Lễ hội Làng nghề văn hóa ẩm thực giò chả Ước Lễ:

Nét văn hóa riêng trong dòng chảy văn hóa dân tộc Việt

Mười tám lễ gồm giò chả, trầu cau tri ân 18 đời Vua Hùng; 500 cặp bánh dày tri ân đức Lý Thái Tổ; một cây chả quế dài 4m, đường kính 50cm, nặng 180kg tri ân tổ nghề.

Đó là những lễ vật người dân làng Ước Lễ, xã Tân Ước, huyện Thanh Oai, TP Hà Nội kính cẩn dâng lên Nhà thờ liệt vị tôn thần bách nghệ từ đường, nằm trong khuôn viên Trung tâm triển lãm nghệ thuật Việt Nam, số 2 phố Hoa Lư, quận Hai Bà Trưng, TP Hà Nội vào sáng ngày 22/11/2022. Đây là một trong những hoạt động chào mừng Ngày Di sản văn hóa Việt Nam (23/11), cùng Lễ phong tặng nghệ nhân và các danh hiệu làng nghề Việt Nam, do Hiệp hội Làng nghề Việt Nam tổ chức…

Các nghệ nhân và thợ giỏi lành nghề đắp cây chả quế dài 4m, đường kính 50cm, nặng 180kg để dâng lên tổ nghề.
Các nghệ nhân và thợ giỏi lành nghề đắp cây chả quế dài 4m, đường kính 50cm, nặng 180kg để dâng lên tổ nghề.

Ước Lễ, một ngôi làng cổ nằm ở phía Tây Nam Hà Nội, nay thuộc xã Tân Ước, huyện Thanh Oai. Làng có mấy nghề: May mặc, sửa chữa đồng hồ, chế biến giò chả, bánh chưng, bánh dày nhưng nghề cổ nhất, tinh tường nhất làm nên tên tuổi làng nghề là chế biến giò chả. Nghề chế biến giò chả hình thành từ bao giờ? Đến nay vẫn chưa có ai xác định được, chỉ biết rằng sản phẩm giò chả Ước Lễ có từ rất lâu đời. Nói đây là một làng cổ hẳn không ngoa, nơi đây từng tìm thấy chiếc trống đồng Đông Sơn loại một, cùng nhiều cổ vật chôn dưới lòng đất, là bằng chứng khẳng định bề dày lịch sử của ngôi làng này. Lịch sử làng Ước Lễ, theo nhiều nghiên cứu, có khoảng từ 2.000 đến 2.500 năm.

Bắt đầu bước chân vào làng Ước Lễ, chúng ta được chiêm ngưỡng cổng làng, một công trình kiến trúc bề thế, nom như cổng thành. Theo các cụ tiên chỉ trong làng và những nghiên cứu, cổng làng Ước Lễ được xây dựng từ thời nhà Mạc, cách nay hơn 500 năm. Mặt cổng làng có ba chữ đắp nổi, dịch ra là “Ước Lễ môn”, nghĩa là cổng làng Ước Lễ. Nhưng Nhân dân trong làng thường gọi là “cổng cầu”, do trước cổng có chiếc cầu xây cong, bắc ngang con mương nước chạy bao xung quanh làng. Đây chắc chắn là hình thức bảo vệ làng ngày xưa vẫn ứng dụng.

Nét văn hóa riêng trong dòng chảy văn hóa dân tộc Việt
Các nghệ nhân, thợ giỏi tái hiện phương pháp giã giò bằng cối đá, chày tay.

Cái tên Ước Lễ khiến ta liên tưởng đến một quan niệm theo tư tưởng Nho giáo, đó là muốn học rộng phải dựa vào văn, tức là văn hóa; nhưng học rộng rồi phải có chế định, tức là ước bằng lễ. Đặt tên làng như vậy, thể hiện ý chí, khát khao cho dân cư trong làng phải luôn luôn giữ lễ trong bất kì hoàn cảnh nào. Điều đặc biệt ở làng Ước Lễ, đó là người dân không phát triển nghề làm giò chả ở trong làng, mà mang nghề đi khắp bốn phương mưu sinh, lập nghiệp. Tương truyền, xưa kia làng Ước Lễ là chốn sầm uất trong vùng, nơi hội tụ giao lưu với các hoạt động buôn bán. Có lẽ vì vậy mà người dân sáng tạo ra cách lấy thịt lợn giã nhuyễn, thêm mắm muối và mật rồi gói lại đem luộc thành món ăn chín. Sau đó sáng tạo ra các món chả, vì thế nghề làm giò chả ra đời, làm nên món ăn cao sang, đắt tiền.

Để bảo tồn, tôn vinh làng nghề truyền thống, hằng năm dân làng tổ chức ngày hội văn hóa ẩm thực dân gian, với hàng nghìn người con Ước Lễ ở khắp mọi miền đất nước đổ về chung vui, với nhiều hoạt động phong phú. Ngày nay nhờ công nghệ máy móc phát triển, sức lao động của con người được giải phóng, nhưng vẫn cần để lớp con cháu không quên nghề giã giò truyền thống. Vì lẽ đó, những năm gần đây các nghệ nhân, thợ giỏi tái hiện phương pháp giã giò bằng cối đá, chày tay. Hoạt động này vừa giúp người cao tuổi sống lại kí ức xa xưa, vừa giúp lớp trẻ hiểu hơn về nghề giã giò truyền thống của cha ông. Một không gian với những tiếng chày dồn dập, có nhịp điệu như bản nhạc hòa tấu kì thú.

Nghệ nhân Nguyễn Đức Bình, Chủ tịch Hội Văn hóa ẩm thực giò chả Ước Lễ cho biết: Làng nghề là bộ phận di sản của văn hóa dân tộc, là tài sản quý giá của nhân loại. Bí quyết làm giò chả ở Ước Lễ rất đặc biệt, hiếm nơi nào có được. Đó là chế biến món ăn theo triết lí âm dương ngũ hành, ví dụ thịt nạc là dương, thịt mỡ là âm; mật là dương, muối là âm. Từ đó người thợ điều tiết âm - dương sao cho điều hòa, tạo nên sản phẩm giòn, dai và đạt hương vị thơm ngon. Việc mở lễ hội lần này nhằm tôn vinh ngày di sản văn hóa Việt Nam, là niềm vinh dự, tự hào của những người con Ước Lễ. Được sự chỉ đạo của Trung ương Hiệp hội Làng nghề Việt Nam, Hội Văn hóa làng nghề giò chả Ước Lễ đại diện cho hơn 5.000 làng nghề trong nước, thực hiện nghi lễ rước năm nay.

“Chúng tôi gắn hoạt động này với 18 đời Hùng Vương. Nói như vậy bởi đời Hùng Vương thứ sáu có Lang Liêu làm nên bánh chưng, bánh dày dâng lên vua cha. Lang Liêu đã sử dụng sản phẩm nông nghiệp để làm nên món ăn đặc sắc, mà sử dụng sản phẩm nông nghiệp, phải gắn với chăn nuôi, từ chăn nuôi sản sinh ra chế biến. Mục đích của chúng tôi nhằm quảng bá hình ảnh món thực phẩm sạch, môi trường xanh, vì sức khỏe cộng đồng. Nhưng ý nghĩa lớn nhất là văn hóa ẩm thực làng Ước Lễ gắn liền với văn hóa tâm linh” - nghệ nhân Nguyễn Đức Bình chia sẻ.

Lễ rước gồm: 18 lễ giò chả, trầu cau tri ân 18 đời Hùng Vương; 500 cặp bánh dày tri ân đức Lý Thái Tổ; cây chả quế dài 4m, đường kính 50cm, nặng 180kg tri ân tổ nghề. Đoàn rước gồm các cụ cao niên; đại diện Đảng ủy, UBND xã Tân Ước; đoàn nghệ nhân, thợ giỏi và hội viên Hội Văn hóa ẩm thực giò chả Ước Lễ, cùng một số tổ chức quần chúng khác. Buổi rước lễ sáng ngày 22/11/2022 diễn ra trang trọng, nhưng không kém phần hào hứng, vui vẻ. Nhân dịp này, có 9 thợ làm giò chả giỏi được Trung ương Hiệp hội Làng nghề Việt Nam trao bằng công nhận nghệ nhân làng nghề ẩm thực.

Phóng sự của Hoàng Linh

Tin liên quan

Cùng chuyên mục

Đơn vị tiêu biểu trong công tác vệ sinh môi trường và  xử lý rác thải

Đơn vị tiêu biểu trong công tác vệ sinh môi trường và xử lý rác thải

Trong những năm gần đây huyện Nông Cống, tỉnh Thanh Hóa đã thực hiện tốt công tác vệ sinh môi trường (VSMT), xử lý tốt nguồn rác thải đã làm cho cảnh quan làng quê, đường giao thông trong địa bàn toàn huyện luôn xanh, sạch, đẹp. Việc làm thiết thực đó trở thành thói quen nâng cao ý thức trách nhiệm của mỗi người dân, cộng đồng dân cư trong công tác VSMT góp phần tích cực trong việc phát triển kinh tế- xã hội, xây dựng nông thôn mới ở địa phương.
Chuyện mùa gặt...

Chuyện mùa gặt...

Vụ Thu Đông còn được gọi là vụ 3 ở đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL). Vụ này tuy không phải là vụ mùa chính, chỉ những nơi nào thuận lợi thì nông dân mới sản xuất. Tuy vậy, với nông dân thì mùa nào cũng là mùa hối hả, nhưng có lẽ, mùa gặt là mùa vui nhất khi nhìn thấy lúa vàng óng trên các cánh đồng.Đó không chỉ là thành quả mà còn là nhìn thấy sự no ấm, sung túc và đủ đầy. Mùa gặt trên cánh đồng là mùa vui, bởi những tiếng í ới cười đùa của nông dân chân lấm tay bùn và nhân công bốc vác thời vụ hối hả với bao lúa nặng trịch trên vai. Vì thế, khi lúa được mùa, bán trúng giá thì không khí đồng áng càng vui vẻ hơn. Chùm ảnh sau là câu chuyện mùa gặt đầy chân thực và gần gũi.
Đền Cô Chín Suối Rồng – ngôi đền nổi tiếng linh thiêng của Hải Phòng

Đền Cô Chín Suối Rồng – ngôi đền nổi tiếng linh thiêng của Hải Phòng

Đền Cô Chín Suối Rồng được mệnh danh là ngôi đền linh thiêng bậc nhất đất Cảng. Từ lâu, ngôi đền này đã trở thành điểm đến tâm linh quen thuộc của người dân TP Hải Phòng cũng như nhiều tỉnh, thành khác trong cả nước.
Khám phá nơi đầu tiên Phật giáo du nhập vào Việt Nam

Khám phá nơi đầu tiên Phật giáo du nhập vào Việt Nam

Chùa Hang có vị thế với lưng ẩn sâu trong núi và mặt hướng ra biển cả. Đây được xem là ngôi chùa thiên tạo lớn nhất trong khu di tích lịch sử Đồ Sơn, TP Hải Phòng. Theo nhiều nhà nghiên cứu, đây là nơi đầu tiên Phật giáo du nhập vào Việt Nam.
“Tận mục sở thị” ngôi đền linh thiêng có cây Gạo nhiều tuổi nhất Việt Nam

“Tận mục sở thị” ngôi đền linh thiêng có cây Gạo nhiều tuổi nhất Việt Nam

Hơn 700 năm trôi qua, trải qua bao thăng trầm của lịch sử, dưới làn mưa bom bão đạn, cây Gạo vẫn xanh tốt bốn mùa, xòe tán che chở cho ngôi đền Mõ cổ kính, linh thiêng.

Tin khác

Mê mẩn rặng thị cổ hàng trăm năm tuổi ở Hải Phòng mùa quả chín

Mê mẩn rặng thị cổ hàng trăm năm tuổi ở Hải Phòng mùa quả chín
Những trái thị vàng óng, ngát hương, lúc lỉu trên cây thị cổ thụ hàng trăm năm tuổi ở Đồ Sơn, TP Hải Phòng khiến du khách không khỏi mê mẩn.

Bí ẩn lời nguyền đá nổi khiến cả làng không ai nên người ở Hải Phòng

Bí ẩn lời nguyền đá nổi khiến cả làng không ai nên người ở Hải Phòng
Kể từ khi vị tiến sĩ ném hòn đá xuống ao mà nguyền rằng: “Bao giờ hòn đá này nổi, làng Xuân La mới nên người”, thì việc học hành của làng Xuân La chìm trong tăm tối, không ai đỗ đạt.

Ngôi đền bị gắn với lời đồn cứ yêu nhau đến đền là chia tay

Ngôi đền bị gắn với lời đồn cứ yêu nhau đến đền là chia tay
Có một ngôi đền ở Hải Phòng bị gắn với lời đồn, các đôi yêu nhau cứ đến đền là về sẽ chia tay.

Lạ kỳ ngôi miếu cứ xây lên là bị sét đánh sập

Lạ kỳ ngôi miếu cứ xây lên là bị sét đánh sập
Hàng trăm năm nay, người dân thôn Phong Cầu, xã Đại Đồng, huyện Kiến Thụy, TP. Hải Phòng vẫn luôn truyền tai nhau câu truyện mang màu sắc ly kỳ, huyền bí về ngôi miếu cổ trong làng – ngôi miếu cứ xây lên là bị sét đánh sập.

Hiệu quả từ Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững

Hiệu quả từ Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững
Trong thời gian qua nhờ triển khai và thực hiện có hiệu quả Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững, đã góp phần quan trọng đưa huyện miền núi Như Thanh tưng bước ổn định và sớm trở thành huyện có tiềm lực về kinh tế của tỉnh Thanh Hóa.

Cơn bão qua đi, tình người còn mãi

Cơn bão qua đi, tình người còn mãi
Nhóm thiện nguyện của xã Gia Điền, huyện Hạ Hòa, tỉnh Phú Thọ vừa kết nối với Hội NCT tỉnh Yên Bái đến thăm, động viên tinh thần, tặng 40 suất quà cho NCT nghèo, NCT hoàn cảnh khó khăn bị ảnh hưởng do cơn bão số 3 (Yagi) gây ra tại xã Quy Mông, huyện Trấn Yên.

Cuộc sống của 115 người dân của thôn Kho Vàng, xã Cốc Lầu sau khi được tìm thấy

Cuộc sống của 115 người dân của thôn Kho Vàng, xã Cốc Lầu sau khi được tìm thấy
Phát hiện nguy cơ sạt lở cao, 115 người dân thôn Kho Vàng, xã Cốc Lầu, huyện Bắc Hà, tỉnh Lào Cai đã chủ động di chuyển lên một ngọn núi cao cách thôn khoảng 1km để dựng lán trú ngụ.

Hiện trường sau bão

Hiện trường sau bão
Sau một đêm cuồng phong với mưa to, gió giật mạnh do tâm bão Yagi "chạy qua", sáng ngày 8/9, tại Thủ đô Hà Nội chỉ còn mưa nhỏ và gió nhẹ. Qua quan sát của phóng viên, bão không chỉ gây thiệt hại về người và của, mà còn làm đổ, gẫy hàng loạt cây xanh, trong đó có rất nhiều cây xanh to hàng chục năm tuổi. Tại huyện Thanh Trì và quận Hoàng Mai to trên đường lớn Ngọc Hồi đổ đồng loạt chắn ngang đường; cổng chào lớn tại Trung tâm huyện đổ gục. Trụ điện, biển báo giao thông cũng gẫy đổ. Tại các tuyến đường nhỏ hơn, cây đổ đè lên xe ô tô, xe máy, chắn ngang đường cản trở giao thông.

Người cao tuổi “giữ hồn” nghề mộc truyền thống

Người cao tuổi “giữ hồn” nghề mộc truyền thống
Trải qua bao thăng trầm của lịch sử, lúc thịnh lúc suy, song với sự nỗ lực gìn giữ nghề truyền thống của ông cha để lại, làng nghề mộc thị trấn Thanh Lãng chưa bao giờ thiếu đi âm thanh vang vọng của tiếng đục, tiếng cưa, tiếng bào cũng như cảnh mua bán nhộn nhịp. Có được thành quả trên phải kể đến vai trò của NCT thị trấn đã động viên con cháu gữ gìn và phát huy nghề mộc truyền thống.

Người “giữ lửa” hạnh phúc gia đình

Người “giữ lửa” hạnh phúc gia đình
Gia đình là tổ ấm của mỗi người, vừa là tế bào của xã hội, cái nôi giáo dục, lưu truyền các giá trị văn hóa của dân tộc Việt Nam. Nhận thức được điều đó, bà Nguyễn Thị Thoan, Chủ tịch Hội NCT, kiêm Phó Chủ tịch Hội Liên hiệp Phụ nữ, Phó Chủ tịch Hội Chữ thập đỏ, Chủ nhiệm CLB Liên thế hệ tự giúp Gia nhau phường Cốc Lếu, TP Lào Cai, tỉnh Lào Cai là tấm gương sáng trong phong trào xây dựng gia đình văn hóa, ấm no, hạnh phúc.

Hướng tới mô hình Bệnh viện Thông minh - Chuyên nghiệp - Hiện đại

Hướng tới mô hình Bệnh viện Thông minh - Chuyên nghiệp - Hiện đại
Sau 3 năm tiếp nhận và quản lý toàn diện Bệnh viện Giao thông vận tải Vinh, diện mạo cơ sở 2, Bệnh viện Đa khoa TP Vinh hoàn toàn đổi mới. Đây là kết quả minh chứng cho quyết tâm, nỗ lực của tập thể Bệnh viện Đa khoa TP Vinh hướng tới mục tiêu phát triển mô hình “Bệnh viện thông minh - Chuyên nghiệp - Hiện đại”.

Hành trình “về nguồn” nhân kỉ niệm Ngày Thương binh - Liệt sĩ

Hành trình “về nguồn” nhân kỉ niệm Ngày Thương binh - Liệt sĩ
Trong 3 ngày (26 đến 28/7), Đoàn công tác của Trung ương Hội NCT Việt Nam do TS Trương Xuân Cừ, Phó Chủ tịch Hội NCT Việt Nam làm trưởng đoàn đã đến thăm, dâng hương, tri ân Đại tướng Võ Nguyên Giáp tại Vũng Chùa - Đảo Yến, huyện Quảng Trạch (tỉnh Quảng Bình); dâng hương tưởng niệm các anh hùng liệt sĩ ở Nghĩa trang Trường Sơn, Nghĩa trang Đường 9 - Nam Lào, Thành cổ Quảng Trị; Khu Di tích Lịch sử Ngã ba Đồng Lộc, huyện Can Lộc (tỉnh Hà Tĩnh) và Khu di tích Lịch sử Truông Bồn huyện Đô Lương, (tỉnh Nghệ An).

“Đánh thức” du lịch cộng đồng Nghĩa Đô

“Đánh thức” du lịch cộng đồng Nghĩa Đô
Xã Nghĩa Đô nằm cách trung tâm huyện Bảo Yên, tỉnh Lào Cai 25km, với địa hình là đồi núi thấp bao quanh khu ruộng nhỏ, dân cư chủ yếu là người Tày (chiếm 97% dân số toàn xã). Đây cũng là vùng đất đa dạng, phong phú tạo nên những nét văn hóa, phong tục tập quán, tín ngưỡng đặc sắc và còn lưu giữ được đến ngày hôm nay.

Khởi sắc trên những vùng quê nông thôn mới

Khởi sắc trên những vùng quê nông thôn mới
Thực hiện phong trào thi đua yêu nước “Tuổi cao - Gương sáng” gắn với cuộc vận động “Toàn dân đoàn kết xây dựng nông thôn mới (NTM), đô thị văn minh”, những năm qua, các cấp Hội NCT huyện Yên Mô đã vận động hội viên góp công, góp của xây dựng kết cấu hạ tầng nông thôn, tham gia xây dựng quy chế dân chủ ở cơ sở, giữ gìn vệ sinh môi trường, tích cực phát triển kinh tế, làm giàu cho bản thân, gia đình và xã hội, thực sự là những tấm gương sáng cho con cháu noi theo.

Tháng Bảy nghĩa tình dâng hương thơm nhớ ơn những người đã hy sinh vì nền độc lập dân tộc

Tháng Bảy nghĩa tình dâng hương thơm nhớ ơn những người đã hy sinh vì nền độc lập dân tộc
Hàng năm cứ đến Ngày Thương binh liệt sỹ (27/7), thắp hương cho bác tôi - liệt sỹ Nguyễn Đình Phác, bố tôi lại rưng rưng nước mắt nhớ về anh trai của mình. Nay bố tôi đã mất, tôi thay mặt khói nhang cho bác những ngày giỗ, tết. 58 năm bác ra đi đã không hẹn ngày về, chúng tôi luôn mong ngóng và tìm kiếm thông tin và cầu khấn, mong sao tìm được phần mộ để đưa bác về đất mẹ.
Xem thêm
Tăng cường công tác lãnh đạo, quản lý nhà nước về hội, quỹ xã hội, quỹ từ thiện

Tăng cường công tác lãnh đạo, quản lý nhà nước về hội, quỹ xã hội, quỹ từ thiện

Sau một năm triển khai Quyết định số 118-QĐ/TW, ngày 22/8/2023 của Ban Bí thư về ban hành Quy chế tổ chức và hoạt động của các hội quần chúng do Đảng, Nhà nước giao nhiệm vụ ở Trung ương. Tạo sự thống nhất và tăng cường công tác lãnh đạo, chỉ đạo của các cấp ủy, tổ chức Đảng và công tác quản lý nhà nước đối với các hội.
Chuyển đổi số xanh – Động lực mới cho nền kinh tế xã hội

Chuyển đổi số xanh – Động lực mới cho nền kinh tế xã hội

UBND TP Hải Phòng phối hợp với Hiệp hội Phần mềm và Dịch vụ công nghệ thông tin Việt Nam (VINASA) tổ chức Diễn đàn Chuyển đổi số – Hải Phòng 2024 với chủ đề “Chuyển đổi số xanh – Động lực phát triển kinh tế, xã hội”.
Biểu dương 99 em học sinh, sinh viên xuất sắc tiêu biểu

Biểu dương 99 em học sinh, sinh viên xuất sắc tiêu biểu

Tối 23/11, tại Di tích Quốc gia Đền Trạng nguyên Trần Tất Văn (thôn Nguyệt Áng, xã Thái Sơn), Huyện ủy – UBND - Ủy ban MTTQ Việt Nam huyện An Lão tổ chức Lễ biểu dương học sinh, sinh viên xuất sắc tiêu biểu năm 2024.
Biểu dương 99 em học sinh, sinh viên xuất sắc tiêu biểu

Biểu dương 99 em học sinh, sinh viên xuất sắc tiêu biểu

Tối 23/11, tại Di tích Quốc gia Đền Trạng nguyên Trần Tất Văn (thôn Nguyệt Áng, xã Thái Sơn), Huyện ủy – UBND - Ủy ban MTTQ Việt Nam huyện An Lão tổ chức Lễ biểu dương học sinh, sinh viên xuất sắc tiêu biểu năm 2024.
Khuyến khích tinh thần tự học

Khuyến khích tinh thần tự học

Trong những năm vừa qua, cải cách giáo dục đang trở thành mối quan tâm của toàn ngành giáo dục cũng như toàn xã hội.
Long trọng tổ chức kỷ niệm ngày Nhà giáo Việt Nam

Long trọng tổ chức kỷ niệm ngày Nhà giáo Việt Nam

Hòa chung không khí rộn ràng trên khắp cả nước, tự hào với những thành tích tập thể và cá nhân đã đạt được trong thời gian vừa qua, ngày 20/11/2024, Trường Đại học Công đoàn long trọng tổ chức Chương trình kỷ niệm 42 năm ngày Nhà giáo Việt Nam (20/11/1982 – 20/11/2024). Đây là dịp để ôn lại truyền thống cao đẹp của nghề giáo, tôn vinh và tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới các thế hệ thầy giáo, cô giáo.
Phiên bản di động