Nga tiếp tục tạo được “tiếng vang” ở Trung Á

Bất chấp nỗ lực ngoại giao con thoi của phương Tây ở Trung Á nhằm cô lập Nga, khu vực này vẫn coi trọng mối quan hệ với Moskva vì một số lí do đặc biệt.

Nhà cựu ngoại giao Ấn Độ MK Bhadrakumar nhận định, ưu thế của Nga, đặc biệt là chiến thắng ngoạn mục của các lực lượng nước này ở Avdeevka và việc quân đội Ukraine buộc phải chuyển sang thế phòng thủ đã nâng cao uy tín của Moskva với tư cách là nhà cung cấp an ninh cho Trung Á, khi giới tinh hoa ở khu vực cho rằng Nga đã một mình "đẩy NATO vào thế khó".

Điều đó cũng diễn ra vào thời điểm mang tính quyết định vì nó bổ sung cho trạng thái bình thường mới ở Afghanistan, nhờ vào sự can dự ngoại giao hiệu quả của Nga với Taliban.

Vấn đề này cũng cho thấy rằng xu hướng tuyên truyền của truyền thông phương Tây - dựa trên những giả định sai lầm rằng ảnh hưởng của Nga ở Trung Á đang “suy giảm” (Trung tâm Wilson); rằng các quốc gia Trung Á đang “thoát ra khỏi cái bóng của Nga và khẳng định sự độc lập của mình theo những cách chưa từng thấy kể từ khi Liên Xô sụp đổ" (Financial Times); rằng sau cuộc xung đột ở Ukraine, các nhà lãnh đạo Trung Á “có thể đang cân nhắc xem Tổng thống Nga Vladimir Putin có thể nắm quyền ở Nga trong bao lâu” (Radio Free Europe/Radio Liberty) - đang dần kết thúc.

Các chính sách của Moskva nhằm mục đích phục hưng quan hệ giữa Trung Á với Nga, dựa trên uy tín của Tổng thống Putin.
Các chính sách của Moskva nhằm mục đích phục hưng quan hệ giữa Trung Á với Nga, dựa trên uy tín của Tổng thống Putin.

Trên thực tế, hiệu quả kinh tế của khu vực vào năm 2023 đã ghi nhận mức tăng trưởng GDP ấn tượng là 4,8% và Nga đã góp phần vào câu chuyện thành công này. Xung đột ở Ukraine đã dẫn tới việc các công ty phương Tây rút lui khỏi thị trường Nga, tạo ra những cơ hội mới cho các quốc gia trong khu vực. Đồng thời, các lệnh trừng phạt của phương Tây đã thúc đẩy các công ty, vốn và công dân Nga chuyển hoạt động kinh doanh của họ sang khu vực Trung Á.

Các doanh nhân Trung Á đã không bỏ lỡ các cơ hội sinh lời để cung cấp hàng hóa và công nghệ (thậm chí của cả phương Tây) cho thị trường Nga, vốn phải tuân thủ rất chặt chẽ các biện pháp trừng phạt), đồng thời duy trì sự phụ thuộc lẫn nhau và hội nhập với thị trường Nga. Sự phục hồi của nền kinh tế Nga và mức tăng trưởng 3,6% GDP trong năm ngoái đã tạo cơ hội kinh doanh cho các nước Trung Á.

Các chính sách của Moskva nhằm mục đích "phục hưng" quan hệ giữa khu vực với Nga, dựa trên uy tín của ông Putin trong vai trò thực tế để duy trì động lực liên lạc với các lãnh đạo Trung Á ở cấp độ cá nhân, tận dụng tất cả các hình thức hợp tác song phương cũng như khu vực có sẵn. Cách tiếp cận của Nga tạo không gian cho các quốc gia trong khu vực áp dụng lập trường "trung lập" trong cuộc xung đột ở Ukraine. Cuộc duyệt binh ngày 9/5 ở Moskva năm ngoái chứng kiến tất cả các lãnh đạo Trung Á tham dự tại Quảng trường Đỏ là một thông điệp chính trị rõ ràng nhất đối với Nga và đối với cá nhân Tổng thống Putin.

Trong suốt cả năm 2023, các quốc gia Trung Á là mục tiêu trong nỗ lực ngoại giao chưa từng có của phương Tây nhằm duy trì các lệnh trừng phạt chống Nga. Ngoại trưởng Mỹ Antony Blinken và Tổng thống Pháp Emmanuel Macron đã đến thăm khu vực này. Hai hội nghị thượng đỉnh lịch sử theo thể thức "C5+1" lần lượt được chủ trì bởi Tổng thống Mỹ Joe Biden và Thủ tướng Đức Olaf Scholz tại Washington và Berlin.

Một điểm đáng lưu ý khi xét đến mối quan hệ an ninh của Nga với khu vực Trung Á: Với những nỗ lực phối hợp của Moskva nhằm củng cố mối quan hệ với Taliban gần đây đã giúp làm giảm nguy cơ về mối đe dọa liên quan đến Afghanistan ở khu vực Trung Á.

Nếu mô hình truyền thống để giải quyết nguy cơ về mối đe dọa là sử dụng các biện pháp quân sự và bằng cách cô lập Afghanistan với khu vực, thì chính sách ngoại giao của Nga đã chuyển sang một cách tiếp cận hoàn toàn khác bằng cách hợp tác mang tính xây dựng với Taliban (mặc dù Taliban vẫn là một tổ chức bị cấm theo luật pháp Nga) và nỗ lực biến Afghanistan trở thành bên liên quan trong việc xây dựng quan hệ hợp tác vì lợi ích chung.

Quả thực, các nước Trung Á đã hoan nghênh sáng kiến ngoại giao đặc biệt này của Nga nhằm tăng cường an ninh và ổn định khu vực. Mức độ tin cậy của khu vực đối với những người Taliban cầm quyền đã đạt đến mức tại cuộc gặp với Tổng thống Putin gần đây, Tổng thống Uzbekistan Shavkat Mirziyoyev đã nêu ra đề xuất quan trọng về việc Uzbekistan và Nga tiến tới xây dựng một tuyến đường sắt mới qua Afghanistan kết nối Trung Á với các khu vực lân cận và thị trường thế giới...

Minh Ngọc (Tổng hợp)

Tin liên quan

Ý kiến bạn đọc

* Vui lòng gõ tiếng Việt có dấu

Cùng chuyên mục

Bước ngoặt hay bước lùi?

Bước ngoặt hay bước lùi?

Các nhà lãnh đạo Liên minh châu Âu (EU) nhóm họp tại Brussels ngày 26-27/6 trong khuôn khổ Hội nghị thượng đỉnh thường niên, với chương trình nghị sự bao quát nhiều nội dung chiến lược trọng yếu.
Bước leo thang nguy hiểm ở Trung Đông

Bước leo thang nguy hiểm ở Trung Đông

"Chảo lửa" Trung Đông đã chứng kiến bước leo thang nguy hiểm sau khi Mỹ chính thức phát động chiến dịch không kích nhằm vào các cơ sở hạt nhân của Cộng hòa Hồi giáo Iran, động thái tiềm ẩn những tác động sâu rộng và hệ quả khôn lường đối với hòa bình, an ninh và ổn định của khu vực cũng như thế giới.
Lí do Hezbollah “án binh bất động” trong cuộc đối đầu Iran - Israel

Lí do Hezbollah “án binh bất động” trong cuộc đối đầu Iran - Israel

Dù luôn ủng hộ Iran, Hezbollah vẫn đứng ngoài cuộc chiến với Israel. Điều gì đang buộc phong trào này phải kiềm chế? Câu trả lời nằm trong những toan tính chính trị và sức ép từ trong lẫn ngoài Liban.
Israel và chiến lược điện hạt nhân

Israel và chiến lược điện hạt nhân

Trong bối cảnh nguồn trữ lượng khí đốt tự nhiên quý giá của Israel dự kiến sẽ cạn kiệt trong vài thập niên tới, và năng lượng mặt trời vẫn đang đối mặt với nhiều thách thức về công nghệ lưu trữ và hiệu suất, Israel đang kiên định chuyển hướng sang một lựa chọn chiến lược: phát triển điện hạt nhân dân sự để bảo đảm an ninh năng lượng dài hạn.
Châu Âu đã sẵn sàng xây dựng “trụ cột” quốc phòng tự chủ?

Châu Âu đã sẵn sàng xây dựng “trụ cột” quốc phòng tự chủ?

Trước thềm Hội nghị thượng đỉnh NATO 2025, câu hỏi lớn được đặt ra: Liệu Châu Âu có đủ sức mạnh và quyết tâm để tự xây dựng một “trụ cột” quốc phòng vững chắc, khi Mỹ có thể rút lui hoặc giảm hỗ trợ?

Tin khác

Những thách thức đang chờ tân Tổng thống Hàn Quốc Lee Jae-myung

Những thách thức đang chờ tân Tổng thống Hàn Quốc Lee Jae-myung
Sáng 4/6, Hàn Quốc đã chính thức bước vào giai đoạn chuyển mình, khi ông Lee Jae-myung, đại diện đảng Dân chủ, tuyên thệ nhậm chức tổng thống sau một cuộc bầu cử lịch sử với tỉ lệ cử tri đi bầu cao nhất trong gần 30 năm.

Nhiều quốc gia nghèo đối mặt áp lực trả nợ trong năm 2025

Nhiều quốc gia nghèo đối mặt áp lực trả nợ trong năm 2025
Báo cáo mới công bố của Viện Lowy (Sydney) chỉ ra rằng nhiều quốc gia nghèo nhất thế giới sẽ phải trả khoản nợ kỉ lục cho Trung Quốc vào năm 2025.

Kinh tế thế giới tạm lắng trước cơn bão mới

Kinh tế thế giới tạm lắng trước cơn bão mới
Sau nhiều tháng đối mặt với bất ổn từ các chính sách thương mại mang tính đối đầu, đặc biệt từ phía Mỹ, nền kinh tế toàn cầu đang ghi nhận một số tín hiệu tích cực trong ngắn hạn. Tuy nhiên, đằng sau sự tạm lắng này là những rủi ro chưa được giải quyết triệt để, khi các biện pháp thương mại chỉ mới tạm dừng chứ chưa chấm dứt hoàn toàn...

Động lực “kiềng ba chân”

Động lực “kiềng ba chân”
Hội nghị cấp cao đầu tiên của Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) - Hội đồng Hợp tác vùng Vịnh (GCC) và Trung Quốc, diễn ra chiều 27/5 trong khuôn khổ Hội nghị cấp cao ASEAN lần thứ 46 ở Malaysia, là dấu mốc quan trọng nhằm tăng cường hợp tác chiến lược và đưa hợp tác ba bên lên tầm cao mới.

Nghịch lí của cuộc chiến thương mại Mỹ - Trung

Nghịch lí của cuộc chiến thương mại Mỹ - Trung
Cuộc chiến thuế quan phơi bày nghịch lí: Trung Quốc vẫn cần công nghệ Mỹ, Mỹ vẫn dựa vào hàng "Made in China". Tách rời kinh tế liệu có khả thi?

Cuộc “trưng cầu dân ý” quan trọng về hướng đi tương lai của chính trị Hàn Quốc

Cuộc “trưng cầu dân ý” quan trọng về hướng đi tương lai của chính trị Hàn Quốc
Giữa biến động chính trị chưa từng có, cuộc bầu cử tổng thống Hàn Quốc ngày 3/6 sẽ quyết định tương lai nước này.

Triển vọng nào cho quan hệ Nga - Mỹ?

Triển vọng nào cho quan hệ Nga - Mỹ?
Dù có tín hiệu tích cực từ cuộc điện đàm, quan hệ Nga - Mỹ vẫn bị trói buộc bởi lịch sử và sự đồng thuận lưỡng đảng. Những thách thức dài hạn nào đang chờ đợi hai cường quốc?

Cải cách quy trình tiếp nhận người tị nạn tại EU

Cải cách quy trình tiếp nhận người tị nạn tại EU
Ủy ban châu Âu mới đây đã công bố kế hoạch cải tổ lớn nhằm siết chặt quy trình tiếp nhận người tị nạn vào Liên minh châu Âu (EU).

Bước tiến đáng kể của Triều Tiên trong hiện đại hóa năng lực tác chiến

Bước tiến đáng kể của Triều Tiên trong hiện đại hóa năng lực tác chiến
Triều Tiên đã giới thiệu những loại vũ khí mới trong các cuộc tập trận quy mô lớn của không quân có sự tham dự của nhà lãnh đạo Kim Jong-un, đánh dấu một bước tiến đáng kể trong nỗ lực hiện đại hóa năng lực tác chiến trên không của nước này.

Chính trường Ba Lan: Cuộc đua giữa hai thái cực

Chính trường Ba Lan: Cuộc đua giữa hai thái cực
Ngày 18/5, cử tri Ba Lan đi bỏ phiếu chọn ra nhà lãnh đạo kế nhiệm Tổng thống Andrzej Duda, khi bối cảnh chính trị ở quốc gia Trung Âu đầy biến động và nội bộ xã hội Ba Lan vẫn phân rẽ nghiêm trọng.

Hi vọng chấm dứt xung đột Nga- Ukraine

Hi vọng chấm dứt xung đột Nga- Ukraine
Khi các vị khách quốc tế đến kỉ niệm 80 năm Chiến thắng phát xít còn chưa rời hết khỏi Nga, và ngay khi thời gian ngừng bắn “Chiến thắng” ba ngày do Moskva đưa ra vừa kết thúc, Tổng thống Nga Vladimir Putin bất ngờ đề xuất bắt đầu đàm phán với Ukraine không cần điều kiện tiên quyết, thậm chí còn nêu cụ thể thời gian và địa điểm, đó là tại Istanbul (Thổ Nhĩ Kỳ) vào ngày 15/5 này.

Cơn chấn động chính trị lịch sử thời hậu chiến ở Đức

Cơn chấn động chính trị lịch sử thời hậu chiến ở Đức
Ông Merz đã để vuột ghế Thủ tướng ở vòng bỏ phiếu kín đầu tiên, dù về công khai, số thành viên ủng hộ ông vượt quá số phiếu tối thiểu cần thiết.

Kì vọng về vai trò tích cực hơn của Nga

Kì vọng về vai trò tích cực hơn của Nga
Cuộc gặp lịch sử tại Điện Kremlin không chỉ đánh dấu bước ngoặt quan hệ song phương, mà còn mở ra khả năng Nga trở thành trung gian chiến lược trong thỏa thuận hạt nhân Iran.

“Cú hích” cho mối quan hệ vùng Vịnh - châu Á

“Cú hích” cho mối quan hệ vùng Vịnh - châu Á
Chính sách thuế quan của Tổng thống Donald Trump tưởng chừng chỉ mang tính bảo hộ, nhưng lại đang khơi dậy một trục kinh tế - chính trị mới giữa Trung Đông và châu Á. Liệu đây có phải bước ngoặt định hình lại cán cân quyền lực toàn cầu?

Lựa chọn tốt hơn cho Australia

Lựa chọn tốt hơn cho Australia
Tăng cường tên lửa, UAV và tàu biển không người lái có thể là một lựa chọn tốt hơn so với tàu ngầm hạt nhân khi Australia muốn tự bảo vệ mình.
Xem thêm
Ông Donald Trump chính thức trở thành Tổng thống thứ 47 của nước Mỹ

Ông Donald Trump chính thức trở thành Tổng thống thứ 47 của nước Mỹ

Vào lúc 12h02' ngày 20/1 theo giờ bờ Đông nước Mỹ (0h2' ngày 21/1 theo giờ Việt Nam), ông Donald Trump đã tuyên thệ nhậm chức tại Tòa nhà Quốc hội Mỹ, chính thức trở thành Tổng thống thứ 47 của "xứ cờ hoa".
Thông điệp của ông Trump trong bài phát biểu mừng chiến thắng

Thông điệp của ông Trump trong bài phát biểu mừng chiến thắng

Ông Donald Trump đã có bài phát biểu mừng chiến thắng trước đám đông người ủng hộ ở Florida. Bài phát biểu của ông nhận được người nghe đón nhận nhiệt liệt.
Thái Lan có Thủ tướng trẻ nhất trong lịch sử

Thái Lan có Thủ tướng trẻ nhất trong lịch sử

Ngày 16/8, Chủ tịch Quốc hội Thái Lan Wan Muhamad Noor Matha đã triệu tập phiên họp toàn thể Hạ viện 493 thành viên để bầu thủ tướng mới thay thế ông Srettha Thavisin vừa bị Tòa án Hiến pháp bãi nhiệm.
Chưa ghi nhận lao động Việt bị nạn trong trận động đất ở Đài Loan (Trung Quốc)

Chưa ghi nhận lao động Việt bị nạn trong trận động đất ở Đài Loan (Trung Quốc)

Cục Quản lý lao động ngoài nước (Bộ LĐ-TB&XH) cho biết, theo báo cáo của Ban Quản lý lao động (Văn phòng kinh tế - văn hóa Việt Nam tại Đài Bắc), đến nay chưa ghi nhận trường hợp nào là người lao động Việt Nam bị nạn trong trận động đất mạnh 7.2 độ richte
Việt Nam kiên định thực hiện chính sách "một Trung Quốc"

Việt Nam kiên định thực hiện chính sách "một Trung Quốc"

Ngày 14/1, trả lời câu hỏi của phóng viên đề nghị cho biết quan điểm của Việt Nam về kết quả bầu cử người đứng đầu vùng lãnh thổ Đài Loan ngày 13/1/2024, Người Phát ngôn Bộ Ngoại giao Phạm Thu Hằng cho biết:
Vai trò của 5 nghi can vụ giết người mẫu Hong Kong Abby Choi

Vai trò của 5 nghi can vụ giết người mẫu Hong Kong Abby Choi

Trong vụ giết Abby Choi - người mẫu Hong Kong (Trung Quốc) - có 4 thành viên trong một gia đình cùng một nhân tình - là những nghi phạm chính.
Việt Nam lên tiếng về nội dung trong bộ phim “MH370: Chiếc máy bay biến mất”

Việt Nam lên tiếng về nội dung trong bộ phim “MH370: Chiếc máy bay biến mất”

"Cho tới nay, các cơ quan chức năng chưa hề đưa ra bất cứ một kết luận nào về vụ việc mất tích của máy bay MH370. Do đó, bộ phim tài liệu “MH370: Chiếc máy bay biến mất” đưa ra những nhận định khi chưa có kết luận chính thức của các cơ quan chức năng là s
Phát hiện hố đen có khối lượng lớn gấp 30 tỉ lần Mặt Trời

Phát hiện hố đen có khối lượng lớn gấp 30 tỉ lần Mặt Trời

Các nhà khoa học tại Đại học Durham (Anh) xác nhận hố đen mới được tìm thấy là một trong những hố đen lớn nhất từng được phát hiện.
Phát hiện bất ngờ làm đảo lộn các giả thuyết về bình minh của vũ trụ

Phát hiện bất ngờ làm đảo lộn các giả thuyết về bình minh của vũ trụ

Kính viễn vọng không gian James Webb đã phát hiện hình ảnh được cho là của 6 thiên hà cổ đại khổng lồ; sự tồn tại của chúng có thể làm đảo lộn các lý thuyết vũ trụ học hiện tại.
Phiên bản di động