Sinh kế mùa nước nổi
Văn hóa - Thể thao 19/12/2023 16:11
Mùa nước nổi về cũng là lúc cảnh sắc miền Tây Nam Bộ trở nên sống động. Ở đó không chỉ có cảnh nhộn nhịp người dân đi đánh bắt mà khắp mọi nơi, từ bờ kênh, bờ ao, chân ruộng... đâu đâu cũng phủ một màu vàng của những chùm bông điên điển xen lẫn hình ảnh người dân hái điên điển để bán hoặc dùng chế biến món ăn trong gia đình. Điên điển được ví von như ?mai vàng mùa nước nổi.
Bông điên điển thường nở rộ khi nước về, có thể chế biến thành nhiều món hấp dẫn, như: Canh chua cá linh bông điên điển, bông điên điển xào tỏi, gỏi bông điên điển tép đồng, lẩu mắm nhúng bông điên điển, bánh xèo bông điên điển... Khi thưởng thức các món ăn từ bông điên điển, có lẽ khó mà quên được hương vị đặc trưng của loại bông đồng nội này.
Để hái bông điên điển, người dân chèo xuồng ra đồng từ sớm, chọn những bông búp. Khi nắng lên, bông nở to sẽ không còn độ ngọt và giòn khi chế biến món ăn. Ông Nguyễn Văn Tùng Sáu, ở xã Vĩnh Trị, huyện Vĩnh Hưng, tỉnh Long An bộc bạch: ?Mùa nước, chúng tôi thường chèo xuồng hái bông điên điển, kiếm được khoảng 200.000 đồng/ngày. Mùa này, điên điển có giá từ 30.000 - 40.000 đồng/kg?.
Chị Hồ Thị Lan thu hoạch rau nhút để cân cho thương lái |
Nhắc đến đặc sản rau đồng mùa nước nổi, thật thiếu sót khi không nói đến hẹ nước, rau muống đồng, bông súng,... Đương nhiên, những loại rau này cũng xuất hiện vào mùa khô nhưng mùa nước thì non hơn.
Nắm bắt nhu cầu này, nhiều nông dân tận dụng mùa nước nổi để kiếm thêm thu nhập, cải thiện cuộc sống. Bà Nguyễn Thị Thy, ở xã Vĩnh Đại, huyện Tân Hưng cho biết: ?Hẹ nước thường mọc ở những nơi đất phèn, còn bông súng ma thường mọc ở những nơi trũng thấp và chỉ nở vào ban đêm; ban ngày, bông súng ma sẽ tàn, sau đó chìm xuống dưới nước. Nước về là hẹ nước lại tươi tốt, bông súng cũng vươn mình theo con nước. Cách đây một tháng, tôi có thu nhập trên 400.000 đồng/ngày nhờ bán hẹ nước và bông súng.
Tương tự bà Thy, ông Nguyễn Thành Hưng cùng ở xã Vĩnh Đại, cũng có thu nhập ổn định từ bán hẹ nước. Trung bình ông hái được 20 - 30kg/ngày, tùy vào thương lái đặt hàng số lượng nhiều hay ít. Ông Hưng bộc bạch: ?Hái hẹ nước rất vất vả, phải ngâm mình dưới nước. Hái mấy bữa liên tục là nước ăn chân, tay. Dù vậy, hái hẹ nước cũng là nghề mưu sinh mùa nước nổi, trung bình tôi có thu nhập trên 500.000 đồng/ngày?.
Nhiều người đánh giá rau nhút mọc tự nhiên vào mùa nước nổi sẽ có độ thơm, ngọt hơn so với rau nhút trồng, nhất là không phải lo về tồn dư thuốc bảo vệ thực vật. Chính vì thế, những năm qua, gia đình bà Hồ Thị Lan, ở xã Vĩnh Trị, huyện Vĩnh Hưng tận dụng kênh Lò Gạch để trồng rau nhút đồng mùa nước nổi. Bà Lan cho hay: ?Rau nhút đồng thích hợp trồng ở những nơi nước ?chạy. Khi trồng vào mùa nước nổi, rau nhút đồng phát triển nhanh, thân to, giòn. Tôi thường hái rau nhút vào lúc một giờ sáng để đem cân cho thương lái bởi vì hái lúc sáng sớm, rau nhút còn giữ được độ tươi nên thương lái rất thích. Trung bình tôi hái 40 - 50kg/ngày, bán được 12.000 đồng/kg. Ngoài thu nhập từ rau nhút đồng, tôi còn có thu nhập từ hái rau muống đồng bán 4.000 đồng/kg?.
Mùa nước nổi về ít hay nhiều cũng mang lại thu nhập cho người dân, trong đó có hái rau đồng. Giờ đây, rau đồng không chỉ là món ăn dân dã mà đã trở thành món đặc sản miền Tây sông nước và được nhiều người?ở phố thị ưa chuộng, mùa nước nổi cũng là mùa sinh kế của những lao động cao tuổin