Làm thế nào để trị dứt điểm bệnh động kinh?
Sức khỏe 29/07/2022 15:26
Động kinh (Epilepsy) là một bệnh lí của não bộ, được đặc trưng bởi sự phóng điện đột ngột quá mức, đồng bọn và nhất thời của một nhóm các neuron thần kinh trong não. Bệnh động kinh có thể xảy ra ở mọi lứa tuổi nhưng thường gặp hơn cả là ở người già và trẻ em. Cụ thể, bệnh động kinh xuất hiện ở trẻ < 10 tuổi chiếm khoảng 40%, người < 20 tuổi chiếm khoảng 50% và có xu hướng tăng lên sau 60 tuổi.
Bệnh động kinh có mấy loại?
Dựa vào triệu chứng lâm sàng, động kinh được chia làm hai nhóm chính là:
Động kinh toàn thể: Xảy ra do sự kích thích cả 2 bên vỏ não và thường gây ra các cơn co giật toàn thân. Có 2 loại cơn động kinh toàn thể thường gặp nhất là cơn vắng ý thức và cơn co cứng - co giật toàn thể. Ngoài ra còn có cơn rung giật cơ và hội chứng West,...
Cơn co cứng - co giật toàn thể (Tonic - Clonic seizures): Đây là loại động kinh phổ biến ở người trưởng thành. Người bệnh có thể mất ý thức, sau mất thăng bằng và ngã xuống, có thể kèm theo tiếng kêu, la hét, nhưng không phải vì đau đớn. Cơn động kinh có thể xảy ra trong vòng vài phút hoặc lâu hơn, có thể kèm theo tình trạng tiểu không tự chủ và sùi bọt mép.
Cơn vắng ý thức (Absence seizures): Thường xảy ra ở trẻ em. Biểu hiện đặc trưng nhất của loại động kinh này là mất ý thức trong khoảng 5 - 20 giây, ngừng đi, ngừng nói chuyện, mắt nhìn chằm chằm, đôi khi đảo mắt lên trên, trẻ đang cầm đồ bỗng nhiên đánh rơi... không thể tập trung học và dẫn đến kết quả học tập giảm đi nhiều.
Cơn rung giật cơ (Myoclonic seizures): Động kinh loại này xảy ra khi có tình trạng giật cơ bắp đột ngột, không tự chủ, nhanh chóng ở 1 phần cơ thể hoặc toàn thân, nhưng thường xảy trong 1 thời gian ngắn.
Hội chứng West: Là một dạng động kinh toàn thể thường gặp ở trẻ sơ sinh từ 3 đến 8 tháng tuổi. Các cơn động kinh thường xảy ra rất ngắn, tối đa trong khoảng 2-3 giây. Loại động kinh đặc biệt này khiến trẻ chậm phát triển cả về thể chất và trí tuệ, ảnh hưởng đến quá trình học tập sau này và có thể dẫn tới tự kỉ.
Động kinh cục bộ: Gây ra do 1 ổ hưng phấn ở vỏ não, khiến 1 phần trong não có hoạt động bất thường. Động kinh cục bộ chỉ xảy ra ở một vài bộ phận trong cơ thể. Có thể chia động kinh cục bộ thành 2 loại là động kinh cục bộ đơn giản và động kinh cục bộ phức tạp.
Động kinh cục bộ đơn giản: Người bệnh có thể bị co cứng hay co giật ở một phần của cơ thể, thị giác và khứu giác trở nên bất thường, tâm trạng hồi hộp, lo lắng và sợ sệt mà không rõ lí do, cảm giác chóng mặt, hoa mắt và khó chịu trong bụng…
Động kinh cục bộ phức tạp: Phần lớn người bệnh gần như mất nhận thức, nhìn chằm chằm, mặt đờ đẫn, giống như đang bị mơ hồ, lú lẫn. Có thể có những hành vi vô nghĩa như khua tay, xoay đầu và đi đi lại lại… Khi tỉnh lại sau cơn động kinh, người bệnh không thể nhớ những gì đã xảy ra trước đó.
Nguyên nhân nào gây bệnh động kinh?
Do di truyền: Theo các nhà khoa học, một số loại động kinh có sự liên kết với các gen cụ thể.
Chấn thương sọ não: Vùng não bị tổn thương chính là một trong những nguyên nhân gây bệnh động kinh.
Chấn thương sản khoa: Trong trường hợp sản phụ bị nhiễm trùng, thiếu dinh dưỡng, em bé sinh ra có nguy cơ tổn thương não… sẽ dẫn đến chứng động kinh ở trẻ sơ sinh.
Do u não: Khoảng hơn 50% bệnh nhân bị u não có cơn động kinh.
Do các bệnh lí mạch máu não: Hay gặp nhất là do u mạch máu, thông động- tĩnh mạch trong não, chảy máu não và chảy máu màng nhện gặp khoảng 15% các trường hợp. Huyết khối và tắc mạch máu não gặp khoảng 8%.
Do di chứng viêm não, màng não: Đa số gặp ở trẻ em, tiền sử có bệnh viêm não, viêm màng não.
Do nhiễm nang sán lợn ở não: Bệnh biểu hiện thường kèm theo có nang sán ở cơ, đáy mặt, trong não.
Ngoài ra, thói quen sử dụng các loại thuốc chống trầm cảm, chất kích thích như rượu bia, thuốc lá và ma túy cũng là một trong những nguyên nhân có thể dẫn tới bệnh động kinh.
Bệnh động kinh ảnh hưởng như thế nào tới sức khỏe?
Ảnh hưởng tới hệ thần kinh: Khi mắc bệnh động kinh, não bộ và hệ thần kinh chính là khu vực chịu nhiều tác động xấu nhất. Về lâu về dài, nếu không được xử lí kịp thời, đúng cách, người bệnh còn phải đối mặt với một số vấn đề nghiêm trọng như rối loạn nhịp tim, mất hoàn toàn ý thức.
Ảnh hưởng tới hệ hô hấp: Khi lên cơn động kinh, người bệnh thường khó thở do thiếu oxy, lặp lại nhiều lần có thể làm giảm chất lượng giấc ngủ, mệt mỏi, uể oải, trầm trọng có thể tử vong.
Ảnh hưởng tới khả năng sinh sản: Do chu kì kinh nguyệt bị rối loạn, chất lượng tinh trùng cũng suy giảm.
Bệnh động kinh có chữa khỏi được không?
Thống kê cho thấy tỉ lệ chữa khỏi bệnh động kinh khá cao, có khoảng 70% người bệnh có thể cắt được cơn động kinh và trở lại cuộc sống bình thường sau một quá trình điều trị từ 2-3 năm. Và còn khoảng 30% người bệnh, tuy không thể chữa khỏi hoàn toàn nhưng vẫn có thể dùng thuốc duy trì và bảo đảm một cuộc sống khỏe mạnh.
Một số phương pháp điều trị Tây y phổ biến là phẫu thuật hoặc sử dụng thuốc kháng động kinh, tuy nhiên tác dụng phụ mang lại với cơ thể người bệnh cũng khá nhiều.
Hiện nay, dựa vào những lí luận y học cổ truyền kết hợp với cơ chế bệnh sinh, căn nguyên gây bệnh của y học hiện đại, Nam y đã nghiên cứu và ứng dụng điều trị bệnh động kinh một cách tối ưu. Một trong số những nhà thuốc đang ứng dụng Nam y trong chữa bệnh động kinh đạt kết quả cao phải kể đến Nhà thuốc gia truyền Thọ Xuân Đường. Với kinh nghiệm hơn 400 năm chữa bệnh cứu người, 16 đời làm nghề y với bài thuốc gia truyền nhiều đời, Nhà thuốc gia truyền Thọ Xuân Đường đã và đang điều trị cho rất nhiều bệnh nhân không may mắc bệnh động kinh cho kết quả tốt. Ngoài sử dụng phương pháp “thất chẩn” để chẩn đoán một cách toàn diện về loại bệnh, giai đoạn, mức độ của bệnh động kinh, Nhà thuốc Thọ Xuân Đường còn sử dụng phương pháp chẩn đoán kinh lạc thông qua các tỉnh huyệt bằng máy móc hiện đại, xác lập tình trạng bệnh theo quy luật sinh học. Từ đó xây dựng nguyên tắc chữa bệnh động kinh hiệu quả.