Miệt mài với hành trình thiện nguyện

Tôi không nghĩ bà Dương Thị Bích Ngọc tuổi đã sáu mươi tư! Bởi ở bà toát lên sự trẻ trung, năng động và đầy năng lượng trong quá trình thiện nguyện…

Người kết nối những tấm lòng nhân ái

Gặp một số kiều bào ta sống tại Berlin, CHLB Đức, tôi nghe họ nói về Hội Từ thiện Sen Vàng Berlin (gọi tắt là Hội). Hơn mười năm qua, Hội có nhiều hoạt động từ thiện được chính quyền nước sở tại và Đại sứ quán Việt Nam tại CHLB Đức đánh giá rất cao. Bà Dương Thị Bích Ngọc là người sáng lập và hiện là Chủ tịch Hội.

Một chiều tôi hẹn gặp bà. Được biết thêm bà là một phật tử, có quan hệ phối hợp công việc từ thiện, nhân ái với nhiều nhà chùa ở Đức và ở Việt Nam. Bà nhiệt tình trò chuyện và trao đổi với tôi về việc làm nhân đạo giúp đỡ người khó khăn nước sở tại cũng như ở quê nhà. Trước kia, bà Bích Ngọc sang Tiệp Khắc lao động (1980-1985) trong ngành may mặc. Về nước, bà làm cho một công ty dệt may ở Hà Nội. Vốn người sôi nổi, năng động, nhiệt tình, bà được đoàn viên, người lao động tín nhiệm bầu vào Ban Chấp hành Đoàn TNCS Hồ Chí Minh và Ban Chấp hành Công đoàn cơ sở công ty lúc mới 25 tuổi.

Đại sứ quán Việt Nam tại CHLB Đức trao Giấy khen cho các thành viên Hội có nhiều thành tích xuất sắc. Bà Bích Ngọc đứng giữa
Đại sứ quán Việt Nam tại CHLB Đức trao Giấy khen cho các thành viên Hội có nhiều thành tích xuất sắc.

Sau đó bà sang CHLB Đức theo chương trình hợp tác lao động. Ở lại Berlin, bà năng nổ, chịu khó xoay xở đủ việc để mưu sinh. Từ mở cửa hàng may mặc đến dịch vụ môi giới, bảo hiểm... Công việc đối với bà khá thuận lợi. “Mình cảm cái ân nước Đức đã nhân ái cưu mang những người xa xứ như bọn mình. Có đôi lúc xem báo, nghe đài biết nhiều hoàn cảnh khó khăn cần giúp đỡ (cả người Đức và người Việt) là mình và mấy chị em bạn đóng góp người vài chục euro giúp đỡ. Cứ thế mà làm, không phải suy tính, đắn đo”, bà tâm sự. Biết bà phát tâm làm việc thiện nên nhóm bạn thân nhất trí chọn bà làm “thủ lĩnh”, suy tôn làm chủ tịch. Ban đầu, chỉ vài người, dần dần đông thêm. Hội được thành lập với gần 150 thành viên, chưa kể các tình nguyện viên trong nước, hoạt động đã hơn 10 năm.

Những kỉ niệm khó quên…

Bà bồi hồi nhớ lại. Ngày 19/3/2020, dịch Covid-19 bùng phát ở Đức. Một mặt vận động thành viên Hội may khẩu trang bảo vệ phát cho bà con ở những điểm test, mặt khác đăng

facebook kêu gọi thành viên, người hảo tâm may khẩu trang bảo vệ… Vừa may tay, may máy, hơn 2 vạn khẩu trang được cung cấp cho Berlin và vùng phụ cận trong tình thế hết sức cấp thiết. “Mình làm vừa để tri ân người Đức vừa để cho họ biết người Việt Nam mình sống rất nghĩa tình”, bà thổ lộ.

Nhờ những người bạn ở quê nhà kết nối, bà xin rau từ các vựa rau ở Đà Lạt chuyển sang các vùng nhiễm dịch trong nước kể cả vận động thành viên của Hội ủng hộ tiền, gạo... Ở đâu cần là cung cấp. Hai cậu con trai của bà ở Việt Nam cũng… theo chân mẹ, ủng hộ cho bà con vùng dịch bệnh hàng chục tấn gạo.

Chưa hết, trong thời gian xảy ra chiến sự, bà con người Việt ở Ucraina di tản sang Ba Lan rồi qua Đức, Đại sứ quán Việt Nam tại Berlin đã chuyển số điện thoại của bà cho các trại tập trung để tiện liên lạc, kết nối nhờ bà trợ giúp. Thời điểm này, bà cứ như con thoi chạy từ nơi này sang nơi khác… Hễ có điện thoại là phóng xe hơi ra Nhà ga Trung tâm Hauptbahnhof đón người tị nạn, phân loại, liên hệ các trạm tiếp nhận… Thậm chí những người già yếu bà phải chở họ đi với lỉnh kỉnh đồ đạc…

Những chuyến về Việt Nam, bà mang yêu thương của Hội đến với những trường hợp khó khăn, những hoàn cảnh thương tâm. Từ Hà Nội lên Hòa Bình giúp đỡ những người hoạn nạn do thiên tai. Mặc cho đường đi bị ách tắc vì sạt lở núi, bà vẫn bươn bả đến tận nơi. Phối hợp một cơ quan báo chí ngành Công an, bà đến Lâm Đồng trao giếng nước sạch cho một trường tiểu học thuộc huyện Đam Rông từ nguồn tài trợ của Hội. Về Nghệ An, Hà Tĩnh, Quảng Bình, Quảng Trị trong cơn bão lũ lịch sử năm 2016… bà đội mưa cùng các tình nguyện viên của Hội đến tận nơi bà con đang trong cảnh ngập lụt cần trợ giúp để trao mì gói, bánh, sữa… Một số công trình như nhà ở, trường học, cầu đường; tặng xe đạp, trao học bổng cho học sinh nghèo, người khuyết tật, các cô giáo mắc bệnh hiểm nghèo ở Tây Bắc hoặc phối hợp với một tổ chức thiện nguyện ở quê nhà trao cháo, sữa cho bệnh nhân nghèo ở Khoa Tim mạch, Bệnh viện E; Bệnh viện Ung bướu K2, Tam Hiệp, Thanh Trì, Hà Nội… có sự năng động, kịp thời của bà kêu gọi thành viên.

Làm thiện nguyện là nhận thiệt thòi về mình!

Thành viên lúc nào cũng đặt hết niềm tin ở bà. Một lời bà kêu gọi là hơn cả trăm người đồng tình hưởng ứng. Chưa kể một số nhà hảo tâm cũng tham gia với Hội. Năm 2023, bà cùng với bốn chị em thành viên trong Hội, mỗi người nhận chu cấp 1 triệu VNĐ/tháng cho 5 cháu bé mồ côi cho đến tuổi trưởng thành do cha mẹ mất vì dịch Covid-19.

Tôi thật sự bất ngờ khi biết bà và thành viên cũng như tình nguyện viên của Hội ở quê nhà, kể cả các sư thầy ở Việt Nam, tham gia thiện nguyện đều tự bỏ tiền túi! Họp mặt tổng kết cuối năm, thành viên đến dự cũng đóng góp tiền! Bà Bích Ngọc cười, cho biết: “Quỹ của Hội chỉ dùng để giúp đỡ các trường hợp, đối tượng khó khăn chứ làm gì có mục công tác phí. Như chúng tôi về Việt Nam trao quà của Hội cũng phải bỏ tiền cá nhân. Các sư thầy nhận chuyển quà giúp đỡ của Hội cũng bỏ tiền mua vé tàu xe mà đi thôi!”.

Các thành viên của Hội tại Berlin hoặc tại quê nhà cốt chỉ mong chia sẻ yêu thương đến với người gặp khó khăn. Tất cả danh sách, số tiền đều được công khai trên facebook. “Làm thiện nguyện là chấp nhận hi sinh, nhận thiệt thòi về mình. Đó là niềm hạnh phúc”, bà bộc bạch.

Vất vả, khó nhọc vẫn không ngăn trở được bà mang yêu thương của Hội đến những vùng khó khăn, những cảnh đời nghiệt ngã, những phận người bất hạnh. Tôi có cảm giác bà là người của công việc nhân ái, tràn đầy năng lượng tích cực. Bà Dương Thị Bích Ngọc cứ vậy, miệt mài, bền bỉ tiếp tục trên hành trình thiện nguyện.

Bài và ảnh Lê Kung Diễm

Tin liên quan

Cùng chuyên mục

Bà nội của các con tôi

Bà nội của các con tôi

Những câu thơ trong bài thơ “Mẹ của anh” của thi sĩ Xuân Quỳnh viết tặng mẹ chồng, mà đến nay tôi vẫn còn yêu thích.
Những ứng dụng của máy bay không người lái đối với sản xuất nông nghiệp

Những ứng dụng của máy bay không người lái đối với sản xuất nông nghiệp

Trong thời đại hiện nay, sự cải tiến của công nghệ và kĩ thuật đối với sản xuất nông nghiệp đang ngày càng phát triển, hàng ngàn thiết bị thông minh được ra đời nhằm phục vụ cho nhu cầu canh tác của nông dân, một trong số đó là "Máy bay nông nghiệp không người lái".
Nhớ ông Vũ Khoan

Nhớ ông Vũ Khoan

Ngày 21/6/2023, nhiều người bất ngờ, tiếc thương khi nghe tin ông Vũ Khoan, nguyên Bí thư Trung ương Đảng, nguyên Phó Thủ tướng Chính phủ, nguyên Bộ trưởng Bộ Thương mại, nguyên Thứ trưởng Bộ Ngoại giao đã từ trần.
Từ trang báo đến cuộc đời

Từ trang báo đến cuộc đời

Trường Sa – nơi biểu tượng cho tinh thần bất khuất của dân tộc ta. Nơi đây, quân và dân ngày đêm vượt qua bao khó khăn, vất vả để gìn giữ vùng trời, vùng biển thiêng liêng của Tổ quốc.
Điện về với Canh Giao

Điện về với Canh Giao

Gần nửa thế kỉ chờ đợi và sống không điện, người dân bản Canh Giao, xã Canh Hiệp, huyện Vân Canh, tỉnh Bình Định gần như chỉ biết bấu víu vào rừng núi. Điện về bản nhỏ không chỉ làm thay đổi đời sống tinh thần của người dân mà còn mở ra niềm hi vọng, hứa hẹn xóa đi cái đói, cái nghèo...

Tin khác

Phóng viên thường trú: Vui và buồn

Phóng viên thường trú: Vui và buồn
Làm báo thời công nghệ số, mỗi nhà báo đều phải trang bị thêm khá nhiều kĩ năng, không chỉ những phóng viên tại tòa soạn mà phóng viên thường trú (PVTT) còn phải cạnh tranh mạnh hơn...

“Than, hỏi” hay “hỏi, than”

“Than, hỏi” hay “hỏi, than”
Cách đây mấy chục năm, khi còn làm cộng tác viên cho một tờ báo lớn tôi đã được một nhà báo đàn anh chỉ giúp cách dùng dấu chấm than đi cùng với dấu chấm hỏi (!?) thế nào là chính xác.

Tản mạn Mông Cổ

Tản mạn Mông Cổ
Một thời chưa xa, trên tàu hỏa liên vận quốc tế chặng từ Bắc Kinh đến Maxcơva đã biết Mông Cổ. Nhưng chỉ mênh mông đồng cỏ, cụm lều bạt, đàn cừu, vó ngựa…­, được mệnh danh là vùng đất của bầu trời ngát xanh và đôi cánh đại bàng sải rộng... Nay vẫn vẹn nguyên cảnh trí đó cùng đời sống du mục “chân trời góc bể” đầy tự do, phóng khoáng, song đã có một Mông Cổ khác…­

Cải tạo khu đổ rác thành điểm vui chơi

Cải tạo khu đổ rác thành điểm vui chơi
Đoạn bờ kè sông Đông Ba trước chợ Phú Bình, TP Huế, tỉnh Thừa Thiên Huế rác đóng thành ụ, nhếch nhác, bẩn thỉu nay là con đường bê tông trải dài, thẳng tắp với những bồn hoa, cây cảnh tốt tươi, đủ màu sắc. Để có được niềm vui chung đó, Hội NCT phường Phú Bình đã vận động người dân với phong trào tham gia quản lí, bảo vệ môi trường chung tay xây dựng vì một “Huế xanh - sạch - đẹp”...

Nguy cơ dịch bệnh từ những sạp giết mổ gia cầm bên lề đường

Nguy cơ dịch bệnh từ những sạp giết mổ gia cầm bên lề đường
Như chúng ta đều biết, chim trời hoang dã và các loại gia cầm như: Gà, ngan, vịt là nguyên nhân lây truyền virus cúm A(H5N1&H5N6) sang người.

Những tác hại khôn lường khi trẻ “nghiện” điện thoại

Những tác hại khôn lường khi trẻ “nghiện” điện thoại
Từ vài năm nay, anh trai và chị dâu tôi vẫn thường dùng “chiêu” dỗ con trai 4 tuổi bằng… điện thoại thông minh.

Trồng cây đón đầu dự án

Trồng cây đón đầu dự án
Cho con về chơi vài tuần với ông bà nội ở quê vào dịp nghỉ Hè, đến đầu ngõ tôi đã thấy bạt phủ kín khoảng sân rộng. Vén bạt thấy bên dưới xếp cả trăm cây giống các loại gồm bạch đàn, sấu, bưởi, ổi.

Tiết kiệm điện

Tiết kiệm điện
Trong bối cảnh cung ứng điện còn nhiều khó khăn, tiết kiệm điện là tiết kiệm tài nguyên, tiệt kiệm cho ngân quỹ gia đình và quốc gia.

Chuẩn hóa chất lượng và giá nước sạch sinh hoạt

Chuẩn hóa chất lượng và giá nước sạch sinh hoạt
Với một cơ chế phù hợp và sự hưởng ứng của các doanh nghiệp, chỉ chưa đầy 5 năm ( 2014-2019), Thái Bình đã trở thành tỉnh đầu tiên trong cả nước khép kín hệ thống cung cấp nước sạch sinh hoạt trong toàn tỉnh. Để tiếp tục hoàn thiện, bảo đảm quyền lợi của người tiêu dùng và doanh nghiệp, UBND tỉnh Thái Bình đã ban hành Quyết định 18/2023/QĐ-UBND và Quyết định 17/2024/QĐ-UBND chuẩn hóa chất lượng và giá nước sạch sinh hoạt trong phạm vi tỉnh Thái Bình...

Xúc động ngày giỗ làng và kiến nghị của người dân xóm 4

Xúc động ngày giỗ làng và kiến nghị của người dân xóm 4
Cách đây hơn 56 năm, ngày 21/5/1968, tức ngày 25/4 Mậu Thân, nhiều tốp máy bay của Mỹ điên cuồng dội bom xuống làng Điền Yên (sau gọi là làng Yên Trung, xóm 7, nay là xóm 4) xã Nghi Kiều, huyện Nghi Lộc, tỉnh Nghệ An.

Nên hạn chế trẻ dùng điện thoại

Nên hạn chế trẻ dùng điện thoại
Vừa rồi, có phụ huynh than thở với tôi về chuyện con họ “nghiện” điện thoại dẫn đến học hành sa sút. Trước đây, cháu rất ham học và học giỏi. Những buổi tối, sau khi học bài, ôn bài chuẩn bị cho ngày hôm sau đến lớp là cháu xem tivi một chút rồi đi ngủ.

Cần rào chắn giếng, bể nước cẩn thận

Cần rào chắn giếng, bể nước cẩn thận
Chủ nhật vừa rồi, khi đưa con trai 4 tuổi về nhà ngoại, tôi để con chơi với mấy bé cùng xóm. Lũ trẻ sau một hồi tiếp xúc làm quen đã trở nên thân thiết với nhau. Do quanh khu vực không có ao, hồ, tôi cũng yên tâm để con chơi rồi giúp mẹ làm cơm.

Cụ Trần Đình Tín hiến đất tiền tỉ mở đường liên xã

Cụ Trần Đình Tín hiến đất tiền tỉ mở đường liên xã
Để góp sức xây dựng thành công nông thôn mới, cụ Trần Đình Tín, 85 tuổi, ở thôn Nhất Tây, xã Điền Lộc, huyện Phong Điền, tỉnh Thừa Thiên Huế đã tự nguyện hiến 239m2, trị giá khoảng 1,5 tỉ đồng làm đường liên xã...

Nghỉ Hè, gửi trẻ về quê có là giải pháp hay?

Nghỉ Hè, gửi trẻ về quê có là giải pháp hay?
Dịp nghỉ Hè, chị Hằng, kế toán một doanh nghiệp liên doanh với nước ngoài, người hàng xóm kế bên nhà tôi luôn băn khoăn về việc quản con như thế nào.

Đổi thay ở quê hương Chòi Mòi

Đổi thay ở quê hương Chòi Mòi
Chòi Mòi thuộc ấp Ngã Tư, xã Tân Thạnh, huyện Long Phú, tỉnh Sóc Trăng - vùng đất chứa đựng câu chuyện li kì. Trước đây, địa phương còn nhiều khó khăn, nay với sự quan tâm, đầu tư của các cấp chính quyền, tổ chức chính trị - xã hội, đoàn thể và người dân đoàn kết phấn đấu trong lao động sản xuất, đời sống không ngừng được nâng lên…
Xem thêm
Bà nội của các con tôi

Bà nội của các con tôi

Những câu thơ trong bài thơ “Mẹ của anh” của thi sĩ Xuân Quỳnh viết tặng mẹ chồng, mà đến nay tôi vẫn còn yêu thích.
Những mùa sắn dây bên bà

Những mùa sắn dây bên bà

Thuở còn là một cô bé lên 7, tôi đã thấy trong vườn nhà bà có những bụi sắn dây xanh mướt vươn lên trên những thân cây xoan, cây bạch đàn quanh vườn. Những thân dây leo chắc chắn, vững vàng bám chặt lấy thân cây gỗ, trải bao nắng gió mưa giông, cứ thế tốt tươi từng ngày.
Tấm lòng nhân hậu của ông tôi

Tấm lòng nhân hậu của ông tôi

Nhắc nhớ về những kỉ niệm đẹp với ông bà là cả một bầu trời kí ức tuổi thơ tôi. Bởi tôi sinh ra và lớn lên trong vòng tay yêu thương, đỡ đần của ông bà ngoại. Tuổi thơ tôi luôn gắn với hình ảnh của ông bà, nhất là ông ngoại tôi.
Sách là vàng chứ không phải là đá sỏi

Sách là vàng chứ không phải là đá sỏi

Đến nay đã ngoài 80 tuổi, nhưng cụ Tín vẫn còn khỏe mạnh, minh mẫn. Tủ sách của gia đình cụ có hàng ngàn quyển. Nhìn thấy sách nhiều không còn chỗ để, cụ phải buộc lại để trên nóc tủ, cô con dâu của cụ một lần về chơi nói:
Bà giáo già sáng bán vé số, tối mang ánh sáng tri thức cho trẻ em nghèo

Bà giáo già sáng bán vé số, tối mang ánh sáng tri thức cho trẻ em nghèo

cụ bà Nguyễn Thị Ba, men từng con hẻm nhỏ ở Bình Dương bán từng tờ vé số, bà giáo gieo mầm tri thức cho những mảnh đời bất hạnh tại lớp học tình thương.
Một mối tình bình dị và son sắt

Một mối tình bình dị và son sắt

Họ gặp và yêu nhau trong những năm tháng chiến tranh. Ngày cưới không mâm cao cỗ đầy, không sơn hào hải vị, không tiệc tùng. Quần áo chỉ là bộ đồ lính giản đơn... vậy là họ đã nên duyên vợ chồng. Mặc dù vậy mà hơn 50 năm qua, họ luôn sống hạnh phúc. Đó là chuyện tình của bà Tô Thị Thanh Bưởi, sinh 1950 và ông Nguyễn Kim Quang, sinh 1949, hiện ở xã Lộc An, huyện Đất Đỏ, tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu.
Vị đại đức có tấm lòng từ bi, bác ái

Vị đại đức có tấm lòng từ bi, bác ái

Đại đức Thích Phước Huệ, Phó Ban trị sự Phật giáo tỉnh Đồng Tháp, Trưởng Ban trị sự Phật giáo huyện Tam Nông, Trụ trì chùa Quê hương, xã Phú Đức là 1 trong 49 cá nhân điển hình tiên tiến, tiêu biểu của huyện Tam Nông đã được biểu dương, khen thưởng do có thành tích xuất sắc trong học và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh, giai đoạn 2021 - 2024...
Nồi cháo tình thương cho bệnh nhân nghèo

Nồi cháo tình thương cho bệnh nhân nghèo

Phát huy đạo lí tốt đẹp của dân tộc “thương người như thể thương thân, lá lành đùm lá rách”, nhóm “Vòng tay nhân ái” gồm những NCT ở thị xã Quảng Trị, tỉnh Quảng Trị đã tổ chức nấu cháo cho bệnh nhân nghèo tại các bệnh viện.
Tìm thấy thi thể nam sinh lớp 8 mất tích khi bơi ra biển cứu bạn ở Quảng Nam

Tìm thấy thi thể nam sinh lớp 8 mất tích khi bơi ra biển cứu bạn ở Quảng Nam

Theo Công an xã Tam Nghĩa, huyện Núi Thành, tỉnh Quảng Nam cho biết, lực lượng cứu hộ và người dân địa phương đã tìm được thi thể học sinh mất tích trong lúc bơi ra biển cứu bạn.
Nên hạn chế trẻ dùng điện thoại

Nên hạn chế trẻ dùng điện thoại

Vừa rồi, có phụ huynh than thở với tôi về chuyện con họ “nghiện” điện thoại dẫn đến học hành sa sút. Trước đây, cháu rất ham học và học giỏi. Những buổi tối, sau khi học bài, ôn bài chuẩn bị cho ngày hôm sau đến lớp là cháu xem tivi một chút rồi đi ngủ.
“Kế hoạch nhỏ” do người lớn thực hiện!?

“Kế hoạch nhỏ” do người lớn thực hiện!?

Tôi có đứa cháu trai năm nay học lớp 5. Từ năm cháu học lớp 1 đến lớp 4, cứ vào cuối năm học là cháu lại xin tôi 5-6kg báo cũ để thực thi phong trào “Kế hoạch nhỏ” do nhà trường phát động.
Miền Bắc trời chuyển mưa lớn từ chiều tối nay

Miền Bắc trời chuyển mưa lớn từ chiều tối nay

Theo Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn quốc gia, đêm qua (14/5), ở khu vực Bắc bộ cục bộ có mưa to với lượng mưa từ 19h ngày 14/5 đến 3h ngày 15/5 có nơi trên 30mm như: Ma Ký (Lai Châu) 30.8mm, Đàm Thủy (Cao Bằng) 31.6mm, Quảng Lâm (Quảng Ninh) 56.4mm,…
Phiên bản di động