Tinh gọn bộ máy, tinh giản biên chế

Chủ trương giảm biên chế là một quyết sách quan trọng, đúng dắn. Từ khi thực hiện đường lối đổi mới, nhiệm kì nào của Đảng, Nhà nước cũng đặt ra nhiệm vụ như một sứ mệnh.

Tuy nhiên, việc thực hiện hiếm có giai đoạn nào đạt chỉ tiêu đề ra trong khi hằng năm số cán bộ, công chức, viên chức hưởng lương ngân sách cứ tăng và bộ máy hành chính vẫn cồng kềnh, nhiều nhiệm vụ chồng chéo, đan xen, các đơn vị sự nghiệp gia tăng khiến cho hiệu lực, hiệu quả hoạt động của hệ thống chính trị chưa đồng bộ với đổi mới kinh tế và nhu cầu phát triển đất nước…

Kì I: Tinh giản biên chế còn mang tính cơ học

Đại hội Đảng lần thứ XIII nhấn mạnh: “Tiếp tục đổi mới, sắp xếp tổ chức bộ máy của Đảng và hệ thống chính trị tinh gọn, hoạt động hiệu lực, hiệu quả, đồng bộ với đổi mới kinh tế, đáp ứng yêu cầu nâng cao năng lực lãnh đạo, cầm quyền của Đảng...”; “Đẩy mạnh thực hiện tinh giản biên chế gắn với cơ cấu lại đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức theo vị trí việc làm. Hoàn thiện cơ chế lựạ chọn, đánh giá, sàng lọc khách quan để nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức”.

Thực hiện Nghị quyết số 18-NQ/TW (Khoá XII) ngày 17/4/2017 của Trung ương Đảng về tiếp tục đổi mới, sắp xếp tổ chức bộ máy của hệ thống chinh trị, giai đoạn 2016-2022 có bước chuyển biến tích cực, nhất là các năm 2019 - 2021 sắp xếp 21 đơn vị hành chính cấp huyện, 1.056 đơn vị hành chính cấp xã, giảm được 361 cán bộ cấp huyện, 6.657 cán bộ cấp xã, tiết kiệm được 25.600 tỉ đồng để đưa vào cải cách chính sách tiền lương. Nhờ vậy, năm 2021 lần đầu tiên tinh giản biên chế thực hiện đạt chỉ tiêu giảm 10%. Theo Bộ Nội vụ, tính từ ngày 1/7/2021 đến ngày 30/6/2022, các Bộ, ngành, địa phương giảm biên chế được 79.057 người, chiếm tỉ lệ 29,96% so với số cán bộ, viên chức giảm giai đoạn 2016-2021, trong đó các Bộ, ngành trung ương giảm 5.510 người, các địa phương giảm 73.547 người. Trong đó, số cán bộ, công chức giảm 10,01%, viên chức giảm 11,67%, công chức cấp xã giảm 9% so với năm 2015.

Tinh gọn bộ máy, tinh giản biên chế
Tinh gọn bộ máy, tinh giản biên chế

Tuy nhiên, tồn tại lớn nhất của chương trình tinh gọn bộ máy, tinh giản biên chế là giảm mang tính cơ học, chưa đạt mục tiêu về nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức; việc sử dụng biên chế sự nghiệp (viên chức) để thực hiện nhiệm vụ quản lí Nhà nước tại các cơ quan, tổ chức hành chính còn phổ biến; định mức biên chế sự nghiệp lạc hậu nhưng chưa được sửa đổi, đặc biệt lĩnh vực giáo dục, y tế; chậm đẩy mạnh xã hội hoá, chuyển sang cơ chế tự chủ tài chính của các đơn vị sự nghiệp công lập để giảm số người hưởng lương ngân sách. Do giảm mang tính cơ học nên không gắn với cơ cấu lại và nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức theo vị trí việc làm. Trung ương tổ chức thí điểm tinh gọn bộ máy ở một số tỉnh (Quảng Ninh, Yên Bái, Đắk Nông,…) để giảm biên chế bằng cách hợp nhất, sáp nhập Sở Nội vụ với Ban Tổ chức Tỉnh uỷ, Sở Giao thông vận tải với Sở Xây dựng, Thanh tra với Uỷ ban Kiểm tra đảng, Văn phòng đoàn ĐBQH với HĐND cũng giảm được một số công chức, viên chức, song nhược điểm của sắp xếp đơn vị hành chính và sáp nhập bộ máy tồn tại tình trạng bước đầu nhiều người không “hoà” vào không khí chung, công việc có phần trì trệ, hiệu quả làm việc chưa cao, một số cán bộ dôi dư chậm được giải quyết chính sách...

Theo chủ trương của Đảng, Nhà nước, giai đoạn 2022 - 2026 tiếp tục thực hiện tinh giản biên chế 5% cán bộ, công chức và 10% viên chức gắn với sắp xếp tổ chức bộ máy theo hướng tinh gọn, hoạt động hiệu lực, hiệu quả và cơ cấu lại, nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức theo vị trí việc làm, phù hợp với cơ chế tự chủ của các đơn vị sự nghiệp công lập.

Giai đoạn 2022 - 2026, tổng biên chế của hệ thống chính trị (không bao gồm Quân đội, Công an, người hoạt động không chuyên trách cấp xã, thôn, tổ dân phố) là 2.234.720 người; trong đó 336.328 biên chế cán bộ, công chức, 1.680.677 viên chức hưởng lương ngân sách (trong số viên chức có 65.980 giáo viên bổ sung cho các địa phương). Ngoài ra, có 686 biên chế các hội quần chúng đặc thù được giao nhiệm vụ ở Trung ương, 205.571 cán bộ, công chức cấp xã, 1.358 biên chế công đoàn tạm giao ở địa phương. Cụ thể: Khối Quốc hội: 1.061 biên chế (787 cán bộ, công chức, 274 viên chức); các cơ quan Đảng, MTTQ, tổ chức chính trị - xã hội các cấp: 64.226 biên chế (55.945 công chức, 6.959 viên chức). Chính quyền địa phương được giao 1.908.882 biên chế, gồm 140.826 cán bộ, công chức và 1.562.485 viên chức. Khối Chính phủ có 210.830 biên chế (102.614 cán bộ, công chức và 107.530 viên chức); TAND tối cao có 15.237 biên chế; Viện KSNDTC có 15.860 biên chế, Kiểm toán Nhà nước có 2.109 biên chế; Văn phòng Chủ tịch nước có 90 biên chế. Ngoài ra, biên chế dự phòng giai đoạn này là 10.100 biên chế (1.700 công chức, 8.400 viên chức).

Để đạt được kết quả giảm 5% cán bộ, công chức và 10% viên chức, cả hệ thống chính trị phải quyết liệt thực hiện với quyết tâm cao và bằng các giải pháp căn cơ theo Nghị định số 29/2023/NĐ-CP ngày 3/6/2023 của Chính phủ quy định về tinh giản biên chế cho các đối tượng như cán bộ, công chức bị kỉ luật, cán bộ, công chức khi sắp xếp 33 đơn vị hành chính cấp huyện, 12.327 đơn vị hành chính cấp xã, người về hưu trước tuổi, cán bộ dôi dư, giảm cấp phó,…

Trong quá trình tinh gọn bộ máy, tinh giản biên chế, điều quan trọng là phải gắn với cơ cấu lại đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức, bố trí con người đúng năng lực và vị trí việc làm, trọng dụng người tài, gắn với cải cách chính sách tiền lương, sử dụng hợp lí, hiệu quả nguồn nhân lực trong khu vực công, tạo động lực nâng cao năng suất lao động và hiệu quả làm việc. Thực hiện giải pháp đồng bộ, không giảm một cách cơ học thuần tuý và cào bằng. Ví dụ: TP Phú Quốc (tỉnh Kiên Giang) thu ngân sách chiếm 50% toàn tỉnh, tốc độ tăng trưởng 25% - 30%/năm nhưng biên chế bộ máy cũng chỉ tiêu như các huyện. Do đó, cần bố trí phụ thuộc vào chức năng, nhiệm vụ, phù hợp xu hướng và yêu cầu phát triển.

Để tinh gọn bộ máy, tinh giản biên chế, vấn đề quan trọng là phải đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin và chuyển đổi số. Công nghệ thông tin đóng vai trò đặc biệt quan trọng để phát triển các ứng dụng, dịch vụ, sản xuất kinh doanh, quản trị và các giải pháp dựa trên công nghệ số. Chuyển đổi số là quá trình thay đổi các hoạt động, quy trình dịch vụ, sản phẩm và thông tin. Chuyển đổi số thúc đẩy ứng dụng công nghệ số để tự động hoá, cải tiến các hoạt động chuyên nghiệp cao, kể cả ứng dụng trí tuệ nhân tạo (AI) để tăng năng suất lao động, hiệu quả làm việc, góp phần giảm biên chế... nhằm nâng cao hiệu lực, hiệu quả hoạt động của bộ máy hành chính từ trung ương đến cơ sở…

Kim Quốc Hoa

Tin liên quan

Cùng chuyên mục

Áo mới!

Áo mới!

Giữa tháng 10 vừa rồi, lần đầu tiên Trung tâm Nghệ thuật truyền thống Nghệ An khai giảng lớp tập huấn sáng tác, soạn lời dân ca ví, giặm Nghệ Tĩnh.
Càng lớn tuổi càng có nguy cơ cao mắc zona với nhiều biến chứng nguy hiểm

Càng lớn tuổi càng có nguy cơ cao mắc zona với nhiều biến chứng nguy hiểm

Theo nghiên cứu cứ 3 người lớn sẽ có 1 người bị zona. Hơn 90% người lớn từ 50 tuổi trở lên có virus thủy đậu (VZV) tiềm ẩn trong hệ thần kinh sẽ có nguy cơ mắc bệnh zona cao hơn. Đáng chú ý, đau dây thần kinh sau zona thường có thể kéo dài hơn 3 tháng. Bệnh có thể gây biến chứng nguy hiểm dù rất hiếm gặp như mù lòa (khi bị zona ở mắt) hay mất thính lực. Các nghiên cứu cũng cho thấy có sự liên quan giữa zona và tim mạch như là đột quỵ.
Thanh Hóa đứng đầu khu vực Bắc Trung Bộ về thu ngân sách nhà nước

Thanh Hóa đứng đầu khu vực Bắc Trung Bộ về thu ngân sách nhà nước

Thu ngân sách nhà nước của tỉnh Thanh Hóa năm 2024 ước đạt hơn 54.000 tỷ đồng, đứng đầu khu vực Bắc Trung bộ và trong nhóm 10 địa phương có số thu cao nhất cả nước.
Hành trình 60 năm kiến tạo và đào tạo tri thức

Hành trình 60 năm kiến tạo và đào tạo tri thức

Kỷ niệm 60 năm thành lập trường THPT Lai Vung 1 là mốc son đánh dấu sự lớn mạnh của nhà trường và ghi nhận những nỗ lực phấn đấu không ngừng của đội ngũ cán bộ, giáo viên, nhân viên, học sinh toàn trường qua các thế hệ.
Bình Định kêu gọi hợp tác đầu tư với Thái Lan

Bình Định kêu gọi hợp tác đầu tư với Thái Lan

Ngày 22/11, tại Trung tâm Hội nghị tỉnh Bình Định, UBND tỉnh Bình Định và Tổng lãnh sự quán Thái Lan tại TP Hồ Chí Minh tổ chức Hội nghị gặp gỡ các doanh nghiệp Thái Lan tại tỉnh Bình Định.

Tin khác

Khai trương Dự án Chính quyền số thành phố Hải Phòng

Khai trương Dự án Chính quyền số thành phố Hải Phòng
UBND TP Hải Phòng vừa tổ chức khai trương Dự án Chính quyền số TP Hải Phòng - một trong những dự án quan trọng trong phát triển kinh tế số, xã hội số.

Phú Yên phát triển du lịch qua điện ảnh

Phú Yên phát triển du lịch qua điện ảnh
Thông qua bộ phim “Ngày xưa có một chuyện tình”, ngành du lịch tỉnh Phú Yên kỳ vọng sẽ thúc đẩy phát triển du lịch cho địa phương trong thời gian tới.

Hội thảo khoa học “Trạng Trình Nguyễn Bỉnh Khiêm với lịch sử Việt Nam thế kỷ 16”

Hội thảo khoa học “Trạng Trình Nguyễn Bỉnh Khiêm với lịch sử Việt Nam thế kỷ 16”
Ngày 22/11, tại Trung tâm Hội nghị thành phố Hải Phòng, Ban vận động UNESCO vinh danh Trạng Trình Nguyễn Bỉnh Khiêm nhân kỷ niệm 450 năm ngày mất (1585 - 2035) tổ chức Hội thảo khoa học “Trạng Trình Nguyễn Bỉnh Khiêm với lịch sử Việt Nam thế kỷ 16”.

Người cao tuổi, người có hoàn cảnh khó khăn được khám bệnh, phát thuốc miễn phí

Người cao tuổi, người có hoàn cảnh khó khăn được khám bệnh, phát thuốc miễn phí
Hơn 100 thầy thuốc trẻ sẽ tham gia khám bệnh, phát thuốc miễn phí cho hơn 1.000 người dân, người cao tuổi, người có công, gia đình chính sách và người lao động phổ thông trên địa bàn thành phố Hải Phòng.

Thúc đẩy hiểu biết và hành động về kháng thuốc

Thúc đẩy hiểu biết và hành động về kháng thuốc
Năm nay, tổ chức WHO đưa ra chủ đề "Giáo dục, vận động, hành động ngay", nhằm mục đích đẩy nhanh các nỗ lực nâng cao nhận thức và hành động đối phó với mối đe dọa ngày càng tăng của kháng thuốc.

Công bố quyết định xếp hạng 5 di tích cấp Thành phố nhân kỷ niệm ngày Di sản văn hóa Việt Nam lần thứ XIX

Công bố quyết định xếp hạng 5 di tích cấp Thành phố nhân kỷ niệm ngày Di sản văn hóa Việt Nam lần thứ XIX
Ngày 22/11, tại Bảo tàng Tôn Đức Thắng, Sở Văn hóa và Thể thao TP. Hồ Chí Minh tổ chức Lễ công bố quyết định xếp hạng 5 di tích cấp Thành phố nhân kỷ niệm ngày Di sản văn hóa Việt Nam lần thứ XIX năm 2024 (23/11/2005 - 23/11/2024).

Đơn vị tiêu biểu trong công tác vệ sinh môi trường và xử lý rác thải

Đơn vị tiêu biểu trong công tác vệ sinh môi trường và  xử lý rác thải
Trong những năm gần đây huyện Nông Cống, tỉnh Thanh Hóa đã thực hiện tốt công tác vệ sinh môi trường (VSMT), xử lý tốt nguồn rác thải đã làm cho cảnh quan làng quê, đường giao thông trong địa bàn toàn huyện luôn xanh, sạch, đẹp. Việc làm thiết thực đó trở thành thói quen nâng cao ý thức trách nhiệm của mỗi người dân, cộng đồng dân cư trong công tác VSMT góp phần tích cực trong việc phát triển kinh tế- xã hội, xây dựng nông thôn mới ở địa phương.

“Ai rồi cũng xe đạp công cộng”?

“Ai rồi cũng xe đạp công cộng”?
Ý tưởng chia sẻ và sử dụng xe đạp công cộng cũng nhằm giúp giảm khí thải, bảo vệ môi trường chống biến đổi khí hậu. Một số địa phương trong nước như Hội An được một số tổ chức nước ngoài tài trợ xe đạp bằng bàn đạp, xe đạp điện hoặc Đà Nẵng, ngành Giao thông vận tải tổ chức mô hình xe đạp công cộng nhằm tạo sự an toàn đồng thời thúc đẩy người dân và du khách dùng xe đạp…

Người cao tuổi có uy tín của thôn T4

Người cao tuổi có uy tín của thôn T4
Ông Lê Văn Đờn (68 tuổi) là người có uy tín của thôn T4, xã Bok Tới, huyện Hoài Ân, tỉnh Bình Định, cả đời gắn bó với đồng bào dân tộc Ba Na, giúp bà con xóa đói nghèo, xây dựng khối đại đoàn kết toàn dân tộc bằng những việc làm tận tâm, tận lực.

Tăng cường tiếp cận dịch vụ y tế cho các nhóm yếu thế tại Việt Nam

Tăng cường tiếp cận dịch vụ y tế cho các nhóm yếu thế tại Việt Nam
Sáng 21/11/2024, Bộ Y tế phối hợp với Chương trình Phát triển Liên hợp quốc đã tổ chức lễ khởi động Dự án: “Ứng dụng y tế từ xa nhằm tăng cường tiếp cận dịch vụ y tế cho các nhóm yếu thế tại Việt Nam”.

Lan tỏa tình yêu thương, hỗ trợ cộng đồng

Lan tỏa tình yêu thương, hỗ trợ cộng đồng
Nhân kỷ niệm 78 năm ngày Thành lập Hội Chữ thập đỏ (CTĐ) Việt Nam (23/11/1946 - 23/11/2024), 48 năm ngày thành lập Hội CTĐ tỉnh Bình Định (4/1/1977 - 4/1/2025), chiều 20/11, Hội CTĐ tỉnh Bình Định tổ chức Hội nghị biểu dương những tập thể, cá nhân tiêu biểu trong vận động ủng hộ Nhân dân các tỉnh phía Bắc bị thiệt hại do bão số 3 và phát động phong trào “Tết Nhân ái” - Xuân Ất Tỵ năm 2025.

Chuyện mùa gặt...

Chuyện mùa gặt...
Vụ Thu Đông còn được gọi là vụ 3 ở đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL). Vụ này tuy không phải là vụ mùa chính, chỉ những nơi nào thuận lợi thì nông dân mới sản xuất. Tuy vậy, với nông dân thì mùa nào cũng là mùa hối hả, nhưng có lẽ, mùa gặt là mùa vui nhất khi nhìn thấy lúa vàng óng trên các cánh đồng.Đó không chỉ là thành quả mà còn là nhìn thấy sự no ấm, sung túc và đủ đầy. Mùa gặt trên cánh đồng là mùa vui, bởi những tiếng í ới cười đùa của nông dân chân lấm tay bùn và nhân công bốc vác thời vụ hối hả với bao lúa nặng trịch trên vai. Vì thế, khi lúa được mùa, bán trúng giá thì không khí đồng áng càng vui vẻ hơn. Chùm ảnh sau là câu chuyện mùa gặt đầy chân thực và gần gũi.

Ngày hội Khởi nghiệp sáng tạo Việt Nam năm 2024

Ngày hội Khởi nghiệp sáng tạo Việt Nam năm 2024
Sáng 21/11, tại Hà Nội, Bộ Khoa học và Công nghệ phối hợp với UBND TP Hải Phòng tổ chức họp báo thông tin về Ngày hội khởi nghiệp sáng tạo Việt Nam (TECHFEST).

Kỷ niệm 45 năm thành lập Trường THPT Phan Đăng Lưu

Kỷ niệm 45 năm thành lập Trường THPT Phan Đăng Lưu
Ngày Nhà giáo Việt Nam năm 2024 thật sự có ý nghĩa đối với nhiều thế hệ giáo viên (GV), học sinh (HS) Trường THPT Phan Đăng Lưu, quận Bình Thạnh, TP. Hồ Chí Minh, vì đây cũng là dịp kỷ niệm 45 năm thành lập trường. Ban Giám hiệu (BGH) nhà trường cùng tập thể GV, HS thật sự vui mừng khi được đón tiếp nguyên hiệu trưởng, các thầy cô giáo các thời kỳ về dự lễ rất đông đủ.

Hải Phòng: Đề xuất đầu tư cầu vượt biển với tổng đầu tư hơn 8.700 tỉ đồng

Hải Phòng: Đề xuất đầu tư cầu vượt biển với tổng đầu tư hơn 8.700 tỉ đồng
Hải Phòng sẽ trình Thủ tướng Chính phủ xem xét phê duyệt đề xuất dự án cầu Tân Vũ - Lạch Huyện 2, cây cầu vượt biển thứ 2 từ nội thành Hải Phòng ra đảo Cát Hải.
Xem thêm
Càng lớn tuổi càng có nguy cơ cao mắc zona với nhiều biến chứng nguy hiểm

Càng lớn tuổi càng có nguy cơ cao mắc zona với nhiều biến chứng nguy hiểm

Theo nghiên cứu cứ 3 người lớn sẽ có 1 người bị zona. Hơn 90% người lớn từ 50 tuổi trở lên có virus thủy đậu (VZV) tiềm ẩn trong hệ thần kinh sẽ có nguy cơ mắc bệnh zona cao hơn. Đáng chú ý, đau dây thần kinh sau zona thường có thể kéo dài hơn 3 tháng. Bệnh có thể gây biến chứng nguy hiểm dù rất hiếm gặp như mù lòa (khi bị zona ở mắt) hay mất thính lực. Các nghiên cứu cũng cho thấy có sự liên quan giữa zona và tim mạch như là đột quỵ.
Thanh Hóa đứng đầu khu vực Bắc Trung Bộ về thu ngân sách nhà nước

Thanh Hóa đứng đầu khu vực Bắc Trung Bộ về thu ngân sách nhà nước

Thu ngân sách nhà nước của tỉnh Thanh Hóa năm 2024 ước đạt hơn 54.000 tỷ đồng, đứng đầu khu vực Bắc Trung bộ và trong nhóm 10 địa phương thu cao nhất cả nước.
Hành trình 60 năm kiến tạo và đào tạo tri thức

Hành trình 60 năm kiến tạo và đào tạo tri thức

Kỷ niệm 60 năm thành lập trường THPT Lai Vung 1 là mốc son đánh dấu sự lớn mạnh của nhà trường và ghi nhận những nỗ lực phấn đấu không ngừng của đội ngũ cán bộ, giáo viên, nhân viên, học sinh toàn trường qua các thế hệ.
Khuyến khích tinh thần tự học

Khuyến khích tinh thần tự học

Trong những năm vừa qua, cải cách giáo dục đang trở thành mối quan tâm của toàn ngành giáo dục cũng như toàn xã hội.
Long trọng tổ chức kỷ niệm ngày Nhà giáo Việt Nam

Long trọng tổ chức kỷ niệm ngày Nhà giáo Việt Nam

Hòa chung không khí rộn ràng trên khắp cả nước, tự hào với những thành tích tập thể và cá nhân đã đạt được trong thời gian vừa qua, ngày 20/11/2024, Trường Đại học Công đoàn long trọng tổ chức Chương trình kỷ niệm 42 năm ngày Nhà giáo Việt Nam (20/11/1982 – 20/11/2024). Đây là dịp để ôn lại truyền thống cao đẹp của nghề giáo, tôn vinh và tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới các thế hệ thầy giáo, cô giáo.
Họp mặt kỉ niệm ngày Nhà giáo Việt Nam năm 2024

Họp mặt kỉ niệm ngày Nhà giáo Việt Nam năm 2024

Hòa chung không khí phấn khởi của đội ngũ những người làm công tác và hoạt động trong lĩnh vực Giáo dục – đào tạo trong cả nước; ngày 16/11,
Đơn vị tiêu biểu trong công tác vệ sinh môi trường và  xử lý rác thải

Đơn vị tiêu biểu trong công tác vệ sinh môi trường và xử lý rác thải

Trong những năm gần đây huyện Nông Cống, tỉnh Thanh Hóa đã thực hiện tốt công tác vệ sinh môi trường (VSMT), xử lý tốt nguồn rác thải đã làm cho cảnh quan làng quê, đường giao thông trong địa bàn toàn huyện luôn xanh, sạch, đẹp.
Chuyện mùa gặt...

Chuyện mùa gặt...

Vụ Thu Đông còn được gọi là vụ 3 ở đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL). Vụ này tuy không phải là vụ mùa chính, chỉ những nơi nào thuận lợi thì nông dân mới sản xuất. Tuy vậy, với nông dân thì mùa nào cũng là mùa hối hả, nhưng có lẽ, mùa gặt là mùa vui nhất khi nhìn thấy lúa vàng óng trên các cánh đồng.Đó không chỉ là thành quả mà còn là nhìn thấy sự no ấm, sung túc và đủ đầy. Mùa gặt trên cánh đồng là mùa vui, bởi những tiếng í ới cười đùa của nông dân chân lấm tay bùn và nhân công bốc vác thời vụ hối hả với bao lúa nặng trịch trên vai. Vì thế, khi lúa được mùa, bán trúng giá thì không khí đồng áng càng vui vẻ hơn. Chùm ảnh sau là câu chuyện mùa gặt đầy chân thực và gần gũi.
Đền Cô Chín Suối Rồng – ngôi đền nổi tiếng linh thiêng của Hải Phòng

Đền Cô Chín Suối Rồng – ngôi đền nổi tiếng linh thiêng của Hải Phòng

Đền Cô Chín Suối Rồng được mệnh danh là ngôi đền linh thiêng bậc nhất đất Cảng. Từ lâu, ngôi đền này đã trở thành điểm đến tâm linh quen thuộc của người dân TP Hải Phòng cũng như nhiều tỉnh, thành khác trong cả nước.
Phiên bản di động