Một số bài thuốc từ cơm cháy trị rối loạn tiêu hóa

Sức khỏe 24/06/2021 13:13
Kì 2: Chức năng của hệ tuần hoàn và vòng tuần hoàn trong cơ thể (tiếp theo)
2. Hệ thống tim mạch có chức năng gì?
Hệ thống tim mạch đề cập đến tim, mạch máu và máu. Máu chứa oxy và các chất dinh dưỡng khác mà cơ thể bạn cần để tồn tại. Cơ thể lấy những chất dinh dưỡng thiết yếu này từ máu. Đồng thời, cơ thể thải các chất cặn bã như carbon dioxide trở lại máu, qua đó chúng có thể được loại bỏ.
Chính vì vậy, chức năng chính của hệ thống tim mạch là duy trì lưu lượng máu đến tất cả các bộ phận của cơ thể, cho phép các bộ phận tồn tại và hoạt động. Ngoài ra, hệ thống tim mạch còn có các chức năng khác đó là:
Truyền thông tin liên lạc bằng thể dịch: Hệ tim mạch vận chuyển các hormon, các enzym đến các cơ quan, giúp cho các cơ quan liên lạc với nhau.
![]() |
Chức năng của hệ tuần hoàn |
Điều hòa thân nhiệt: Trong những ngày lạnh giá, máu nóng sẽ giúp sưởi ấm cơ thể. Còn trong những ngày nắng nóng, máu sẽ đưa nhiệt từ trong ra bên ngoài để thải nhiệt cho cơ thể.
Trong các chức năng trên, chức năng cung cấp oxy, glucose cho việc chuyển hóa năng lượng là nhiệm vụ quan trọng nhất. Chỉ thiếu năng lượng dù chỉ vài giây, tế bào não đã ngừng hoạt động, nếu thiếu năng lượng quá 5 phút, các tế bào này sẽ bị tổn thương khó hồi phục.
3. Vòng tuần hoàn là gì?
Vòng tuần hoàn chính là đường đi của máu trong cơ thể, con đường này giống như một vòng tròn khép kín và máu luôn luôn di truyền trong đó không ngừng.
Các tĩnh mạch đưa máu đã qua sử dụng từ cơ thể trở lại tim. Máu trong tĩnh mạch có ít oxy vì nó đã được cơ thể sử dụng và nhiều carbon dioxide do các tế bào sản sinh ra, đưa trở lại vào máu. Tất cả các tĩnh mạch trong cơ thể sẽ đổ vào tĩnh mạch chủ trên và tĩnh mạch chủ dưới sau đó đổ vào tâm nhĩ phải. Tâm nhĩ phải bơm máu vào tâm thất phải.
Sau đó tâm thất phải bơm máu đến thân động mạch phổi, rồi qua các động mạch phổi và vào phổi. Trong phổi, máu sẽ lấy oxy mà chúng ta hít vào và loại bỏ carbon dioxide thông qua việc chúng ta thở ra. Khi đó máu trở nên giàu oxy mà cơ thể có thể sử dụng.
Từ phổi, máu chảy vào tâm nhĩ trái và sau đó được bơm vào tâm thất trái. Sau đó, tâm thất trái bơm lượng máu giàu oxy này ra ngoài vào động mạch chủ, sau đó phân phối nó đến phần còn lại của cơ thể thông qua các động mạch khác.
Các động mạch chính phân nhánh ra khỏi động mạch chủ và đưa máu đến các bộ phận cụ thể của cơ thể là máu giàu oxy mà cơ thể có thể sử dụng. Các động mạch chính phân nhánh ra khỏi động mạch chủ và đưa máu đến các bộ phận cụ thể của cơ thể là:
Động mạch cảnh đưa máu đến cổ và đầu.
Động mạch vành cung cấp máu cho tim.
Động mạch gan đưa máu đến gan với các nhánh đi đến dạ dày.
Động mạch mạc treo đưa máu đến ruột.
Động mạch thận dẫn máu đến thận.
Động mạch đùi dẫn máu đến chân.
Qua đó cơ thể có thể sử dụng oxy trong máu để thực hiện các chức năng bình thường của nó. Sau đó máu này sẽ một lần nữa trở lại tim thông qua các tĩnh mạch và chu kì tiếp tục diễn ra như trên.
4. Chu kì tim là gì?
Các chu kì tim là chuỗi các sự kiện xảy ra trong một nhịp đập hoàn chỉnh của tim. Giai đoạn bơm máu của chu kì, còn được gọi là tâm thu, xảy ra khi cơ tim co bóp. Giai đoạn làm đầy, được gọi là tâm trương, xảy ra khi cơ tim giãn ra.
Vào đầu chu kì tim, cả tâm nhĩ và tâm thất đều ở thì tâm trương. Trong thời gian này, tất cả các buồng tim được thư giãn và nhận máu. Sau giai đoạn này thì tâm nhĩ thu, các van nhĩ thất mở. Trong thời gian tâm nhĩ thu, tâm nhĩ trái và phải co bóp đồng thời và đẩy máu vào tâm thất trái và phải.
Giai đoạn tiếp theo là tâm thu thất. Trong thời gian tâm thu thất, tâm thất trái và phải co bóp đồng thời và bơm máu vào động mạch chủ và thân động mạch phổi tương ứng. Trong thời kì tâm thất thu, tâm nhĩ được thư giãn và nhận máu. Các van nhĩ thất đóng ngay sau khi tâm nhĩ bắt đầu ngừng đưa máu xuống tâm thất.
Tuy nhiên, các van bán nguyệt được mở trong giai đoạn này để cho phép máu chảy vào động mạch chủ và thân động mạch phổi. Sau giai đoạn này, tâm thất thư giãn tức là tâm trương tâm thất xảy ra. Các van bán nguyệt đóng lại để ngăn máu chảy ngược vào tâm thất từ động mạch chủ và thân phổi. Tâm nhĩ và tâm thất một lần nữa ở thì tâm trương cùng nhau và chu kì lại bắt đầu. (Còn tiếp)