Mùa Tết độc lập với người Mông Tây Bắc

Vượt qua cung đường tắt từ Mộc Châu sang Bắc Yên ngoằn ngoèo như rắn trườn trên những con dốc mù sương, chúng tôi đến bản Lung Tang, xã Hồng Ngài - địa danh duy nhất của tỉnh Sơn La có ba thứ “đặc sản” gồm: Thiên đường mây ải bắc, đất trời đóng băng giá vào mùa Đông và cộng đồng người Mông, được nhạc sĩ Nguyễn Văn Thương khắc họa bằng ngôn từ đầy sự mời gọi qua nhạc phẩm “Bài ca trên núi”: Rừng chiều có tiếng khèn ai đó, khèn hát lên những lời mong chờ/ Đường đi về rừng, đường đi xuống núi/ Trời chỉ có, chỉ có sao sớm sao chiều...
Kì 3: Bóng dáng A Phủ thời nay

Bao năm qua, chúng tôi đi hết các tỉnh vùng cao Tây Bắc để tìm kiếm mẫu hình chàng trai Mông lực lưỡng như A Phủ của nhà văn Tô Hoài mà mãi chẳng gặp. Thế rồi sự ám ảnh đó đã được giải tỏa vào một buổi chiều khi chúng tôi diện kiến anh Sồng A Tủa, Trưởng bản Lung Tang, xã Hồng Ngài.

Nói không ngoa, Sồng A Tủa khủng thật, anh cao hơn con ngựa thồ cả thước, áo thổ cẩm dài tay vẫn để lộ hai cùi bắp cuồn cuộn, giọng nói thì oang oang rõ là một người đứng mũi chịu sào trên địa bàn quanh năm mây mù, lại có cô vợ được cưng chiều nhất mực tên Lầu Thị Mẩy, đang chăm chú ngồi xe sợi lanh dưới hiên nhà. Ðã 4 con rồi mà Mẩy vẫn còn e thẹn khi chúng tôi chào hỏi. Má chị ửng hồng, tay chuốt sợi... luống cuống.

Mùa Tết độc lập với người Mông Tây Bắc

Chị Mẩy chỉ thật sự rôm rả khi chúng tôi đề cập về cuộc sống gia đình. Cặp xe máy tay côn bóng loáng dựng góc sân, chiếc tivi màn hình phẳng 21 inh loang loáng múa hát, đàn bò tám con đang thong thả nhai cỏ trong chuồng... Rồi mấy sào chè san tuyết, mấy nương ngô trên sườn núi. “Nhà mình thừa ăn rồi, mỗi năm bán gia súc, vịt gà được tiền gửi hết ngân hàng để mùa Tết Độc lập sang năm vợ chồng mình xây nhà to. Lát nữa mời các cán bộ miền xuôi uống rượu ngô, ăn mèn mén nhá”, chị Mẩy nói vậy và chúng tôi tin kế hoạch của vợ chồng chị nhất định sẽ hoàn thành.

Chúng tôi cầm chén rượu ngô thơm lừng hương vị “nháp” Tết Độc lập được vợ chồng Sồng A Tủa mời chưa kịp uống thì ông Giàng A Tú - một “A Phủ” nữa đang đảm nhiệm chức Chủ tịch Hội NCT xã Hồng Ngài ào tới như gió. Chỉ tay vào chiếc xe máy chềnh ềnh giữa sân, ông Tú khoe vừa mua bằng tiền bán ngô vụ Xuân Hè. Với một tâm trạng đầy hào sảng, ông quảng bá dịp này cứ hai ngày lại đổ xăng cho xe, đổ rượu vào người để cùng một số đồng chí bí thư chi bộ, trưởng bản, đại diện các đoàn thể trong xã đi thăm hỏi tất cả hội viên trên 80 tuổi.

Ông Tú bảo, mình và đoàn thể phải đi chúc sớm các hội viên già cho họ đỡ buồn, đỡ tủi thân... “Lồng ghép” vào việc chúc ấy, ông triển khai việc khích lệ các hội viên này bảo ban con cháu chịu khó làm kinh tế luôn. Phải phấn đấu sao cho những hộ nghèo ở xã nhanh chóng “mát mặt” ngay. Phải làm cho cái địa bàn có chàng A Phủ của nhà văn Tô Hoài không chỉ nổi tiếng trong kháng chiến chống Pháp mà còn phải được nhiều người dưới xuôi hôm nay biết rõ vì... giàu nhất Tây Bắc.

Mùa Tết độc lập với người Mông Tây Bắc

Nói vậy thôi chứ Lung Tang còn khó khăn lắm. Mà thiếu thốn, vất vả thật bởi khí hậu khắc nghiệt, địa hình hiểm trở, dãy núi đá này tiếp dãy núi đá kia, vào mùa mưa thì nước tràn trề, nhưng mùa khô vừa tới thì lập tức nước thành “khí thở”, giọt nước được ví như giọt xăng. Nước ăn còn hiếm, nói gì đến nước tưới tiêu. Nhưng Bí thư Chi bộ bản Lầu A Mang lại rất hồ hởi khi mời chúng tôi ra thăm cái “bể treo” trên vách núi mới khánh thành. Ở đây, “bể treo” không làm bằng i-nốc mang các nhãn hiệu quen thuộc, mà đó là chiếc bể to chứa được vài nghìn khối nước mưa bám víu vào vách núi mà tích trữ cho cả bản dùng suốt mùa đông. Chính phủ đầu tư mỗi chiếc bể này 500 triệu đồng. Ở miền xuôi, số kinh phí ấy có khi xây được năm sáu cái bể to tương tự vì công vận chuyển vật liệu quá rẻ so với nơi đây.

Tản bộ quanh bản Lung Tang giữa lúc gió thổi vào cỏ gianh vàng ửng, chúng tôi thấy trong các gia đình người Mông đang có “những chiếc váy hoa đã đem ra phơi trên mỏm đá xòe như con bướm sặc sỡ. Đám trẻ đợi Tết, chơi quay, cười ầm trước sân...” như chi tiết nhà văn Tô Hoài tả trong truyện “Vợ chồng A Phủ”... khiến cụ ông Lầu A Chống hì hục xay ngô cũng phải chộn rộn nhớ về cái điều mẫu thân xưa kể. Ông dừng tay bảo chúng tôi: “Mẹ mình khi chưa qua đời có lần đã kể chuyện bằng tiếng Mông dịch ra là: “Thuở đó A Phử và A Mỉ mà ông Tô Hoài cho vào sách thành vợ chồng A Phủ, thoát khỏi nhà thống lí ở bên Hang Chú sang Hồng Ngài. Hai người theo sườn núi trốn vào hang Thông trú ngụ một thời gian rồi lại chạy ra bờ suối lớn đổ vào sông Đà cụt đường phải dừng lại làm lán để ở và sinh con đẻ cái. Nơi ấy chính là bản Lung Tang nhà mình bây giờ đó”.

Trở về với thực tại trong bản Lung Tang hiện nay chẳng người nào biết lai lịch, tung tích con cháu của vợ chồng A Phủ đang lang bạt nơi đâu? Ngay như cụ Lầu Thị Vang đã gần 100 tuổi rồi mà chúng tôi hỏi chuyện này cũng chỉ lắc đầu: “Ngày xưa chiến tranh, không ai dám nhận con cháu A Phử cả. Quan Pháp biết được, nó bắt. Hòa bình rồi, có một vài người tự nhận cho vui cái bụng thôi. Mình lúc còn trẻ cũng chỉ nghe mẹ chồng kể là A Phử và Mỉ đã đến Hồng Ngài sinh con, đẻ cái, phát cây làm nương, lên rừng đuổi con hổ, con trăn, không cho nó bắt dê của dân bản. Lâu lắm rồi, chuyện con cháu A Phử chẳng ai nói đâu”.

Còn cụ Đinh Tôn (97 tuổi) nhà ở dưới chân núi Hồng Ngài, thuộc Tiểu khu 2 (Bắc Yên) - nhân vật nguyên mẫu là cán bộ A Châu trong tác phẩm “Vợ chồng A Phủ” thì bảo: “Vợ chồng A Phủ gặp đội trưởng du kích A Châu ở Hồng Ngài, được tuyên truyền theo cách mạng là chi tiết nhà văn hư cấu. Bởi lẽ, A Châu chính là tôi. Còn nguyên mẫu A Phử và Mỉ thì đã chết trước Cách mạng Tháng Tám (1945) khá lâu trước khi tôi được nghe những người Mông già kể, rồi truyền đạt lại cho anh Tô Hoài viết... nên con cháu của A Phử, A Mỉ không thể xác định được bây giờ ở đâu, gồm những ai là đúng.

Thu về! Bản Lung Tang chân chất như cô gái Mông mang vẻ đẹp dịu hiền, phóng khoáng đặc trưng của vùng cao Tây Bắc vào những ngày cận Tết Độc lập. Sương giăng khắp nẻo, nắng vàng thấp thoáng trên những mái nhà rêu phong mà nghe đâu đó văng vẳng lời của Mị “A Phủ, cho tôi đi...” trong tác phẩm của nhà văn Tô Hoài, lối mòn dẫn vào hang Thông bây giờ phải chăng là đoạn đường mà vợ chồng A Phủ đã trốn chạy khỏi nhà thống lí Pá Tra thuở xưa.

Mùa Tết độc lập với người Mông Tây Bắc Mùa Tết độc lập với người Mông Tây Bắc
Mùa Tết độc lập với người Mông Tây Bắc Mùa Tết độc lập với người Mông Tây Bắc
Bút kí của Tô Văn Binh - Phạm Hồng Khanh

Tin liên quan

Ý kiến bạn đọc

* Vui lòng gõ tiếng Việt có dấu

Cùng chuyên mục

Nghề câu cá mập đại dương

Nghề câu cá mập đại dương

Theo các ngư dân đất võ Bình Định, nghề câu cá mập ngày trước thường chỉ có vài ba ngư dân từng trải. Khi ra khơi thường đi thành nhóm để hỗ trợ nhau. Ra tới ngư trường, các thuyền câu tách ra, mỗi chiếc cách nhau chừng vài ba hải lí để câu cá mập.
Nơi sợi chỉ giữ hồn văn hóa Chăm

Nơi sợi chỉ giữ hồn văn hóa Chăm

Phụ nữ Chăm, từ bà, mẹ đến các bé gái, đều thuần thục các động tác móc sợi, đánh ống, dệt vải. Không chỉ là nghề, dệt còn là một nét văn hóa, một bài học sống được gửi gắm qua từng mũi kim, từng nét hoa văn.
Lòng từ bi hoan hỉ ở miền biên giới

Lòng từ bi hoan hỉ ở miền biên giới

Nhiều năm qua, Giáo hội Phật giáo Việt Nam (GHPG) huyện A Lưới mà đứng đầu là Đại đức Thích Tâm Phương vẫn đều đặn làm tốt công tác Phật sự, đồng thời còn chung tay với chính quyền và các Ban, ngành, đoàn thể làm tốt công tác xóa đói giảm nghèo, xóa nhà tạm, nhà dột nát giúp đồng bào miền biên giới ngày càng no ấm hơn.
Ông Tò khuất núi

Ông Tò khuất núi

Một buổi chiều, Linh thong thả điều khiển chiếc xe máy điện từ cơ quan về nhà. Đầu hạ nên trời vừa có nắng vàng, vừa có chút gió mát, làm Linh thấy lòng thư thái ! Bất chợt, một chiếc xe tang chạy qua, Linh giật thót khi nhìn thấy di ảnh của người đã khuất: “Ông Tò !” - Linh thốt lên thành tiếng - Chắc chắn là ông Tò đồng hương rồi ! Ông Tò mất rồi sao?...
Nghề đào sá sùng ở Vân Đồn

Nghề đào sá sùng ở Vân Đồn

Huyện Vân Đồn, tỉnh Quảng Ninh có 2 xã đảo là Minh Châu và Quan Lạn rất nổi tiếng với nghề đào sá sùng. Nghề này có từ rất lâu đời, kể cả những người cao tuổi nhất của 2 xã cũng không rõ nó có từ khi nào.

Tin khác

Mùa lộc trời xứ biển

Mùa lộc trời xứ biển
Kiên trì nơi mép sóng bạc từ đầu hôm tới cuối chiều, những ngư dân lão luyện và cả tay ngang đang vào mùa “ăn lộc trời” nơi xứ biển. Những con ốc lễ không chỉ là kế sinh nhai kiếm tiền triệu mỗi ngày, mà cũng đượm những nét ẩm thực nhuần nhị vị quê hương…

Bình Thuận: Trao tặng 300 suất quà cho hội viên người mù

Bình Thuận: Trao tặng 300 suất quà cho hội viên người mù
Trong 2 ngày 13-14/5, Hội Người mù tỉnh Bình Thuận đã tổ chức trao quà cho hội viên người mù và gia đình hội viên khó khăn trên địa bàn tỉnh.

Tiếp sức cho nông dân cao tuổi phát triển kinh tế

Tiếp sức cho nông dân cao tuổi phát triển kinh tế
Quỹ Hỗ trợ nông dân (HTND) giúp nhiều hội viên, nông dân cao tuổi ở huyện Long Mỹ, tỉnh Hậu Giang có điều kiện phát triển, mở rộng quy mô sản xuất, tăng thu nhập và nâng cao chất lượng cuộc sống...

Nỗi đau của gia đình có mẹ già bệnh tật và 2 con tật nguyền

Nỗi đau của gia đình có mẹ già bệnh tật và 2 con tật nguyền
Đó là gia đình bà Đỗ Thị Bảy, 79 tuổi, ở ấp Đông Trung, xã Tân Chánh, huyện Cần Đước, tỉnh Long An, một hộ cận nghèo.

Tỉnh Bình Thuận: Tặng 435 phần quà cho các em học sinh ở Phan Tiến

Tỉnh Bình Thuận: Tặng 435 phần quà cho các em học sinh ở Phan Tiến
Chiều 8/5, Hội Thiện nguyện Lan toả yêu thương tỉnh Bình Thuận đã phối hợp với UBND xã Phan Tiến, huyện Bắc Bình trao 435 phần quà cho các em học sinh trường Tiểu học và THCS xã Phan Tiến.

Hợp nhất tỉnh Lâm Đồng, tỉnh Đắk Nông và tỉnh Bình Thuận: Phát huy tiềm năng và lợi thế vốn có của cả ba địa phương

Hợp nhất tỉnh Lâm Đồng, tỉnh Đắk Nông và tỉnh Bình Thuận: Phát huy tiềm năng và lợi thế vốn có của cả ba địa phương
Trong quá trình thống nhất đất nước và tiến hành đổi mới, các đơn vị hành chính (ĐVHC) cấp tỉnh, trong đó có các tỉnh Lâm Đồng, Bình Thuận, Đắk Nông (thành lập ngày 1/1/2004) nhiều lần được điều chỉnh, sắp xếp phù hợp với từng giai đoạn lịch sử và đã đạt được một số kết quả tích cực, góp phần phát huy nguồn lực thúc đẩy phát triển kinh tế -xã hội, bảo đảm giữ vững an ninh chính trị, trật tự, an toàn xã hội.

Bà chủ nhiệm “đa tài”

Bà chủ nhiệm “đa tài”
Năng động, nhiệt tình và gương mẫu trong công việc, đó là những lời nhận xét của các hội viên trong CLB dưỡng sinh, văn nghệ phường Việt Hưng, TP Hạ Long, tỉnh Quảng Ninh khi nói về bà Phạm Thị Sớm, 65 tuổi, Chủ nhiệm CLB.

Nhớ về một thời chiến đấu oanh liệt ở chiến trường

Nhớ về một thời chiến đấu oanh liệt ở chiến trường
Là người lính từng tham gia chiến đấu tại chiến trường miền Nam, khi nghỉ hưu, cựu chiến binh (CCB) Nguyễn Viết Nuôi lại góp sức xây dựng quê hương, ông hiện là Chủ tịch Hội NCT xã Kỳ Khang, huyện Kỳ Anh, tỉnh Hà Tĩnh...

Trăm năm đá hóa vàng son

Trăm năm đá hóa vàng son
Mấy trăm năm tạc dựng từ đá núi, từng người thợ truyền nối những tinh hoa của ông cha để lại cho cơ nghiệp bám đá dựng tượng của mình, để nguyên vẹn một sức sống mãnh liệt với thời gian và không ngừng phát triển cho đến ngày nay.

Quần thể Di tích Lịch sử Chiến trường Điện Biên Phủ: Biểu tượng của khát vọng hòa bình, hạnh phúc

Quần thể Di tích Lịch sử Chiến trường Điện Biên Phủ: Biểu tượng của khát vọng hòa bình, hạnh phúc
Trong 45 điểm di tích của quần thể Di tích Lịch sử Chiến trường Điện Biên Phủ, phải thêm nhiều ngày nữa mới thăm hết. Nhưng dù chỉ đến được một vài di tích, tất cả đã là tượng đài vinh quang và hùng tráng mãi mãi sống cùng những người cao tuổi chúng tôi…

Bí quyết sống khỏe của cụ bà 97 tuổi

Bí quyết sống khỏe của cụ bà 97 tuổi
Ở tuổi 97, cụ Nguyễn Thị Huynh, ở phường Thạch Trung, TP Hà Tĩnh, tỉnh Hà Tĩnh vẫn đều đặn hằng ngày chạy bộ hơn 3km, thỉnh thoảng cụ còn đi tập gym, đá bóng với cháu chắt. Các video thể dục, sinh hoạt hằng ngày của cụ được cháu trai đăng tải lên mạng xã hội, thu hút hàng triệu lượt yêu thích...

Khí phách Trường Sa

Khí phách Trường Sa
Đại tá, Anh hùng Lực lượng vũ trang nhân dân (LLVTND) Nguyễn Ngọc Quế, nguyên Đoàn trưởng Đoàn Đặc công Hải quân 126, là người trực tiếp chỉ huy Đội 1 tiến công giải phóng đảo Song Tử Tây, góp phần giải phóng quần đảo Trường Sa ngày 29/4/1975. Nhìn lại chiến thắng của 50 năm trước, ông nói, chiến thắng đó đã ngời lên khí phách Trường Sa.

Hội Cựu chiến binh tỉnh Bình Thuận: Thăm và tặng quà cho các cựu chiến binh

Hội Cựu chiến binh tỉnh Bình Thuận: Thăm và tặng quà cho các cựu chiến binh
Chiều 29/4, Hội Cựu chiến binh (CCB) tỉnh Bình Thuận đã phối hợp với Công ty TNHH vận tải hành khách Trung Nga thăm, tặng quà cho 20 CCB nhân kỷ niệm 50 năm Ngày giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước.

Về R

Về R
Căn cứ của 3 cơ quan quan trọng nhất thuộc R trong một dải rừng mấy chục cây số đã “sống lại” không những để giữ gìn di tích chiến tranh vệ quốc vô cùng quý giá mà còn trở thành những điểm du lịch lịch sử rất hấp dẫn…

Đi dưới bầu trời hòa bình

Đi dưới bầu trời hòa bình
Bản hòa ca hòa bình và thống nhất đã được 50 năm, từ đau thương và đổ nát, dân tộc Việt Nam đã bền bỉ và mạnh mẽ đứng dậy bằng khát vọng hòa bình, bằng khao khát về một thay đổi lớn lao cho đất nước, cho dân tộc.
Xem thêm
Ông Tò khuất núi

Ông Tò khuất núi

Chắc chắn là ông Tò đồng hương rồi ! Ông Tò mất rồi !
Nhớ hoa hành

Nhớ hoa hành

chính là loài hoa đã gắn bó với tuổi thơ tôi, với những năm tháng tôi theo chân bố ra đồng, trồng, chăm sóc và thu hoạch những củ hành tây tròn trịa, nhẵn bóng
Dư âm từ buổi gặp mặt nhân kỉ niệm 40 năm ngày ra trường (1984-2024)

Dư âm từ buổi gặp mặt nhân kỉ niệm 40 năm ngày ra trường (1984-2024)

"K.XI ơi, mình yêu các bạn, tôi yêu các ông bà!" Đó lời nói từ gan, ruột, không riêng gì của Phó giáo sư,Tiến sỹ Dương Hồng Thái, giảng viên cao cấp, nguyên Phó Giám đốc Bệnh viện Đa khoa Trung ương Thái Nguyên, Trưởng ban Liên lạc Khóa XI (1978-1984) Trường Đại học Y Bắc Thái (nay là Trường Đại học Y Dược Thái Nguyên) mà của tất cả 66 cựu sinh viên (SV) khóa K.XI có mặt trong cuộc gặp mặt nhân kỷ niệm 40 năm ngày ra trường (1984-2024) tại cao nguyên Mộc Châu, tỉnh Sơn La, trong những ngày trung tuần tháng 11/2024
Ông Trần Văn Thái và chiến công bắn rơi máy bay Mỹ bằng súng bộ binh, bắt sống phi công William Andrew Robinson

Ông Trần Văn Thái và chiến công bắn rơi máy bay Mỹ bằng súng bộ binh, bắt sống phi công William Andrew Robinson

Trong không khí cả nước tưng bừng kỷ niệm 50 năm ngày Giải phóng miền Nam thống nhất đất nước (30/4/1975 - 30/4/2025), chúng ta cùng nhau hướng lòng về một con người đặc biệt – một người con ưu tú của quê hương Hà Tĩnh – ông Trần Văn Thái, sinh năm 1947, ở huyện Thạch Hà, tỉnh Hà Tĩnh.
Chuyện trong ngõ nhỏ

Chuyện trong ngõ nhỏ

Hôm nay, trong một chuyến đi công tác, lúc tránh nắng bên đường, tôi tình cờ chứng kiến hình ảnh rất cảm động nhưng dung dị vô cùng. Một bà cụ cầm chiếc khăn tang buộc lên lá cờ với vẻ trang trọng và tôn kính.
Sách là vàng chứ không phải là đá sỏi

Sách là vàng chứ không phải là đá sỏi

Đến nay đã ngoài 80 tuổi, nhưng cụ Tín vẫn còn khỏe mạnh, minh mẫn. Tủ sách của gia đình cụ có hàng ngàn quyển. Nhìn thấy sách nhiều không còn chỗ để, cụ phải buộc lại để trên nóc tủ, cô con dâu của cụ một lần về chơi nói:
Bình Thuận: Trao tặng 300 suất quà cho hội viên người mù

Bình Thuận: Trao tặng 300 suất quà cho hội viên người mù

Trong 2 ngày 13-14/5, Hội Người mù tỉnh Bình Thuận đã tổ chức trao quà cho hội viên người mù và gia đình hội viên khó khăn trên địa bàn tỉnh.
Nỗi đau của gia đình có mẹ già bệnh tật và 2 con tật nguyền

Nỗi đau của gia đình có mẹ già bệnh tật và 2 con tật nguyền

Đó là gia đình bà Đỗ Thị Bảy, 79 tuổi, ở ấp Đông Trung, xã Tân Chánh, huyện Cần Đước, tỉnh Long An, một hộ cận nghèo.
Tỉnh Bình Thuận: Tặng 435 phần quà cho các em học sinh ở Phan Tiến

Tỉnh Bình Thuận: Tặng 435 phần quà cho các em học sinh ở Phan Tiến

Chiều 8/5, Hội Thiện nguyện Lan toả yêu thương tỉnh Bình Thuận đã phối hợp với UBND xã Phan Tiến, huyện Bắc Bình trao 435 phần quà cho các em học sinh trường Tiểu học và THCS xã Phan Tiến.
Mùa lộc trời xứ biển

Mùa lộc trời xứ biển

Kiên trì nơi mép sóng bạc từ đầu hôm tới cuối chiều, những ngư dân lão luyện và cả tay ngang đang vào mùa “ăn lộc trời” nơi xứ biển. Những con ốc lễ không chỉ là kế sinh nhai kiếm tiền triệu mỗi ngày, mà cũng đượm những nét ẩm thực nhuần nhị vị quê hương…
Hợp nhất tỉnh Lâm Đồng, tỉnh Đắk Nông và tỉnh Bình Thuận: Phát huy tiềm năng và lợi thế vốn có của cả ba địa phương

Hợp nhất tỉnh Lâm Đồng, tỉnh Đắk Nông và tỉnh Bình Thuận: Phát huy tiềm năng và lợi thế vốn có của cả ba địa phương

Trong quá trình thống nhất đất nước và tiến hành đổi mới, các đơn vị hành chính (ĐVHC) cấp tỉnh, trong đó có các tỉnh Lâm Đồng, Bình Thuận, Đắk Nông (thành lập ngày 1/1/2004) nhiều lần được điều chỉnh, sắp xếp phù hợp với từng giai đoạn lịch sử và đã đạt được một số kết quả tích cực, góp phần phát huy nguồn lực thúc đẩy phát triển kinh tế -xã hội, bảo đảm giữ vững an ninh chính trị, trật tự, an toàn xã hội.
Bà chủ nhiệm “đa tài”

Bà chủ nhiệm “đa tài”

Năng động, nhiệt tình và gương mẫu trong công việc, đó là những lời nhận xét của các hội viên trong CLB dưỡng sinh, văn nghệ phường Việt Hưng, TP Hạ Long, tỉnh Quảng Ninh khi nói về bà Phạm Thị Sớm, 65 tuổi, Chủ nhiệm CLB.
Phiên bản di động