Phó Thủ tướng Chính phủ, Bộ trưởng Bộ Tài chính Hồ Đức Phớc giải trình, làm rõ một số vấn đề đại biểu Quốc hội nêu

Sáng 5/11, tại Nhà Quốc hội, tiếp tục Chương trình Kỳ họp thứ 8, Quốc hội thảo luận ở hội trường về tình hình thực hiện ngân sách nhà nước năm 2024, dự toán ngân sách nhà nước, phương án phân bổ ngân sách trung ương năm 2025 và nhiều nội dung quan trọng khác. Phó Thủ tướng Chính phủ, Bộ trưởng Bộ Tài chính Hồ Đức Phớc giải trình, làm rõ một số vấn đề đại biểu Quốc hội nêu.

Theo chương trình làm việc, Quốc hội thảo luận ở hội trường về tình hình thực hiện ngân sách nhà nước năm 2024, dự toán ngân sách nhà nước, phương án phân bổ ngân sách trung ương năm 2025 (trong đó có Kế hoạch tài chính - ngân sách nhà nước 03 năm 2025-2027; tình hình thực hiện kế hoạch đầu tư công vốn ngân sách nhà nước năm 2024, dự kiến kế hoạch đầu tư công vốn ngân sách nhà nước năm 2025; tình hình thực hiện kế hoạch tài chính năm 2024, dự kiến kế hoạch tài chính năm 2025 của các quỹ tài chính nhà nước ngoài ngân sách do trung ương quản lý); một số nội dung về điều chỉnh, bổ sung dự toán ngân sách nhà nước.

Tại phiêu thảo luận, Đại biểu Vương Thị Hương, Đoàn ĐBQH tỉnh Hà Giang đề nghị giao đủ kế hoạch vốn cân đối ngân sách địa phương theo vốn trung hạn giai đoạn 2021-2025.

Phó Thủ tướng Chính phủ, Bộ trưởng Bộ Tài chính Hồ Đức Phớc giải trình, làm rõ một số vấn đề đại biểu Quốc hội nêu

Đại biểu Vương Thị Hương, Đoàn ĐBQH tỉnh Hà Giang đề nghị giao đủ kế hoạch vốn cân đối ngân sách địa phương theo vốn trung hạn giai đoạn 2021-2025.

Đại biểu Vương Thị Hương cho biết, kế hoạch vốn cân đối ngân sách địa phương năm 2025 còn lại chưa giao theo Quyết định số 1535 của Thủ tướng Chính phủ. Tuy nhiên, tại Văn bản số 822 ngày 8/10/2024 của Bộ Kế hoạch và Đầu tư về việc dự kiến kế hoạch đầu tư vốn NSNN năm 2025, trong đó thông báo vốn ngân sách địa phương cho tỉnh Hà Giang đã bị giảm 383,5 tỷ đồng.

Đại biểu Vương Thị Hương cho rằng, Hà Giang là một tỉnh miền núi, điều kiện phát triển kinh tế - xã hội còn gặp nhiều khó khăn và với kế hoạch đầu tư công trung hạn giai đoạn 2021-2025 bị cắt giảm như trên sẽ gây khó khăn cho tỉnh trong việc cân đối bố trí vốn với các dự án đã quyết định đầu tư.

Vì vậy, đại biểu đề nghị Quốc hội, Chính phủ xem xét giao đủ kế hoạch vốn cân đối ngân sách địa phương theo vốn trung hạn giai đoạn 2021-2025 theo đúng Quyết định số 1535 của Thủ tướng Chính phủ ngày 15/9/2021.

Về Dự án cao tốc Tuyên Quang - Hà Giang giai đoạn 1, đoạn qua tỉnh Hà Giang, đại biểu Vương Thị Hương nêu rõ, Dự án này đã được Thủ tướng Chính phủ đưa vào dự án trọng điểm quốc gia tại Quyết định số 1166 ngày 10/10/2023 và Dự án được thực hiện trong Chương trình phục hồi, phát triển kinh tế - xã hội theo Nghị quyết số 43 của Quốc hội về chính sách tài khóa, tiền tệ hỗ trợ Chương trình phục hồi phát triển kinh tế - xã hội, trong đó đoạn tuyến trên địa bàn tỉnh Hà Giang có chiều dài là 27,48 km.

Tuy nhiên, đại biểu Vương Thị Hương chỉ rõ, hiện nay, nhu cầu về đất san lấp, vật liệu xây dựng trong các dự án, nhất là dự án cao tốc là rất lớn, nhưng nguồn cung không thể đáp ứng do Luật Khoáng sản quy định tài nguyên đất hay đất đồi, đất san lấp là khoáng sản. Trong khi đó, trình tự, thủ tục liên quan đến việc cấp lại giấy phép khai thác khoáng sản theo quy định hiện hành còn rườm rà và tốn nhiều thời gian của các cơ quan nhà nước có thẩm quyền và các tổ chức, cá nhân đang sở hữu giấy phép. Các vướng mắc này dẫn đến thiếu hụt nguồn thu đất, gia lấp, ảnh hưởng đến biến độ thi công và giải ngân vốn các của các phương án không giải quy định.

Ngoài ra, việc các dự án có chuyển đổi mục đích sử dụng đất lúa chỉ từ 1 mét vuông vẫn phải lập báo cáo đánh giá tác động môi trường theo quy định của Luật Bảo vệ môi trường là không cần thiết và gây tăng thêm thủ tục cho các dự án, nhất là đối với dự án giao thông nông thôn. Công tác chuyển đổi đất rừng, quy hoạch sử dụng đất để triển khai thực hiện các dự án cũng gặp nhiều khó khăn trong việc xác định từng loại đất.

Vì vậy, đại biểu Vương Thị Hương kiến nghị, đề xuất Quốc hội, Chính phủ cho phép địa phương được giao làm cơ quan chủ quản dự án thực hiện các nội dung thẩm định, phê duyệt báo cáo đánh giá tác động môi trường, chuyển đổi mục đích sử dụng đất rừng, đất lúa, thẩm định, phê duyệt báo cáo nghiên cứu khả thi hoặc thiết kế kỹ thuật, dự toán.

Đại biểu Nguyễn Trúc Sơn, Đoàn ĐBQH tỉnh Bến Tre đề nghị tiếp tục thực hiện các chính sách tài khóa và tiền tệ linh hoạt để hỗ trợ doanh nghiệp, người dân.

Phó Thủ tướng Chính phủ, Bộ trưởng Bộ Tài chính Hồ Đức Phớc giải trình, làm rõ một số vấn đề đại biểu Quốc hội nêu
Đại biểu Nguyễn Trúc Sơn, Đoàn ĐBQH tỉnh Bến Tre đề nghị tiếp tục thực hiện các chính sách tài khóa và tiền tệ linh hoạt để hỗ trợ doanh nghiệp, người dân.

Đại biểu Nguyễn Trúc Sơn cho biết, Chính phủ dự kiến thu ngân sách năm 2024 sẽ tăng 10% so với năm 2023. Trong dự toán ngân sách 2025, Chính phủ yêu cầu tăng thu thêm 5% so với năm 2024. Tuy nhiên, đại biểu cho rằng một số địa phương gặp khó khăn do ảnh hưởng của bão số 3, cần được hỗ trợ để phục hồi sản xuất kinh doanh và góp phần tăng thu ngân sách.

Trưởng đoàn ĐBQH tỉnh Bến Tre đề nghị cần tiếp tục thực hiện các chính sách tài khóa và tiền tệ linh hoạt để hỗ trợ doanh nghiệp, người dân. Đồng thời tập trung khai thác các nguồn thu như sử dụng đất, xổ số kiến thiết, trong đó cần sớm hoàn thiện các chính sách liên quan như bảng giá đất, Luật Kinh doanh Bất động sản, Luật Đất đai. Hướng dẫn cụ thể cho các địa phương trong quá trình thu ngân sách, giải quyết những khó khăn vướng mắc.

Về tiết kiệm chi thường xuyên và đầu tư công, đại biểu Nguyễn Trúc Sơn cho biết, Chính phủ yêu cầu tiết kiệm 5% chi thường xuyên để tăng đầu tư phát triển. Để thực hiện được điều này, đại biểu đề xuất thực hiện cắt giảm 5% chi thường xuyên ngay từ đầu năm để tạo thuận lợi cho việc bố trí vốn đầu tư công. Cần sự phối hợp chặt chẽ giữa Bộ Tài chính và Bộ Kế hoạch Đầu tư trong lập kế hoạch và bố trí nguồn vốn đầu tư công.

Đối với đầu tư công cho vùng Đồng bằng sông Cửu Long, Chính phủ và các bộ, ngành đã tích cực hỗ trợ 13 tỉnh, thành phố trong chuẩn bị các chương trình, dự án đầu tư công. Đại biểu Nguyễn Trúc Sơn đề nghị sớm trình Chính phủ hoàn thiện Nghị quyết và phê duyệt các đề xuất đầu tư cho vùng này.

Đại biểu Lê Quân, Đoàn ĐBQH TP Hà Nội đề nghị tháo gỡ vướng mắc cho các đơn vị sự nghiệp công lập.

Đại biểu Lê Quân cho biết, qua kinh nghiệm từ Đại học Bắc Kinh, Đại học Thanh Hoa, các Đại học hàng đầu Trung Quốc, có thể thấy, đại học có nguồn nhân lực chất lượng cao, đội ngũ thầy cô, nhà khoa học đông đảo, có khối tài sản công rất lớn, chỉ còn thiếu cơ chế để có thể vận hành tự chủ và tạo nguồn thu lớn. Đại biểu kiến nghị pháp luật về sử dụng tài sản công cần cởi mở hơn với các đơn vị sự nghiệp công lập, nhất là đơn vị sự nghiệp y tế, giáo dục.

Phó Thủ tướng Chính phủ, Bộ trưởng Bộ Tài chính Hồ Đức Phớc giải trình, làm rõ một số vấn đề đại biểu Quốc hội nêu

Đại biểu Lê Quân, Đoàn ĐBQH TP Hà Nội đề nghị tháo gỡ vướng mắc cho các đơn vị sự nghiệp công lập.

Theo đại biểu, Luật Thủ đô đã có những quy định ưu việt trong sử dụng tài sản công, tuy nhiên, Đại học Quốc gia Hà Nội nằm trên địa bàn Hà Nội nhưng không phải là đối tượng áp dụng của Luật Thủ đô. Đại biểu kiến nghị sửa đổi Luật Quản lý sử dụng tài sản công theo hướng giúp Đại học được chủ động hơn trong khai thác hiệu quả tài sản công theo quy chế tài chính, có kiểm toán đầy đủ, mang lại các nguồn thu, đáp ứng được nhu cầu phát triển của đại học. Đại biểu nêu rõ, các nguồn thu ngoài học phí và ngân sách sẽ phải chiếm khoảng 50% cho các khoản chi sau này của Đại học. Vì vậy, nếu phát triển được nguồn lực thì sẽ giảm được gánh nặng học phí và chi ngân sách.

Liên quan đến kinh phí khoa học công nghệ, đại biểu cho biết vấn đề này đã có bước tiến bộ so với năm trước. Tuy nhiên, khi đã xác định giai đoạn sắp tới cần đẩy mạnh đổi mới sáng tạo hướng đến kỷ nguyên vươn mình, cần chú trọng thật sự chú trong tới giáo dục đại học, giáo dục nghề nghiệp và khoa học công nghệ. Nếu đầu tư tốt cho 3 lĩnh vực này trong thời gian tới thì sẽ tạo ra bứt phá, đem đến kết quả lâu dài cho các giai đoạn sau.

Đại biểu kiến nghị, để quốc gia có bước đột phá về đổi mới sáng tạo, thì đổi mới sáng tạo phải dựa vào các nhà khoa học nhiều hơn. Đối với hiệu quả của nghiên cứu khoa học, chúng ta cần đặt niềm tin trước, các nhà khoa học cần được chọn lọc, đánh giá kỹ, có cam kết về sản phẩm đầu ra, đầu tư theo các hướng nghiên cứu mang tính chất dài hạn và bài bản thì mới đáp ứng được yêu cầu phát triển. Hiện nay, khu vực doanh nghiệp đầu tư cho nghiên cứu khoa học công nghệ, đổi mới sáng tạo còn rất hạn chế, các doanh nghiệp công nghệ còn yếu, nên vấn đề phát triển, đổi mới sáng tạo sẽ cần được chú trọng trong thời gian tới.

Ngoài ra, đại biểu cho rằng cần có đổi mới về cơ chế phân bổ kinh phí khoa học công nghệ. Hiện nay, thủ tục thanh quyết toán rất chậm, nhiều rào cản, các định mức còn lạc hậu. Đại biểu đề nghị kinh phí cần đầu tư cho các nhóm nghiên cứu theo các đơn vị khoa học công nghệ, phải đầu tư trọn gói, định mức dài hạn để nâng cao hiệu quả và tạo hiệu quả khi triển khai trong thực tế.

Tại Kỳ họp, Bộ trưởng Bộ Tài chính, Phó Thủ tướng Chính phủ Hồ Đức Phớc đánh giá cao những ý kiến đóng góp của các ĐBQH đối với việc thực hiện ngân sách nhà nước năm 2024, dự toán ngân sách nhà nước, phương án phân bổ ngân sách trung ương năm 2025. Theo như các ĐBQH phản ánh, việc phân bổ ngân sách, kế hoạch đầu tư phát triển phải được đổi mới về hình thức và cách thức. Tuy nhiên, theo luật quy định, việc phân bổ ngân sách phải có đầy đủ các thủ tục thì mới có thể thực hiện được. Trong đó việc chi thường xuyên cũng như vậy, phải có dự toán và đơn giá định mức được duyệt.

Phó Thủ tướng Chính phủ, Bộ trưởng Bộ Tài chính Hồ Đức Phớc giải trình, làm rõ một số vấn đề đại biểu Quốc hội nêu
Phó Thủ tướng Chính phủ, Bộ trưởng Bộ Tài chính Hồ Đức Phớc.

Việc phân bổ chi cho khoa học công nghệ cũng phải có dự toán, định mức được phê duyệt. Giải pháp sắp tới, Chính phủ sẽ có sự đổi mới về chi thường xuyên và chi đầu tư. Theo đó các tỉnh sẽ phân bổ ngân sách theo quy định. Sau đó, Bộ Tài chính sẽ kiểm tra lại...

Về vấn đề tiết kiệm chi thường xuyên thì chủ yếu là tiết kiệm ở các sự nghiệp kinh tế, sự nghiệp đô thị, mua sắm rồi chi phí công tác phí, hội nghị tiếp khách, mua sắm nhỏ còn lương và các khoản phụ cấp từ lương thì gần như vậy không tiết kiệm được. Việc chi thường xuyên cho trả tiền lương đã chiếm tới 45%, còn lại 65% là các khoản chi khác.

Để giảm chi thường xuyên, Chính phủ đã chỉ đạo các Bộ ngành, đơn vị giảm công tác phí, chi tiêu ở các hội nghị, hội thảo, tiếp khách. Trong năm nay, Chính phủ cũng đã trình là cả nước giảm tiết kiệm được khoảng 7.000 tỷ chi thường xuyên. Phó Thủ tướng Chính phủ, Bộ trưởng Bộ Tài chính Hồ Đức Phớc cho biết, hiện nay, Thường trực Chính phủ đang chỉ đạo tiết kiệm chi trong đầu tư công. Trước đây, trong những năm 2009 – 2011, Chính phủ đã thực hiện việc này, đến nay, việc này được tái khởi động lại, cụ thể là tiết kiệm từ định mức dự toán đến định mức thi công, tiết kiệm trong bảo quản, thi công, vận chuyển. Vấn đề này sẽ được đưa vào hồ sơ mời thầu để tổ chức đấu thầu.

Phó Thủ tướng Chính phủ, Bộ trưởng Bộ Tài chính Hồ Đức Phớc giải trình, làm rõ một số vấn đề đại biểu Quốc hội nêu
Toàn cảnh buổi giải trình, làm rõ một số vấn đề đại biểu Quốc hội nêu của Phó Thủ tướng Chính phủ, Bộ trưởng Bộ Tài chính Hồ Đức Phớc.

Về vướng mắc trong chi đầu tư công, chi thường xuyên, Phó Thủ tướng Chính phủ, Bộ trưởng Bộ Tài chính Hồ Đức Phớc cho biết, hiện nay, còn những bất cập, như: Thiếu đất để san lấp, do theo quy định thì đất là khoáng sản, nên phải thực hiện theo quy trình chung đối với khoáng sản. Phó Thủ tướng Chính phủ cho rằng, cần sửa đổi quy định cho phù hợp, hoặc nếu vẫn giữ quan điểm cũ thì cần quy định cấp đất, cấp mỏ cho các nhà thầu thi công tuyến đường chỉ để xây dựng tuyến đường, cấm bán ra ngoài, đóng mỏ ngay sau khi hoàn tất công việc thi công. Chính phủ sẽ trình cấp có thẩm quyền để quyết định việc sửa đổi, bổ sung quy định này.

Về vấn đề thu tiền sử dụng đất, Phó Thủ tướng Chính phủ cho biết, thực tiễn thủ tục này không phức tạp, mà chỉ chậm do việc xác định giá đất tiến hành chậm. Khi chưa có giá đất, cơ quan thuế chưa thể phát hóa đơn thu tiền sử dụng đất. Do đó, khâu xác định giá đất đang là mấu chốt vấn đề. Bên cạnh đó, tiền sử dụng đất của cả nước chiếm 45% tổng nợ thuế của cả nước, đây là nợ khó đòi, tiền phạt chậm nộp nhiều gấp nhiều lần nợ gốc. Đây là vấn đề cần được quan tâm giải quyết, tháo gỡ.

Ngoài ra, về tự chủ tài chính, Phó Thủ tướng Chính phủ Hồ Đức Phớc cho biết, có các mức độ tự chủ khác nhau, như: Tự chủ một phần, tự chủ thường xuyên, tự chủ toàn diện. Vừa qua, một số đơn vị tự chủ toàn diện, như: Bệnh viện Bạch Mai, Bệnh viện K đã xin được tự chủ một phần, Chính phủ đã đồng tình. Đây là những bệnh viện tuyến cuối, phục vụ công tác thăm khám, chữa trị, đảm bảo sức khỏe cho Nhân dân, nên cần có sự hỗ trợ.

“Đối với việc quản lý các loại tài sản trong đơn vị sự nghiệp công lập, Luật Quản lý sử dụng tài sản công đã có quy định cụ thể, cởi mở, cho phép liên doanh liên kết, cho phép cho thuê, nhưng không được làm mất tài sản của nhà nước - Phó Thủ tướng Chính phủ Hồ Đức Phớc nêu rõ”.

Thế Thực - Trần Thao

Tin liên quan

Ý kiến bạn đọc

* Vui lòng gõ tiếng Việt có dấu

Cùng chuyên mục

Ở đâu có người cao tuổi, nơi đấy các hoạt động triển khai hiệu quả

Ở đâu có người cao tuổi, nơi đấy các hoạt động triển khai hiệu quả

Tại Hội nghị Ban Chấp hành Trung ương Hội NCT Việt Nam; biểu dương NCT tham gia xây dựng hệ thống chính trị cơ sở, giai đoạn 2019 - 2024; tổng kết 5 năm thực hiện phong trào thi đua “Tuổi cao - Gương sáng” giai đoạn 2021-2025, phóng viên Tạp chí Người cao tuổi ghi nhận nhiều ý kiến chia sẻ của các đại biểu về dự Hội nghị và một số cán bộ, hội viên cơ sở…
Để phong trào “Tuổi cao - Gương sáng” là nguồn cảm hứng chính trị trong đời sống xã hội

Để phong trào “Tuổi cao - Gương sáng” là nguồn cảm hứng chính trị trong đời sống xã hội

Là hoạt động đặc thù riêng có của lớp người “cây cao bóng cả”, nhiều năm qua, phong trào thi đua yêu nước “Tuổi cao - Gương sáng” do Hội NCT Việt Nam phát động đã thu hút đông đảo cán bộ, hội viên NCT tham gia. Thực tế đã phản ánh rõ nét ý nghĩa thiết thực, nhân văn của phòng trào thi đua, góp phần nâng cao vị thế, vai trò của tổ chức Hội và NCT trong xã hội. Nhân dịp tổng kết đánh giá phong trào “Tuổi cao – Gương sáng” giai đoạn 2021-2025, TS Trương Xuân Cừ, Phó Chủ tịch Thường trực Hội NCT Việt Nam, đại biểu Quốc hội khóa XV dành cho phóng viên Tạp chí Người cao tuổi cuộc trò chuyện về nội dung trên…
Nâng cao hiệu quả các phong trào thi đua của NCT, đóng góp tích cực vào sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc

Nâng cao hiệu quả các phong trào thi đua của NCT, đóng góp tích cực vào sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc

Lớp NCT là lực lượng giàu kinh nghiệm, có uy tín và trách nhiệm trong cộng đồng, đóng vai trò quan trọng trong thực hiện nhiệm vụ chính trị, phát triển kinh tế xã hội ở địa phương; xây dựng hệ thống chính trị ở cơ sở vững mạnh; xây dựng nông thôn mới, đô thị văn minh, bảo vệ môi trường, củng cố khối đại đoàn kết toàn dân; được Đảng, Nhà nước, cấp ủy, chính quyền địa phương ghi nhận, đánh giá cao… Không phải đến khi về già mới mẫu mực, nêu gương, Tạp chí Người cao tuổi trân trọng trích đăng ý kiến của cán bộ, hội viên NCT hưởng ứng các phong trào thi đua do Hội phát động…
Dự án Luật Tình trạng khẩn cấp: Nhiệm vụ cấp bách và cần thiết

Dự án Luật Tình trạng khẩn cấp: Nhiệm vụ cấp bách và cần thiết

Ngày 26/6, tiếp tục chương trình Kì họp thứ 9, Quốc hội thảo luận tại hội trường về dự án Luật Tình trạng khẩn cấp. Biểu quyết thông qua Luật Bảo vệ dữ liệu cá nhân; phê chuẩn danh sách Phó Chủ tịch và Ủy viên Hội đồng bầu cử quốc gia.
Kéo dài thêm 5 năm miễn thuế sử dụng đất nông nghiệp

Kéo dài thêm 5 năm miễn thuế sử dụng đất nông nghiệp

Chiều 26/6, với đa số đại biểu tán thành, Kì họp thứ 9, Quốc hội biểu quyết thông qua Nghị quyết kéo dài thời gian miễn thuế đất nông nghiệp. Nghị quyết có hiệu lực từ 1/1/2026. Như vậy thời gian miễn thuế sử dụng đất nông nghiệp thêm 5 năm, đến năm 2030.

Tin khác

Thành tích nổi trội của phong trào là nỗ lực của Hội Người cao tuổi các cấp(*)

Thành tích nổi trội của phong trào là nỗ lực của Hội Người cao tuổi các cấp(*)
Ngày 26/6/2025, tại Hà Nội, Trung ương Hội NCT Việt Nam tổ chức Hội nghị Ban Chấp hành Trung ương Hội, biểu dương NCT tiêu biểu tham gia xây dựng hệ thống chính trị cơ sở giai đoạn 2019 - 2024, tổng kết phong trào thi đua yêu nước “Tuổi cao - Gương sáng” giai đoạn 2021 - 2025 nhằm đánh giá tổng kết phong trào và tôn vinh các tập thể, cá nhân xuất sắc. Tạp chí Người cao tuổi trân trọng giới thiệu toàn văn bài phát biểu của đồng chí Nguyễn Thanh Bình, Phó Chủ tịch Ủy ban Quốc gia về NCT Việt Nam, Chủ tịch Hội NCT Việt Nam tại Hội nghị...

Người cao tuổi chung sức đồng lòng, tạo khí thế cùng cả nước bước vào kỉ nguyên mới

Người cao tuổi chung sức đồng lòng, tạo khí thế cùng cả nước bước vào kỉ nguyên mới
Ngày 26/6, tại Hà Nội, Hội Người cao tuổi (NCT) Việt Nam tổ chức Hội nghị Ban Thường vụ; Hội nghị Ban Chấp hành và biểu dương NCT tiêu biểu tham gia xây dựng hệ thống chính trị cơ sở giai đoạn 2019 - 2024, tổng kết phong trào thi đua yêu nước “Tuổi cao - Gương sáng” giai đoạn 2021 - 2025. Tại Hội nghị, Trung ương Hội tặng Bằng khen 252 NCT tiêu biểu tham gia xây dựng hệ thống chính trị cơ sở và 61 tập thể, 127 cá nhân NCT có thành tích xuất sắc thực hiện phong trào “Tuổi cao - Gương sáng” trong 5 năm qua.

Nhiều Luật sửa đổi, Nghị quyết quan trọng được Quốc hội thông qua

Nhiều Luật sửa đổi, Nghị quyết quan trọng được Quốc hội thông qua
Sáng 25/6, Kì họp thứ 9, Quốc hội thông qua nhiều Luật sửa đổi, Nghị quyết quan trọng.

Đảng bộ tỉnh Nam Định - Khẳng định vai trò lãnh đạo, chỉ đạo trong xây dựng và phát triển

Đảng bộ tỉnh Nam Định - Khẳng định vai trò lãnh đạo, chỉ đạo trong xây dựng và phát triển
Cách đây 5 năm - Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ XX nhiệm kỳ 2020-2025 đã nghiêm túc kiểm điểm đánh giá đúng thực trạng tình hình, phân tích chỉ ra những mặt đã làm được, làm tốt và những mặt còn hạn chế cùng với những nguyên nhân của nó. Trên cơ sở đó xác định phương hướng mục tiêu, nhiệm vụ kinh tế - xã hội của tỉnh cùng cơ chế chính sách đảm bảo cho thực hiện mục tiêu nhiệm vụ đó; tạo ra thế và lực cho sự phát triển của tỉnh.

Tiếp tục nghiên cứu, cụ thể hóa “cơ chế đặc biệt về nhập quốc tịch”

Tiếp tục nghiên cứu, cụ thể hóa “cơ chế đặc biệt về nhập quốc tịch”
Với đa số các đại biểu có mặt tham gia biểu quyết tán thành, sáng 24/6, Kỳ họp thứ 9, Quốc hội khóa XV đã thông qua Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Quốc tịch Việt Nam. Luật sẽ có hiệu lực từ ngày 1/7/2025.

Nam Định - Những thành công trong đổi mới tổ chức bộ máy

Nam Định - Những thành công trong đổi mới tổ chức bộ máy
Công cuộc đổi mới đã mang lại những thành tựu to lớn, có ý nghĩa lịch sử, tạo ra thế và lực để đất nước ta bước vào kỷ nguyên phát triển, kỷ nguyên vươn mình của dân tộc. Tuy nhiên, tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị vẫn còn cồng kềnh, kém hiệu quả, điều này đặt ra yêu cầu cấp bách phải thực hiện quyết liệt “cuộc cách mạng” nhằm xây dựng hệ thống chính trị thật sự “tinh, gọn, hoạt động hiệu lực, hiệu quả” đáp ứng yêu cầu, nhiệm vụ trong giai đoạn cách mạng mới.

Nam Định xây dựng nền tảng văn hóa góp phần thúc đẩy kinh tế, đảm bảo an sinh xã hội

Nam Định xây dựng nền tảng văn hóa góp phần thúc đẩy kinh tế, đảm bảo an sinh xã hội
Trải qua tiến trình lịch sử đã hình thành nhiều giá trị văn hóa phong phú, thể hiện sinh động qua hệ thống văn hóa vật thể và phi vật thể với hơn 100 lễ hội truyền thống, gần 1.400 di tích lịch sử văn hóa…Đó chính là vốn quý và sức sống của Nam Định, nền tảng cho sự phát triển không chỉ của quá khứ mà trong cả hiện tại và tương lai.

Không làm phát sinh cơ chế xin-cho

Không làm phát sinh cơ chế xin-cho
Việc chậm xử lý các vướng mắc do quy định pháp luật không rõ, không phù hợp hoặc chồng chéo đã gây cản trở đáng kể cho hoạt động đầu tư công, sản xuất kinh doanh, cải cách hành chính, chuyển đổi số và các chương trình mục tiêu quốc gia.

CLB Thơ Bát Tràng và tình yêu với Tạp chí Người cao tuổi

CLB Thơ Bát Tràng và tình yêu với Tạp chí Người cao tuổi
Trong không khí hân hoan kỉ niệm 100 năm Ngày Báo chí Cách mạng Việt Nam (21/6/1925 - 21/6/2025), tổ biên tập văn nghệ - thơ của Tạp chí Người cao tuổi đã vinh dự đón tiếp đoàn đại biểu từ CLB Thơ Bát Tràng đến thăm và trao tặng những món quà ý nghĩa, thể hiện tình cảm trân quý đối với đội ngũ những người làm báo.

Tạp chí Người cao tuổi tham gia Hội báo toàn quốc năm 2025

Tạp chí Người cao tuổi tham gia Hội báo toàn quốc năm 2025
Kỉ niệm 100 năm Ngày Báo chí cách mạng Việt Nam (21/6/1925-21/6/2025), Tạp chí Người cao tuổi tham gia các sự kiện bên lề và gian trưng bày tại Hội báo toàn quốc năm 2025. Rất vinh dự cho Tạp chí Người cao tuổi, ngay sau Lễ khai mạc trọng thể diễn ra sáng 19/6, đồng chí Nguyễn Trọng Nghĩa, Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Trung ương Đảng, Trưởng ban Tuyên giáo và Dân vận Trung ương; đồng chí Lê Quốc Minh, Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Tổng Biên tập Báo Nhân Dân, Phó Trưởng Ban Tuyên giáo và Dân vận Trung ương, Chủ tịch Hội Nhà báo Việt Nam, Trưởng ban Tổ chức Hội báo toàn quốc năm 2025 cùng các đồng chí lãnh đạo Đảng, Nhà nước đã đến thăm gian trưng bày Tạp chí Người cao tuổi tại Hội báo.

Nam Định vững vàng, tự tin tiến vào kỷ nguyên phát triển

Nam Định vững vàng, tự tin tiến vào kỷ nguyên phát triển
Năm 2025 là năm cuối thực hiện các mục tiêu Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ XX, Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội 5 năm 2021-2025. Và cũng là thời điểm Đảng bộ, chính quyền và nhân dân tỉnh Nam Định tăng tốc, bứt phá để tạo nền tảng vững chắc cho giai đoạn phát triển mới, cùng cả nước tiến vào kỷ nguyên mới - kỷ nguyên phát triển vươn mình của dân tộc.

Báo chí Vĩnh Phúc tiếp lửa và lan tỏa khát vọng phát triển

Báo chí Vĩnh Phúc tiếp lửa và lan tỏa khát vọng phát triển
Sáng 21/6, kỷ niệm 100 năm Ngày Báo chí Cách mạng Việt Nam (21/6/1925 – 21/6/2025), tỉnh Vĩnh Phúc long trọng tổ chức Lễ kỷ niệm và biểu dương người làm báo tiêu biểu. Đây không chỉ là dịp để ôn lại truyền thống vẻ vang mà còn là thời điểm nhìn nhận vai trò, đóng góp của báo chí trong sự nghiệp phát triển của tỉnh.

Phối hợp chặt chẽ, triển khai hiệu quả, bài bản, đúng quy định

Phối hợp chặt chẽ, triển khai hiệu quả, bài bản, đúng quy định
Sáng 20/6, TS Phan Văn Hùng, Phó Chủ tịch Hội NCT Việt Nam chủ trì buổi làm việc với đại diện Công ty CP Quảng cáo và Hội chợ Thương mại Vinexad (Công ty Vinexad) chuẩn bị cho triển lãm quốc tế về chăm sóc và phục hồi chức năng NCT tại Việt Nam. Tham dự buổi làm việc có lãnh đạo các Ban, Văn phòng, đơn vị trực thuộc Trung ương Hội; lãnh đạo Công ty Vinexad.

Báo chí cách mạng là ngọn cờ đầu trong xây dựng và bảo vệ Tổ quốc

Báo chí cách mạng là ngọn cờ đầu trong xây dựng và bảo vệ Tổ quốc
Từ khi có Đảng, báo chí cách mạng luôn là lực lượng đi đầu, là vũ khí tinh thần sắc bén của Đảng và Nhà nước trên mặt trận tư tưởng, văn hóa; là diễn đàn của Nhân dân, có những đóng góp to lớn cho sự nghiệp cách mạng.

Báo chí Phú Thọ đang chuyển mình mạnh mẽ trong kỷ nguyên số, góp phần lan tỏa khát vọng phát triển quê hương Đất Tổ.

Báo chí Phú Thọ đang chuyển mình mạnh mẽ trong kỷ nguyên số, góp phần lan tỏa khát vọng phát triển quê hương Đất Tổ.
Trong không khí cả nước hướng tới kỷ niệm 100 năm Ngày Báo chí Cách mạng Việt Nam (21/6/1925 – 21/6/2025), tỉnh Phú Thọ đã long trọng tổ chức chương trình gặp mặt, tọa đàm với chủ đề “Báo chí Phú Thọ trong kỷ nguyên số”. Sự kiện không chỉ là dịp để ôn lại truyền thống vẻ vang của báo chí cách mạng Việt Nam mà còn là điểm hẹn quan trọng để nhìn lại những thành tựu và định hướng phát triển báo chí địa phương trong bối cảnh chuyển đổi số.
Xem thêm
Đảng bộ tỉnh Nam Định - Khẳng định vai trò lãnh đạo, chỉ đạo trong xây dựng và phát triển

Đảng bộ tỉnh Nam Định - Khẳng định vai trò lãnh đạo, chỉ đạo trong xây dựng và phát triển

Cách đây 5 năm - Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ XX nhiệm kỳ 2020-2025 đã nghiêm túc kiểm điểm đánh giá đúng thực trạng tình hình, phân tích chỉ ra những mặt đã làm được, làm tốt và những mặt còn hạn chế cùng với những nguyên nhân của nó. Trên cơ sở đó xác định phương hướng mục tiêu, nhiệm vụ kinh tế - xã hội của tỉnh cùng cơ chế chính sách đảm bảo cho thực hiện mục tiêu nhiệm vụ đó; tạo ra thế và lực cho sự phát triển của tỉnh.
Nam Định xây dựng nền tảng văn hóa góp phần thúc đẩy kinh tế, đảm bảo an sinh xã hội

Nam Định xây dựng nền tảng văn hóa góp phần thúc đẩy kinh tế, đảm bảo an sinh xã hội

Trải qua tiến trình lịch sử đã hình thành nhiều giá trị văn hóa phong phú, thể hiện sinh động qua hệ thống văn hóa vật thể và phi vật thể với hơn 100 lễ hội truyền thống, gần 1.400 di tích lịch sử văn hóa…Đó chính là vốn quý và sức sống của Nam Định, nền tảng cho sự phát triển không chỉ của quá khứ mà trong cả hiện tại và tương lai.
Báo chí Vĩnh Phúc tiếp lửa và lan tỏa khát vọng phát triển

Báo chí Vĩnh Phúc tiếp lửa và lan tỏa khát vọng phát triển

Sáng 21/6, trong không khí thiêng liêng kỷ niệm 100 năm Ngày Báo chí Cách mạng Việt Nam (21/6/1925 – 21/6/2025), tỉnh Vĩnh Phúc long trọng tổ chức Lễ kỷ niệm và biểu dương người làm báo tiêu biểu. Đây không chỉ là dịp để ôn lại truyền thống vẻ vang mà còn
Ở đâu có người cao tuổi, nơi đấy các hoạt động triển khai hiệu quả

Ở đâu có người cao tuổi, nơi đấy các hoạt động triển khai hiệu quả

Tại Hội nghị Ban Chấp hành Trung ương Hội NCT Việt Nam; biểu dương NCT tham gia xây dựng hệ thống chính trị cơ sở, giai đoạn 2019 - 2024; tổng kết 5 năm thực hiện phong trào thi đua “Tuổi cao - Gương sáng” giai đoạn 2021-2025, phóng viên Tạp chí Người cao tuổi ghi nhận nhiều ý kiến chia sẻ của các đại biểu về dự Hội nghị và một số cán bộ, hội viên cơ sở…
Để phong trào “Tuổi cao - Gương sáng” là nguồn cảm hứng chính trị trong đời sống xã hội

Để phong trào “Tuổi cao - Gương sáng” là nguồn cảm hứng chính trị trong đời sống xã hội

Là hoạt động đặc thù riêng có của lớp người “cây cao bóng cả”, nhiều năm qua, phong trào thi đua yêu nước “Tuổi cao - Gương sáng” do Hội NCT Việt Nam phát động đã thu hút đông đảo cán bộ, hội viên NCT tham gia. Thực tế đã phản ánh rõ nét ý nghĩa thiết thực, nhân văn của phòng trào thi đua, góp phần nâng cao vị thế, vai trò của tổ chức Hội và NCT trong xã hội. Nhân dịp tổng kết đánh giá phong trào “Tuổi cao – Gương sáng” giai đoạn 2021-2025, TS Trương Xuân Cừ, Phó Chủ tịch Thường trực Hội NCT Việt Nam, đại biểu Quốc hội khóa XV dành cho phóng viên Tạp chí Người cao tuổi cuộc trò chuyện về nội dung trên…
Nâng cao hiệu quả các phong trào thi đua của NCT, đóng góp tích cực vào sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc

Nâng cao hiệu quả các phong trào thi đua của NCT, đóng góp tích cực vào sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc

Lớp NCT là lực lượng giàu kinh nghiệm, có uy tín và trách nhiệm trong cộng đồng, đóng vai trò quan trọng trong thực hiện nhiệm vụ chính trị, phát triển kinh tế xã hội ở địa phương; xây dựng hệ thống chính trị ở cơ sở vững mạnh; xây dựng nông thôn mới, đô thị văn minh, bảo vệ môi trường, củng cố khối đại đoàn kết toàn dân; được Đảng, Nhà nước, cấp ủy, chính quyền địa phương ghi nhận, đánh giá cao… Không phải đến khi về già mới mẫu mực, nêu gương, Tạp chí Người cao tuổi trân trọng trích đăng ý kiến của cán bộ, hội viên NCT hưởng ứng các phong trào thi đua do Hội phát động…
Phiên bản di động