Ký ức Tết xưa miệt sông Hậu

Năm nay đã quá lục tuần, hơn nửa thế kỷ gắn bó với sông nước miền Tây và đã đi qua hơn 60 Tết rồi nhưng mỗi bận Đông tàn, Xuân về, Tết đến, tôi lại bồi hồi nhớ Tết xưa quê tôi. Nơi đó, có bữa cơm chiều 30 Tết, nơi đó có những món ăn dân dã mà không thể nào quên…
Ký ức Tết xưa miệt sông Hậu

Bánh Tét không thế thiếu trong ngày Tết

Quê tôi một vùng quê nghèo miệt Hậu Giang. Tuy tiền bạc không có nhiều nhưng quê tôi có nhiều lúa gạo và lắm tôm cá. Bước vào tháng Chạp (tháng 12 âm lịch) quê tôi vui lắm! Mới 3-4 giờ sáng mà cả xóm thức dậy gọi nhau í ới để chuẩn bị quết bánh phồng, tráng bánh. Ngày đó, tình nghĩa xóm làng thân thương lắm. Nhà nào quết bánh phồng thì cả xóm cùng nhau tiếp giúp, người thì quết bánh, người bắt bánh, người cán bánh, người thì phơi bánh…, vừa làm vừa kể chuyện tiếu lâm rất vui. Còn những ngày cận Tết, cả xóm thi nhau tát mương, tát đìa bắt cá, bắt tôm để dành ăn Tết. Xứ tôi nổi tiếng cá tôm nên gần như nhà nào cũng có cá lóc ký và tôm càng xanh để ăn ngày Tết. Ngày đó, quê tôi làm lúa mùa (mỗi năm một vụ) nên nhà nào cũng có dự trữ rơm chất thành đóng để làm chất đốt. Tết đến, có rơm nướng cá lóc mà dân miền Tây gọi là lóc nướng trui thì ăn quên thôi. Ngày đó, bọn “trẻ trâu” chúng tôi thường được phân công nướng cá. Chúng tôi chặt những nhành tre nhỏ bằng ngón tay, đâm vào miệng cá rồi lựa chỗ đất trống cắm con cá xuống chất rơm lên đốt. Rơm cháy hết, cào lửa ra, vẫy cá lóc chín vàng trông thật hấp dẫn nhưng quyến rủ hơn là mùi thơm cá lóc nướng trui. Món ăn cá lóc nướng trui quê tôi đều là “cây nhà lá vườn”, cá thì bắt dưới mương đìa lên, còn bánh tráng cuộn thì đã tráng sẵn, các loại rau thơm, húng nhũi, quế đất, sà lách… trồng sẵn ngoài vườn. Cá lóc nướng trui cuộn bánh tráng với hương rau đồng nội chấm nước mắm me hay mắm nêm ăn thật đã đời. Còn tôm càng xanh, càng lửa cũng nhiều vô số. Dở chà, đặt lờ, đặt lợp, tát mương… đều bắt được. Để chuẩn bị Tết, bắt được tôm cho vào gọng treo dưới bến sông trước nhà. Có khách đến là kéo gọng lên bắt vài con tôm lên nướng hoặc kho tàu là ăn thật ngon. Ngày đó, đều là tôm thiên nhiên ngon lắm chứ không phải tôm nuôi như bây giờ.

Miệt Hậu Giang trồng mai nhiều lắm! Gia đình nào cũng có trồng mai với niềm tin vọng là năm mới mai nở vàng đón mai mắn. Từ lâu, hoa mai là thông điệp của mùa xuân phương Nam. Khi mai nở là Tết đến. Để có được mai vàng nở rộ đón Tết, bọn trẻ con chúng tôi thường được phân công nhặt lá để mai đâm chồi nở hoa. Thường là đến 15 tháng Chạp (âm lịch) hoa mai đã lú nụ nhỏ, là đến thời điểm nhặt lá mai. Phải xem nụ nhỏ hay lớn, nếu nụ nhỏ phải nhặt lá sớm hơn (mùng 10 tháng Chạp), nụ to thì nhặt chậm hơn (18-20 tháng chạp) để hoa mai nở đúng dịp Tết.

Tết năm nào cũng vậy, ba tôi cùng vài người hàng xóm hùn nhau mua heo rồi làm chia ra để ăn Tết. Ngày đó, miệt Hậu Giang chỉ làm lúa mùa, mỗi năm chỉ một vụ lúa, lúa chín sau Tết nên đa số không có lúa để bán lấy tiền mua sắm Tết. Nhưng để xóm giềng có được Tết vui vẻ, bà con chòm xóm rủ nhau làm heo chia thịt đổi lúa. Năm nào lúa được giá thì mỗi kg thịt heo đổi 1 giạ lúa (20kg), năm nào heo không được giá đổi 1,2 kg thịt 1 giạ lúa. Ai chia bao nhiêu thì ghi vào sổ, đến qua Tết thu hoạch lúa đem trả lại cho chủ heo. Làm heo chia lúa cũng làm không khí Tết nhộn nhịp thêm.

Ngày đó, quê tôi ăn Tết đơn sơ nhưng ấm cúng. Gần nhà nào cũng giống nhau, heo chia lúa đem về lấy xương thì hầm với đu đủ hay củ cải, còn thịt ba rọi (ba chỉ) thì kho rệu. Nhà nào cũng có nồi thịt kho rệu. Heo được nuôi cho ăn tấm cám, chuối cây, v.v. ít mỡ, thịt dẻ rất thơm ngon. Tôi nhớ ngày đó, chị tôi dùng hành tím, tỏi, ớt sừng trâu, nước mắm, đường, v.v. ướp thịt. Dùng nước dừa cho vào nồi, thêm nước mắm và chút ít đường bắt lên bếp nấu khi nước sánh lại có màu cánh ván thì cho thịt vào và cho lửa nhỏ riu riu đến lúc thịt rệu thì nhắc xuống để dành cúng ông bà trong ba ngày Tết. Thịt kho rệu quê tôi thường ăn với cơm trắng kèm với chuối chát, dưa leo, rau thơm và dưa cải, v.v. Tuy đơn giản nhưng ăn rất ngon, chứ không phải như thịt heo nuôi thức ăn công nghiệp, tăng trọng như bây giờ không thơm ngon, bị bở và mau ngán.

Chiếu 30 Tết, gia đình nào cũng rộn rã với con cháu xum họp gia đình để chung vui bữa cơm chiều đón rước ông bà, tiễn năm cũ, đón năm mới. Bữa cơm chiều 30 Tết, gọi là mâm cơm canh đón ông bà nên lúc nào cũng có món canh, không ít gia đình chọn món canh khổ qua (mướp đắng) dồn chả cá thát lát ăn rất ngon mà không ngán với niềm hy vọng là mọi việc khổ cực năm cũ sẽ qua. Đến bây giờ, dẫu thời gian đi qua và thời cuộc nhiều đổi thay nhưng ngày Tết ở quê tôi vẫn ưa chuộng món canh khổ qua để tiễn năm cũ. Có gia đình còn dùng thịt bò kho khổ qua để mong ước sẽ “bò qua cái khổ” và năm mới sẽ được may mắn, sung túc hơn.

Quê tôi nghèo nhưng Tết đến thì nhà nào cũng lo tươm tất mâm cơm canh đón rước ông bà và không quên gói bánh tét cho ngày mùng Ba (giống như bánh chưng). Thường những ngày mùng Một, mùng Hai Tết ít gia đình nào ăn bánh Tét. Bởi những ngày đó, thịt cá, thức ăn nhiều quá. Món bánh Tét là để dành cúng mùng Ba. Thường 4-5 giờ sáng cúng mùng Ba, lễ vật gồm con gà trống luộc, dĩa bánh, hoa quả… để cầu năm mới mọi sự may mắn, tốt lành.

Xa quê gần 40 năm, đã trở thành người phố thị rồi, cha mẹ tôi cũng hóa người thiên cổ nhưng khi Xuân vế Tết đến, tôi không sao nguôi được nổi nhớ hương vị quê nhà. Nhớ bữa cơm chiều 30 Tết, anh em, cha mẹ sum họp quây quần bên bữa cơm với những món ăn dân dã của quê mình và ấm áp bao yêu thương gia đình. Ước gì bây giờ có được những bữa cơm như thế!

Ký ức Tết xưa miệt sông Hậu

Cá lóc nướng trui

Ký ức Tết xưa miệt sông Hậu

Tôm càng nướng

Ký ức Tết xưa miệt sông Hậu
Huỳnh Biển

Tin liên quan

Cùng chuyên mục

Chuyện trong ngõ nhỏ

Chuyện trong ngõ nhỏ

Hôm nay, trong một chuyến đi công tác, lúc tránh nắng bên đường, tôi tình cờ chứng kiến hình ảnh rất cảm động nhưng dung dị vô cùng. Một bà cụ cầm chiếc khăn tang buộc lên lá cờ với vẻ trang trọng và tôn kính.
Tỉnh Bình Định: Bảo tồn để nhịp điệu cồng chiêng mãi ngân vang

Tỉnh Bình Định: Bảo tồn để nhịp điệu cồng chiêng mãi ngân vang

Tiếng âm thanh cồng chiêng vang vọng núi rừng cùng với điệu múa xoang của đồng bào dân tộc thiểu số được lưu giữ đến hôm nay là nhờ các thế hệ trẻ kế cận. Hiện nay các ngành chức năng đang nỗ lực dành mọi nguồn lực đầu tư, tiếp sức cho thế hệ trẻ để bảo tồn tiếng cồng chiêng mãi ngân vang.
Thăm Nhà bia lưu niệm Văn nghệ kháng chiến Việt Nam

Thăm Nhà bia lưu niệm Văn nghệ kháng chiến Việt Nam

Theo con đường uốn lượn quanh những rừng cọ trập trùng, những nương chè xanh tốt bạt ngàn là đến được xã Gia Điền, huyện Hạ Hoà, tỉnh Phú Thọ, nơi có Nhà bia lưu niệm, nơi cội nguồn của văn nghệ kháng chiến Việt Nam.
Tỉnh Bình Định: Du khách thích thú xem múa Chăm bên tháp cổ nghìn năm tuổi

Tỉnh Bình Định: Du khách thích thú xem múa Chăm bên tháp cổ nghìn năm tuổi

Mùa du lịch hè năm nay, TP Quy Nhơn, tỉnh Bình Định tiếp đãi khách du lịch trong và ngoài nước một chương trình nghệ thuật độc đáo, đặc sắc đến từ tỉnh Ninh Thuận. Đó là những bài hát, điệu múa, âm thanh nhạc cụ của người Chăm được ngân vang bên tháp cổ nghìn năm tuổi.
Mai một làng nghề đan lát Yến Nê

Mai một làng nghề đan lát Yến Nê

Hoà Tiến là xã thuần nông của huyện Hoà Vang, TP Đà Nẵng. Ngoài đất đai trù phú, ở đây còn phát triển nhiều làng nghề truyền thống của tổ tiên, ông bà bao đời để lại. Nhưng hiện nay, các làng nghề như dệt chiếu, đan lát, chằm nón… có nguy cơ mai một, thất truyền...

Tin khác

Về Quảng Ngãi viếng mộ cụ Huỳnh

Về Quảng Ngãi viếng mộ cụ Huỳnh
Mộ cụ Huỳnh Thúc Kháng - nhà hoạt động cách mạng, nhà báo, nhà văn xuất sắc của dân tộc ở nửa đầu thế kỉ XX, tọa lạc trên đỉnh núi Thiên Ấn, cách tam quan chùa Thiên Ấn khoảng 100m về phía Tây, thuộc địa phận xã Tịnh Ấn Đông, cách sông Trà Khúc và TP Quảng Ngãi khoảng 3km. Cùng với núi và chùa Thiên Ấn, mộ cụ Huỳnh Thúc Kháng được công nhận là Di tích Lịch sử quốc gia năm 1990.

Người cao tuổi gương mẫu thực hiện “tang văn minh”

Người cao tuổi gương mẫu thực hiện “tang văn minh”
“Sau 5 năm thực hiện việc “tang văn minh”, trên địa bàn huyện Mê Linh đã có 3.123/4.528 người qua đời được đưa đi hỏa táng. Tỉ lệ hỏa táng tăng từ 57,7% năm 2019 lên 76,5 năm 2024”. Bà Tạ Thị Chúc, Trưởng BĐD Hội NCT huyện Mê Linh chia sẻ với phóng viên về kết quả thực hiện nếp sống mới trong việc tang trên địa bàn huyện.

Lễ hội Đồng hương Quảng Nam 2024: Quảng bá Du lịch Thông minh và Du lịch Xanh

Lễ hội Đồng hương Quảng Nam 2024: Quảng bá Du lịch Thông minh và Du lịch Xanh
Chiều 2/7, tại TP Hồ Chí Minh, UBND tỉnh Quảng Nam cùng Hội đồng hương Quảng Nam tại TP Hồ Chí Minh tổ chức họp báo giới thiệu chuỗi sự kiện "Lễ hội đồng hương Quảng Nam 2024". Sự kiện sẽ diễn ra tại TP Hồ Chí Minh với mục tiêu thúc đẩy đầu tư, thương mại, dịch vụ, văn hóa, ẩm thực và khởi nghiệp.

Trung tâm Văn hóa TP. Thủ Đức đoạt giải Nhất tại Liên hoan văn nghệ thiếu nhi hè 2024

Trung tâm Văn hóa TP. Thủ Đức đoạt giải Nhất tại Liên hoan văn nghệ thiếu nhi hè 2024
Sau 3 ngày diễn ra sôi nổi, ngày 2/7, tại phố đi bộ Nguyễn Huệ diễn ra Tổng kết và trao giải Liên hoan văn nghệ thiếu nhi khối phong trào cấp Thành phố - Hè 2024, với chủ đề “Thiếu nhi Thành phố làm theo lời Bác” khép lại. Bà Nguyễn Thị Hoài Phượng, Phó Giám đốc phụ trách Trung tâm Văn hóa TP Hồ Chí Minh; bà Lê Thị Tâm, Phó Giám đốc Trung tâm Văn hóa TP Hồ Chí Minh tham dự.

“Gia đình Chữ thập đỏ cô Ngọc Mai” và tấm lòng thiện nguyện

“Gia đình Chữ thập đỏ cô Ngọc Mai” và tấm lòng thiện nguyện
Nhân dịp kỉ niệm 83 năm Ngày truyền thống NCT, Ngày NCT Việt Nam (6/6), tôi được tham gia đoàn của “Gia đình Chữ thập đỏ cô Ngọc Mai” do bà Nguyễn Ngọc Mai làm Trưởng đoàn đi thăm, tặng 1.000 suất quà cho NCT huyện Mộc Châu, tỉnh Sơn La. “Trong nhiều năm làm công tác Hội, đây là lần đầu tiên NCT huyện được tặng quà với số lượng lớn như thế”, bà Nguyễn Thị Tiện, Trưởng BĐD Hội NCT huyện xúc động chia sẻ.

MC Thi Thảo ra mắt cuốn sách "Từ 0 đến vô cùng"

MC Thi Thảo ra mắt cuốn sách "Từ 0 đến vô cùng"
Cuốn sách “Từ 0 đến vô cùng” của Diễn giả - MC Thi Thảo viết về tầm quan trọng của kỹ năng kết nối, xây dựng mối quan hệ xã hội. Đáng nói, ấn phẩm đã bán ra 1.000 bản trong đợt phát hành đầu tiên, trước buổi lễ ra mắt sách tại Hà Nội.

Vang mãi tiếng hát người cao tuổi

Vang mãi tiếng hát người cao tuổi
CLB Nghệ thuật NCT TP Hà Nội vừa tổ chức Chương trình nghệ thuật chào mừng kỉ niệm 20 năm Ngày thành lập (9/6/2004 - 9/6/2024).

Hơn 300 sinh viên Trường Cao đẳng Du lịch Sài Gòn góp mặt tại đại nhạc kịch “Chuyến tàu huyền thoại”

Hơn 300 sinh viên Trường Cao đẳng Du lịch Sài Gòn góp mặt tại đại nhạc kịch “Chuyến tàu huyền thoại”
Tối 31/5, tại khu Nhà Rồng Khánh Hội - Cảng Sài Gòn, quận 4, TP. Hồ Chí Minh, hơn 300 diễn viên đến từ Trường Cao đẳng Du lịch Sài Gòn tham gia trình diễn trong Lễ khai mạc Lễ hội Sông nước TP. Hồ Chí Minh lần 2 năm 2024, với chủ đề “Chuyến tàu huyền thoại" với nhiều tiết mục đặc sắc. Lễ hội Sông nước TP. Hồ Chí Minh được xem là sản phẩm du lịch sáng tạo, góp phần thu hút du khách du lịch trong và ngoài nước.

Nghệ sĩ Ngọc Anh với chân dung người thợ mỏ

Nghệ sĩ Ngọc Anh với chân dung người thợ mỏ
Ông Ngọc Anh ở phường Vàng Danh, TP Uông Bí, tỉnh Quảng Ninh là một thợ mỏ về hưu đang miệt mài cho ra đời những tấm ảnh mang hồn cốt người thợ mỏ. Ông được UBND tỉnh Quảng Ninh phong tặng danh hiệu Nghệ sĩ vùng mỏ.

Nhà thơ Phạm Hổ - người mang tâm hồn trẻ thơ

Nhà thơ Phạm Hổ - người mang tâm hồn trẻ thơ
Nhà thơ Phạm Hổ tuổi hổ, sinh năm 1926 tại xã An Nhơn, huyện An Nhơn, tỉnh Bình Định, hội viên sáng lập Hội Nhà văn Việt Nam, 1957. Ông bắt đầu viết văn, làm thơ từ thuở nhỏ.

Miền đất ấy, gọi về!

Miền đất ấy, gọi về!
Trung du được mặc định là vùng đất bán sơn địa với những quả đồi lúp xúp sim mua; những thửa ruộng dưới chân đồi chiêm mùa hai vụ tốt tươi. Nói đến trung du, người ta nghĩ ngay tới những làng quê cận kề Hà Nội, xanh mát vô cùng, và cũng thơ mộng vô cùng.

Một thoáng với thành phố ven sông

Một thoáng với thành phố ven sông
Từng bước đi qua thời gian, Đồng Hới - một “thị trấn” nhỏ trước đây chỉ là điểm dừng chân cho những du khách trên đường khám phá Phong Nha - Kẻ Bàng, đã trải qua một sự biến đổi đáng kể. Ngày nay, nơi đây không chỉ là điểm dừng chân ngắn ngày mà còn là điểm đến hấp dẫn, thu hút du khách muốn khám phá vẻ đẹp tự nhiên và lịch sử của Quảng Bình.

Tưng bừng ngày Hội Kiêng Gió

Tưng bừng ngày Hội Kiêng Gió
Huyện Đầm Hà, tỉnh Quảng Ninh có 9 dân tộc anh em sinh sống, trong đó người Dao chiếm số đông. Trước đây, Hội Kiêng Gió, ngày hội đặc trưng của người Dao Thanh Phán thường được tổ chức ở thị trấn Đầm Hà.

Cảm nhận bài thơ “Hương Sơn, chiều xuống núi” của Nguyễn Đức Thụ

Cảm nhận bài thơ “Hương Sơn, chiều xuống núi” của Nguyễn Đức Thụ
Từ xưa đến nay, thiên nhiên luôn là một đề tài hấp dẫn đem đến cho tâm hồn thi sĩ nguồn thi hứng dào dạt. Đứng trước thiên nhiên, trái tim họ như thổn thức, rạo rực niềm yêu thương. Đối với nhà thơ Nguyễn Đức Thụ cũng vậy, cách đây 25 năm trong một lần đến với chùa Hương, cảnh đẹp nơi đây đã khiến ông ngây ngất và là nguồn thi hứng để ông cho ra đời bài thơ “Hương Sơn, chiều xuống núi”.

Về thăm di tích cụ Nguyễn Sinh Sắc

Về thăm di tích cụ Nguyễn Sinh Sắc
Nếu có dịp về Ðồng Tháp, một địa chỉ về nguồn lịch sử, bạn không thể không ghé thăm đó là Khu di tích Nguyễn Sinh Sắc, nơi yên nghỉ của thân sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh vĩ đại.
Xem thêm
Thanh Hóa: Du lịch ở huyện Thạch Thành là điểm đến lý tưởng

Thanh Hóa: Du lịch ở huyện Thạch Thành là điểm đến lý tưởng

Huyện Thạch Thành có tuyến đường Hồ Chí Minh đi qua vùng đệm của rừng quốc gia Cúc Phương và được Bộ Giao thông Vận tải xác định là "điểm dừng chân" đã tạo cho Thạch Thành lợi thế phát triển thương mại- dịch vụ và du lịch. Vị trí địa lý này đem lại những
Công viên nước Sầm Sơn đồng giá vé tất cả các ngày trong tuần

Công viên nước Sầm Sơn đồng giá vé tất cả các ngày trong tuần

Công viên nước Sầm Sơn đang áp dụng ưu đãi đồng giá vè tất cả các ngày trong tuần, không phân biệt cuối tuần dành cho du khách đến vui chơi và trải nghiệm.
Những lễ hội siêu hấp dẫn không thể bỏ qua tại Đà Nẵng hè này

Những lễ hội siêu hấp dẫn không thể bỏ qua tại Đà Nẵng hè này

Cùng với Lễ hội pháo hoa quốc tế Đà Nẵng DIFF 2024, một chuỗi các lễ hội và show diễn đẳng cấp diễn ra tại mọi ngóc ngách thành phố đưa Đà Nẵng thành điểm đến hot nhất cả nước hè này.
Link xem trực tiếp Anh vs Tây Ban Nha, chung kết Euro 2024

Link xem trực tiếp Anh vs Tây Ban Nha, chung kết Euro 2024

Lần đầu tiên gặp nhau tại chung kết Euro, Tây Ban Nha cho thấy thành tích tốt hơn tuyển Anh thông qua lịch sử đối đầu của 2 đội. Trận chung kết diễn ra vào 02h00 rạng sáng ngày 15/7 trên SVĐ Olimpico (Berlin).
Chung kết Euro 2024: Anh đấu với Tây Ban Nha khi nào, ở đâu?

Chung kết Euro 2024: Anh đấu với Tây Ban Nha khi nào, ở đâu?

Vượt qua những đối thủ “đáng gờm”, trận chung kết Euro 2024 là cuộc chạm trán giữa Anh vs Tây Ban Nha.
Link xem trực tiếp Hà Lan vs Anh, bán kết Euro 2024

Link xem trực tiếp Hà Lan vs Anh, bán kết Euro 2024

Trận bán kết 2 được đánh giá “ngang tài, ngang sức” giữa đội tuyển Hà Lan vs đội tuyển Anh sẽ diễn ra vào lúc 2 giờ sáng ngày 11/7, trên SVĐ Signal Iduna Park (Dortmund).
Hương vị mùa Hè

Hương vị mùa Hè

Ba mẹ đều là con một, nó không có cô chú hoặc cậu dì ruột. Ông bà nội ngoại lại mất sớm nên với nó, quê nội, quê ngoại chỉ là… khái niệm; không giống như lũ bạn cùng lớp mỗi độ chớm Hè lại nhao nhao tính chuyện về thăm ông bà hoặc cô dì chú bác chỗ nọ chỗ kia. Thấy chúng xắng xở mà… rầu thối ruột; nhà nó có chỗ nào đâu để về??
Tình cha

Tình cha

Thấy cha ôm thằng cu Tuấn, cu Bi, một đứa cháu nội, một đứa cháu ngoại vào lòng, vừa hôn, vừa nựng chúng, mắt cha sáng ngời niềm hạnh phúc khôn tả.
Hai người đàn bà

Hai người đàn bà

Chuyện này xảy ra thời bao cấp. Anh thợ sửa chữa ô tô nhìn thấy phó giám đốc xí nghiệp vận tải nhận tiền đút lót của đám lái buôn nhằm mua rẻ mớ lốp ô-tô thanh lí, đã nhỏ to bàn tán với cánh thợ. Chuyện này đến tai sếp, lập tức anh ta được mời lên phòng riêng sếp. Phó giám đốc hỏi:
Lịch phát sóng, link xem trực tiếp "Những nẻo đường gần xa" trên VTV

Lịch phát sóng, link xem trực tiếp "Những nẻo đường gần xa" trên VTV

Bộ phim “Những nẻo đường gần xa” do VFC sản xuất quy tụ dàn diễn viên gạo cội như NSUT Đỗ Kỷ, NSUT Nguyệt Hằng, nghệ sỹ Vĩnh Xương cùng các gương mặt diễn viên trẻ hứa hẹn sẽ mang đến nhiều cung bậc cảm xúc cho khán giả truyền hình.
Mời chuyên gia thẩm định huy hiệu “lạ” gây tranh cãi của Đàm Vĩnh Hưng

Mời chuyên gia thẩm định huy hiệu “lạ” gây tranh cãi của Đàm Vĩnh Hưng

Chiều 9/5, Phó trưởng Ban Tuyên giáo Thành ủy TP. Hồ Chí Minh Phạm Đức Hải cùng ông Nguyễn Ngọc Hồi, Phó Giám đốc Sở Thông tin và Truyền thông đồng chủ trì họp báo về tình hình kinh tế - xã hội của thành phố.
Bộ VH-TT&DL vào cuộc vụ Đàm Vĩnh Hưng cài huy hiệu "lạ" khi biểu diễn

Bộ VH-TT&DL vào cuộc vụ Đàm Vĩnh Hưng cài huy hiệu "lạ" khi biểu diễn

Theo Chánh Thanh tra Bộ VH-TT&DL Lê Thanh Liêm cho biết bộ đã nắm được thông tin liên quan đến trang phục biểu diễn của Đàm Vĩnh Hưng trong liveshow diễn ra ở TP.HCM vào tối hôm 5/5 vừa qua.
Phiên bản di động