Một số loại thực phẩm dễ gây dị ứng cho cơ thể
Sức khỏe 07/07/2021 11:00
- Sữa: Dị ứng sữa thường xảy ra ở trẻ em, nhưng hầu hết trẻ em bị dị ứng sữa thường tự hết sau 3 năm. Dị ứng sữa là do cơ thể không sản xuất lactose, một enzyme cần thiết để tiêu hóa đường chủ yếu trong sữa. Vậy nên, hãy tránh sữa, sữa chua, bơ, pho mát và kem nếu cơ thể bạn không dung nạp lactose.
- Lúa mì: Lúa mì có protein có thể gây ra phản ứng với hệ thống miễn dịch của cơ thể. Một số người có phản ứng tiêu hóa với một chất dính gọi là gluten có trong protein lúa mì. Các triệu chứng dị ứng bao gồm đau bụng, buồn nôn và ói mửa.
- Thực phẩm có vỏ như sò, tôm hùm và tôm: Một số người bị dị ứng với chỉ một loài động vật có vỏ và có thể với những loài có vỏ khác. Các triệu chứng dị ứng với loại thực phẩm này là sưng tấy, thở khò khè, nghẹt mũi, khó thở, đau bụng, buồn nôn và chóng mặt.
- Trứng: Các triệu chứng của dị ứng với trứng là phát ban da, nôn, viêm mũi... Cả hai lòng đỏ và lòng trắng trứng đều có chứa một số protein có thể gây ra dị ứng, nhưng phổ biến hơn cả là dị ứng với lòng trắng trứng thường.
- Sô cô la: Làm sao mà lại có thể dị ứng với sô cô la được chứ nhỉ? Chắc chắn nhiều người sẽ nghĩ vậy. Thật không may, mặc dù không phổ biến nhưng vẫn có xảy ra. Sô cô la chứa bột ca cao mà một số người lại không hấp thụ được bột ca cao nên bị dị ứng. Những người bị dị ứng với sô cô la cũng nên tránh các sản phẩm khác có chứa ca cao.
- Đậu nành (đậu tương): Dị ứng đậu nành thường gặp ở trẻ em hơn là ở người lớn, nhưng hầu hết trẻ em lên 3 tuổi sẽ tự mất đi tình trạng dị ứng này. Các triệu chứng dị ứng đậu nành gồm: Ngứa ran trong miệng, phát ban, ngứa, sưng tấy, thở khò khè, chảy nước mũi hoặc khó thở; đau bụng, tiêu chảy và buồn nôn cũng rất phổ biến.
- Dứa: Dứa có thể gây ra phản ứng ở một số người chưa thành niên. Một sự nhiễm trùng cổ họng và sưng trong cơ thể là triệu chứng phổ biến của tình trạng dị ứng này.
- Chanh: Chanh có thể gây dị ứng nếu cơ thể bạn có một hàm lượng axit cao. Tiêu thụ chanh sẽ làm tăng hàm lượng axit, sau đó chảy qua mạch máu, gây phát ban.
- Đậu phộng (lạc): Trẻ em thường dị ứng với đậu phộng hơn người lớn. Phản ứng trên da và các vấn đề về tiêu hóa và hô hấp là các triệu chứng phổ biến. Nếu bạn bị dị ứng với đậu phộng, thêm một biện pháp phòng ngừa là phải tránh sô cô la với đậu phộng.
- Các loại hạt khác: Điều này bao gồm chủ yếu là hạt điều và hạt hạnh nhân. Dị ứng các hạt thường xảy ra ở trẻ em. Tránh các loại dầu có nguồn gốc từ hạt là tốt nhất. Lối sống của bạn cũng có thể gây dị ứng. Một lối sống lành mạnh sẽ làm cho hệ thống miễn dịch của bạn mạnh mẽ hơn và giảm bớt nhạy cảm.