Từ Tân Ca… đến Phiêng Luông (bài 2)

Bài 2: Những triệu phú cao tuổi ở xã Phiêng Luông

Tiếp chúng tôi trong ngôi nhà khang trang đầy đủ tiện nghi và chất đầy sản phẩm nông nghiệp sạch của gia đình, ông Đặng Quyết Tiến, hội viên NCT ở bản Suối Khem, xã Phiêng Luông, huyện Mộc Châu, tỉnh Sơn La vui vẻ trả lời câu hỏi của tôi và các thành viên trong đoàn. Nhìn mái tóc bạc trắng, nước da hồng chắc nịch và tác phong khỏe khoắn của ông, nếu không biết trước thì người gặp lần đầu không nghĩ ông là nông dân thứ thiệt. Ông bảo: Lao động vừa khỏe người, có thu nhập lại làm gương cho con cháu.

Thăm gia đình ông Đặng Quyết Tiến, bản Suối Khem, xã Phiêng Luôn
Thăm gia đình ông Đặng Quyết Tiến, bản Suối Khem, xã Phiêng Luông

Chả thế mà ông cùng vợ là bà Bàn Thị Xuân, 64 tuổi từng được vinh danh là nông dân sản xuất kinh doanh giỏi, được các cấp, các ngành tặng nhiều bằng khen, giấy khen. Hỏi ông trong vườn trồng những gì, ông bảo: Có hơn 500 gốc mận, 1,5ha chè thôi chứ mấy. Cứ tần tảo, chỉ hai ông là làm là chính, túc tắc vừa lao động vừa rèn luyện sức khỏe thôi mà. Lúc nào đến mùa vụ thu hoạch thì nhờ thêm bà con trong bản, tập trung chỉ mấy ngày là xong. Khi mệt hơn thì chỉ đạo con cháu làm, mình rút vào hậu trường, chăm sóc các cháu, tư vấn kĩ thuật, truyền đạt kinh nghiệm cho các con. Hỏi ông, thu nhập thế nào. Ông chậm rãi: Với cây chè thu mỗi năm dăm, sáu lần. Còn mận cơm, mỗi năm một vụ thôi, nhưng năng suất lắm, có cây được đến hơn 2 tạ quả. Có người vào tận nơi thu mua nên không sợ ế.

Ông Tiến nhớ lại thời thanh niên, còn tham gia công tác xã hội, làm cán bộ xã, có lúc lên đến chức Bí thư Đảng ủy, 15 năm làm lãnh đạo cao nhất của chính quyền, 10 năm là người đứng đầu cấp ủy xã. Vậy mà cứ đi công tác về, dựng xe, buông cặp tài liệu là cởi áo công sở, khoác áo lao động, đeo dao bên sườn ra vườn, lên rừng phát cây, cuốc đất, bắt sâu. Để bảo đảm kĩ thuật và tiếp sức, tăng năng suất cây trồng, ông bà áp dụng khoa học kĩ thuật vào sản xuất. Cứ đến tháng 9 tháng 10 hằng năm, ông bà lại cắt tỉa cành, xới gốc bón phân. Nhờ vậy mà cây nào cây nấy đều lớn khỏe, cho năng suất cao. Bà con thôn bản ngưỡng mộ, đến học hỏi kinh nghiệm, ông đều sẵn sàng hướng dẫn, lại còn hỗ trợ giống vốn, trả chậm khi khó khăn…

Ông Đặng Quyết Tiến, bản Suối Khem, xã Phiêng Luông
Ông Đặng Quyết Tiến, bản Suối Khem, xã Phiêng Luông

Ở bản Dao Pa Hốc ai cũng nhắc đến ông Bàn Văn Xin, Chi hội trưởng NCT để nêu gương cho con cháu và thế hệ trẻ về sự kiên trì, nhiệt tình và quyết tâm vượt lên thoát khỏi đói nghèo. Rót li trà mời khách, ông trả lời câu hỏi của tôi: Pa Hốc dịch ra tiếng địa phương là “Rừng cây mênh mông”. Đây vốn là nơi rừng núi hoang vu, rậm rạp, đất dốc trôi màu lắm nên việc canh tác gặp rất nhiều khó khăn. Người dân nơi đây chủ yếu trồng chè và các loại đỗ đậu, việc canh tác phụ thuộc vào thời tiết là chính nên thu nhập rất bấp bênh, không ổn định. Năm nay, do thời điểm mận ra hoa thì gặp mưa nhiều nên cây không đậu được trái, năng suất không được như mọi năm. Với 7ha vườn rừng, ông trồng gần 1.000 cây mận hậu, gần 7.000 gốc chè và mới đây trồng thêm 2.000 gốc nữa. Ban đầu khi đầu tư vào vườn rừng, ông cũng phải vay ngân hàng cả mấy trăm triệu đồng để mua giống, mua phân bón và máy móc phục vụ cho sản xuất.

Ông Bàn Văn Xin chia sẻ kinh nghiệm vanaj động hội viên và làm kinh tế
Ông Bàn Văn Xin chia sẻ kinh nghiệm vận động hội viên và làm kinh tế

Ông cho biết, đến nay lao động chính trong nhà là con trai con dâu. Ông bà đến tuổi nghỉ ngơi rồi, giúp con trông nom nhà cửa, đỡ đần các công việc vừa sức và hỗ trợ vốn, kinh nghiệm cho các con làm giàu. Chi hội NCT bản Pa Hốc có trên hai chục hội viên, đa số các cụ sống cùng con cháu dưới một mái nhà. Tất cả những ai đến tuổi đều được vận động vào Hội nên tỉ lệ NCT tham gia đạt 100%. Vì cuộc sống còn nhiều khó khăn nên NCT vẫn phải sáng lên nương rẫy, tối mới về nhà, không có thời gian mà tham gia sinh hoạt văn hóa, thể thao. Nhưng ai cũng hăng say lao động, nêu tấm gương sáng về tính kiên trì, nghị lực vượt khó cho con trẻ. Vào dịp Tháng hành động vì NCT Việt Nam hằng năm, Hội lại trích Quỹ Chăm sóc và Phát huy vai trò NCT tổ chức khám sức khỏe định kì, thăm tặng quà NCT nghèo, có hoàn cảnh khó khăn. Đợt khám đầu năm, hàng chục hội viên, NCT được kiểm tra sức khỏe tổng quát, tư vấn cách phòng tránh các bệnh liên quan đến tuổi già như huyết áp, tim mạch, xương khớp và được cấp thuốc bổ miễn phí.

Ông Bàn Văn Xin, Chi hội trưởng NCT bàn Pa Hốc, xã Phiêng Luông, huyện Mộc Châu, tỉnh Sơn La
Ông Bàn Văn Xin, Chi hội trưởng NCT bản Pa Hốc, xã Phiêng Luông, huyện Mộc Châu, tỉnh Sơn La

Theo ông Phùng Đức Su, Chủ tịch Hội NCT xã Phiêng Luông thì toàn xã có đến 90% là nông dân, gắn bó với con dao cái cuốc, có nhiều kinh nghiệm trong lao động sản xuất; trong đó 10 hội viên NCT được vinh danh làm kinh tế giỏi. Ông Tiến, ông Xin đều là những tấm gương sáng trong gia đình và cộng đồng, còn sức còn tiếp tục cống hiến cho gia đình và xã hội.

Bí thư Đảng ủy xã Bàn Văn Lợi cho biết: Bám sát nghị quyết phát triển kinh tế của Đảng bộ xã, các chi bộ, đảng viên, nhất là NCT đã nêu cao tinh thần, phát huy vai trò gương mẫu, đi đầu và vận động con cháu áp dụng các tiến bộ kĩ thuật vào sản xuất; chuyển đổi cây trồng, vật nuôi giống mới, thâm canh tăng vụ, mang lại hiệu quả kinh tế cao. Hiện Phiêng Luông đã xây dựng được gần 30 mô hình kinh tế với các loại cây trồng mũi nhọn như chè, mận, bơ, rau trái vụ...; hơn 100 hộ đầu tư làm hệ thống nhà lưới và hệ thống tưới tự động để trồng rau an toàn theo tiêu chuẩn VietGap; thành lập 3 tổ hợp tác và 3 HTX dịch vụ sản xuất nông nghiệp và tiêu thụ sản phẩm theo chuỗi giá trị. Năm 2021, thu nhập bình quân đầu người đạt hơn 41 triệu đồng, tỉ lệ hộ nghèo giảm xuống còn 2,73%.

Trong những chuyến về cơ sở, phóng viên thật sự ghi nhận sự nỗ lực không ngừng nghỉ trong cả cuộc sống lẫn phong trào của NCT, nhất là NCT ở khu vực miền núi, vùng sâu vùng xa, vùng đồng bào dân tộc thiểu số. Bởi ở vùng cao, việc kiếm được vài trăm triệu đồng mỗi năm hoặc triển khai các nhiệm vụ của Hội khó khăn gấp nhiều lần so với các khu vực khác.

Phóng sự của Thanh Hà
Ý kiến bạn đọc

* Vui lòng gõ tiếng Việt có dấu

Cùng chuyên mục

Diện mạo mới trên quê hương Cẩm Khê

Diện mạo mới trên quê hương Cẩm Khê

Trong làn gió xuân ấm áp, khi đất trời giao mùa, trở về vùng đất Cẩm Khê, tỉnh Phú Thọ hôm nay, ai cũng có thể dễ dàng cảm nhận được một sức sống mới đang trỗi dậy mạnh mẽ. Từ những con đường bê tông khang trang, những dãy nhà văn hóa sáng đèn mỗi đêm, cho đến màu xanh bạt ngàn của rừng cây và sự rộn ràng trong từng mái ấm, tất cả như minh chứng sống động cho một Cẩm Khê đang đổi thay từng ngày nhờ vào chương trình xây dựng nông thôn mới (NTM) và tinh thần đoàn kết, cống hiến không mệt mỏi của người dân nơi đây, đặc biệt là lực lượng NCT.
Chợ trời Đà Nẵng ngày ấy và bây giờ

Chợ trời Đà Nẵng ngày ấy và bây giờ

Sau năm 1975, chợ trời nhộn nhịp xuất hiện ở phía Tây, đoạn đường Ông Ích Khiêm (trước kia là đường Khải Định) Đà Nẵng, xéo xéo với cổng chợ Cồn. Cạnh đó, đường Đào Duy Từ dẫn vào Kho đạn (sau 1975 là trại giam), hai bên là các điểm mua bán hàng điện máy. Ai bán, ai mua radio, ti vi, cát sét, máy đĩa, ampli… thì đến đây...
Tự hào chặng đường hơn 70 năm hình thành và phát triển

Tự hào chặng đường hơn 70 năm hình thành và phát triển

Xã Nghi Phương, huyện Nghi Lộc, tỉnh Nghệ An, có bề dày lịch sử đấu tranh cách mạng dưới ngọn cờ vinh quang của Đảng. Trong từng giai đoạn lịch sử, Đảng bộ và nhân xã Nghi Phương luôn phát huy tinh thần đoàn kết, năng động, sáng tạo giành được nhiều thành tựu to lớn trong việc xây dựng cuộc sống ấm no hạnh phúc.
Tổ ấm của người già, trẻ em không nơi nương tựa

Tổ ấm của người già, trẻ em không nơi nương tựa

Đoàn công tác của Ban Chăm sóc NCT (Hội NCT Việt Nam) vừa đến thăm, làm việc, tặng quà Trung tâm Bảo trợ Xã hội 3 Hà Nội. Đoàn do ông Nguyễn Xuân Lập, Ủy viên Ban Thường vụ Trung ương Hội, Trưởng ban Chăm sóc NCT làm Trưởng đoàn. Tham gia Đoàn có lãnh đạo, chuyên viên của Ban.
Hàm Rồng những ngày khói lửa trong ký ức của người lính già

Hàm Rồng những ngày khói lửa trong ký ức của người lính già

60 năm đã qua nhưng ký ức về trận chiến bảo vệ cầu Hàm Rồng huyết mạch năm xưa vẫn còn vẹn nguyên trong ký ức của cựu binh Lê Xuân Giang. Với những chiến sĩ bảo vệ cầu ngày ấy "Hàm Rồng là máu là xương, là niềm tin của bốn phương gửi về”...

Tin khác

Thanh Hóa: Về chốn thiêng Tịnh xá Linh Sơn

Thanh Hóa: Về chốn thiêng Tịnh xá Linh Sơn
Vào một chiều đầu Xuân ấm áp, chúng tôi về thăm Tịnh xá Linh Sơn nằm ở chân núi Ngàn Nưa thuộc địa bàn xã Trung Thành, huyện Nông Cống, tỉnh Thanh Hóa. Vùng đất có bề dày lịch sử hàng ngàn năm in đậm dấu son trong những trang sử dựng nước và giữ nước của dân tộc. Nơi đây, vùng đất thiêng tụ hội những tinh hoa của đất trời sông núi. Hòa mình vào không gian tĩnh lặng giữa núi rừng, trời mây chợt thấy lòng mình vơi bớt đi những ưu lo muộn phiền. Thượng tọa Thích Giác Hoàng dẫn chúng tôi thăm một vòng tịnh xá và giới thiệu về di tích đền thờ Bà Triệu ngàn năm trường tồn linh thiêng nơi thờ nữ anh hùng dân tộc Triệu Thị Trinh thuở đầu tụ nghĩa cùng anh là Triệu Quốc Đạt khởi binh đánh giặc Ngô.

Thanh niên trẻ giữ gìn nghề thêu truyền thống

Thanh niên trẻ giữ gìn nghề thêu truyền thống
Hợp tác xã (HTX) Làng nghề thêu Đông Cứu, xã Dũng Tiến, huyện Thường Tín, TP Hà Nội, do thanh niên trẻ Nguyễn Đắc Tồn, làm Giám đốc, ngoài việc thêu truyền thống, còn đầu tư cơ sở hạ tầng để nâng cao chất, lượng mẫu mã sản phẩm, đáp ứng yêu cầu ngày càng cao của khách hàng.

Sắc vóc phường Quang Trung hôm nay

Sắc vóc phường Quang Trung hôm nay
Vẫn mang trên mình tên của người anh hùng áo vải Nguyễn Huệ - Quang Trung, kế thừa những truyền thống lịch sử lâu đời của 3 phường Lê Mao, Quang Trung, Đội Cung, phường Quang Trung, TP Vinh, tỉnh Nghệ An hôm nay khoác thêm tấm áo mới rộng hơn, đẹp hơn, văn minh và hiện đại hơn.

Những nét đổi thay ở Thăng Thọ

Những nét đổi thay ở Thăng Thọ
Trở về xã Thăng Thọ huyện Nông Cống, tỉnh Thanh Hóa vào những ngày cuối năm, chúng tôi được hòa mình vào không khí vui tươi phấn khởi của mỗi người dân nơi đây. Thăng Thọ hôm nay đã có nhiều nét đổi thay, từ những con đường bê tông sạch sẽ và nhiều công trình hạ tầng khang trang, minh chứng cho cuộc sống ngày càng giầu đẹp văn minh của quê hương Thăng Thọ.

Khơi dậy sức dân trong xây dựng Nông thôn mới nâng cao

Khơi dậy sức dân trong xây dựng Nông thôn mới nâng cao
Những ngày đầu năm mới 2025, ghé thăm xã Hùng Tiến, chúng tôi không khỏi ngỡ ngàng trước sự đổi thay của vùng quê bên bờ sông Lam. Những con đường nhựa, bê tông thẳng tắp, các khu dân cư khang trang, sạch đẹp; đời sống vật chất, văn hóa tinh thần của người dân được nâng cao rõ rệt.

Nữ điều dưỡng đón niềm vui với những lá thư cảm ơn từ bệnh nhân

Nữ điều dưỡng đón niềm vui với những lá thư cảm ơn từ bệnh nhân
Ngày qua ngày, điều dưỡng viên Đậu Thị Mận vẫn chăm chỉ như con ong cần mẫn cùng trải qua những niềm vui, nỗi buồn với bệnh nhân. Niềm vui mà chị nhận được là những lá thư tay cảm ơn của người nhà và bệnh nhân đã được chị chăm sóc trong quá trình điều trị.

Phong tục đón Tết độc đáo của người Khơ Mú ở miền Tây xứ Nghệ

Phong tục đón Tết độc đáo của người Khơ Mú ở miền Tây xứ Nghệ
Người Khơ Mú có 2 cái Tết, đó là Tết Grơ và Tết Nguyên đán. Họ quan niệm, mỗi năm có nhiều cái Tết thì càng làm ăn phát đạt, khấm khá. Vì vậy người Khơ Mú có thể tổ chức Tết trong một hoặc vài ngày tùy theo điều kiện kinh tế.

Trưởng thành từ bóng tối

Trưởng thành từ bóng tối
Không đầu hàng với nghịch cảnh, từ một học sinh khiếm thị của trường THPT Phan Đình Phùng, TP. Hà Tĩnh, Đỗ Nam Khánh đã nỗ lực vươn lên làm chủ tri thức bằng nghị lực từ chính bản thân mình.

Đơn vị tiêu biểu trong công tác vệ sinh môi trường và xử lý rác thải

Đơn vị tiêu biểu trong công tác vệ sinh môi trường và  xử lý rác thải
Trong những năm gần đây huyện Nông Cống, tỉnh Thanh Hóa đã thực hiện tốt công tác vệ sinh môi trường (VSMT), xử lý tốt nguồn rác thải đã làm cho cảnh quan làng quê, đường giao thông trong địa bàn toàn huyện luôn xanh, sạch, đẹp. Việc làm thiết thực đó trở thành thói quen nâng cao ý thức trách nhiệm của mỗi người dân, cộng đồng dân cư trong công tác VSMT góp phần tích cực trong việc phát triển kinh tế- xã hội, xây dựng nông thôn mới ở địa phương.

Chuyện mùa gặt...

Chuyện mùa gặt...
Vụ Thu Đông còn được gọi là vụ 3 ở đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL). Vụ này tuy không phải là vụ mùa chính, chỉ những nơi nào thuận lợi thì nông dân mới sản xuất. Tuy vậy, với nông dân thì mùa nào cũng là mùa hối hả, nhưng có lẽ, mùa gặt là mùa vui nhất khi nhìn thấy lúa vàng óng trên các cánh đồng.Đó không chỉ là thành quả mà còn là nhìn thấy sự no ấm, sung túc và đủ đầy. Mùa gặt trên cánh đồng là mùa vui, bởi những tiếng í ới cười đùa của nông dân chân lấm tay bùn và nhân công bốc vác thời vụ hối hả với bao lúa nặng trịch trên vai. Vì thế, khi lúa được mùa, bán trúng giá thì không khí đồng áng càng vui vẻ hơn. Chùm ảnh sau là câu chuyện mùa gặt đầy chân thực và gần gũi.

Đền Cô Chín Suối Rồng – ngôi đền nổi tiếng linh thiêng của Hải Phòng

Đền Cô Chín Suối Rồng – ngôi đền nổi tiếng linh thiêng của Hải Phòng
Đền Cô Chín Suối Rồng được mệnh danh là ngôi đền linh thiêng bậc nhất đất Cảng. Từ lâu, ngôi đền này đã trở thành điểm đến tâm linh quen thuộc của người dân TP Hải Phòng cũng như nhiều tỉnh, thành khác trong cả nước.

Khám phá nơi đầu tiên Phật giáo du nhập vào Việt Nam

Khám phá nơi đầu tiên Phật giáo du nhập vào Việt Nam
Chùa Hang có vị thế với lưng ẩn sâu trong núi và mặt hướng ra biển cả. Đây được xem là ngôi chùa thiên tạo lớn nhất trong khu di tích lịch sử Đồ Sơn, TP Hải Phòng. Theo nhiều nhà nghiên cứu, đây là nơi đầu tiên Phật giáo du nhập vào Việt Nam.

“Tận mục sở thị” ngôi đền linh thiêng có cây Gạo nhiều tuổi nhất Việt Nam

“Tận mục sở thị” ngôi đền linh thiêng có cây Gạo nhiều tuổi nhất Việt Nam
Hơn 700 năm trôi qua, trải qua bao thăng trầm của lịch sử, dưới làn mưa bom bão đạn, cây Gạo vẫn xanh tốt bốn mùa, xòe tán che chở cho ngôi đền Mõ cổ kính, linh thiêng.

Mê mẩn rặng thị cổ hàng trăm năm tuổi ở Hải Phòng mùa quả chín

Mê mẩn rặng thị cổ hàng trăm năm tuổi ở Hải Phòng mùa quả chín
Những trái thị vàng óng, ngát hương, lúc lỉu trên cây thị cổ thụ hàng trăm năm tuổi ở Đồ Sơn, TP Hải Phòng khiến du khách không khỏi mê mẩn.

Bí ẩn lời nguyền đá nổi khiến cả làng không ai nên người ở Hải Phòng

Bí ẩn lời nguyền đá nổi khiến cả làng không ai nên người ở Hải Phòng
Kể từ khi vị tiến sĩ ném hòn đá xuống ao mà nguyền rằng: “Bao giờ hòn đá này nổi, làng Xuân La mới nên người”, thì việc học hành của làng Xuân La chìm trong tăm tối, không ai đỗ đạt.
Xem thêm
Thanh Hóa dôi dư hơn 3.600 cán bộ, công chức sau sắp xếp

Thanh Hóa dôi dư hơn 3.600 cán bộ, công chức sau sắp xếp

Sau khi sắp xếp lại các đơn vị hành chính cấp xã, toàn tỉnh Thanh Hóa dự kiến sẽ dôi dư khoảng 3.602 cán bộ, công chức, người lao động.
Phạt hơn 87 triệu đồng và đình chỉ hoạt động 18 tháng đối với Viện trị liệu MB

Phạt hơn 87 triệu đồng và đình chỉ hoạt động 18 tháng đối với Viện trị liệu MB

Viện trị liệu MB - cơ sở Vĩnh Phúc” có địa chỉ tại số nhà 5-S3, khu đô thị Chùa Hà Tiên, phường Định Trung, thành phố Vĩnh Yên, tỉnh Vĩnh Phúc vừa bị Thanh tra Sở Y tế Vĩnh Phúc xử phạt vi phạm hành chính với số tiền 87,5 triệu đồng và đình chỉ hoạt động
Báo và Đài Phát thanh - Truyền hình Thanh Hóa sẽ chính thức đi vào hoạt động từ 1/6/2025

Báo và Đài Phát thanh - Truyền hình Thanh Hóa sẽ chính thức đi vào hoạt động từ 1/6/2025

sáp nhập Báo Thanh Hóa và Đài Phát thanh – Truyền hình Thanh Hóa; sẽ chính thức đi vào hoạt động từ ngày 01/6/2025.
Một số lưu ý khi con trẻ bị áp lực trong học tập

Một số lưu ý khi con trẻ bị áp lực trong học tập

Cứ dịp cuối tháng 5, tháng 6 là học sinh các cấp ở nước ta sẽ bước vào thời điểm thi học kì, thi tốt nghiệp, được xem là có cường độ học tập cao nhất trong năm.
Có một dòng họ học tập như thế!

Có một dòng họ học tập như thế!

Ông Huỳnh Thanh Tâm, sinh năm 1955, nguyên là Chủ tịch Ủy ban MTTQ xã Phú Cường, huyện Tam Nông, tỉnh Đồng Tháp luôn quan tâm đến việc học hành của gia đình và dòng tộc. Ông Tâm đã đứng ra thành lập Quỹ Khuyến học dòng họ Huỳnh để hỗ trợ về vật chất cho con cháu học hành đến nơi, đến chốn...
Ông Lển khuyến học, khuyến tài...

Ông Lển khuyến học, khuyến tài...

Ông Nguyễn Văn Lển, Chủ tịch Hội Khuyến học xã An Long, huyện Tam Nông, tỉnh Đồng Tháp là người rất năng nổ, nhiệt tình và xông xáo trong công tác khuyến học, khuyến tài, xây dựng xã hội học tập ở địa phương.
Phiên bản di động