Người dân khu Ó “ngóng” điện lưới

Không có điện để thắp sáng, phục vụ sản xuất, bà con khu Ó, thôn Na Nghịu, xã vùng cao Yên Nhân phải gùi lúa xuống trung tâm xay xát, trẻ con phải đi học nhờ. Hiện họ đang mong ngóng điện về để cuộc sống bớt khó khăn, chật vật...

Trẻ con phải đi học nhờ

Yên Nhân là xã vùng cao của huyện Thường Xuân, tỉnh Thanh Hóa. Từ cuối năm 2011, hầu hết hộ dân trong xã đã có điện lưới phục vụ sinh hoạt, sản xuất. Tuy nhiên, ở những khu vùng sâu, vùng xa của xã hiện bà con vẫn mong ngóng điện về để xua cái đói, cái nghèo.

Dẫn chúng tôi vào thăm khu Ó, ông Trần Ngọc Bình, Trưởng khu Ó cho biết: Na Nghịu là thôn đặc biệt khó khăn còn lại của xã, với hơn 250 hộ dân. Riêng khu Ó có khoảng 50 hộ, nhưng mới chỉ có 4-5 hộ gia đình đã thoát nghèo, còn lại là hộ nghèo và cận nghèo. Cuộc sống của bà con khu Ó gặp rất nhiều khó khăn do chưa có điện lưới. Người dân muốn xay xát gạo phải gùi lúa vào tận khu trung tâm của thôn, trẻ con phải dùng đèn pin để học bài. Một số gia đình không có điều kiện thì đành để con sang nhà hàng xóm học nhờ.

Người dân khu Ó “ngóng” điện lưới
Người dân khu Ó mong ngóng điện về xua tan nghèo đói.

Sinh sống ở khu Ó nhiều năm nay, vợ chồng ông Hà Đình Toàn (56 tuổi, dân tộc Thái) sinh được 4 người con (3 trai, 1 gái), do cuộc sống quá khó khăn nên các con phải lặn lội vào các tỉnh phía Nam làm thuê. Ông Toàn sống cùng người con dâu cả và 4 cháu nội tại địa phương. Do bị đau chân nhiều ngày nay, ông Toàn không thể lên rừng chặt thêm cây vầu, nứa cải thiện thu nhập. Trong khi đó, chị Ma Thiết (32 tuổi, con dâu ông Toàn) bận bịu 4 con nhỏ nên chỉ tranh thủ lên rừng kiếm củi, chặt lá vào cuối tuần. Căn nhà, nơi sinh sống có 3 thế hệ với 6 người đã quá xập xệ, cũ nát, gió lùa tứ bề nhưng không có tiền để xây mới. Thậm chí, nơi nghỉ ngơi của ông là gian bếp xập xệ, được quây tạm bằng bạt, mỗi khi trời đổ mưa lớn, quần áo, đồ đạc bên trong ướt sũng.

“Trong đợt xét duyệt cách đây không lâu, gia đình ông Toàn đủ điều kiện được hỗ trợ xây nhà mới. Tuy nhiên, do điều kiện quá khó khăn nên gia đình ông từ chối đăng kí”, ông Bình cho hay.

Để có ánh sáng cho các cháu học hành, ông Toàn xin mắc nhờ máy phát điện tua bin chạy bằng nước của hàng xóm. Tuy nhiên, do tận dụng nguồn nước dưới khe suối nên bóng điện chập chờn lúc sáng, lúc tắt. “Nhiều hôm, tôi phải gửi con sang nhà hàng xóm học nhờ hoặc sử dụng đèn pin để học bài”, chị Ma Thiết ngậm ngùi nói.

Mong điện về

Cách đó không xa là gia đình chị Vi Thị Xoanh, cũng thuộc diện khó khăn của thôn. Ngôi nhà của chị Xoanh rộng chừng 3 gian nhưng trống hoác, dưới nền nhà nham nhở những vết thủng sâu to cỡ cái đấu. Phía góc nhà treo vài túi măng tươi để ăn dần. “Nhà chỉ còn vài bao thóc, 3 mẹ con phải ăn dè dặt đến cuối năm”, chị Xoanh tay chỉ vào bao thóc xếp ở góc nhà nói.

Do chưa có điện lưới nên chị Xoanh mắc tạm điện tua bin chạy bằng sức nước suối. Do dòng nước không ổn định nên bóng điện chập chờn, việc cắm cơm, đun nước vẫn phải sử dụng củi lửa.

Để mua được một máy tua bin, các hộ gia đình phải bỏ ra vài triệu đồng nhưng cũng chỉ dùng để thắp sáng. Chưa kể vào mùa mưa lũ, nước từ thượng nguồn đổ về, tua bin bị cuốn trôi, bà con lại phải mất tiền mua máy mới.

Theo UBND xã Yên Nhân, ngoài khu Ó, hiện một số khu khác trong xã vẫn chưa có điện lưới, gồm: Khu Na Mến, Hón Húc (thôn Khong), khu Băng Giao (thôn Mỏ) và khu Na Lếch (thôn Na Nghịu).

Ông Hà Thanh Hắng, Chủ tịch UBND xã Yên Nhân cho biết: “Mong muốn của bà con vùng sâu, vùng xa của xã là sớm có điện lưới về phục vụ sinh hoạt và sản xuất. Chính quyền địa phương đã đề xuất nguyện vọng của bà con lên các cấp có thẩm quyền xem xét, sớm bố trí nguồn vốn đầu tư đường điện”.

Lường Toán

Tin liên quan

Cùng chuyên mục

Yêu Hà Nội từ những trang văn

Yêu Hà Nội từ những trang văn

Không sinh ra và lớn lên ở Hà Nội nhưng tôi yêu Hà Nội tha thiết. Và tôi nghĩ, nhiều người trên khắp đất nước hình chữ S xinh đẹp này cũng có tâm trạng giống như tôi, khi xem Thủ đô như phần máu thịt của mình, dành cho Thủ đô một tình yêu sâu thẳm...
Nhà thơ Ngô Viết Lừng: Một tông đơ, một chiếc kéo nuôi dạy các con thành đạt

Nhà thơ Ngô Viết Lừng: Một tông đơ, một chiếc kéo nuôi dạy các con thành đạt

Từng tham gia kháng chiến chống Mỹ, ra quân về địa phương làm ruộng, rồi làm cơ khí cho HTX. Lấy vợ sinh con, cuộc sống khó khăn buộc ông phải bươn chải. Ông chọn nghề cắt tóc để mưu sinh như một sự tự nhiên mà không phải học nghề ai cả.
Những “điểm đen” từ đường ngang dân sinh tự mở

Những “điểm đen” từ đường ngang dân sinh tự mở

Từ lâu các vụ tai nạn đường sắt ở nước ta xảy ra khá nhiều, trong đó nhiều vụ tai nạn cực kì nghiêm trọng, làm tử vong nhiều người, gây thiệt hại lớn về kinh tế.
Người tích cực tham gia xây dựng hệ thống chính trị cơ sở

Người tích cực tham gia xây dựng hệ thống chính trị cơ sở

Năm nay bước sang tuổi 63, bà Huỳnh Thị Tám, ở thôn Hà Mỹ, xã Duy Vinh, huyện Duy Xuyên, tỉnh Quảng Nam đã có gần 40 năm công tác ở địa phương và đảm nhiệm nhiều vị trí công việc khác nhau. Tại Đại hội Hội NCT xã Duy Vinh, nhiệm kì 2021 - 2026, bà Tám được bầu giữ chức Chủ tịch Hội NCT xã.
Cần xây bể chứa bao bì thuốc bảo vệ thực vật

Cần xây bể chứa bao bì thuốc bảo vệ thực vật

Mới đây, khi đi tham quan một số khu vực trồng hoa tại quận Bắc Từ Liêm, TP Hà Nội, tôi thấy tại các kênh mương tiêu thoát nước có nhiều các loại bao bì đựng thuốc bảo vệ thực vật. Nhiều đoạn kênh mương, các loại túi, chai lọ đựng thuốc bảo vệ cây trồng dồn tụ, ứ đọng cả đống (xem ảnh).

Tin khác

Những điều cần lưu ý khi bắt đầu đi làm

Những điều cần lưu ý khi bắt đầu đi làm
Khi sinh viên mới ra trường và bắt đầu đi làm sẽ khó tránh khỏi những bỡ ngỡ, sai lầm trong công việc, giao tiếp, đối nhân xử thế…, với sếp, với bạn bè, đồng nghiệp. Chính vì vậy mà sự trau dồi kinh nghiệm trong quá trình làm việc là hết sức cần thiết. Dưới đây là những điều mà các bạn sinh viên mới tốt nghiệp ra trường và đi làm cần hết sức lưu ý…

“Văn hoá mặc” của sinh viên

“Văn hoá mặc” của sinh viên
Trước đây, đã từng có thời gian một số trường đại học trên cả nước đưa ra những quy định được xã hội rất đồng tình, đó là: Cấm sinh viên (SV), giảng viên mặc hở hang phản cảm, đi dép lê tới giảng đường. Những quy định và đề xuất ấy tưởng sẽ đi vào cuộc sống và môi trường “văn hóa mặc” học đường sẽ bớt phần “ô nhiễm” bởi cung cách mặc quá lố lăng, phản cảm của SV cũng như một bộ phận nhỏ giảng viên...

Danh thắng non thiêng Yên Tử sau bão Yagi

Danh thắng non thiêng Yên Tử sau bão Yagi
Cũng như những địa phương khác ở Quảng Ninh, khu Di tích và Danh thắng non thiêng Yên Tử cũng bị thiệt hại nặng nề sau cơn bão số 3 (tên gọi quốc tế YAGI), song thực hiện sự chỉ đạo của UBND TP Uông Bí, Ban Quản lý di tích rừng Yên Tử và các đơn vị có liên quan đã thực hiện tốt công tác phòng, chống bão, đảm bảo tính mạng con người, di tích và tài sản, huy động nhân lực tối đa khắc phục hậu quả đảm bảo đón tiếp khách về tham quan, chiêm bái lễ Phật sau bão.

Cần dẹp bỏ các rạp cưới lấn chiếm hè, đường

Cần dẹp bỏ các rạp cưới lấn chiếm hè, đường
Báo chí và các phương tiện truyền thông đã phản ánh nhiều về tình trạng các gia đình tổ chức đám cưới ở… ngoài đường! Khi học hiếm lòng lề đường dựng rạp tổ chức đám cưới gây cản trở, làm mất an toàn giao thông.

Lạ kỳ ngôi miếu cứ xây lên là bị sét đánh sập

Lạ kỳ ngôi miếu cứ xây lên là bị sét đánh sập
Hàng trăm năm nay, người dân thôn Phong Cầu, xã Đại Đồng, huyện Kiến Thụy, TP. Hải Phòng vẫn luôn truyền tai nhau câu truyện mang màu sắc ly kỳ, huyền bí về ngôi miếu cổ trong làng – ngôi miếu cứ xây lên là bị sét đánh sập.

Cần thường xuyên bảo dưỡng các thiết bị, dụng cụ hỗ trợ tập luyện thể thao ngoài trời

Cần thường xuyên bảo dưỡng các thiết bị, dụng cụ hỗ trợ tập luyện thể thao ngoài trời
Trong khoảng gần chục năm trở lại đây, ở Hà Nội cũng như nhiều đô thị khác trên cả nước, tại các khu vực công cộng như: Vườn hoa, công viên, sân chơi của các khu chung cư thường được lắp đặt các thiết bị, dụng cụ hỗ trợ để người dân tập luyện thể dục thể thao. Thậm chí tại nhiều thị trấn, thị tứ ở các vùng thôn quê cũng xuất hiện các thiết bị, dụng cụ hỗ trợ tập luyện thể thao không kém gì các đô thị lớn.

"Liên đội Thiếu niên Tiền phong xã Thanh Lương quận 7 Hà Nội" 70 mùa Xuân

"Liên đội Thiếu niên Tiền phong xã Thanh Lương quận 7 Hà Nội" 70 mùa Xuân
Năm 1954, xã Thanh Lương thuộc quận 7 ngoại thành Hà Nội. Diện tích khi đó gồm phường Thanh Lương, 1/2 phường Thanh Nhàn, một phần nhỏ phường Bạch Đằng, phường Đống Mác và phường Vĩnh Tuy hiện nay....

Vùng lụt nông thôn cần nước sạch

Vùng lụt nông thôn cần nước sạch
Tình hình bão lụt ở nước ta hiện vẫn đang còn diễn biến phức tạp, miền Bắc chưa khắc phục xong hậu quả thì mưa lụt lại tiếp tục hoành hành tại miền Trung. Trong hàng loạt các khó khăn nảy sinh ở vùng lũ lụt, nước sạch là một trong những nhu cầu cấp thiết của người dân, nhất là ở khu vực nông thôn.

Người cao tuổi nhiệt liệt hưởng ứng phong trào “Đường hoa thay cỏ dại”

Người cao tuổi nhiệt liệt hưởng ứng phong trào “Đường hoa thay cỏ dại”
Thời gian qua, cán bộ, hội viên NCT thôn Tam Long, xã Kim Long, huyện Châu Đức, tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu phối hợp với các ban, ngành, đoàn thể và người dân trong thôn tích cực trồng hoa, bảo vệ môi trường, giữ gìn cảnh quan xanh, sạch, đẹp, góp phần cùng cấp ủy, chính quyền thực hiện hiệu quả chương trình xây dựng nông thôn mới, đô thị văn minh trên địa bàn.

Chính thức thông xe cầu phao Phong Châu nối hai bờ sông Hồng

Chính thức thông xe cầu phao Phong Châu nối hai bờ sông Hồng
Đúng 6 giờ ngày 30/9, Lữ đoàn công binh 249 (Binh chủng Công binh) đã chính thức cho thông xe cầu phao Phong Châu nối hai bờ sông Hồng thuộc huyện Tam Nông và huyện Lâm Thao (tỉnh Phú Thọ). Cầu được hoàn thành, đi vào vận hành trong sự mong đợi, vui mừng của người dân Phú Thọ và các tỉnh, thành phố khác.

Quản lí học sinh mang điện thoại đến lớp

Quản lí học sinh mang điện thoại đến lớp
Theo Thông tư số 32/2020 của Bộ Giáo dục và Ðào tạo, điều lệ trường THCS và THPT quy định các hành vi học sinh không được làm, trong đó có nội dung sử dụng điện thoại di động, các thiết bị khác khi học tập trên lớp không phục vụ cho việc học tập và không được giáo viên đồng ý. Có nghĩa, không cấm học sinh mang điện thoại di động, hoặc điện thoại thông minh đến lớp, nhưng phải sử dụng hiệu quả, đúng mục đích để nâng cao trình độ, không vi phạm pháp luật và nội quy nhà trường.

Đến tận nhà làm Thẻ căn cước cho NCT già yếu, người bệnh tật

Đến tận nhà làm Thẻ căn cước cho NCT già yếu, người bệnh tật
Hiện nay, trên địa bàn tỉnh Bình Định còn nhiều người dân có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn trong việc di chuyển như NCT, người khuyết tật hoặc những người mắc các bệnh mãn tính khiến việc đến các cơ quan Công an để thu nhận hồ sơ cấp thẻ căn cước trở nên bất tiện hoặc không thể thực hiện, trong khi bản thân họ và gia đình đang rất cần được cấp thẻ căn cước để phục vụ nhu cầu khám chữa bệnh, hưởng chế độ chính sách.

Festival Hoa Đà Lạt lần thứ X - năm 2024

Festival Hoa Đà Lạt lần thứ X - năm 2024
Theo chỉ đạo của UBND tỉnh Lâm Đồng, Festival Hoa Đà Lạt lần thứ X năm 2024 phải có sự đổi mới, sáng tạo, phong phú, linh hoạt, nhằm tạo sự khác biệt, hiệu quả, có điểm nhấn ấn tượng so với các kì Festival trước. Đồng thời để lại những công trình sử dụng lâu dài sau khi Lễ hội kết thúc.

Theo câu ca về với Lễ hội chùa Keo

Theo câu ca về với Lễ hội chùa Keo
Cứ đến Rằm tháng 9 âm lịch hằng năm, chùa Keo - Thái Bình lại khai hội. Du khách thập phương nườm nượp về đây không chỉ cầu phúc, cầu duyên mà còn có dịp chiêm ngưỡng một công trình kiến trúc độc đáo thời Lê có một không hai đã trở thành biểu tượng văn hóa của tỉnh Thái Bình, lắng sâu lưu truyền trong tâm tưởng các thế hệ.

Trong gia đình, chồng (vợ) có nên lập “quỹ đen”?

Trong gia đình, chồng (vợ) có nên lập “quỹ đen”?
Lâu nay, thuật ngữ “quỹ đen” trong gia đình là từ thường dùng để chỉ khoản tiền các ông chồng giấu vợ, giữ lại để chi tiêu riêng. Nhưng trong thực tế, nhiều bà vợ cũng lập “quỹ đen” để phòng những lúc bất trắc. Vì vậy, lập và sử dụng “quỹ đen” như thế nào cho hợp lí là điều đáng bàn.
Xem thêm
Bà nội của các con tôi

Bà nội của các con tôi

Những câu thơ trong bài thơ “Mẹ của anh” của thi sĩ Xuân Quỳnh viết tặng mẹ chồng, mà đến nay tôi vẫn còn yêu thích.
Những mùa sắn dây bên bà

Những mùa sắn dây bên bà

Thuở còn là một cô bé lên 7, tôi đã thấy trong vườn nhà bà có những bụi sắn dây xanh mướt vươn lên trên những thân cây xoan, cây bạch đàn quanh vườn. Những thân dây leo chắc chắn, vững vàng bám chặt lấy thân cây gỗ, trải bao nắng gió mưa giông, cứ thế tốt tươi từng ngày.
Tấm lòng nhân hậu của ông tôi

Tấm lòng nhân hậu của ông tôi

Nhắc nhớ về những kỉ niệm đẹp với ông bà là cả một bầu trời kí ức tuổi thơ tôi. Bởi tôi sinh ra và lớn lên trong vòng tay yêu thương, đỡ đần của ông bà ngoại. Tuổi thơ tôi luôn gắn với hình ảnh của ông bà, nhất là ông ngoại tôi.
Chuyện trong ngõ nhỏ

Chuyện trong ngõ nhỏ

Hôm nay, trong một chuyến đi công tác, lúc tránh nắng bên đường, tôi tình cờ chứng kiến hình ảnh rất cảm động nhưng dung dị vô cùng. Một bà cụ cầm chiếc khăn tang buộc lên lá cờ với vẻ trang trọng và tôn kính.
Sách là vàng chứ không phải là đá sỏi

Sách là vàng chứ không phải là đá sỏi

Đến nay đã ngoài 80 tuổi, nhưng cụ Tín vẫn còn khỏe mạnh, minh mẫn. Tủ sách của gia đình cụ có hàng ngàn quyển. Nhìn thấy sách nhiều không còn chỗ để, cụ phải buộc lại để trên nóc tủ, cô con dâu của cụ một lần về chơi nói:
Bà giáo già sáng bán vé số, tối mang ánh sáng tri thức cho trẻ em nghèo

Bà giáo già sáng bán vé số, tối mang ánh sáng tri thức cho trẻ em nghèo

cụ bà Nguyễn Thị Ba, men từng con hẻm nhỏ ở Bình Dương bán từng tờ vé số, bà giáo gieo mầm tri thức cho những mảnh đời bất hạnh tại lớp học tình thương.
610 phần quà Trung thu cho các em học sinh vùng xa, trẻ em nghèo Bình Thuận

610 phần quà Trung thu cho các em học sinh vùng xa, trẻ em nghèo Bình Thuận

Chiều ngày12/9, Hội Thiện nguyện Lan tỏa yêu thương đã tổ chức trao quà cho các em học sinh trường tiểu học Tân Thắng 2, Hàm Tân.Mỗi phần quà gồm bánh Trung thu bánh kẹo, nước ngọt, xôi mặn và lồng đèn. Dự buổi trao quà có đại diện lãnh đạo xã Tân Thắng, các thầy cô giáo, các phụ huynh, các em học sinh trong trường và các bé mẫu giáo. Tổng cộng có 410 phần quà với mỗi phần quà trị giá 150.000 đồng.
Trường Đại học Hàng hải Việt Nam ủng hộ đồng bào bị thiệt hại do bão lũ 200 triệu đồng

Trường Đại học Hàng hải Việt Nam ủng hộ đồng bào bị thiệt hại do bão lũ 200 triệu đồng

Với tinh thần “lá lành đùm lá rách”, “nhường cơm sẻ áo”, trường Đại học Hàng hải Việt Nam đã trao 200 triệu đồng ủng hộ đồng bào miền Bắc sớm khắc phục hậu quả, ổn định cuộc sống sau bão.
Phòng Tham mưu, Công an Bình Thuận: Trao tiền hỗ trợ xây dựng "Nhà nhân ái"

Phòng Tham mưu, Công an Bình Thuận: Trao tiền hỗ trợ xây dựng "Nhà nhân ái"

Sáng 13/9, tại UBND thị trấn Thuận Nam, Phòng Tham mưu, Công an tỉnh Bình Thuận đã tổ chức buổi trao tiền hỗ trợ xây dựng công trình "Nhà nhân ái " cho ông Hồ Quốc Nam, ở. khu phố Lập Hòa, thị trấn Thuận Nam, huyện Hàm Thuận Nam. Về dự có lãnh đạo Đảng ủy lãnh đạo phòng PV01, lãnh đạo các phòng, ban liên quan, Công an huyện Hàm Thuận Nam, lãnh đạo địa phương....
Những điều cần lưu ý khi bắt đầu đi làm

Những điều cần lưu ý khi bắt đầu đi làm

Khi sinh viên mới ra trường và bắt đầu đi làm sẽ khó tránh khỏi những bỡ ngỡ, sai lầm trong công việc, giao tiếp, đối nhân xử thế…, với sếp, với bạn bè, đồng nghiệp. Chính vì vậy mà sự trau dồi kinh nghiệm trong quá trình làm việc là hết sức cần thiết. Dưới đây là những điều mà các bạn sinh viên mới tốt nghiệp ra trường và đi làm cần hết sức lưu ý…
Lạ kỳ ngôi miếu cứ xây lên là bị sét đánh sập

Lạ kỳ ngôi miếu cứ xây lên là bị sét đánh sập

Hàng trăm năm nay, người dân thôn Phong Cầu, xã Đại Đồng, huyện Kiến Thụy, TP. Hải Phòng vẫn luôn truyền tai nhau câu truyện mang màu sắc ly kỳ, huyền bí về ngôi miếu cổ trong làng – ngôi miếu cứ xây lên là bị sét đánh sập.
"Liên đội Thiếu niên Tiền phong xã Thanh Lương quận 7 Hà Nội" 70 mùa Xuân

"Liên đội Thiếu niên Tiền phong xã Thanh Lương quận 7 Hà Nội" 70 mùa Xuân

Năm 1954, xã Thanh Lương thuộc quận 7 ngoại thành Hà Nội. Diện tích khi đó gồm phường Thanh Lương, 1/2 phường Thanh Nhàn, một phần nhỏ phường Bạch Đằng, phường Đống Mác và phường Vĩnh Tuy hiện nay....
Phiên bản di động