Nỗi niềm cầu ngói Thanh Toàn

Đã có nhiều kế hoạch, dự án bảo tồn, tu sửa, tôn tạo, nhưng đến bây giờ người dân địa phương vẫn nhìn vào nơi khác để mà ao ước về sự nở rộ cho du lịch xứ mình. Chỉ tiếc rằng, điều đó còn xa quá…

Ước mơ của người cầu ngói

Làng Thủy Thanh Chánh, xã Thủy Thanh, thị xã Hương Thủy, tỉnh Thừa Thiên Huế được thành lập vào cuối thế kỉ XVI. Thuở ấy, người dân trong làng đi làm đồng ở phía bên kia sông đều phải chèo thuyền, các hoạt động đi lại đều phải gắn liền với thuyền, đò nên khá vất vả và mất thời gian.

Thấy dân làng phải vất vả để qua sông, bà Trần Thị Đạo (cháu gái thuộc đời thứ 6 của họ Trần) đã cúng tiền cho làng xây cầu ngói Thanh Toàn. Trải qua biết bao biến thiên của lịch sử, rồi chiến tranh, thiên tai, cây cầu này vẫn bền vững đến nay đã hơn 250 năm.

Bên cạnh những công trình nổi tiếng như kinh thành Huế, lăng Tự Đức, chùa Thiên Mụ,… cầu ngói Thanh Toàn cũng là một trong những công trình cổ; là điểm dừng chân, hóng mát, gặp gỡ, chuyện trò… cho người dân trong làng với vẻ đẹp độc đáo của kiến trúc, cảnh quan hữu tình mang nét thôn quê bình dị. Năm 1990, cầu được công nhận là Di tích lịch sử cấp Quốc gia.

Dự án bảo tồn, tu bổ và tôn tạo di tích Cầu ngói Thanh Toàn được UBND tỉnh Thừa Thiên Huế hoàn thành sau  1 năm.
Dự án bảo tồn, tu bổ và tôn tạo di tích Cầu ngói Thanh Toàn được UBND tỉnh Thừa Thiên Huế hoàn thành sau 1 năm.

Ông Sửu với niềm tự hào của người làng, giảng giải rằng, những cây câu có kiến trúc độc đáo như cầu ngói Thanh Toàn hiện nay không còn nhiều. Ở ngoài Bắc, nét kiến trúc này chỉ còn lại ở cầu Phú Khê, cầu Khúc Thoại. Miền Trung hiện còn chùa Cầu ở Hội An và cầu ngói Thanh Toàn. Những cây cầu này được xây theo lối kiến trúc “thượng gia hạ kiều” (trên nhà, dưới cầu), với hệ thống cột xà đều được làm theo kiểu xà kép, xà ở phía dưới sẽ đi qua các mộng cột, phần xà phía trên sẽ được đặt trên các đầu cột. Về phần mái, cây cầu được các nghệ nhân chạm khắc rất tỉ mỉ với chủ đề tứ linh. Chỉ lên mái ngói, ông Sửu khoe trước kia trên phần mái được trang trí bằng một con Giao Long, nhưng sau này được thay bằng đôi phượng chầu trời ở giữa và hai đầu là hai hình rồng cách điệu.

Theo các tài liệu, cây cầu này có tổng chiều dài 16,85 mét, rộng 4,63 mét, và được chia thành 7 gian như 7 phòng nhỏ của một ngôi nhà. Một bàn thờ được đặt ở chính giữa cây cầu để thờ phụng và tỏ lòng thành kính với những người đã có công xây dựng công trình này. Cây cầu này, sánh ngang với chùa Cầu ở Hội An về sự độc đáo, về thiết kế, cũng như về bề dày lịch sử và nhiều điều khác.

Nhưng với người Thủy Thanh, có một nỗi buồn khó tả ấy là sự lép vế về độ nổi tiếng, sự hụt hẫng của người dân nơi đây về chuyện thu hút khách du lịch. Ông Nguyễn Mậu Hòa, Phó Chủ tịch UBND xã Thủy Thanh tặc lưỡi mà rằng: “Nhìn chùa Cầu tấp nập khách du lịch hằng ngày, hằng tuần như thế, còn xứ ni họa hoằn lắm mới được một bữa đông khách, thật buồn!”.

Tâm tư của ông Phó Chủ tịch xã cũng là nỗi đau đáu của người dân làng này. Bên cạnh cầu còn có một “Nhà trưng bày nông cụ Thanh Toàn”. Cùng với cầu ngói, đây cũng là nơi góp phần lưu giữ những nét đẹp của đời sống con người xưa. Địa lợi đã có, nhân hòa cũng chẳng thiếu, nhưng dường như thiên thời chưa dành cho cầu ngói xứ này. Cả lão Sửu chèo đò, cả người làng, cũng như ông Hòa, Phó Chủ tịch cứ lắc đầu rồi thốt lên: Vì đâu?!

Nỗi buồn cầu ngói

Nhìn sự phát triển du lịch của Hội An, người xứ này cũng thèm và tiếc lắm. Để phát triển du lịch cho người Thủy Thanh, để cầu ngói Thanh Toàn trở thành điểm đến không chỉ một ngày, một mùa Festival, chính quyền tỉnh Thừa Thiên Huế cũng đã tổ chức phiên chợ đêm ở cầu ngói diễn ra vào ngày 16 âm lịch hằng tháng để tạo thêm sự đa dạng cho du lịch sinh thái, du lịch cộng đồng của địa phương. Rồi những phiên “Chợ quê ngày hội” cũng là điểm quen thuộc ở mỗi kì Festival Huế. Sau gần 250 năm, cây cầu cũng đã được hạ giải để tiến hành bảo tồn, tu bổ và tôn tạo lại. Dự án bảo tồn, tu bổ và tôn tạo di tích cầu ngói Thanh Toàn được UBND tỉnh Thừa Thiên Huế phê duyệt với tổng vốn đầu tư hơn 13 tỉ đồng. Dự án được khởi công đầu tháng 4/2020 và hoàn thành sau 1 năm.

Chính quyền địa phương cũng xây dựng nhiều mô hình để phục vụ du khách, như mô hình trải nghiệm làm vườn tại di tích đền Văn Thánh của bà Nguyễn Thị Nữa, mô hình trải nghiệm một ngày làm nông dân tại vườn Chân Quê, chèo thuyền đánh bắt cá, thả hoa đăng trên sông Như Ý của ông Lê Nguyên Sửu, mô hình vườn hoa Lạc Dương check-in của ông Chế Quang Tám, mô hình vườn hoa Thanh Vân check-in của HTX Vân Thê… đi kèm với các tổ ẩm thực, thuyền, làm nón lá, bánh tét… Bà con đi trải nghiệm học hỏi, rồi các dự án của Hà Lan, ILO, JICA hay đưa trực tiếp người về hướng dẫn, nghiên cứu sâu về dịch vụ du lịch cộng đồng, xây dựng sản phẩm. Tập dượt lên xuống, học cách đón đến mời chào, thuyết minh, năm 2012 thì bắt đầu làm tích cực hơn. Rồi từ năm 2015, khi hoàn thành giai đoạn 1 nông thôn mới, xác định điểm đến du lịch cộng đồng làng quê là sản phẩm đặc trưng của Thủy Thanh, khai thác tiềm năng sẵn có của xã là bài chòi, trình diễn làm nón lá, ẩm thực, chèo thuyền, chằm nón, vườn mẫu, mở tour “Một ngày làm nông dân”...

Nhưng rồi hiệu quả kinh tế từ những mô hình này chưa trở thành nguồn thu nhập chính để người dân tham gia làm du lịch cải thiện đời sống. Khách không có nhiều và thường xuyên, người dân cũng không trụ lại được vì không bảo đảm thu nhập.

Khách đến khách đi, cây cầu như bất động hơn khi gần đó, hai chiếc thuyền đưa đón khách dọc dòng kênh như du lịch chèo đò trên sông Hoài ở phố cổ Hội An cũng buông sào đầy trăn trở. Ông Phó Chủ tịch xã, rồi ngay cả chị bán giải khát ngay cầu, hay ông Sửu, bà Nữa cứ muốn lựa lời mà sau đó khi “xả” hết, tôi mới hiểu rằng từ cán bộ đến người dân chốn này, thảy đều đau đáu cho chuyện trên. Rằng bà con ưng làm giàu từ chính quê mình lắm, nhưng đành chịu vì còn nhiều cái khó.

Dẫu địa phương đã lập 2 HTX để phục vụ du lịch, nhưng vẫn thiếu, như cách nói của ông Phó Chủ tịch xã, thì địa phương không có sản phẩm đặc trưng. Ừ thì có cầu ngói độc đáo đấy, nhưng quảng bá chẳng bằng Hội An, cũng là chằm nón, bài chòi, chợ đêm, nhưng làm sao cho bằng xứ Quảng. Rồi chuyện làm rau cũng thua Trà Quế, chèo thuyền cũng thua sông Hoài…

Ông Nguyễn Mậu Hòa nhận xét, cái cần nhất có lẽ là các chính sách hỗ trợ địa phương khai thác du lịch cộng đồng, với việc xây dựng cơ sở hạ tầng, đào tạo nhân lực, hỗ trợ trực tiếp trong hình thành dịch vụ homestay và một số trải nghiệm mới để tránh sự đơn điệu trong các sản phẩm du lịch. Bên cạnh đó là hoạt động xúc tiến du lịch, kết nối lữ hành và các đơn vị cung cấp dịch vụ nhằm hình thành một số chương trình tour kết nối chuỗi sản phẩm dịch vụ địa phương thường xuyên…

Cầu ngói mùa vắng khách, ván gỗ êm chân, dưới cầu nước vẫn lững lờ trôi. Cầu ngói này là báu vật tiền nhân để lại, bây giờ họ chỉ mong du lịch phát triển, đời sống người dân đỡ vất vả hơn. Và ít ra, niềm tự hào cho dân cầu ngói còn được vực dậy, cho một mai này...

Bùi Cường

Tin liên quan

Cùng chuyên mục

Bình Định kêu gọi hợp tác đầu tư với Thái Lan

Bình Định kêu gọi hợp tác đầu tư với Thái Lan

Ngày 22/11, tại Trung tâm Hội nghị tỉnh Bình Định, UBND tỉnh Bình Định và Tổng lãnh sự quán Thái Lan tại TP Hồ Chí Minh tổ chức Hội nghị gặp gỡ các doanh nghiệp Thái Lan tại tỉnh Bình Định.
Khai trương Dự án Chính quyền số thành phố Hải Phòng

Khai trương Dự án Chính quyền số thành phố Hải Phòng

UBND TP Hải Phòng vừa tổ chức khai trương Dự án Chính quyền số TP Hải Phòng - một trong những dự án quan trọng trong phát triển kinh tế số, xã hội số.
Phú Yên phát triển du lịch qua điện ảnh

Phú Yên phát triển du lịch qua điện ảnh

Thông qua bộ phim “Ngày xưa có một chuyện tình”, ngành du lịch tỉnh Phú Yên kỳ vọng sẽ thúc đẩy phát triển du lịch cho địa phương trong thời gian tới.
Hội thảo khoa học “Trạng Trình Nguyễn Bỉnh Khiêm với lịch sử Việt Nam thế kỷ 16”

Hội thảo khoa học “Trạng Trình Nguyễn Bỉnh Khiêm với lịch sử Việt Nam thế kỷ 16”

Ngày 22/11, tại Trung tâm Hội nghị thành phố Hải Phòng, Ban vận động UNESCO vinh danh Trạng Trình Nguyễn Bỉnh Khiêm nhân kỷ niệm 450 năm ngày mất (1585 - 2035) tổ chức Hội thảo khoa học “Trạng Trình Nguyễn Bỉnh Khiêm với lịch sử Việt Nam thế kỷ 16”.
Người cao tuổi, người có hoàn cảnh khó khăn được khám bệnh, phát thuốc miễn phí

Người cao tuổi, người có hoàn cảnh khó khăn được khám bệnh, phát thuốc miễn phí

Hơn 100 thầy thuốc trẻ sẽ tham gia khám bệnh, phát thuốc miễn phí cho hơn 1.000 người dân, người cao tuổi, người có công, gia đình chính sách và người lao động phổ thông trên địa bàn thành phố Hải Phòng.

Tin khác

Thúc đẩy hiểu biết và hành động về kháng thuốc

Thúc đẩy hiểu biết và hành động về kháng thuốc
Năm nay, tổ chức WHO đưa ra chủ đề "Giáo dục, vận động, hành động ngay", nhằm mục đích đẩy nhanh các nỗ lực nâng cao nhận thức và hành động đối phó với mối đe dọa ngày càng tăng của kháng thuốc.

Công bố quyết định xếp hạng 5 di tích cấp Thành phố nhân kỷ niệm ngày Di sản văn hóa Việt Nam lần thứ XIX

Công bố quyết định xếp hạng 5 di tích cấp Thành phố nhân kỷ niệm ngày Di sản văn hóa Việt Nam lần thứ XIX
Ngày 22/11, tại Bảo tàng Tôn Đức Thắng, Sở Văn hóa và Thể thao TP. Hồ Chí Minh tổ chức Lễ công bố quyết định xếp hạng 5 di tích cấp Thành phố nhân kỷ niệm ngày Di sản văn hóa Việt Nam lần thứ XIX năm 2024 (23/11/2005 - 23/11/2024).

Đơn vị tiêu biểu trong công tác vệ sinh môi trường và xử lý rác thải

Đơn vị tiêu biểu trong công tác vệ sinh môi trường và  xử lý rác thải
Trong những năm gần đây huyện Nông Cống, tỉnh Thanh Hóa đã thực hiện tốt công tác vệ sinh môi trường (VSMT), xử lý tốt nguồn rác thải đã làm cho cảnh quan làng quê, đường giao thông trong địa bàn toàn huyện luôn xanh, sạch, đẹp. Việc làm thiết thực đó trở thành thói quen nâng cao ý thức trách nhiệm của mỗi người dân, cộng đồng dân cư trong công tác VSMT góp phần tích cực trong việc phát triển kinh tế- xã hội, xây dựng nông thôn mới ở địa phương.

“Ai rồi cũng xe đạp công cộng”?

“Ai rồi cũng xe đạp công cộng”?
Ý tưởng chia sẻ và sử dụng xe đạp công cộng cũng nhằm giúp giảm khí thải, bảo vệ môi trường chống biến đổi khí hậu. Một số địa phương trong nước như Hội An được một số tổ chức nước ngoài tài trợ xe đạp bằng bàn đạp, xe đạp điện hoặc Đà Nẵng, ngành Giao thông vận tải tổ chức mô hình xe đạp công cộng nhằm tạo sự an toàn đồng thời thúc đẩy người dân và du khách dùng xe đạp…

Người cao tuổi có uy tín của thôn T4

Người cao tuổi có uy tín của thôn T4
Ông Lê Văn Đờn (68 tuổi) là người có uy tín của thôn T4, xã Bok Tới, huyện Hoài Ân, tỉnh Bình Định, cả đời gắn bó với đồng bào dân tộc Ba Na, giúp bà con xóa đói nghèo, xây dựng khối đại đoàn kết toàn dân tộc bằng những việc làm tận tâm, tận lực.

Tăng cường tiếp cận dịch vụ y tế cho các nhóm yếu thế tại Việt Nam

Tăng cường tiếp cận dịch vụ y tế cho các nhóm yếu thế tại Việt Nam
Sáng 21/11/2024, Bộ Y tế phối hợp với Chương trình Phát triển Liên hợp quốc đã tổ chức lễ khởi động Dự án: “Ứng dụng y tế từ xa nhằm tăng cường tiếp cận dịch vụ y tế cho các nhóm yếu thế tại Việt Nam”.

Lan tỏa tình yêu thương, hỗ trợ cộng đồng

Lan tỏa tình yêu thương, hỗ trợ cộng đồng
Nhân kỷ niệm 78 năm ngày Thành lập Hội Chữ thập đỏ (CTĐ) Việt Nam (23/11/1946 - 23/11/2024), 48 năm ngày thành lập Hội CTĐ tỉnh Bình Định (4/1/1977 - 4/1/2025), chiều 20/11, Hội CTĐ tỉnh Bình Định tổ chức Hội nghị biểu dương những tập thể, cá nhân tiêu biểu trong vận động ủng hộ Nhân dân các tỉnh phía Bắc bị thiệt hại do bão số 3 và phát động phong trào “Tết Nhân ái” - Xuân Ất Tỵ năm 2025.

Chuyện mùa gặt...

Chuyện mùa gặt...
Vụ Thu Đông còn được gọi là vụ 3 ở đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL). Vụ này tuy không phải là vụ mùa chính, chỉ những nơi nào thuận lợi thì nông dân mới sản xuất. Tuy vậy, với nông dân thì mùa nào cũng là mùa hối hả, nhưng có lẽ, mùa gặt là mùa vui nhất khi nhìn thấy lúa vàng óng trên các cánh đồng.Đó không chỉ là thành quả mà còn là nhìn thấy sự no ấm, sung túc và đủ đầy. Mùa gặt trên cánh đồng là mùa vui, bởi những tiếng í ới cười đùa của nông dân chân lấm tay bùn và nhân công bốc vác thời vụ hối hả với bao lúa nặng trịch trên vai. Vì thế, khi lúa được mùa, bán trúng giá thì không khí đồng áng càng vui vẻ hơn. Chùm ảnh sau là câu chuyện mùa gặt đầy chân thực và gần gũi.

Ngày hội Khởi nghiệp sáng tạo Việt Nam năm 2024

Ngày hội Khởi nghiệp sáng tạo Việt Nam năm 2024
Sáng 21/11, tại Hà Nội, Bộ Khoa học và Công nghệ phối hợp với UBND TP Hải Phòng tổ chức họp báo thông tin về Ngày hội khởi nghiệp sáng tạo Việt Nam (TECHFEST).

Kỷ niệm 45 năm thành lập Trường THPT Phan Đăng Lưu

Kỷ niệm 45 năm thành lập Trường THPT Phan Đăng Lưu
Ngày Nhà giáo Việt Nam năm 2024 thật sự có ý nghĩa đối với nhiều thế hệ giáo viên (GV), học sinh (HS) Trường THPT Phan Đăng Lưu, quận Bình Thạnh, TP. Hồ Chí Minh, vì đây cũng là dịp kỷ niệm 45 năm thành lập trường. Ban Giám hiệu (BGH) nhà trường cùng tập thể GV, HS thật sự vui mừng khi được đón tiếp nguyên hiệu trưởng, các thầy cô giáo các thời kỳ về dự lễ rất đông đủ.

Hải Phòng: Đề xuất đầu tư cầu vượt biển với tổng đầu tư hơn 8.700 tỉ đồng

Hải Phòng: Đề xuất đầu tư cầu vượt biển với tổng đầu tư hơn 8.700 tỉ đồng
Hải Phòng sẽ trình Thủ tướng Chính phủ xem xét phê duyệt đề xuất dự án cầu Tân Vũ - Lạch Huyện 2, cây cầu vượt biển thứ 2 từ nội thành Hải Phòng ra đảo Cát Hải.

Triển lãm Tranh Đồ họa các nước ASEAN 2024

Triển lãm Tranh Đồ họa các nước ASEAN 2024
Ngày 6/12 tới đây, tại Bảo tàng Hải Phòng sẽ diễn ra Lễ trao giải, Khai mạc và Triển lãm Tranh Đồ họa các nước ASEAN 2024.

Du lịch vươn mình trong vận hội mới

Du lịch vươn mình trong vận hội mới
Qua 10 tháng 2024, kinh tế tiếp tục đà tăng trưởng, trên cơ sở đó đã củng niềm tin và quyết tâm hoàn thành trọn vẹn 15/15 chỉ tiêu kinh tế - xã hội năm nay, trong đó có chỉ tiêu cán đích sớm.

Khuyến khích tinh thần tự học

Khuyến khích tinh thần tự học
Trong những năm vừa qua, cải cách giáo dục đang trở thành mối quan tâm của toàn ngành giáo dục cũng như toàn xã hội.

Hội nghị khoa học quốc tế lần đầu tiên về dự phòng Zona ở người lớn được tổ chức tại Việt Nam

Hội nghị khoa học quốc tế lần đầu tiên về dự phòng Zona ở người lớn được tổ chức tại Việt Nam
Công ty dược phẩm sinh học toàn cầu với sứ mệnh hợp nhất khoa học, công nghệ và tài năng để cùng nhau chiến thắng bệnh tật (GSK) vừa phối hợp vớiTổng Hội Y học Việt Nam tổ chức Hội nghị khoa học quốc tế lần đầu tiên về dự phòng Zona ở người lớn được tổ chức tại Việt Nam. Trước đó, trong tháng 10/2024, GSK đã tổ chức chuỗi Hội nghị khoa học quốc tế dành cho chuyên gia y tế tại khu vực các thị trường mới nổi ở ba quốc gia là Columbia, Dubai (UAE).
Xem thêm
Bình Định kêu gọi hợp tác đầu tư với Thái Lan

Bình Định kêu gọi hợp tác đầu tư với Thái Lan

Ngày 22/11, tại Trung tâm Hội nghị tỉnh Bình Định, UBND tỉnh Bình Định và Tổng lãnh sự quán Thái Lan tại TP Hồ Chí Minh tổ chức Hội nghị gặp gỡ các doanh nghiệp Thái Lan tại tỉnh Bình Định.
Khai trương Dự án Chính quyền số thành phố Hải Phòng

Khai trương Dự án Chính quyền số thành phố Hải Phòng

UBND TP Hải Phòng vừa tổ chức khai trương Dự án Chính quyền số TP Hải Phòng - một trong những dự án quan trọng trong phát triển kinh tế số, xã hội số.
Phú Yên phát triển du lịch qua điện ảnh

Phú Yên phát triển du lịch qua điện ảnh

Thông qua bộ phim “Ngày xưa có một chuyện tình”, ngành du lịch tỉnh Phú Yên kỳ vọng sẽ thúc đẩy phát triển du lịch cho địa phương trong thời gian tới.
Khuyến khích tinh thần tự học

Khuyến khích tinh thần tự học

Trong những năm vừa qua, cải cách giáo dục đang trở thành mối quan tâm của toàn ngành giáo dục cũng như toàn xã hội.
Long trọng tổ chức kỷ niệm ngày Nhà giáo Việt Nam

Long trọng tổ chức kỷ niệm ngày Nhà giáo Việt Nam

Hòa chung không khí rộn ràng trên khắp cả nước, tự hào với những thành tích tập thể và cá nhân đã đạt được trong thời gian vừa qua, ngày 20/11/2024, Trường Đại học Công đoàn long trọng tổ chức Chương trình kỷ niệm 42 năm ngày Nhà giáo Việt Nam (20/11/1982 – 20/11/2024). Đây là dịp để ôn lại truyền thống cao đẹp của nghề giáo, tôn vinh và tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới các thế hệ thầy giáo, cô giáo.
Họp mặt kỉ niệm ngày Nhà giáo Việt Nam năm 2024

Họp mặt kỉ niệm ngày Nhà giáo Việt Nam năm 2024

Hòa chung không khí phấn khởi của đội ngũ những người làm công tác và hoạt động trong lĩnh vực Giáo dục – đào tạo trong cả nước; ngày 16/11,
Đơn vị tiêu biểu trong công tác vệ sinh môi trường và  xử lý rác thải

Đơn vị tiêu biểu trong công tác vệ sinh môi trường và xử lý rác thải

Trong những năm gần đây huyện Nông Cống, tỉnh Thanh Hóa đã thực hiện tốt công tác vệ sinh môi trường (VSMT), xử lý tốt nguồn rác thải đã làm cho cảnh quan làng quê, đường giao thông trong địa bàn toàn huyện luôn xanh, sạch, đẹp.
Chuyện mùa gặt...

Chuyện mùa gặt...

Vụ Thu Đông còn được gọi là vụ 3 ở đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL). Vụ này tuy không phải là vụ mùa chính, chỉ những nơi nào thuận lợi thì nông dân mới sản xuất. Tuy vậy, với nông dân thì mùa nào cũng là mùa hối hả, nhưng có lẽ, mùa gặt là mùa vui nhất khi nhìn thấy lúa vàng óng trên các cánh đồng.Đó không chỉ là thành quả mà còn là nhìn thấy sự no ấm, sung túc và đủ đầy. Mùa gặt trên cánh đồng là mùa vui, bởi những tiếng í ới cười đùa của nông dân chân lấm tay bùn và nhân công bốc vác thời vụ hối hả với bao lúa nặng trịch trên vai. Vì thế, khi lúa được mùa, bán trúng giá thì không khí đồng áng càng vui vẻ hơn. Chùm ảnh sau là câu chuyện mùa gặt đầy chân thực và gần gũi.
Đền Cô Chín Suối Rồng – ngôi đền nổi tiếng linh thiêng của Hải Phòng

Đền Cô Chín Suối Rồng – ngôi đền nổi tiếng linh thiêng của Hải Phòng

Đền Cô Chín Suối Rồng được mệnh danh là ngôi đền linh thiêng bậc nhất đất Cảng. Từ lâu, ngôi đền này đã trở thành điểm đến tâm linh quen thuộc của người dân TP Hải Phòng cũng như nhiều tỉnh, thành khác trong cả nước.
Phiên bản di động