầu về chỉ số hài lòng của khách hàng mua xe Kia

THACO AUTO xếp hạng cao nhất toàn cầu về chỉ số hài lòng của khách hàng mua xe Kia

Năm 2024, THACO AUTO tiếp tục được Tập đoàn Kia công nhận là “Đơn vị bán hàng xuất sắc với chỉ số hài lòng khách hàng cao nhất”, xếp vị trí dẫn đầu toàn cầu trong số 33 quốc gia tham gia khảo sát “2024 Sales Customer Satisfaction (KSCS)”. Đây là năm thứ 3
Vietjet mở dịch vụ vận chuyển mai, đào Tết

Vietjet mở dịch vụ vận chuyển mai, đào Tết

Mang xuân về khắp muôn nơi, Vietjet triển khai dịch vụ vận chuyển mai, đào trên các chuyến bay nội địa từ nay đến 15/2/2025 (tức ngày 18 tháng Giêng năm Ất Tỵ), với mức giá 450.000 đồng/bó (*).
Đưa công nghệ đột phá vào môi hộp sữa, Vinamilk “nâng cấp” chuẩn chất lượng thị trường sữa nội địa

Đưa công nghệ đột phá vào môi hộp sữa, Vinamilk “nâng cấp” chuẩn chất lượng thị trường sữa nội địa

Sau cột mốc ra mắt logo mới, trong năm 2024, trung bình cứ 2 ngày Vinamilk lại tung ra một đổi mới về sản phẩm. Không chỉ “thay áo” qua bao bì mới, mang hàng loạt công nghệ tiên tiến trên thế giới về Việt Nam được cho là cách mà Vinamilk, “người khổng lồ”
Khi căn hộ cao cấp trở thành nguồn cung chính, sản phẩm nào sẽ lên ngôi?

Khi căn hộ cao cấp trở thành nguồn cung chính, sản phẩm nào sẽ lên ngôi?

Theo báo cáo của Hội Môi giới bất động sản Việt Nam (VARS) công bố vào tháng 10/2024, nguồn cung bất động sản vẫn phân hoá mạnh với 70% là căn hộ chung cư.
Giá khu Đông lập đỉnh, nhà đầu tư săn bất động sản khu Tây TP Hồ Chí Minh

Giá khu Đông lập đỉnh, nhà đầu tư săn bất động sản khu Tây TP Hồ Chí Minh

Việc hoàn thành tuyến metro số 1 và thành lập Thành phố Thủ Đức đã tạo ra một hiệu ứng domino đẩy giá BĐS khu Đông tăng liên tục trong thời gian gần đây.
“Bắc tiến” với sản phẩm Alana City - Phương Trường An Group tạo sóng cho nhà đầu tư Hà Nội

“Bắc tiến” với sản phẩm Alana City - Phương Trường An Group tạo sóng cho nhà đầu tư Hà Nội

Tập đoàn Phương Trường An đã chính thức tổ chức buổi lễ kick-off Alana City - "Khu đô thị lõi trung tâm công nghiệp cao Phú Giáo - Bình Dương" tại Hà Nội
Nestlé MILO tiếp tục hiện thực hóa mục tiêu “Nâng cao thể lực, tầm vóc người Việt Nam”

Nestlé MILO tiếp tục hiện thực hóa mục tiêu “Nâng cao thể lực, tầm vóc người Việt Nam”

Ngày 10/1, nhãn hàng Nestlé MILO, Công ty Nestlé Việt Nam và Sở Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT) TP. Hồ Chí Minh ký kết “Thỏa thuận hợp tác triển khai các hoạt động thể thao trường học và giáo dục dinh dưỡng cho học sinh phổ thông các cấp trên địa bàn TP. Hồ Chí Minh giai đoạn 2025 – 2030”. Thỏa thuận này đánh dấu một bước tiến quan trọng của Nestlé MILO trong việc thúc đẩy sự phát triển toàn diện về thể chất và sức khỏe cho các em học sinh, góp phần xây dựng một thế hệ trẻ Việt Nam năng động và bền bỉ hơn từng ngày.
T&T Group đầu tư dự án điện gió đầu tiên tại Lào

T&T Group đầu tư dự án điện gió đầu tiên tại Lào

Việc đầu tư phát triển dự án điện gió Savan 1 không chỉ hiện thực hóa cam kết của T&T Group trong việc mở rộng đầu tư vào lĩnh vực năng lượng sạch, mà còn đánh dấu cột mốc quan trọng với dự án năng lượng đầu tiên của Tập đoàn được triển khai tại Lào, góp
Đổi mới sáng tạo như thế nào để đưa thương hiệu vàng vươn mình?

Đổi mới sáng tạo như thế nào để đưa thương hiệu vàng vươn mình?

Vì khách hàng, Luôn cầu tiến và Quyết liệt là các từ khóa mà ông Nguyễn Quang Trí – Giám đốc Điều hành Marketing của Vinamilk, nhấn mạnh khi nói về chiến lược đổi mới của doanh nghiệp tại sự kiện Thương hiệu Vàng TP.HCM vừa qua.
Khu Tây TP Hồ Chí Minh trở thành điểm nóng trong dòng chảy đô thị hóa

Khu Tây TP Hồ Chí Minh trở thành điểm nóng trong dòng chảy đô thị hóa

Khu Tây TP.Hồ Chí Minh đang dần trở thành điểm sáng quan trọng trong sự phát triển của thành phố, thu hút sự chú ý không chỉ các nhà đầu tư trong nước
Destino Centro lọt top 5 dự án triển vọng hấp dẫn thị trường Bất động sản Việt Nam năm 2025

Destino Centro lọt top 5 dự án triển vọng hấp dẫn thị trường Bất động sản Việt Nam năm 2025

Destino Centro được vinh danh ở hạng mục “Top 5 dự án triển vọng hấp dẫn thị trường bất động sản Việt Nam 2025”.
Khi căn hộ cao cấp trở thành nguồn cung chính, sản phẩm nào sẽ lên ngôi?

Khi căn hộ cao cấp trở thành nguồn cung chính, sản phẩm nào sẽ lên ngôi?

Theo báo cáo của Hội Môi giới bất động sản Việt Nam (VARS) công bố vào tháng 10/2024, nguồn cung bất động sản vẫn phân hoá mạnh với 70% là căn hộ chung cư.
Phiên bản di động