Mùa Tết độc lập với người Mông Tây Bắc

Thu về! Ai xui các chàng trai Mông đi “bắt vợ” về bản nhà Co Nghè, xã Co Mạ, huyện Thuận Châu , tỉnh Sơn La; đốt rừng làm nương, lợp chuồng trại, nhốt gà, gông lợn đợi Tết Độc lập… cắp xuống chợ bán. Chính ngọn lửa ngùn ngụt ấy có lần làm cho không ít bà con nơi đây phải nhỏ lệ xuống đá núi…

Kì 2: Lệ vương trên đá núi Co Nghè

Vào một ngày đầu Thu tại chốn đất cao, trời thấp có chàng trai Mông - Vừ A Tòng ở bản Co Nghè xuống chợ tình Co Mạ thực hiện cuộc “bắt” cô gái tên là Giàng Thị Dua về làm vợ. Tòng tuy khỏe nhưng vẫn phải nhờ bạn bè ẵm Dua ngồi kèm vào yên xe máy. Dua kháng cự bằng những giọt lệ hạnh phúc đầu đời và động tác co kéo… cho phải nhẽ của mình với ba người chị họ xêm xêm tuổi. Vì Dua đã quen và chộm nhớ Tòng khá lâu rồi nên mới cất công từ Xuân Lao (Mường Ảng, Điện Biên) sang đây để được thành đôi với Tòng sớm chiều nhóm bễ rèn nông cụ, vào đốt rừng làm nương trồng ngô vài vụ rồi mới đăng kí kết hôn, tổ chức cưới hỏi...

Đó là chuyện dịp Tết Độc lập năm ngoái. Còn hôm nay chúng tôi bỗng nhói tim khi đọc báo mạng có hung tin: Vừ A Tòng, bản Co Nghè vào chiều qua phát xong một góc rừng tạp quay ra nương thì bàng hoàng thấy người vợ (chưa kết hôn) Giàng Thị Dua tử vong trong đám lửa ngùn ngụt cháy. Trời đất tuần hoàn, chúng tôi vẫn đinh ninh, mùa Hè lịm dần để Thu về hạt ngô nhú chồi, vậy mà… Dua mãi nằm lại đó, trên đống tro tàn bảng lảng khói sương. Niềm đau thương ấy khiến Tòng nặng nợ với chính mình do bị bỏng nặng toàn thân, phải đối diện với thập tử nhất sinh. Cha mẹ hai bên gia đình cũng cắn răng chịu đựng một cú sốc quá lớn, như trái núi ụp xuống vực sâu hun hút...

Chị Vừ Thị Sông cho con trai Sùng A An bú trên nương.
Chị Vừ Thị Sông cho con trai Sùng A An bú trên nương.

Đôi vợ chồng trẻ Tòng - Dua chưa ấm chăn, chưa rèn đủ mười cái lưỡi cày, chưa thu hoạch nổi ba vụ ngô nương, chưa có lấy một mụn con để ông bà nội bế bồng. Dịp Tết Độc lập này Tòng vẫn còn tổn thương về thịt da rồi ít ngày nữa sẽ dần kín miệng, nhưng vết sẹo tinh thần thì biết đến bao giờ mới xóa mờ? Và ai dám chắc vạt nương bên sườn núi cạnh khu rừng tạp ấy sẽ hết đau, sẽ thôi thổ huyết!

Ông Vừ A Cở - bố đẻ của A Tòng tuy đã 75 tuổi, mắt không còn nhanh và tâm can lúc này cũng giằng xé lắm mà vẫn phải cố hết sức đảm nhiệm chức Chi hội trưởng NCT bản Co Nghè cho trọn vẹn. Khi thấy đứa cháu ngoại Và A An bụ bẫm, khôi ngô, háo sữa mẹ cả ngày… ông Cở bảo: “Cô con gái út Vừ Thị Sông của vợ chồng mình bị thằng A Sía bên bản Tìa Là “bắt” về làm vợ chưa nổi ba mùa ngô nương mà vào cuối năm ngoái đã trở dạ, bụng quằn quại đau phải nằm ngay giữa đoạn đường lởm chởm đá núi. Thấy thế, trung tá Lò Văn Ức, Trưởng Công an xã Co Mạ đang lúc ra phố huyện gặp thành bà đỡ, hỗ trợ vợ chồng con gái cho A An cất tiếng khóc chào đời xuống đá núi…”.

Còn bà Thào Thị Hua - mẫu thân của A Tòng thì hôm nay được cô Dương Hải Nụ công chức văn phòng thống kê, bộ phận một cửa xã Co Mạ “cõng” Nghị định số 20/2021/NĐ-CP của Chính phủ lên tận nhà hướng dẫn cặn kẽ. Đây là chủ trương cải cách hành chính, nâng dịch vụ công trực tuyến nên sau khi giải thích cho bà Hua hiểu rõ mình thuộc đối tượng đủ tuổi hưởng hệ số 1.0 tương đương 360.000 đồng/tháng, cô Nụ hỏi những thông tin cá nhân để lập mã định danh, hướng dẫn tờ khai tử tuất cho con dâu, trợ giúp làm thẻ ATM… thì bà Hua hoài nghi: “Thằng Tòng mới bắt cái Dua về chưa đầy năm không có giấy kết hôn. Chứng minh thư không biết chữ đâu… Tờ tiền to như thế làm sao mà “nhét vừa” vào cái điện thoại?”. Chuyện mở tài khoản ngân hàng có thể xem là xa xỉ trên vùng cao này rồi. Mà làm được thì nơi đây cũng không có cây ATM cho bà Hua và dân bản rút tiền... trợ cấp các loại.

Với một người như bà Hua chỉ quen với mây mù và đá núi, kí một chữ run bần bật trên tờ A4 dường như còn khó hơn trỉa mấy sào ngô trong những hốc đá mồ côi đựng đất lẻ tẻ. Vậy nên khi đến với rẻo cao Co Mạ dịp Tết Độc lập này, chúng tôi đã có nhiều khoảnh khắc lắng lòng nhìn thật sâu để thấy đá núi rưng rức nhọc nhằn….

Chúng tôi đã nghe ông Và Sái Di kể về các ngọn núi thổ huyết, huyết núi phủ lên phận người, đau đến nhói buốt tâm can, dai dẳng mấy thế hệ. Không đau sao được khi mỗi mùa đốt nương, mỗi lần mưa lốc trút xuống lại có người bị nhà đổ, xe khách đè, lửa thiêu, nước cuốn, đất lở, đá vùi… với biết bao nước mắt và vành tang trắng đau thương. Dịp đầu năm vừa rồi ở sườn Nong Vai của vùng cao Co Mạ này có một chiếc ô tô đưa đồng bào đi dự đám cưới bên huyện Sông Mã thì xảy ra tai nạn bởi đường cua gấp mất lái, lao xuống vực sâu làm 2 người tử vong tại chỗ, 5 người bị thương nặng và 11 người bị xây xát nhẹ.

Có lên với đỉnh trời Co Nghè vào dịp người Mông chuẩn bị ăn Tết Độc lập mới biết, con đường gieo duyên “bắt vợ” truyền đời của trai bản thật lí thú mà cũng quá đỗi gian nan, ẩn chứa nhiều hiểm nguy rình rập. Nhưng chỉ có tình yêu thương nồng cháy mới chuyển hóa thành động lực để các nam thanh, nữ tú nơi đây một lòng thủy chung, son sắt, mặn nồng. Ngoài tình yêu thương, chúng tôi tin, tuyệt nhiên không có bất cứ một thứ gì khác có thể nắm níu được trái tim họ trước cuộc sống đầy rẫy những khốn khó, thiếu hụt trăm bề. Chợt nghĩ chuyện “bắt vợ” ở đây là một mĩ tục… rất cần được bảo tồn, phát huy đúng mức.

Chúng tôi dõi theo cậu trai người Mông tên Dế thổi sáo giữa bản Co Nghè. Giai điệu của núi rừng chân chất mà vang vọng, tiết tấu giản đơn nhưng ngấm ngầm gợi chút nhớ… xa xăm. Là cái tên, là thanh âm, hay là gì mà chúng tôi cứ mông lung kiếm tìm? Có lẽ, chúng tôi cũng đang loay hoay với chính mình, loay hoay với nhớ thương rất thật nhưng chưa một lần chạm thấu. Đỉnh núi nọ, cổng trời này, phiên chợ tình Tết Độc lập mai kia và em nơi ấy đã phải lòng nhau bao lâu rồi mà cứ cách trở vài ba ngọn núi và mấy cánh rừng… Đó là tâm trạng chung của những chàng trai Mông ở đây trước khi thực hiện tục “bắt vợ” truyền đời.

Bà Đinh Thị Minh Hoa, Trường phòng Văn hóa và Thông tin huyện Thuận Châu nhận định rằng: “Trong truyền thuyết của người Mông có đôi vợ chồng nọ thuở xưa nhà giàu mà vẫn tham gả bán con gái xinh đẹp của mình cho một gia đình nhiều bạc tiền. Thấy vậy, trước ngày hôn lễ chàng trai nghèo nhờ bạn bè nhắn nhủ cô gái mình yêu xuống chợ chốn chạy vào hang sâu, rừng vắng sống hạnh phúc bên nhau trọn đời. Có lẽ tục “bắt vợ” của người Mông Co Mạ ra đời từ đó và đây coi như là một lối thoát cho những phận nghèo không đủ tiền thách cưới, thể hiện sự tự do hôn nhân của đồng bào từ xưa tới nay”.

Giờ đây, cuộc sống người Mông bản Co Nghè đã có những đổi thay tích cực nên các trai muốn thực hiện tục “bắt vợ” vào dịp Tết Độc lập đương nhiên phải cảm mến được cô gái mình yêu trước rồi mới chọn giờ tốt hành động, nhờ bạn bè trợ giúp thì mới đẹp, mới hay, mới ý tại ngôn ngoại.

Cách đây một năm tròn, chúng tôi biết đến Sùng Thị Nhia bên bản Tìa Là bán hàng quần áo ở chợ phiên Co Mạ thường nhật với tài nói tiếng Anh như gió. Cô đã từng may mắn thoát khỏi một cuộc bắt vợ không mong đợi. Dịp đầu Xuân vừa qua, cô tự do chọn người mình yêu và người yêu mình rồi làm thủ tục đăng kí kết hôn tinh tươm mới chịu cho chồng “bắt” về nhà làm vợ.… Đúng là một cô gái có tự do hôn nhân, có nữ quyền thực sự!

Mùa Tết độc lập với người Mông Tây Bắc Mùa Tết độc lập với người Mông Tây Bắc
Bút kí của Tô Văn Binh - Phạm Hồng Khanh

Tin liên quan

Cùng chuyên mục

Khai trương Dự án Chính quyền số thành phố Hải Phòng

Khai trương Dự án Chính quyền số thành phố Hải Phòng

UBND TP Hải Phòng vừa tổ chức khai trương Dự án Chính quyền số TP Hải Phòng - một trong những dự án quan trọng trong phát triển kinh tế số, xã hội số.
Ngày hội Khởi nghiệp sáng tạo Việt Nam năm 2024

Ngày hội Khởi nghiệp sáng tạo Việt Nam năm 2024

Sáng 21/11, tại Hà Nội, Bộ Khoa học và Công nghệ phối hợp với UBND TP Hải Phòng tổ chức họp báo thông tin về Ngày hội khởi nghiệp sáng tạo Việt Nam (TECHFEST).
Hải Phòng: Đề xuất đầu tư cầu vượt biển với tổng đầu tư hơn 8.700 tỉ đồng

Hải Phòng: Đề xuất đầu tư cầu vượt biển với tổng đầu tư hơn 8.700 tỉ đồng

Hải Phòng sẽ trình Thủ tướng Chính phủ xem xét phê duyệt đề xuất dự án cầu Tân Vũ - Lạch Huyện 2, cây cầu vượt biển thứ 2 từ nội thành Hải Phòng ra đảo Cát Hải.
Trung tâm công tác xã hội tỉnh Vĩnh Phúc: “Mái nhà chung” nghĩa tình

Trung tâm công tác xã hội tỉnh Vĩnh Phúc: “Mái nhà chung” nghĩa tình

Được Chánh Văn phòng Sở Lao động- Thương binh và Xã hội Vĩnh Phúc Nguyễn Thị Thu Hương giới thiệu, một ngày giữa tháng 11/2024, chúng tôi về Trung tâm Công tác xã hội (CTXH) tỉnh Vĩnh Phúc…
Trịnh Công Sơn - người thầy giáo yêu trẻ thơ

Trịnh Công Sơn - người thầy giáo yêu trẻ thơ

Nhạc sĩ Trịnh Công Sơn (1939-2001) từng theo nghề giáo tại tỉnh Lâm Đồng trong 3 năm (1964-1967), nên sau này những sáng tác dành cho thiếu nhi của nhạc sĩ luôn vui nhộn, hồn nhiên, trong sáng nhưng lại đậm chất trữ tình...

Tin khác

Dạy tốt, học tốt để xứng danh với người anh hùng mà trường mang tên

Dạy tốt, học tốt để xứng danh với người anh hùng mà trường mang tên
Biết danh tiếng dạy tốt, học tốt thầy và trò Trường THCS Nguyễn Văn Trỗi, quận Gò Vấp từ hàng chục năm trước nhưng chưa có dịp được tiếp cận; nay thông qua người bạn từng làm Hiệu trưởng nhà trường (năm 1998-2004), tôi mới có dịp đến thăm nhà trường...

Một gia đình khuyến học tiêu biểu

Một gia đình khuyến học tiêu biểu
Hỏi thăm người dân ở thôn Miếu Bòng, xã Thượng Yên Công, TP Uông Bí, tỉnh Quảng Ninh về gia đình ông Nhâm Quốc Vượng từ già đến trẻ ai cũng biết. Họ biết tới gia đình ông không chỉ là gia đình gương mẫu trong mọi công việc của thôn, xã mà còn có truyền thống học tập, khuyến học, khuyến tài nhiều năm qua…

Đầy cảm xúc với “tiết học đặc biệt” về lòng biết ơn

Đầy cảm xúc với “tiết học đặc biệt” về lòng biết ơn
Sáng 15/11/2024, Trường Tiểu học thị trấn Núi Đối (huyện Kiến Thụy, TP Hải Phòng) đã tổ chức chuyên đề Đội cấp thành phố - Giáo dục Đạo đức, kỹ năng sống với chủ đề “Công cha, Nghĩa mẹ, Ơn thầy’.

Hội Cựu TNXP các huyện Hàm Thuận Nam, Bắc Bình đại hội lần thứ V nhiệm kỳ 2024-2029

Hội Cựu TNXP các huyện Hàm Thuận Nam, Bắc Bình đại hội lần thứ V nhiệm kỳ 2024-2029
Trong 2 ngày 12 và 14/12 Hội Cựu TNXP các huyện Hàm Thuận Nam, Bắc Bình đã tổ chức Đại hội Cựu TNXP lần thứ V nhiệm kỳ 2024-2029. Đến dự có bà Vũ Thị Ngọc Liên, Chủ tịch Hội Cựu TNXP tỉnh, đại diện lãnh đạo huyện, các ngành, đoàn thể, các đại biểu từ các hội cơ sở.

Phát động Tháng hành động vì bình đẳng giới và phòng ngừa, ứng phó với bạo lực trên cơ sở giới

Phát động Tháng hành động vì bình đẳng giới và phòng ngừa, ứng phó với bạo lực trên cơ sở giới
TP Hải Phòng vừa tổ chức Chương trình Phát động Tháng hành động vì bình đẳng giới và phòng ngừa, ứng phó với bạo lực trên cơ sở giới năm 2024.

Chung tay xoá nhà tạm, nhà dột nát trong phạm vi cả nước

Chung tay xoá nhà tạm, nhà dột nát trong phạm vi cả nước
Xoá hết nhà tạm, nhà dột nát trong toàn quốc để không ai bị bỏ lại phía sau là một chương trình nhân văn sâu sắc, một chủ trương lớn của Đảng, Nhà nước, góp phần bảo đảm an sinh xã hội, ổn định cuộc sống và thoát nghèo. Để có thể hoàn thành sứ mệnh cao cả này trước 5 năm so với chủ trương cũ, cả hệ thống chính trị phải quyết tâm, vào cuộc quyết liệt và toàn dân hưởng ửng như lời kêu gọi của Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính: “Ai có gì góp nấy, ai có công góp công, ai có của góp của, ai có nhiều góp nhiều, ai có ít góp ít”…

Hải Phòng: Phát động Tháng cao điểm vì người nghèo năm 2024

Hải Phòng: Phát động Tháng cao điểm vì người nghèo năm 2024
Sáng 13/11, Uỷ ban nhân dân - Ủy ban MTTQ Việt Nam TP Hải Phòng phối hợp tổ chức Hội nghị phát động Tháng cao điểm vì người nghèo năm 2024.

Mùa Thu đến Bình Liêu ngắm hoa đào nở

Mùa Thu đến Bình Liêu ngắm hoa đào nở
Ngay từ tháng 9, tháng 10 hoa đào đã nở rộ ở huyện Bình Liêu, tỉnh Quảng Ninh, do khí hậu ở đây có phần lạnh hơn dưới xuôi nên hoa đào nở sớm. Trên con đường tôi đi suốt từ thị trấn Bình Liêu đến xã Đồng Văn là xã giáp biên giới của huyện, thỉnh thoảng bên đường lại gặp cây đào nở hoa.

Tấm lòng của sư trụ trì chùa Long Sơn

Tấm lòng của sư trụ trì chùa Long Sơn
Nổi bật trong việc làm từ thiện của Đại đức Thích Minh Phước, Trưởng ban Hướng dẫn Phật tử Ban trị sự Giáo hội Phật giáo Việt Nam tỉnh Đồng Tháp, Trị sự chùa Long Sơn, xã Tân Phú, huyện Thanh Bình, tỉnh Đồng Tháp là san sẻ yêu thương, cứu giúp những mảnh đời bất hạnh, nghèo khó…

Nhựa Tiền Phong: Trao tặng 1000 mũ bảo hiểm và xe đạp cho học sinh

Nhựa Tiền Phong: Trao tặng 1000 mũ bảo hiểm và xe đạp cho học sinh
Một nghìn chiếc mũ bảo hiểm và 20 chiếc xe đạp đã được công ty Nhựa Tiền Phong trao tặng trong chương trình ra mắt công trình cổng trường an toàn giao thông tại huyện Tiên Lãng (TP Hải Phòng).

Để các hộ nghèo “an cư lạc nghiệp”

Để các hộ nghèo “an cư lạc nghiệp”
Những ngôi nhà mới kiên cố được hoàn thành và đưa vào sử dụng như tiếp thêm động lực cho những hộ nghèo, gia đình chính sách, hộ còn khó khăn về nhà ở huyện miền núi Lang Chánh, tỉnh Thanh Hóa...

Thăng trầm nghề lái xe buýt, xe taxi

Thăng trầm nghề lái xe buýt, xe taxi
Cứ tưởng ngồi trong xe máy lạnh, quần áo chỉn chu, đeo cà vạt, mang giày tươm tất là sang chảnh, không có gì phải lo nghĩ, phải vất vả bôn ba, dầm mưa dãi nắng. Nhưng thật ra họ cũng có nhiều mối lo về thu nhập và việc làm…

Ban Bí thư chuẩn y tân Ủy viên Ban Thường vụ Thành ủy Hải Phòng

Ban Bí thư chuẩn y tân Ủy viên Ban Thường vụ Thành ủy Hải Phòng
Thành ủy Hải Phòng vừa tổ chức hội nghị công bố quyết định của Ban Bí thư Trung ương Đảng chuẩn y nhân sự tham gia Ban Thường vụ Thành ủy Hải Phòng.

Ứng dụng công nghệ số trong giao thông đang trở thành xu hướng tất yếu

Ứng dụng công nghệ số trong giao thông đang trở thành xu hướng tất yếu
Việc tích hợp công nghệ số vào quản lí giao thông không chỉ giúp tăng cường hiệu lực, hiệu quả trong quản lí nhà nước, tối ưu hóa việc tổ chức giao thông mà còn góp phần thiết thực vào quá trình chuyển đổi số quốc gia...

Huyện Phú Vang, tỉnh Thừa Thiên Huế: Triển khai hiệu quả các chính sách giảm nghèo

Huyện Phú Vang, tỉnh Thừa Thiên Huế: Triển khai hiệu quả các chính sách giảm nghèo
Thông qua thực hiện Chương trình Mục tiêu quốc gia về giảm nghèo bền vững và hỗ trợ các hộ nghèo, cận nghèo, các cấp ủy, chính quyền huyện Phú Vang luôn nỗ lực để thực hiện có hiệu quả các chính sách giảm nghèo, giúp cải thiện đời sống người dân, phát triển kinh tế - xã hội bền vững và ổn định...
Xem thêm
Bà nội của các con tôi

Bà nội của các con tôi

Những câu thơ trong bài thơ “Mẹ của anh” của thi sĩ Xuân Quỳnh viết tặng mẹ chồng, mà đến nay tôi vẫn còn yêu thích.
Những mùa sắn dây bên bà

Những mùa sắn dây bên bà

Thuở còn là một cô bé lên 7, tôi đã thấy trong vườn nhà bà có những bụi sắn dây xanh mướt vươn lên trên những thân cây xoan, cây bạch đàn quanh vườn. Những thân dây leo chắc chắn, vững vàng bám chặt lấy thân cây gỗ, trải bao nắng gió mưa giông, cứ thế tốt tươi từng ngày.
Tấm lòng nhân hậu của ông tôi

Tấm lòng nhân hậu của ông tôi

Nhắc nhớ về những kỉ niệm đẹp với ông bà là cả một bầu trời kí ức tuổi thơ tôi. Bởi tôi sinh ra và lớn lên trong vòng tay yêu thương, đỡ đần của ông bà ngoại. Tuổi thơ tôi luôn gắn với hình ảnh của ông bà, nhất là ông ngoại tôi.
Chuyện trong ngõ nhỏ

Chuyện trong ngõ nhỏ

Hôm nay, trong một chuyến đi công tác, lúc tránh nắng bên đường, tôi tình cờ chứng kiến hình ảnh rất cảm động nhưng dung dị vô cùng. Một bà cụ cầm chiếc khăn tang buộc lên lá cờ với vẻ trang trọng và tôn kính.
Sách là vàng chứ không phải là đá sỏi

Sách là vàng chứ không phải là đá sỏi

Đến nay đã ngoài 80 tuổi, nhưng cụ Tín vẫn còn khỏe mạnh, minh mẫn. Tủ sách của gia đình cụ có hàng ngàn quyển. Nhìn thấy sách nhiều không còn chỗ để, cụ phải buộc lại để trên nóc tủ, cô con dâu của cụ một lần về chơi nói:
Bà giáo già sáng bán vé số, tối mang ánh sáng tri thức cho trẻ em nghèo

Bà giáo già sáng bán vé số, tối mang ánh sáng tri thức cho trẻ em nghèo

cụ bà Nguyễn Thị Ba, men từng con hẻm nhỏ ở Bình Dương bán từng tờ vé số, bà giáo gieo mầm tri thức cho những mảnh đời bất hạnh tại lớp học tình thương.
Phát động Tháng hành động vì bình đẳng giới và phòng ngừa, ứng phó với bạo lực trên cơ sở giới

Phát động Tháng hành động vì bình đẳng giới và phòng ngừa, ứng phó với bạo lực trên cơ sở giới

TP Hải Phòng vừa tổ chức Chương trình Phát động Tháng hành động vì bình đẳng giới và phòng ngừa, ứng phó với bạo lực trên cơ sở giới năm 2024.
Hải Phòng: Phát động Tháng cao điểm vì người nghèo năm 2024

Hải Phòng: Phát động Tháng cao điểm vì người nghèo năm 2024

Sáng 13/11, Uỷ ban nhân dân - Ủy ban MTTQ Việt Nam TP Hải Phòng phối hợp tổ chức Hội nghị phát động Tháng cao điểm vì người nghèo năm 2024.
Nhựa Tiền Phong: Trao tặng 1000 mũ bảo hiểm và xe đạp cho học sinh

Nhựa Tiền Phong: Trao tặng 1000 mũ bảo hiểm và xe đạp cho học sinh

Một nghìn chiếc mũ bảo hiểm và 20 chiếc xe đạp đã được công ty Nhựa Tiền Phong trao tặng trong chương trình ra mắt công trình cổng trường an toàn giao thông tại huyện Tiên Lãng (TP Hải Phòng).
Khai trương Dự án Chính quyền số thành phố Hải Phòng

Khai trương Dự án Chính quyền số thành phố Hải Phòng

UBND TP Hải Phòng vừa tổ chức khai trương Dự án Chính quyền số TP Hải Phòng - một trong những dự án quan trọng trong phát triển kinh tế số, xã hội số.
Ngày hội Khởi nghiệp sáng tạo Việt Nam năm 2024

Ngày hội Khởi nghiệp sáng tạo Việt Nam năm 2024

Sáng 21/11, tại Hà Nội, Bộ Khoa học và Công nghệ phối hợp với UBND TP Hải Phòng tổ chức họp báo thông tin về Ngày hội khởi nghiệp sáng tạo Việt Nam (TECHFEST).
Hải Phòng: Đề xuất đầu tư cầu vượt biển với tổng đầu tư hơn 8.700 tỉ đồng

Hải Phòng: Đề xuất đầu tư cầu vượt biển với tổng đầu tư hơn 8.700 tỉ đồng

Hải Phòng sẽ trình Thủ tướng Chính phủ xem xét phê duyệt đề xuất dự án cầu Tân Vũ - Lạch Huyện 2, cây cầu vượt biển thứ 2 từ nội thành Hải Phòng ra đảo Cát Hải.
Phiên bản di động