Chủ tịch Hồ Chí Minh - Người khởi xướng phong trào thi đua yêu nước

Ngày 11/6/1948, Chủ tịch Hồ Chí Minh ra “Lời kêu gọi thi đua ái quốc”, với mục tiêu vừa thiết thực, vừa to lớn: “Dân tộc độc lập, dân quyền tự do, dân sinh hạnh phúc”.
Lời kêu gọi của Bác mở đầu cho phong trào hành động cách mạng, của toàn dân được tổ chức, chỉ đạo thống nhất thực hiện những nhiệm vụ cấp bách chống giặc đói, giặc dốt và giặc ngoại xâm, góp của, góp công vào sự nghiệp kiến thiết và bảo vệ đất nước.

Giá trị của tư tưởng Bác về thi đua

Sinh thời, Chủ tịch Hồ Chí Minh đặc biệt quan tâm đến thi đua ái quốc. Ngay từ thời kì đầu cuộc kháng chiến chống Pháp, Người vẫn dành thời gian suy nghĩ về thi đua ái quốc và đã có sáng kiến đưa thi đua thành một phong trào.

Ngày 27/3/1948, theo sáng kiến của Bác Hồ, Trung ương Đảng ta ra chỉ thị phát động “Phong trào thi đua ái quốc” để động viên mọi lực lượng phục vụ công cuộc kháng chiến và kiến quốc, với nhiệm vụ rõ ràng: “Mục tiêu thi đua ái quốc là làm sao cho kháng chiến mau thắng lợi, kiến quốc mau thành công”.

Tiếp đó, ngày 11/6/1948, Chủ tịch Hồ Chí Minh ra “Lời kêu gọi thi đua ái quốc”. Trong Lời kêu gọi lịch sử này, Người khẳng định thi đua là: “Bổn phận của người Việt Nam, bất kì sĩ, nông, công, thương, binh làm việc gì đều cần phải thi đua nhau: Làm cho mau, làm cho tốt, làm cho nhiều”.

Chủ tịch Hồ Chí Minh - Người khởi xướng phong trào thi đua yêu nước

Với phong cách viết ngắn gọn, súc tích, giản dị, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã viết “Lời kêu gọi thi đua ái quốc” để động viên Nhân dân ta “Diệt giặc đói, diệt giặc dốt, diệt giặc ngoại xâm”, “Thi đua ái quốc ăn sâu, lan rộng khắp mọi mặt và mọi tầng lớp Nhân dân, và sẽ giúp ta dẹp tan mọi nỗi khó khăn và mọi âm mưu của địch để đi đến thắng lợi cuối cùng”. Lời kêu gọi, hiệu triệu của Người đã thôi thúc hàng triệu triệu người dân Việt Nam yêu nước không ngại hi sinh, gian khổ, tích cực thi đua lao động sản xuất, thực hiện thành công cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp xâm lược, bảo vệ Tổ quốc.

Người nói, “Thi đua là yêu nước, yêu nước thì phải thi đua. Và những người thi đua là những người yêu nước nhất”, “Thi đua ái quốc là ích lợi cho mình, ích lợi cho gia đình mình và ích lợi cho làng, cho nước, cho dân tộc”. Thi đua ái quốc do Chủ tịch Hồ Chí Minh khởi xướng và trực tiếp lãnh đạo đã trở thành cao trào hành động cách mạng sôi nổi, rộng khắp, lôi cuốn cả dân tộc, góp phần quan trọng làm nên chiến thắng trong sự nghiệp kháng chiến và kiến quốc của đất nước.

Thi đua góp phần quan trọng giành thắng lợi vẻ vang của dân tộc

Hưởng ứng lời kêu gọi của Bác Hồ, mọi người Việt Nam đã hăng hái thi đua vượt mọi khó khăn, ra sức lập công… Trong sự nghiệp giải phóng đất nước “Tất cả cho tiền tuyến, tất cả để đánh thắng giặc Mỹ xâm lược”, Nhân dân ta chấp nhận hi sinh, gian khổ, kiên trì chiến đấu dấy lên cao trào hành động cách mạng trong chiến đấu và xây dựng, ở tiền tuyến cũng như hậu phương, từ trong Nhân dân đã hình thành những phong trào thi đua lớn như: “Một tấc không đi, một li không rời”, “Dũng sĩ diệt Mỹ”, “Mỗi người làm việc bằng hai vì miền Nam ruột thịt”, “Thóc không thiếu một cân, quân không thiếu một người”, “Hũ gạo kháng chiến”, “Ba sẵn sàng, năm xung phong, ba đảm đang”,… Khí thế qua các phong trào thi đua thật sôi động, hào hùng đã tiếp tục khơi dậy và phát huy cao độ truyền thống yêu nước, tinh thần quật cường, hi sinh cao cả, chủ nghĩa anh hùng cách mạng của toàn Đảng, toàn dân, toàn quân, góp phần đưa cách mạng nước ta giành từ thắng lợi này đến thắng lợi khác, đỉnh cao là Đại thắng mùa Xuân 1975, đưa đất nước thống nhất, Bắc Nam sum họp.

Sau năm 1975, thống nhất Tổ quốc, tinh thần thi đua theo lời kêu gọi của Bác tiếp tục được nhân rộng và phát triển mạnh mẽ. Các phong trào thi đua đã từng bước bắt kịp với những thay đổi của đất nước, với các phong trào “xóa đói giảm nghèo”, thể hiện bản chất tốt đẹp của dân tộc Việt Nam và truyền thống nhân ái “lá lành đùm lá rách”, “thương người như thể thương thân”. Nhiều điển hình xóa đói, giảm nghèo vươn lên làm giàu hợp pháp; kết hợp chặt chẽ với phong trào “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa ở khu dân cư” bằng các cuộc vận động xây dựng gia đình văn hóa, ấp (khu vực) văn hóa, xã (phường) văn hóa và xây dựng nông thôn mới. Tiếp đến, phong trào nêu gương “người tốt việc tốt” với việc khuyến khích, biểu dương làm những việc tốt, trở thành người tốt. Đặc biệt, phong trào “Đền ơn đáp nghĩa”, phụng dưỡng Bà mẹ Việt Nam anh hùng, chăm sóc các gia đình thương binh, liệt sĩ, gia đình có công với cách mạng… bằng nhiều hình thức sôi động, phong phú như “xây nhà tình nghĩa”, “áo lụa tặng bà”, tặng sổ tiết kiệm”… đã tạo không khí hồ hởi, phấn khởi trong Nhân dân, khơi dậy đạo lí “uống nước nhớ nguồn”, “ăn quả nhớ người trồng cây” đã tác động sâu đậm đến tâm tư, tình cảm và ý thức chính trị của các tầng lớp Nhân dân. Các phong trào thi đua ngày càng nở rộ khắp nơi ở mọi cấp, mọi ngành, mọi nơi.

Có thể nói, tác động của phong trào thi đua thật to lớn đã góp phần động viên sức người, sức của, mồ hôi, trí tuệ của cả nước trong cuộc trường chinh vĩ đại của mình. Đồng thời, truyền thống thi đua yêu nước đã và đang là động lực tinh thần quý báu, tạo nên sức mạnh tổng hợp của toàn dân tộc, tạo động lực mới góp phần đem lại những thành tựu khởi sắc trong gần 40 năm đổi mới, “Đất nước ta chưa bao giờ có được cơ đồ, tiềm lực, vị thế, uy tín quốc tế như ngày nay”.

Gắn thi đua yêu nước với khen thưởng trong tình hình mới

Vì mục tiêu của phong trào thi đua và công tác khen thưởng nhằm động viên sức mạnh của khối đại đoàn kết toàn dân tộc, của cả hệ thống chính trị thực hiện thành công khát vọng phát triển đất nước phồn vinh, hạnh phúc cần làm chuyển biến nhận thức của các cấp ủy đảng, chính quyền, các cấp lãnh đạo về tầm quan trọng và ý nghĩa của công tác thi đua, khen thưởng, gắn trách nhiệm của người đứng đầu, cơ quan, đơn vị trong chỉ đạo về công tác thi đua và khen thưởng. Đẩy mạnh các phong trào thi đua yêu nước cùng với việc học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh, nhằm nâng cao chất lượng các phong trào thi đua, các cuộc vận động quần chúng của Ðảng.

Thông qua các phong trào thi đua phải tạo được động lực cách mạng của quần chúng, phát huy được sức mạnh của khối đại đoàn kết toàn dân tộc, đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội, phù hợp khả năng của từng địa phương, bộ, ngành và nguyện vọng chính đáng của các tầng lớp Nhân dân. Tiếp tục nâng cao tính chuyên nghiệp của cán bộ phụ trách công tác thi đua, khen thưởng thông qua các lớp tập huấn, bồi dưỡng, nghiên cứu. Kịp thời tôn vinh, khen thưởng những tấm gương thi đua xuất sắc, tiêu biểu, đồng thời giới thiệu rộng rãi những tấm gương đó để mọi người học tập, noi theo.

Chú trọng nêu gương “Cán bộ xung trước/ Làng nước theo sau/ Việc khó đến đâu/ Cũng làm được hết”, quyết tâm xây dựng Đảng ta trong sạch, vững mạnh, tiếp bước truyền thống vẻ vang của Đảng hơn 94 năm qua. Tiếp tục khẳng định giá trị và ý nghĩa to lớn của phong trào thi đua yêu nước như lời kêu gọi thi đua ái quốc cách đây 76 năm.

TS Nguyễn Thanh Hoàng

Tin liên quan

Cùng chuyên mục

Xây dựng gia đình “No ấm, bình đẳng, tiến bộ, hạnh phúc và phát triển”

Xây dựng gia đình “No ấm, bình đẳng, tiến bộ, hạnh phúc và phát triển”

Gia đình là tổ ấm của mỗi người, là tế bào của xã hội, gia đình có vai trò quan trọng trong việc hình thành và phát triển nhân cách con người, là nơi bảo tồn, lưu giữ, phát huy những giá trị văn hóa truyền thống quý báu của dân tộc. Ngày Gia đình Việt Nam (28/6) là sự kiện quan trọng nhằm tôn vinh các giá trị văn hóa truyền thống của gia đình Việt Nam.
"Có lòng Dân là có tất cả, mất lòng Dân là mất sạch trơn"

"Có lòng Dân là có tất cả, mất lòng Dân là mất sạch trơn"

Nhân dịp tôi được mời về dự lễ kỉ niệm 100 năm ngày sinh đồng chí Võ Trung Thành (14/4/1924-14/4/2024), nguyên Ủy viên Trung ương Đảng, nguyên Bí thư Tỉnh ủy các tỉnh Kon Tum, Gia Lai, Đắk Lắk, Nghĩa Bình, Quảng Ngãi, tại xã Phổ Cường, thị xã Đức Phổ, tỉnh Quảng Ngãi.
Chống “bệnh cố chấp” trong xây dựng, chỉnh đốn Đảng

Chống “bệnh cố chấp” trong xây dựng, chỉnh đốn Đảng

Ngay từ những ngày miền Bắc mới giải phóng, cuối năm 1954, Bác Hồ đã có một số bài viết với tiêu đề “Vững chắc và cố chấp” đề cập vấn đề này.
Một số bài báo nhà báo Nguyễn Ái Quốc - Hồ Chí Minh viết 100 năm trước

Một số bài báo nhà báo Nguyễn Ái Quốc - Hồ Chí Minh viết 100 năm trước

Trước khi trở thành Anh hùng giải phóng dân tộc, Danh nhân văn hóa thế giới; trong những năm tháng đầu tiên trên chặng đường đi tìm hình của nước, lãnh tụ Hồ Chí Minh đã làm báo và luôn xem báo chí là một vũ khí tư tưởng sắc bén.
Chủ tịch Hồ Chí Minh với các nhà báo quốc tế

Chủ tịch Hồ Chí Minh với các nhà báo quốc tế

Ngay từ những năm đầu tiên hoạt động ở Pháp, Bác Hồ đã tiếp xúc với nhiều nhà báo cách mạng; học hỏi nghiệp vụ báo chí và liên tục viết báo. Người không nhận mình là nhà thơ, nhà văn, họa sĩ… nhưng vui vẻ nhận mình là nhà báo. Người khai sinh ra nền báo chí cách mạng Việt Nam; là bạn lớn của hàng trăm nhà báo quốc tế ở nhiều châu lục.

Tin khác

Cơ hội và thách thức

Cơ hội và thách thức
Ngày 21/6/1925, Nguyễn Ái Quốc xuất bản Báo Thanh Niên, cơ quan của Thanh niên Cách mạng đồng chí Hội, tại Quảng Châu, Trung Quốc.

Báo chí là vũ khí sắc bén bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng

Báo chí là vũ khí sắc bén bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng
Báo chí có vai trò, trách nhiệm rất quan trọng, là tuyến đầu xung kích trong công tác tư tưởng, lí luận, luôn là vũ khí sắc bén trên mặt trận bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng, đấu tranh phản bác các luận điệu sai trái, xuyên tạc của các thế lực thù địch.

Bác Hồ với việc tổ chức tòa soạn báo Người cùng khổ

Bác Hồ với việc tổ chức tòa soạn báo Người cùng khổ
Tại cuộc họp của Hội Liên hiệp các dân tộc thuộc địa diễn ra vào ngày 19/2/1922 đã quyết định ra đời báo Người cùng khổ (Le Paria) làm cơ quan ngôn luận của tổ chức này. Chủ tịch Hồ Chí Minh khi đó là đảng viên Đảng Cộng sản Pháp, Ủy viên Ban Chấp hành Hội Liên hiệp các dân tộc thuộc địa đã có những đóng góp tích cực để tờ báo này ra đời và phát triển...

Nhớ một bài báo của Bác Hồ 55 năm trước

Nhớ một bài báo của Bác Hồ 55 năm trước
Vào năm 1969, sắp đến kỉ niệm ngày thành lập Đảng, trước đó vẫn được tổ chức vào ngày 6/1 hằng năm. Nhưng từ khi Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ III, Trung ương Đảng quyết định lấy ngày 3/2 là ngày thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam cho tới nay...

Cán bộ, đảng viên “Cần phải xem báo Đảng”

Cán bộ, đảng viên “Cần phải xem báo Đảng”
Cách đây 70 năm, với bút danh C.B, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã viết bài báo với nhan đề “Cần phải xem báo Đảng” đăng trên Báo Nhân dân số 197, từ ngày 22 đến 24/6/1954. Bài báo ngắn chưa đầy 400 từ, nhưng sâu sắc, có ý nghĩa không chỉ đối với bạn đọc, nhất là cán bộ, đảng viên, mà còn đối với các nhà báo nói chung, những người làm báo Đảng nói riêng, chẳng những trước đây mà còn cả ngày nay...

Anh hùng Núp với cách mạng Cuba

Anh hùng Núp với cách mạng Cuba
Sau khi cách mạng thành công (1959), Cuba đẩy mạnh việc tìm hiểu cuộc kháng chiến chống Pháp của Nhân dân Việt Nam và lấy đó làm bài học thực tiễn sinh động trong cuộc chiến chống chủ nghĩa đế quốc Mỹ của Nhân dân Cuba...

Bác Hồ và Đại hội V Quốc tế Cộng sản

Bác Hồ và Đại hội V Quốc tế Cộng sản
Đại hội lần thứ V Quốc tế Cộng sản, gồm có đại biểu của 49 Đảng Cộng sản trên thế giới đã họp tại Mát-xcơ-va từ ngày 17/6 đến 8/7/1924.

Nghĩ về văn hoá học đường

Nghĩ về văn hoá học đường
Nhà trường không chỉ dạy chữ, mà còn dạy làm người. Vai trò và nhiệm vụ vẻ vang ấy đòi hỏi học đường phải không ngừng khẳng định bản chất văn hoá tiêu biểu.

Già hoá dân số và dân số già

Già hoá dân số và dân số già
Hiện nay nước ta có khoảng 16 triệu NCT. Đây là nguồn lực nội sinh quý giá, là lực lượng hướng đạo trong cố kết cộng đồng, xây dựng khối đại đoàn kết toàn dân tộc, tạo sức mạnh làm chủ xã hội và tự nhiên. Từ ngàn xưa, truyền thống dân tộc Việt Nam là trọng lão, coi NCT là rường cột xã tắc, được kế thừa và phát huy mạnh mẽ trong thời đại Hồ Chí Minh…

“Cai nghiện” mạng xã hội, chúng ta được gì?

“Cai nghiện” mạng xã hội, chúng ta được gì?
Khi công nghệ phát triển, các nền tảng mạng xã hội cũng trở nên thông minh hơn khiến độ “gây nghiện” của thế giới trực tuyến ngày càng cao. Xu hướng này đồng thời dấy lên nhiều lo ngại, chẳng hạn nguy cơ quyền riêng tư bị xâm phạm hoặc nghiêm trọng hơn là ảnh hưởng sức khỏe tâm thần của người dùng.

Những kiến nghị về thực trạng bộ máy và cán bộ cơ sở hiện nay

Những kiến nghị về thực trạng bộ máy và cán bộ cơ sở hiện nay
Theo Hiến pháp hiện hành, Nhà nước ta có 4 cấp, trong đó xã, phường, thị trấn là cấp cơ sở. Nhưng từ lâu cấp cơ sở đã trở thành trung gian, vì bộ máy còn nhiều tầng, nhiều lớp, nhiều đầu mối. Số lượng cán bộ ngày càng đông, chi phí ngân sách ngày càng nhiều nhưng hiệu lực, hiệu quả còn nhiều hạn chế, nhất là HĐND xã, nên rất cần phải có giải pháp cho cấp này.

Để Ngày Quốc tế Thiếu nhi thêm ý nghĩa

Để Ngày Quốc tế Thiếu nhi thêm ý nghĩa
Ngày Quốc tế Thiếu nhi 1/6 tại Việt Nam còn gọi là ngày Tết Thiếu nhi và được coi như một ngày hội lớn của trẻ nhỏ. Việt Nam cũng là nước đầu tiên ở châu Á và nước thứ hai trên thế giới phê chuẩn Công ước về quyền trẻ em. Những ngày này cha mẹ và các bé rất háo hức chờ đón cái Tết vui vẻ, hạnh phúc bên gia đình thân yêu…

Nâng cao ý thức cộng đồng về trách nhiệm chăm sóc và bảo vệ trẻ em

Nâng cao ý thức cộng đồng về trách nhiệm chăm sóc và bảo vệ trẻ em
Chăm sóc và bảo vệ trẻ em (CS&BVTE), nhất là đối với những trẻ em hoàn cảnh đặc biệt khó khăn là thách thức đối với các ngành chức năng và toàn xã hội. Với những mô hình trực tiếp chăm sóc (CS), bảo vệ (BV), giáo dục trẻ em (TE), các ngành chức năng hướng đến việc nâng cao ý thức của cộng đồng về trách nhiệm trong CS&BVTE, hướng đến mọi TE đều được chăm sóc tốt về đời sống vật chất và tinh thần…

Đôi điều về “thương cho roi cho vọt,...”

Đôi điều về “thương cho roi cho vọt,...”
Trẻ thơ, đó là một bộ phận quan trọng của nhân loại, một thế giới thiên thần kì diệu của hành tinh chúng ta. Chẳng phải ngẫu nhiên mà trong các ngày lễ hội, người ta cầm những bó hoa sặc sỡ và kiệu trên vai trẻ em tươi cười trong ánh mặt trời.

Phòng chống sét đánh ở khu vực nông thôn miền núi

Phòng chống sét đánh ở khu vực nông thôn miền núi
Theo báo An ninh Thủ đô, chiều tối ngày 19/5 vừa qua, tại tỉnh Thanh Hóa có 2 nạn nhân là bà L.T.N bị sét đánh khi đang làm đồng tại thôn Yên Bằng, xã Đông Yên, huyện Đông Sơn và chị B.T.P bị sét đánh khi tham gia giao thông tuyến đường nối TP Thanh Hoá đi Nghi Sơn, thuộc địa phận xã Đồng Tiến, huyện Triệu Sơn. Còn tại tỉnh Nam Định, vào khoảng 16h, nạn nhân tên N.V.T khi đang di chuyển qua khu vực xã Giao Hải, huyện Giao Thủy thì bị sét đánh dẫn đến tử vong.
Xem thêm
Phiên bản di động