Chữa bệnh bằng ẩm thực liệu pháp Nam y
Sức khỏe 16/04/2021 09:11
Hiểu về “Ẩm thực liệu pháp”
Là điều trị hay phòng bệnh bằng phương pháp ăn uống. Người Việt Nam hay có câu “Y trị không bằng thực trị” để đề cao tầm quan trọng của phương pháp chữa và phòng bệnh bằng “Ẩm thực liệu pháp”. Danh y Tuệ Tĩnh có câu: “Ăn là cách dùng thuốc hay nhất”, hoặc “3 phần chữa 7 phần dưỡng”.
Muốn có sức khỏe phải bảo đảm hài hòa 4 yếu tố căn bản: Một là Dinh dưỡng cơ thể phải được cân bằng (nói vai trò của ăn uống); Hai là Tâm lí phải thoải mái (tránh những áp lực và chấn thương tinh thần); Ba là Duy trì nghỉ ngơi và giấc ngủ phải đầy đủ; Bốn là Làm việc và tập luyện phải hợp lí. Theo các nhà nghiên cứu, hơn 90% con người không thực hiện tốt đầy đủ các yếu tố này làm mất cân bằng âm dương mà sinh bệnh tật.
Cơ thể chúng ta luôn trong tình trạng mất cân bằng âm dương, đó là thừa và thiếu trong ăn uống hằng ngày. Thừa các chất đường, đạm, mỡ; độc tố như các chất bảo quản, thực phẩm kém chất lượng, các gốc tự do... Thiếu các chất khoáng như canxi, sắt, đồng, magie, kẽm...; chất xơ, các vitamin... và nhiều nguyên tố vi lượng khác.
Ông Phạm Quang Trung chia sẻ về chế độ ăn của mình |
Biện chứng trong dược thiện
Tây y cũng có đề cập đến vấn đề ăn uống trị bệnh nhưng lấy thước đo là Protein, Calorie, Vitamin…. Nam y khác hơn, phong phú và phức tạp hơn, đặt tiêu chuẩn đo lường là Âm dương, cho rằng hệ thống âm dương quân bình là không bệnh. Calorie, Protein tương đương với dương tính, ít Calorie, protein tương đương với âm tính. Chia thành hai nguyên tắc như sau:
Nguyên tắc thứ nhất: Là ăn uống là ĐIỀU ĐỘ và TIẾT CHẾ, nhưng nên nhớ rằng nếu có người bệnh vì dư ăn thì cũng có người bệnh vì thiếu ăn.
Nguyên tắc thứ hai: Là ăn uống sao cho trong cơ thể được quân bình ÂM DƯƠNG.
Nguyên tắc thứ ba: Là phải biết dùng thức ăn bổ dưỡng thích hợp với TẠNG của mình.
Nguyên tắc cơ bản của ẩm thực liệu pháp cũng dựa trên biện chứng luận trị, đó là phương pháp: Hư thì bổ, thực thì tả; hàn dùng nhiệt trị, nhiệt dùng hàn trị; ôn dùng thanh trị, lương dùng ôn trị… Khi dùng dược thiện nên căn cứ vào âm dương, hư thực, hàn nhiệt của chứng để phối hợp ăn uống. Thông thường, phong tí nên dùng hành, gừng là những thứ tân ôn phát tán; hàn tí nên dùng hồ tiêu, can khương là những thứ ôn nhiệt, không được dùng những đồ sống lạnh; thấp tí nên dùng phục linh, ý dĩ… Nhiệt tí thông thường là thấp nhiệt tà đan chéo nhau, dược thiện nên dùng giá đỗ tương, giá đỗ xanh, mướp, bí đao… mà không nên ăn thịt dê và những đồ ăn cay nóng kích thích.
Nấu nướng cần hợp lí như những thức ăn để điều trị bệnh, thông thường không nên dùng các phương pháp xào, nướng, hầm, rang nổ để tránh làm hỏng những thành phần có tác dụng hoặc làm biến đổi tính chất. Nên dùng phương pháp ăn sống, chưng, luộc, nấu canh,… Mục đích của nấu nướng làm cho thức ăn có mùi vị thơm ngon, dễ ăn lại giữ được dược tính trong đó.
Chế độ ăn uống của một bệnh nhân ung thư
Câu chuyện thật được chia sẻ từ chính người trong cuộc về hành trình phát hiện, “chống chọi” lại căn bệnh hiểm nghèo và những phương pháp chăm sóc sức khoẻ đơn giản tại nhà.
Ông Phạm Quang Trung sinh năm 1949 cư trú tại phố Huỳnh Thúc Kháng, quận Đống Đa, TP Hà Nội phát hiện ung thư vào tháng 9/2015 khi có biểu hiện ho nặng, uống thuốc ho nhưng bệnh không thuyên giảm. Tới Bệnh viện Giao thông Vận tải để kiểm tra, ông được bác sĩ cho đi nội soi dạ dày, thực quản. Sau 3 ngày, nhận được kết quả sinh thiết, kết luận ông bị ung thư biểu mô 1/3 dưới thực quản. Ngay sau đó, ông được bác sĩ làm thủ tục chuyển tới bệnh viện K3, cơ sở tại Tân Triều. Tại bệnh viện K, sau khi làm các thủ tục xét nghiệm cần thiết ông cũng nhận được kết quả tương tự. Lúc này ông mới thực sự tin mình mắc bệnh ung thư.
Được bác sĩ khuyên đi điều trị hóa trị, xạ trị nhưng ông từ chối xin về nhà tự chữa bệnh. Quyết định của ông khiến cho vợ con rất ngạc nhiên khi ông lại lựa chọn nam y để điều trị.
Ông Trung tuân thủ nghiêm ngặt quá trình điều trị bao gồm uống thuốc nam tại nhà thuốc Thọ Xuân Đường (ngõ 1 Lê Văn Thiêm, Nhân Chính, Thanh Xuân, Hà Nội) theo phác đồ của Tiến sĩ - Lương y Phùng Tuấn Giang chủ nhiệm Nhà thuốc kê và áp dụng một chế độ ăn uống đặc biệt. Ông bật mí:
Vào buổi sáng, chế độ ăn của ông Trung bao gồm: 15 ngọn húng quế, một quả dưa chuột, một ít lô hội (nha đam), một lát gừng, uống một quả dừa xiêm. Ăn xong những loại rau quả trên thì ăn sáng như bình thường. “Bữa sáng tôi thường phải ăn thật no. Những món ăn vào bữa sáng của tôi có thể là cơm, có hôm tôi lại ăn phở, ăn bún hoặc ăn xôi…”, ông Trung chia sẻ.
Đến bữa trưa, ông Trung sử dụng các thực phẩm gồm: 100g rau diếp cá, một quả dưa chuột, một quả mướp đắng, một quả ớt chuông Đà Lạt, một quả dừa xiêm. Sau đó, ông ăn bữa trưa như bình thường nhưng chỉ ăn hơi no.
Vào buổi tối, ông thường ăn rất ít hoặc nhịn không ăn. “Thực đơn buổi tối của tôi cũng giống như buổi trưa, riêng nước dừa xiêm thì không cần uống. Ăn xong các loại rau thì tôi ăn cơm nhưng chỉ ăn một bát nhỏ, thậm chí có hôm tôi nhịn không ăn”, ông Trung cho biết.
Theo ông Trung, trong chế độ ăn uống nghiêm ngặt của mình, có hai nguyên tắc quan trọng bắt buộc người bị bệnh ung thư tuân thủ. Một là tuyệt đối không được ăn thịt bò và sữa, không ăn đường tinh luyện vì nó tạo ra môi trường nuôi dưỡng tế bào ung thư. Hạn chế ăn thịt lợn, thịt gà và ưu tiên ăn cá. Hai là ăn chậm nhai kĩ, mỗi bữa ăn thường phải kéo dài từ 45 phút, thậm chí là một tiếng đối với người răng kém.
Ngoài bài tập vẩy tay vào buổi sáng, buổi chiều ông Trung chọn cách đi bộ nhẹ nhàng để thư giãn gân cốt, rèn luyện sức bền. Tuy nhiên, việc đi bộ cũng phải có bí quyết. “Một ngày tôi thường đi bộ 30 phút, tương đương với 3km. Tôi đi với tốc độ khoảng 1km trong 12-13 phút. Khoảng thời gian tôi đi bộ thường từ 3 giờ chiều trở đi”, ông chia sẻ. Với những bí quyết chữa bệnh của bản thân, người cựu chiến binh hi vọng những bệnh nhân ung thư khác cũng có thể áp dụng phần nào để đẩy lùi bệnh tật của mình, đồng thời sống lạc quan, yêu đời dù phải đối mặt với bệnh hiểm nghèo.
“Quan điểm của tôi là đã sống thì phải xác định sống - chết rất rõ ràng. Tức là tôi sống thì phải vui vẻ, nếu chết thì gia đình cũng không được bi lụy. Tôi cũng động viên gia đình và dòng họ để mọi có niềm tin rằng bệnh gì cũng có cách chữa trị. Chính vì vậy, tôi và gia đình rất lạc quan, không buồn đau khi có ai nhắc tới căn bệnh ung thư”, ông Trung tâm sự. Ông cho biết thêm mấy năm gần đây, sức khoẻ ông vẫn khoẻ mạnh, sinh hoạt tốt, bệnh tật rất ổn định, ngày nào ông cũng rèn luyện thể dục thể thao và luôn giữ tinh thần lạc quan yêu đời.
Kỉ lục Guinness Nhà thuốc Đông y gia truyền nhiều đời nhất Việt Nam Đỉa chỉ: Số 5-7 Khu thuỷ sản, ngõ 1 Lê Văn Thiêm, Nhân Chính, Thanh Xuân, Hà Nội Hotline: 0943986986 – 0937638282 Facebook: Đông y gia truyền Thọ Xuân Đường https://www.facebook.com/dongytxd/ Zalo : 0943 406 995 (Đông y gia truyền Thọ Xuân Đường) Website: http://dongythoxuanduong.com.vn/ Email: dongythoxuanduong.com.vn@gmail.com |
Nam y với sức khỏe Người cao tuổi (Kì 2) Nam y là nền y học độc đáo với sự kết hợp tinh hoa y học cổ truyền, văn hóa chữa bệnh của các dân ... |
Nam y với sức khỏe Người cao tuổi (Kì 1) Nhằm cung cấp cho độc giả những bài thuốc y học cổ truyền quý báu, cách phòng và chữa các căn bệnh hay gặp, giúp ... |