Cần kiên quyết khắc phục kẽ hở trong xử lí tham nhũng, tiêu cực

Ở một số quốc gia ít xảy ra tham nhũng, đã thực hiện hành vi tham nhũng thì sẽ bị xử lí về hình sự, các chế tài kỉ luật chỉ có ý nghĩa bổ sung cho chế tài hình sự vì tham nhũng luôn bị quy định là tội phạm với bất kì mức độ nguy hiểm nào. Trong khi đó, ở nước ta không phải hành vi tham nhũng nào cũng là tội phạm và bị xử lí hình sự.

Việc xử lí hành vi tham nhũng còn có thể áp dụng các biện pháp xử lí kỉ luật hành chính, có nghĩa là tồn tại song song hai hình thức xử phạt chính là xử lí kỉ luật hành chính và hình sự. Các chế tài hình sự được quy định chi tiết trong Bộ luật Hình sự. Các chế tài kỉ luật hành chính được dẫn chiếu tới các văn bản pháp luật về cán bộ, công chức, viên chức.

Việc tồn tại song song hai hình thức xử lí đã tạo ra những kẽ hở để bao che, nương nhẹ cho hành vi tham nhũng. Luật Phòng chống tham nhũng quy định thêm năm hành vi tham nhũng mà Bộ luật Hình sự không quy định thành tội phạm tham nhũng. Điều này không có tác dụng trong việc răn đe và xử lí thêm nhiều hành vi tham nhũng mà còn mở ra “lối thoát” để một số hành vi đáng lẽ phải bị điều tra, xử lí hình sự theo quy định Bộ luật Hình sự thì có thể được chuyển hóa nhẹ đi thành năm hành vi còn lại theo quy định của Luật Phòng chống tham nhũng và xử lí theo các hình thức kỉ luật hành chính. Thí dụ như hành vi tham ô tài sản (bị xử lí hình sự) và hành vi lợi dụng chức vụ, quyền hạn sử dụng trái phép tài sản công vì vụ lợi (chỉ bị xử lí kỉ luật hành chính) có ranh giới rất mong manh trong xác định, hành vi trước có thể bị chuyển thành hành vi sau để tránh bị xử lí về hình sự. Hay hành vi kê khai tài sản gian dối được quy định tại Luật Phòng chống tham nhũng chỉ có thể bị xử lí bằng các hình thức kỉ luật hành chính.

Cần kiên quyết khắc phục kẽ hở trong xử lí tham nhũng, tiêu cực

Có thể nhận thấy rõ điều này qua thực tế từ khi Luật Phòng chống tham nhũng năm 2005 được ban hành cho tới năm 2015, hầu như các nỗ lực chống tham nhũng chưa có nhiều đột phá. Chỉ thị 50-CT/TW của Bộ Chính trị về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác phát hiện, xử lí vụ việc, vụ án tham nhũng nêu rõ tồn tại “công tác phát hiện, xử lí tham nhũng chưa đáp ứng yêu cầu; số vụ việc, vụ án tham nhũng được phát hiện còn ít; một số vụ việc xử lí còn kéo dài, chưa nghiêm”. Một số cán bộ với hàng loạt những sai phạm, gây thất thoát lớn cho NSNN nhưng chỉ bị kỉ luật với các hình thức cảnh cáo, cách chức, chuyển công tác, đã về hưu thì xóa tư cách chức vụ đã đảm nhiệm mà không bị đưa ra điều tra, xử lí về mặt hình sự. Hay như trường hợp bà Hồ Thị Kim Thoa chỉ bị miễn nhiệm chức vụ Thứ trưởng Bộ Công thương trong khi dư luận vẫn còn nhiều câu hỏi xoay quanh khối tài sản lớn mà bà Thoa đã sở hữu tại Công ty CP Bóng đèn Điện Quang chưa được giải trình rõ ràng.

Một số vụ án tham nhũng, Tòa án quyết định hình phạt nhẹ hoặc áp dụng các tình tiết về nhân thân tốt, phạm tội lần đầu, có thành tích xuất sắc, bồi thường thiệt hại, gia đình có công… để cho bị cáo hưởng án treo thiếu thuyết phục, kể cả với trường hợp là chủ mưu. Một số cán bộ trong các cơ quan tư pháp có hành vi nhận hối lộ với mục đích bao che cho tội phạm tham nhũng. Tòa án Nhân dân Tối cao từng chỉ ra rằng, các vụ án tham nhũng bị phát hiện ngày càng nhiều, gây thiệt hại lớn về kinh tế, gây bất bình trong xã hội, nhưng việc đưa ra truy tố, xét xử chưa đáp ứng được yêu cầu, hình phạt áp dụng đối với các bị cáo phạm tội tham nhũng đôi khi còn chưa tương xứng với tính chất, mức độ nguy hiểm của hành vi phạm tội. Điều này đã gây bức xúc trong dư luận một thời gian khá dài, xâm hại tới niềm tin của Nhân dân đối với Nhà nước.

Riêng hình thức xử lí kỉ luật hành chính như khiển trách, cảnh cáo, hạ bậc lương, cách chức và buộc thôi việc cũng tiềm ẩn những nguy cơ nương nhẹ. Cán bộ, công chức sẽ bị xem xét kỉ luật bởi một hội đồng do người đứng đầu cơ quan, đơn vị của người vi phạm chỉ định tạm thời thông qua các cuộc họp và bỏ phiếu kín. Chủ tịch hội đồng là lãnh đạo cấp trưởng hoặc cấp phó. Tuy nhiên, tính công minh của hội đồng kỉ luật trong nội bộ có thể bị ảnh hưởng do sự nể nang, tác động của mối quan hệ cá nhân, thân quen, sự bao che do đã từng nhận được lợi ích từ phía người thực hiện hành vi tham nhũng, nhất là khi tham nhũng trong tổ chức thường có tính hệ thống hoặc thực chất là tham nhũng tập thể.

Không thể phủ nhận những chuyển biến tích cực trong công tác xử lí nghiêm hành vi tham nhũng, tiêu cực trong những năm gần đây, với một loạt các vụ án lớn và nghiêm trọng, các quan chức cấp cao bị đưa ra xét xử, lấy lại niềm tin trong dư luận. Nhưng điều này dường như không xuất phát từ quy định pháp luật được sửa đổi chặt chẽ hơn, mà chủ yếu do sự chỉ đạo quyết liệt của Đảng, vào cuộc của Ủy ban Kiểm tra Trung ương. Bộ Chính trị đã ban hành Chỉ thị 50-CT/TW về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác phát hiện, xử lí vụ việc, vụ án tham nhũng, đồng chí Tổng Bí thư trực tiếp chỉ đạo Ban Chỉ đạo Trung ương về phòng chống tham nhũng, tiêu cực đã tuyên bố thể hiện sự cương quyết xử lí tham nhũng, tiêu cực “không có vùng cấm, không có ngoại lệ, bất kể người đó là ai”.

Thiết nghĩ, thời gian tới cần sửa đổi các quy định chặt chẽ hơn để tăng hiệu lực, hiệu quả của pháp luật đối với việc xử lí hành vi tham nhũng. Việc sửa đổi nên theo hướng thống nhất áp dụng biện pháp xử lí hình sự đối với mọi hành vi tham nhũng, các biện pháp xử lí kỉ luật chỉ nên áp dụng như một hình thức bổ sung chứ không phải hình phạt chính đối với một số hành vi này. Điều này giúp tạo ra tính răn đe đối với cán bộ, công chức và xóa bỏ các kẽ hở, hạn chế hiện nay đang tạo ra bởi hình thức xử lí kỉ luật nội bộ đối với hành vi tham nhũng, tiêu cực. Các hành vi khác có liên quan cần phải thể chế hóa vào các quy tắc ứng xử của cán bộ, công chức hoặc quy định về phòng ngừa xung đột lợi ích để có hình thức xử lí phù hợp. Có như vậy, việc xử lí các hành vi tham nhũng, tiêu cực mới bảo đảm tính nghiêm minh về lâu dài, hiệu quả thiết thực.

Phạm Như Hùng

Tin liên quan

Cùng chuyên mục

Người cao tuổi xin được hoãn thi hành án!

Người cao tuổi xin được hoãn thi hành án!

Đó là nguyện vọng của cụ Lê Thị Tiền, 80 tuổi, bị đơn trong vụ án dân sự “Tranh chấp hợp đồng vay tài sản, phản ánh trong đơn vừa gửi Tạp chí Người cao tuổi.
Nhịp cầu bạn đọc

Nhịp cầu bạn đọc

Tạp chí Người cao tuổi nhận được đơn của ông Nguyễn Trọng Thông, 72 tuổi, hội viên Hội NCT, Hội Cựu chiến binh, cùng với nhiều hội viên Hội NCT hiện ở tổ 31, khu 4, phường Hồng Gai, TP Hạ Long, tỉnh Quảng Ninh phản ánh về việc trong quá trình thực hiện giải phóng mặt bằng (GPMB) Dự án Quảng trường, cây xanh và hạ tầng kĩ thuật kết nối khu văn hoá núi Bài Thơ, TP Hạ Long không “công khai minh bạch” về giá đất bồi thường, còn nhiều mâu thuẫn, bất cập.
Nhịp cầu bạn đọc

Nhịp cầu bạn đọc

Tạp chí Người cao tuổi nhận được đơn của bà Phạm Thị Hà, 70 tuổi, trú tại xóm 16, xã Nghĩa Thái, huyện Nghĩa Hưng, tỉnh Nam Định về việc Phòng Cảnh sát Kinh tế và Công an huyện Mường Tè, tỉnh Lai Châu có dấu hiệu vi phạm tố tụng trong việc khám xét nơi ở và bắt giữ người xảy ra tại bản Mường Tè, xã Mường Tè, huyện Mường Tè.
Nhịp cầu bạn đọc

Nhịp cầu bạn đọc

Tạp chí Người cao tuổi nhận được đơn của Công ty CP Công nghiệp Dolphin Door (Công ty Dolphin Door) về việc công trình đã hoàn thành, nghiệm thu bàn giao từ tháng 1/2024, thế nhưng đến nay Công ty CP xây dựng HP Thăng Long vẫn chưa thanh toán đủ số tiền, gây khó khăn cho hoạt động sản xuất của Công ty Dolphin Door.
Nhịp cầu bạn đọc

Nhịp cầu bạn đọc

Tạp chí Người cao tuổi nhận được đơn (kèm theo video, hình ảnh) của bà Trần Thị Phượng, 77 tuổi, ở phường Khương Đình, quận Thanh Xuân, TP Hà Nội ý kiến về việc cán bộ tổ dân phố 6, khu dân cư số 3, phường Khương Đình có những lời lẽ, phát ngôn thiếu chuẩn mực, thậm chí đe doạ con gái bà... Gia đình bà Phượng đã có đơn gửi các cơ quan chức năng đề nghị xem xét, xử lí.

Tin khác

Nhịp cầu bạn đọc

Nhịp cầu bạn đọc
Tạp chí Người cao tuổi nhận được đơn của các đơn vị (trong đó có chủ doanh nghiệp là người cao tuổi) tham gia đấu thầu Dự án Đầu tư xây dựng Bệnh viện Đa khoa (BVĐK) Cà Mau có quy mô 1.200 giường bệnh, kiến nghị về việc cần lựa chọn nhà thầu có đủ năng lực và kinh nghiệm trong thi công.

Cảnh báo tình trạng trộm cắp điện ở Hà Tĩnh

Cảnh báo tình trạng trộm cắp điện ở Hà Tĩnh
Sau nhiều ngày theo dõi, giám sát, tại vị trí 3.11 ĐZ 0.4 (TBA Xuân Thành 1, huyện Nghi Xuân), Điện lực Nghi Xuân (Công ty Điện lực Hà Tĩnh) phát hiện hành vi trộm cắp điện của khách hàng Nguyễn Thị T, đã tự ý câu móc trực tiếp vào cáp nguồn xuống hộp công tơ để sử dụng điện vào mục đích sinh hoạt mà không qua hệ thống đo đếm.

Nhịp cầu bạn đọc

Nhịp cầu bạn đọc
Tạp chí Người cao tuổi nhận được đơn của bà Võ Thị Cẩm Linh, ở ấp Phước Hưng, xã Phước Thịnh, huyện Củ Chi, TP Hồ Chí Minh phản ánh về việc Huỳnh Tấn Trung (con trai bà Linh) bị bắt tạm giam để điều tra về tội “Cố ý gây thương tích”.

Nhịp cầu bạn đọc

Nhịp cầu bạn đọc
Tạp chí Người cao tuổi nhận được đơn của cụ Lê Công Vãng Anh, 80 tuổi, phản ánh về việc, con trai cụ là ông Lê Công Nguyên ở phường Mường Thanh, TP Điện Biên Phủ, tỉnh Điện Biên cho chị Lò Thị Hằng (ở cùng phường Mường Thanh) vay tiền, nhiều lần anh Nguyên đòi nhưng chị Hằng khất lần, không trả. Gia đình cụ kiến nghị Công an tỉnh Điện Biên xem xét, giải quyết, vì vụ việc có dấu hiệu “Lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản”.

Nhịp cầu bạn đọc

Nhịp cầu bạn đọc
Tạp chí Người cao tuổi nhận đơn của bà Nông Thị Nhiêu, 64 tuổi, ở thị trấn Phố Ràng, huyện Bảo Yên, tỉnh Lào Cai thông tin về việc gia đình bà đã chi hàng chục tỉ đồng để mua “Nhà phố Thương mại” tại Dự án Vega City Nha Trang của Công ty Cổ phần Vega City để ở kết hợp kinh doanh. Tuy nhiên, hiện nay, gia đình bà rất bức xúc khi Chủ đầu tư khẳng định rằng, căn nhà đó “không có chức năng căn hộ ở”.

Nhịp cầu bạn đọc

Nhịp cầu bạn đọc
Tạp chí Người cao tuổi vừa nhận được đơn của ông Đặng Ngọc Phi, 61 tuổi và vợ là bà Phan Hòa Băng Tuyền, 60 tuổi (kèm theo hồ sơ) ở ấp Phước Hoà, xã Phước Vinh, huyện Châu Thành, tỉnh Tây Ninh. Theo đó đơn của ông Phi và bà Tuyền cho biết:

Nhịp cầu bạn đọc

Nhịp cầu bạn đọc
Tạp chí Người cao tuổi nhận đơn (kèm theo hồ sơ) của bà Trần Nguyệt Thu, 64 tuổi, ở phường Bình Thọ, TP Thủ Đức, TP Hồ Chí Minh, phản ánh việc cơ quan chức năng ra văn bản hướng dẫn chưa đúng quy định.

Nhịp cầu bạn đọc

Nhịp cầu bạn đọc
Tạp chí Người cao tuổi nhận được đơn của cụ Trần Thị Rễ, 102 tuổi, phường Hà Tu, TP Hạ Long, tỉnh Quảng Ninh phản ánh về việc, UBND TP Hạ Long chưa thực hiện đúng theo quy định của Luật Đất đai, Luật Quy hoạch, Quyết định của HĐND, UBND tỉnh Quảng Ninh, khi thu hồi đất của gia đình cụ, để thực hiện Dự án đường bao biển nối TP Hạ Long với Cẩm Phả, gây ảnh hưởng đến quyền và lợi ích hợp pháp của gia đình cụ.

Nhịp cầu bạn đọc

Nhịp cầu bạn đọc
Tạp chí Người cao tuổi nhận Đơn tố giác (kèm theo hồ sơ) của ông Lê Thanh, 72 tuổi, ở 1016 Nguyễn Xiển, phường Long Bình, TP Thủ Đức, TP Hồ Chí Minh phản ánh việc ông Võ Trí Dũng, nguyên Trưởng phòng Tài nguyên và Môi trường quận 9 (cũ), nay làm Trưởng ban Bồi thường và giải phóng mặt bằng TP Thủ Đức, TP Hồ Chí Minh có nhiều dấu hiệu sai phạm.

Nhịp cầu bạn đọc

Nhịp cầu bạn đọc
Tạp chí Người cao tuổi nhận đơn tố giác (kèm theo hồ sơ) của người cao tuổi về việc vụ tai nạn giao thông có nhiều dấu hiệu nghi vấn.

Nhịp cầu bạn đọc

Nhịp cầu bạn đọc
Tạp chí Người cao tuổi nhận được đơn của bà Lê Thị Hạnh, 63 tuổi và 5 hộ dân cùng ở thôn Đức Trung, xã Đức Trạch, huyện Bố Trạch, tỉnh Quảng Bình phản ánh việc chính quyền địa phương đã cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất (GCNQSDĐ) cho ông Nguyễn Thanh Hái chồng lấn lên đất khai hoang của bà Hạnh và 5 hộ dân nhưng không được các cấp Toà án xem xét khi xét xử.

Nhịp cầu bạn đọc

Nhịp cầu bạn đọc
Tạp chí Người cao tuổi nhận đơn tố giác (kèm theo hồ sơ) của nhiều người cao tuổi, phản ánh việc công trình xây dựng của gia đình bà Phạm Thị Hồng Thuý, tại 92A Xuân Thủy, phường Thảo Điền, TP Thủ Đức (quận 2 cũ), TP Hồ Chí Minh có dấu hiệu xây dựng sai phép nhưng vẫn được Chi nhánh Văn phòng Đăng kí đất đai TP Thủ Đức chỉnh lí cập nhật vào Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất (GCNQSDĐ).

Nhịp cầu bạn đọc

Nhịp cầu bạn đọc
Tạp chí Người cao tuổi nhận được đơn của bà Lương Thị Hoa, Phó Chủ tịch Hội NCT phường Minh Tân; ông Nguyễn Văn Liêm, 73 tuổi; ông Hoàng Đình Nguyên, 64 tuổi, ở khu phố số 7, phường Minh Tân, TP Yên Bái, tỉnh Yên Bái, phản ánh về việc không đồng ý giá bồi thường, hỗ trợ khi thu hồi đất của UBND TP Yên Bái khi thực hiện dự án xây dựng.

Nhịp cầu bạn đọc

Nhịp cầu bạn đọc
Tạp chí Người cao tuổi nhận được “Thư cầu cứu” của ông Cao Thế Nhu, 76 tuổi, hội viên Hội NCT, hội viên Hội Cựu chiến binh, Huy hiệu 50 năm tuổi Đảng cùng với gần 30 hộ dân trú tại tổ 4, tổ 5 khu 9B, phường Quang Hanh, TP Cẩm Phả, tỉnh Quảng Ninh, phản ánh về việc đã 4 năm trôi qua người dân nơi đây vô cùng khổ sở và bức xúc khi bị xâm hại về chỗ ở hợp pháp do triển khai Dự án Đường kết nối từ Quốc lộ 18 (QL18) với đường bao biển Hạ Long - Cẩm Phả và chỉnh trang đô thị tại phường Quang Hanh.

Nhịp cầu bạn đọc

Nhịp cầu bạn đọc
Tạp chí Người cao tuổi nhận được đơn của cụ Vũ Quang Hỹ, 94 tuổi, ở thôn Hội, xã Cổ Bi, huyện Gia Lâm, TP Hà Nội phản ánh: Thửa đất số 3, tờ bản đồ số 7, có diện tích 640m2, tại thôn Hội, xã Cổ Bi là đất thổ cư do tổ tiên để lại. Tuy nhiên, ông Can (con cụ Hỹ) đã tự ý kê khai làm thủ tục xin cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất (sổ đỏ) khi chưa được sự đồng ý của cụ.
Xem thêm
Hải Phòng: Kịp thời giúp khách hàng thoát bẫy lừa đảo hơn 5 tỷ đồng

Hải Phòng: Kịp thời giúp khách hàng thoát bẫy lừa đảo hơn 5 tỷ đồng

Cán bộ ngân hàng LPBank và cơ quan chức năng huyện Vĩnh Bảo (Hải Phòng) vừa kịp thời giúp khách hàng thoát bẫy lừa đảo hơn 5 tỷ đồng.
Tập huấn nâng cao năng lực truyền thông chính sách, pháp luật về thực hành kinh doanh có trách nhiệm

Tập huấn nâng cao năng lực truyền thông chính sách, pháp luật về thực hành kinh doanh có trách nhiệm

Bộ Thông tin và Truyền thông sẽ tổ chức Hội nghị tập huấn nâng cao năng lực truyền thông chính sách, pháp luật về thực hành kinh doanh có trách nhiệm năm 2024, tại TP. Hồ Chí Minh, ngày 27/11.
Tại sao Ngân hàng Nhà nước đề nghị thanh tra, giám sát chặt chẽ Eximbank?

Tại sao Ngân hàng Nhà nước đề nghị thanh tra, giám sát chặt chẽ Eximbank?

Cơ quan Thanh tra, giám sát ngân hàng thuộc Ngân hàng Nhà nước (NHNN) vừa đề nghị NHNN chi nhánh các tỉnh, thành phố cần thanh tra, giám sát chặt chẽ các chi nhánh của Ngân hàng TMCP Xuất nhập khẩu Việt Nam (Eximbank), đặc biệt là hoạt động cấp tín dụng…
Người cao tuổi yêu cầu xử lí việc lấn chiếm, gây thiệt hại tài sản trên đất có quyền sử dụng hợp pháp​​​​​​​

Người cao tuổi yêu cầu xử lí việc lấn chiếm, gây thiệt hại tài sản trên đất có quyền sử dụng hợp pháp​​​​​​​

Nhiều hành vi thể hiện dấu hiệu phá hoại tài sản, lấn chiếm đất của các hộ gia đình người cao tuổi xảy ra có hệ thống trong nhiều năm; bị các cơ quan chức năng lập biên bản về hành vi huỷ hoại tài sản, lấn chiếm đất, v.v. Là cơ sở để người cao tuổi kiến nghị cơ quan có thẩm quyền xử phạt theo quy định tại “Điều 16. Gây cản trở hoặc thiệt hại cho việc sử dụng đất” (Nghị định 91/2019/NĐ-CP ngày 19/11/2019 về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực đất đai) …
Người thân dựng rào bảo vệ đường thoát nước, cụ ông 82 tuổi bị xử phạt

Người thân dựng rào bảo vệ đường thoát nước, cụ ông 82 tuổi bị xử phạt

Phản ánh đến Tạp chí Người cao tuổi, cụ Phạm Tiến Đạt (82 tuổi, gia đình chính sách, con liệt sỹ, sinh sống tại Tổ dân phố số 1, phường Đức Thắng, quận Bắc Từ Liêm, Hà Nội) cho biết, ông rất hoang mang, lo lắng khi không vi phạm hành chính nhưng bị chính
Ai thờ cúng liệt sĩ  Vũ Thế Thoan?

Ai thờ cúng liệt sĩ Vũ Thế Thoan?

Tôi là Vũ Thế Thược, ở thôn Đại Lai, xã Đại Lai, huyện Gia Bình, tỉnh Bắc Ninh, xin được phản ánh với các cấp, các ngành liên quan đến công tác thương binh, liệt sĩ nội dung sau:
Quyền của người lập di chúc

Quyền của người lập di chúc

Hỏi: Tôi có thửa đất rộng 350m2. Do 2 con gái tôi lấy chồng ở xa, nên tôi muốn lập di chúc cho cháu (con anh trai) một phần đất để làm nhà thờ khi qua đời. Xin hỏi, tôi có thể lập di chúc cho cháu trai tôi 50m2 đất mà không cần ý kiến của 2 con gái có được không? Chu Văn Thông (huyện Nam Sách, tỉnh Hải Dương)
Cấp sổ đỏ cho hộ gia đình, những quy định trong Luật Đất đai năm 2014

Cấp sổ đỏ cho hộ gia đình, những quy định trong Luật Đất đai năm 2014

Hỏi: Gia đình tôi có 300m2 đất và nhà đã được cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất (sổ đỏ) nhưng lại cấp cho hộ gia đình mà tôi là đại diện. Vậy theo Luật Đất đai năm 2024, sổ đỏ của gia đình tôi sẽ phải xử lí như thế nào theo quy định. Hoàng Văn Quát (huyện Thuận Thành, tỉnh Bắc Ninh)
Ra mắt cuốn sách “Pháp lý dành cho CEO”

Ra mắt cuốn sách “Pháp lý dành cho CEO”

Tại TP Hồ Chí Minh, Luật sư Nguyễn Thành Tựu, chuyên gia trong lĩnh vực pháp lý doanh nghiệp, vừa ra mắt cuốn sách "Pháp lý dành cho CEO". Đây là một cẩm nang thiết yếu về kiến thức pháp lý dành cho các nhà lãnh đạo doanh nghiệp tại Việt Nam; giúp các CEO quản lý doanh nghiệp hiệu quả, tránh rủi ro pháp lý và tuân thủ quy định pháp luật trong môi trường kinh doanh đầy thách thức hiện nay.
Phiên bản di động