Người đi đền Hùng Giỗ Tổ Hùng Vương cần biết
Du lịch 24/04/2023 18:10
Đền Hùng được xem là một trong những di tích lịch sử - văn hóa quan trọng của quốc gia. Đền được xây dựng trên núi Hùng - nơi vốn là đất kế đô của nhà nước Văn Lang từ 4000 năm trước. Khu di tích có tổng cộng 4 đền, 1 chùa và 1 lăng. Khi đến đây, du khách sẽ được hòa mình vào thiên nhiên, ngắm nhìn nơi trời đất giao hòa, hùng vĩ và linh thiêng.
Kinh nghiệm đi du lịch Khu di tích lịch sử Đền Hùng |
Hướng dẫn đi tới Đền Hùng
Phương tiện cá nhân
Du khách có thể đi từ Hà Nội theo quốc lộ 32C qua cầu Trung Hà, đến cầu Phong Châu, đi khoảng hơn 20 km là tới Đền Hùng. Ngoài ra cũng có thể đi theo quốc lộ 2 qua Vĩnh Phúc, qua cầu Hạc Trì đến trung tâm thành phố, di chuyển khoảng gần chục cây số tới ngã ba Đền Hùng, rẽ trái khoảng 3km là đến với Đền Hùng. Hoặc phương án khác có thể đi từ Hà Nội, qua cao tốc Nội Bài – Lào Cai, tại nút giao Phù Ninh, rẽ phải lên cầu vượt để ra khỏi đường cao tốc, rẽ trái khoảng 2-3 km sẽ đến đường rẽ vào Đền Hùng.
Phương tiện công cộng
Đường sắt: Nếu đi Đền Hùng bằng đường sắt thì du khách có 2 lựa chọn. Xuống ga Việt Trì rồi đi bộ ra đường Hùng Vương để bắt xe buýt số 19, tuyến buýt này sẽ đi ngang qua gần Đền Hùng. Xuống ga Tiên Kiên (Lâm Thao) rồi đi xe ôm hoặc taxi vào Đền Hùng (từ đây vào đền Hùng còn khoảng 4km).
Từ ga Hà Nội có 2 chuyến tàu có dừng ở ga Việt Trì là tàu YB3 và tàu SP3. Tàu YB3 xuất phát từ Hà Nội lúc 6h10 và đến Việt Trì lúc 8h20. Tàu SP3 xuất phát từ Hà Nội lúc 22h và có mặt ở Việt Trì lúc 23h50. Dừng ở ga Tiên Kiên chỉ có tàu YB3 lúc 8h55.
Đường bộ: Từ Bến xe Mỹ Đình hàng ngày có rất nhiều các tuyến xe đi tới các huyện của Phú Thọ, du khách có thể thoải mái lựa chọn nhà xe phù hợp với lịch trình của mình. Nếu muốn đi Đền Hùng bằng xe khách, chỉ cần lựa chọn các nhà xe có lộ trình đi thị xã Phú Thọ, các xe này sẽ đi ngang qua cửa Đền Hùng.
Giá vé tham quan Đền Hùng
Giá vé khi tham quan quần thể du lịch Đền Hùng bao gồm các loại vé với các mức phí như sau: Vé vào bảo tàng khoảng 15.000/người; vé đi xe điện khoảng 50.000/người; vé lên các ngôi đền khoảng 10.000/người
Lịch trình du lịch Đền Hùng
Nếu vẫn chưa biết đi thế nào khi đã đến Đền Hùng thì dưới đây là một vài lịch trình mà du khách có thể tham khảo:
Lịch trình thứ nhất: Bắt đầu thắp hương đền thờ Quốc Tổ Lạc Long Quân sau đó di chuyển đến đền thờ Tổ Mẫu Âu Cơ. Tiếp đến vào viếng thăm đền thờ các Vua Hùng rồi đến đền Hạ, chùa Thiên Quang, đền Trung và đền Thượng. Sau cùng di chuyển xuống giếng Cổ để đến đền Giếng và có thể ghé thêm các điểm tham quan khác nếu muốn và kết thúc hành trình.
Lịch trình thứ 2: Du khách bắt đầu thắp hương tại đền Tổ Mẫu Âu Cơ sau đó di chuyển đến đền thờ các Vua Hùng rồi đến đền Hạ, chùa Thiên Quang, đền Trung, đền Thượng. Tiếp đó di chuyển xuống giếng Cổ để vào đền Giếng, du khách có thể ghé thăm các điểm tham quan khác nếu muốn sau đó về đền thờ Quốc Tổ Lạc Long Quân và kết thúc hành trình.
Lịch trình thứ 3: Với lịch trình này, từ cổng trung tâm lễ hội di chuyển lên đền thờ các Vua Hùng rồi đến đền Hạ, chùa Thiên Quang, đền Trung, đền Thượng. Tiếp đến du khách xuống giếng Cổ để xuống đền Giếng và sau đó ghé đền thờ Tổ Mẫu Âu Cơ. Cuối cùng đến đền thờ Quốc Tổ Lạc Long Quân và kết thúc hành trình.
Ăn gì khi đến Phú Thọ?
Bánh tai Phú Thọ: Đây là một loại bánh đã có từ khá lâu của làng Phú Thọ. Bánh được làm từ gạo tẻ và có nhân thịt lợn vì được tạo hình giống cái tai nên mới có tên gọi là bánh tai. Món bánh này tuy có cách làm rất đơn giản những hương vị lại vô cùng đặc biệt. Dẻo, mát, giòn, bùi, ngọt, béo tất cả cùng hòa quyện lại tạo nên một món bánh chỉ ở nơi đây mới có thể dễ dàng tìm thấy.
Thịt chua Thanh Sơn: Chỉ cần nhắc đến món thịt chua Thanh Sơn thì du khách sẽ không thể nào không nhớ đến mùi vị bùi bùi của thịt, sần sật của bì nướng hòa quyện với vị chua chua của thính đã lên men. Món này thường được ăn loại lá như: lá sung, lá ổi, lá mơ, lá đinh lăng, rau thơm,… vắt một ít chanh và chấm cùng với tương ớt sẽ giúp bạn cảm nhận được hương vị vô cùng độc đáo, mới lạ mà món ăn đem lại.
Cọ ỏm: Khoảng tháng 9 cây cọ bắt đầu ra hoa và vài ba tháng sau thì ra quả. Thế nhưng phải đợi mãi đến khi quả cọ già thì người ta mới bắt đầu ỏm lên. Cọ non thì chát nhưng khi đợi già rồi ỏm lên thì ăn có vị bùi bùi, béo ngậy. Thỉnh thoảng người ta còn lấy cọ ỏm kho cùng với cá mang đến hương vị rất mới lạ.
Bánh chưng làng Dòng: Làng Dòng (Xuân Lũng, Lâm Thao) nổi tiếng hàng trăm năm nay với nghề làm bánh truyền thống. Các loại bánh của làng Dòng vừa ngon, vừa đảm bảo chất lượng và an toàn nên luôn được mọi người từ khắp mọi miền tổ quốc yêu thích. Nổi bật nhất phải kể đến bánh chưng. Bánh được gói từ gạo nếp cái hoa vàng, dẻo thơm đậm đà hương vị mà bạn không thể tìm thấy ở bất kỳ đâu.
Bánh sắn Phú Thọ: Đây là loại bánh tuy dân dã nhưng đã để một ấn tượng vô cùng sâu sắc cho khách du lịch mọi miền mỗi khi ghé Phú Thọ. Món ăn không chỉ thơm bùi của vị sắn nếp đặc sản mà còn béo ngậy, thơm ngon.
Phim hay đáng xem dịp nghỉ lễ giỗ Tổ Hùng Vương và 30/4-1/5 NMO - "Big George Foreman", "Chuyện xóm tui: Con Nhót mót chồng", "Lật mặt 6: Tấm vé định mệnh",....là những bộ phim hay đáng xem ... |
Dự báo thời tiết dịp nghỉ lễ giỗ Tổ Hùng Vương và 30/4-1/5 Kỳ nghỉ lễ giỗ Tổ Hùng Vương, 30/4 và 1/5 năm 2023 kéo dài 5 ngày liên tục. Vì thế, tình hình thời tiết dịp ... |
Danh tính 54 bị can bị đề nghị truy tố trong vụ án "chuyến bay giải cứu" NMO - Ngày 4/4, Cơ quan An ninh điều tra, Bộ Công an đã ban hành kết luận điều tra vụ án “Đưa hối lộ, ... |