Kì họp thứ 7, Quốc hội khoá XV: Thảo luận sửa đổi, bổ sung dự thảo Luật Thủ đô

Tiếp tục Chương trình Kì họp thứ 7, Quốc hội khóa XV, chiều 28/5 tại Nhà Quốc hội, dưới sự chủ trì của Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn, Quốc hội họp phiên toàn thể ở hội trường, thảo luận về một số nội dung còn ý kiến khác nhau của dự thảo Luật Thủ đô (sửa đổi).

Tại hội trường, Chủ nhiệm Ủy ban Pháp luật của Quốc hội Hoàng Thanh Tùng cho biết: Ngày 13/5/2024, Ủy ban Thường vụ Quốc hội (UBTVQH) đã có Báo cáo đầy đủ số 825/BC-UBTVQH15 giải trình, tiếp thu, chỉnh lý dự thảo Luật Thủ đô (sửa đổi) (98 trang) gửi các vị đại biểu Quốc hội (ĐBQH).

Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn tại phiên họp
Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn tại phiên họp

Trong đó, về phạm vi điều chỉnh và bố cục của dự thảo Luật, trên cơ sở ý kiến của ĐBQH, dự thảo Luật đã được tiếp thu, chỉnh lý theo hướng chỉ quy định những cơ chế, chính sách đặc thù, đặc biệt, thể hiện sự phân quyền mạnh mẽ cho chính quyền thành phố Hà Nội nhưng đồng thời cũng đặt ra trách nhiệm cao hơn đối với chính quyền Thành phố trong xây dựng, bảo vệ, phát triển Thủ đô; không quy định lại các nội dung, các vấn đề đã được quy định trong các luật khác, đặc biệt là các luật vừa được Quốc hội thông qua như Luật Đất đai, Luật Nhà ở. Đồng thời, dự thảo Luật đã được rà soát, chỉnh lý theo hướng sắp xếp lại trật tự một số điều, khoản trong các chương II, III, IV bảo đảm logic, phù hợp hơn.

Về áp dụng Luật Thủ đô (Điều 4), trên cơ sở nghiên cứu ý kiến của ĐBQH, tham khảo các quy định của một số luật, nghị quyết của Quốc hội, dự thảo Luật đã được tiếp thu, chỉnh lý theo hướng: Tiếp tục quy định trường hợp luật, nghị quyết của Quốc hội ban hành sau ngày Luật Thủ đô có hiệu lực thi hành có quy định khác với quy định của Luật Thủ đô về cùng một vấn đề mà cần được áp dụng thì phải quy định cụ thể ngay trong luật, nghị quyết đó (khoản 2).

Để dự phòng các trường hợp luật, nghị quyết ban hành sau chưa dự liệu được đầy đủ nội dung áp dụng pháp luật liên quan đến các quy định của Luật Thủ đô, dự thảo Luật đã bổ sung quy định trường hợp luật, nghị quyết của Quốc hội ban hành sau ngày Luật Thủ đô có hiệu lực thi hành có quy định khác với Luật Thủ đô về cùng một vấn đề và quá trình triển khai áp dụng quy định này cần thiết cho việc xây dựng, phát triển, quản lý và bảo vệ Thủ đô nhưng việc áp dụng lại chưa được quy định cụ thể trong luật, nghị quyết đó thì UBTVQH sẽ quyết định việc áp dụng theo đề nghị của Chính phủ và báo cáo Quốc hội tại kỳ họp gần nhất (khoản 2).

Để bảo đảm hiệu lực thi hành của các văn bản quy phạm pháp luật quy định chi tiết các nội dung của Luật Thủ đô, văn bản quy phạm pháp luật được ban hành để thực hiện thẩm quyền được giao trong Luật Thủ đô, dự thảo Luật quy định các văn bản này được ưu tiên áp dụng trong trường hợp có nhiều văn bản quy phạm pháp luật có quy định khác nhau về cùng một vấn đề (khoản 3).

Về mô hình tổ chức chính quyền tại thành phố Hà Nội, Chủ nhiệm Ủy ban Pháp luật của Quốc hội Hoàng Thanh Tùng cho biết, mô hình chính quyền đô thị tại thành phố Hà Nội xác định trong dự thảo Luật Thủ đô (sửa đổi) được xây dựng trên cơ sở kế thừa quy định của Nghị quyết số 97/2019/QH14 ngày 27/11/2019 của Quốc hội về thí điểm tổ chức mô hình chính quyền đô thị tại thành phố Hà Nội; theo đó, không tổ chức HĐND ở các phường thuộc quận, thị xã, thành phố thuộc thành phố Hà Nội.

Chủ nhiệm Ủy ban Pháp luật của Quốc hội Hoàng Thanh Tùng đọc báo cáo tại hội trường
Chủ nhiệm Ủy ban Pháp luật của Quốc hội Hoàng Thanh Tùng đọc báo cáo tại hội trường

Về cơ cấu tổ chức của HĐND thành phố Hà Nội, HĐND quận, thị xã, thành phố thuộc Thành phố (Điều 9 và Điều 11), trên cơ sở đề nghị của Chính phủ và tiếp thu ý kiến của ĐBQH, các cơ quan có liên quan, dự thảo Luật được tiếp thu, chỉnh lý theo hướng tăng cường tổ chức bộ máy cho HĐND thành phố Hà Nội, HĐND quận, thị xã, thành phố thuộc Thành phố nhằm bảo đảm để chính quyền các cấp của Thành phố đảm đương được các nhiệm vụ, quyền hạn được tăng thêm.

Đối với các nội dung phân quyền cho thành phố Hà Nội liên quan đến tổ chức bộ máy, biên chế, trên cơ sở ý kiến của ĐBQH, dự thảo Luật được tiếp thu, chỉnh lý theo hướng phân cấp, phân quyền mạnh mẽ cho thành phố Hà Nội, giúp chính quyền Thành phố chủ động hơn về tổ chức bộ máy, biên chế để có thể đảm đương một cách hiệu quả vai trò, nhiệm vụ hết sức đặc thù là Thủ đô của nước Cộng hòa XHCN Việt Nam.

Về xây dựng, phát triển, quản lý và bảo vệ Thủ đô, trên cơ sở ý kiến của ĐBQH, dự thảo Luật được tiếp thu, chỉnh lý theo hướng đặt ra yêu cầu, trách nhiệm cao hơn cho thành phố Hà Nội so với các địa phương khác để bảo đảm thực hiện mục tiêu, nhiệm vụ xây dựng, phát triển, quản lý, bảo vệ Thủ đô đã được xác định trong Nghị quyết số 15-NQ/TW, xác định rõ các chính sách đặc thù cần được áp dụng, quy định rõ hơn về đối tượng áp dụng, trách nhiệm, thẩm quyền của các cơ quan và trình tự, thủ tục thực hiện để vừa thể hiện sự phân quyền mạnh mẽ cho chính quyền Thành phố vừa có cơ chế để tổ chức thực hiện và kiểm soát việc thực thi.

Trong đó, cho phép UBND thành phố Hà Nội được điều chỉnh cục bộ quy hoạch chung đô thị, quy hoạch chung xây dựng khu chức năng, quy hoạch chuyên ngành hạ tầng kỹ thuật của Thành phố. Phân quyền cho UBND Thành phố được phê duyệt dự án xây dựng các công trình tại bãi sông, bãi nổi ở các tuyến sông có đê trên địa bàn Thành phố, bảo đảm các điều kiện theo quy định của pháp luật về đê điều (khoản 6 Điều 18). Quy định các nguyên tắc quản lý, sử dụng không gian ngầm trên địa bàn Thành phố, yêu cầu đối với việc phân vùng chức năng để quản lý, khai thác, sử dụng không gian ngầm và giao Chính phủ quy định mức giới hạn độ sâu mà người sử dụng đất được sử dụng.

Cho phép cơ sở giáo dục đại học công lập, cơ sở giáo dục nghề nghiệp công lập, tổ chức khoa học và công nghệ công lập khác trên địa bàn Thành phố được thành lập hoặc tham gia thành lập doanh nghiệp để thương mại hóa kết quả nghiên cứu khoa học, phát triển công nghệ thuộc quyền sở hữu trí tuệ của chính cơ sở, tổ chức đó. Phân quyền cho UBND Thành phố quyết định thành lập, mở rộng khu công nghệ cao; ban hành quy chế hoạt động của các khu công nghệ cao do UBND Thành phố thành lập (điểm a khoản 1 Điều 24); quy định một số cơ chế đặc thù đối với đơn vị sự nghiệp công lập tại khu công nghệ cao, trong đó bao gồm cả các cơ chế áp dụng đối với Trung tâm đổi mới sáng tạo quốc gia đặt tại Khu công nghệ cao Hòa Lạc (khoản 2 Điều 24).

Mở rộng các lĩnh vực mà HĐND Thành phố được quy định mức tiền xử phạt vi phạm hành chính cao hơn và áp dụng trên địa bàn toàn Thành phố, không phân biệt nội thành, ngoại thành (khoản 1 Điều 33). Bổ sung một số thẩm quyền cho HĐND, UBND Thành phố trong việc quyết định và triển khai thực hiện một số giải pháp về phát triển văn hóa, thể thao, du lịch, giáo dục, đào tạo, y tế, khoa học và công nghệ, đổi mới sáng tạo, chuyển đổi số, bảo vệ môi trường, nông nghiệp, nông thôn và cải tạo, chỉnh trang đô thị…

Báo cáo tóm tắt một số vấn đề lớn trong giải trình, tiếp thu, chỉnh lý dự thảo Luật Thủ đô (sửa đổi) cũng tiếp thu ý kiến đại biểu liên quan đến tài chính, ngân sách và huy động nguồn lực phát triển Thủ đô. Theo đó, dự thảo Luật được tiếp thu, chỉnh lý theo hướng bổ sung, làm rõ thêm một số nội dung, biện pháp cụ thể nhằm thu hút, huy động nguồn lực xã hội, thúc đẩy đổi mới sáng tạo, thu hút nguồn nhân lực chất lượng cao để phát triển Thủ đô.

Về liên kết, phát triển vùng, trên cơ sở nghiên cứu, tiếp thu ý kiến ĐBQH và từ thực tiễn triển khai các quy định về phát triển vùng Thủ đô theo Luật Thủ đô năm 2012, dự thảo Luật được chỉnh lý theo hướng thiết kế có 01 chương riêng về liên kết, phát triển vùng trong đó thể hiện rõ hơn vai trò của Thủ đô Hà Nội là trung tâm, động lực thúc đẩy liên kết, phát triển, là cực tăng trưởng của vùng Thủ đô, vùng đồng bằng sông Hồng, vùng kinh tế trọng điểm Bắc bộ, vùng động lực phía Bắc và của cả nước (Điều 44); xác định các chính sách ưu tiên đầu tư các chương trình, dự án liên kết, phát triển vùng được triển khai trên địa bàn thành phố Hà Nội và các tỉnh, thành phố khác, không chỉ giới hạn trong vùng Thủ đô (khoản 1 Điều 45).

Kỳ họp thứ 7, Quốc hội khóa XV
Kỳ họp thứ 7, Quốc hội khóa XV

Về điều khoản thi hành, Chủ nhiệm Ủy ban Pháp luật của Quốc hội Hoàng Thanh Tùng cho biết, trên cơ sở tiếp thu ý kiến ĐBQH, dự thảo Luật dự kiến thời điểm có hiệu lực thi hành của Luật Thủ đô là từ ngày 1/1/2025, trừ 7 nội dung cụ thể quy định tại khoản 2 Điều 53 thì có hiệu lực thi hành từ ngày 1/7/2025 để các cơ quan có thời gian ban hành văn bản quy định chi tiết. Đồng thời, dự thảo Luật đã bổ sung các nội dung quy định chuyển tiếp tại Điều 54 để bảo đảm tính liên tục trong việc áp dụng pháp luật.

Sau khi nghe báo cáo của Chủ nhiệm Ủy ban Pháp luật của Quốc hội, Đại biểu Phạm Văn Thịnh, Đoàn ĐBQH tỉnh Bắc Giang bày tỏ sự đồng tình, nhất trí cao với dự thảo Luật Thủ đô (sửa đổi) và đánh giá đây là dự thảo Luật đã tiếp thu ý kiến các đại biểu Quốc hội một cách rất chất lượng. Với cơ chế, chính sách như vậy, Đại biểu Phạm Văn Thịnh cho rằng Hà Nội sẽ có bước phát triển rất đột phá.

Theo Đại biểu Phạm Văn Thịnh, dự thảo Luật Thủ đô (sửa đổi) không chỉ có ý nghĩa đối với riêng thủ đô, những cơ chế chính sách này, khi nghiên cứu một cách kỹ lưỡng sẽ rút ra được những bài học, kinh nghiệm để cho các địa phương trong quá trình thực hiện đường lối phát triển.

Liên quan đến vấn đề bảo vệ môi trường được quy định tại Điều 28, Đại biểu Phạm Văn Thịnh đề nghị bổ sung thêm khoản 5 quy định giao cho Ủy ban Nhân dân Thành phố Hà Nội quyết định phê duyệt báo cáo đánh giá tác động môi trường đối với các dự án thuộc thẩm thẩm quyền quyết định chủ trương đầu tư của Hội đồng Nhân dân Thành phố Hà Nội

Còn Đại biểu Lý Thị Lan, Đoàn ĐBQH tỉnh Hà Giang, tán thành với các quy định vượt trội để phát triển đồng bộ các khu công nghệ cao trên địa bàn Thủ đô. Đại biểu Lý Thị Lan bày tỏ đồng tình cao đối với các quy định về chính sách vượt trội trong dự thảo Luật Thủ đô nhằm phát triển đồng bộ các khu công nghệ cao trên địa bàn Hà Nội theo tinh thần Nghị quyết số 15-NQ/TW của Bộ Chính trị, đồng thời hoàn thiện các biện pháp đặc thù để khu công nghệ cao Hòa Lạc phát triển bền vững và có bước đột phá sau khi được chuyển giao về Ủy ban nhân dân Tp.Hà Nội quản lý, tương xứng với vị trí, vai trò.

Đại biểu Lý Thị Lan bày tỏ tán thành với các quy định tại khoản 1 Điều 24 về phân quyền cho Ủy ban nhân dân Tp.Hà Nội quyết định thành lập, mở rộng khu công nghệ cao, ban hành quy chế hoạt động của các khu công nghệ cao do mình thành lập phù hợp với năng lực, nhu cầu phát triển của Thủ đô. Đại biểu cũng đồng tình cao với nguyên tắc áp dụng mức ưu đãi, hỗ trợ đầu tư cao nhất cho các dự án, hoạt động đầu tư vào khu công nghệ cao, các biện pháp ưu đãi để thu hút nguồn nhân lực chất lượng cao đến làm việc tại các khu công nghệ cao.

Đồng tình cao với việc bổ sung, hoàn thiện các quy định mang tính đột phá, vượt trội của dự thảo Luật tại khoản 2, khoản 3 Điều 24 giúp cho khu công nghệ cao Hòa Lạc có nhiều hơn nữa cơ hội, lợi thể để phát triển. Trong đó, nổi bật là hai nhóm giải pháp chính sách về quy định vượt trội bố trí vốn ngân sách của thành phố hỗ trợ khu công nghệ cao Hòa Lạc nhanh chóng xây dựng đồng bộ hệ thống hạ tầng kỹ thuật và hạ tầng xã hội, đặc biệt là xây dựng khu nhà ở lưu trú cho người lao động thuê; cho phép nhà đầu tư sản xuất sản phẩm trong khu công nghệ cao Hòa Lạc được chuyển đổi mục tiêu sang nghiên cứu phát triển, ươm tạo, đổi mới sáng tạo; quy định đặc thù về xác nhận tài sản công của các đơn vị sự nghiệp công lập trong khu công nghệ cao Hòa Lạc…

Nhóm các quy định về vị trí pháp lý về Ban quản lý khu công nghệ cao Hòa Lạc và các quy định về phân quyền của thành phố cho Ban quản lý khu công nghệ cao Hòa Lạc trực tiếp thực hiện một số thẩm quyền trong lĩnh vực quy hoạch, đầu tư, lao động, đất đai, xây dựng…

Đồng thời, đại biểu Lý Thị Lan cho rằng Luật Thủ đô cần có quy định chuyển tiếp về quản lý, sử dụng đất đai tại khu công nghệ cao Hòa Lạc và về thẩm quyền quản lý đất đai của Ban quản lý khu công nghệ cao Hòa Lạc.

Tại hội trường, Đại biểu Bùi Hoài Sơn, Đoàn ĐBQH TP. Hà Nội cho rằng cần đề xuất mở rộng phạm vi áp dụng một số chính sách.

Đại biểu Bùi Hoài Sơn bày tỏ đánh giá cao nỗ lực của Ban soạn thảo trong hoàn thiện dự thảo Luật Thủ đô (sửa đổi), đặc biệt là những điều, khoản liên quan đến văn hóa để văn hóa Thủ đô thực sự tỏa sáng, dẫn dắt sự phát triển văn hóa của đất nước.

Tuy nhiên, đại biểu Bùi Hoài Sơn cho rằng, hiện nay vẫn còn nhiều vấn đề khó khăn trong phát triển văn hóa không chỉ đúng đối với văn hóa của Thủ đô mà còn đúng với văn hóa của cả nước. Chính vì vậy, đại biểu mong muốn, một số chính sách, giải pháp đặc thù vượt trội cho phát triển văn hóa Thủ đô cũng sẽ được áp dụng cho các thiết chế, các hoạt động văn hóa của các cơ quan Trung ương ở Hà Nội. Cụ thể như Điều 39 về thực hiện dự án đầu tư theo phương thức đối tác công tư của thành phố Hà Nội hay Điều 41 về quản lý, sử dụng tài sản công và khai thác công trình hạ tầng quy định cho các cơ quan, tổ chức của thành phố Hà Nội, trong đó có các hạ tầng về văn hóa, thể thao được ký hợp đồng nhượng quyền khai thác, quản lý với các nhà đầu tư, doanh nghiệp để khai thác công trình, hạng mục công trình trong một thời gian nhất định.

“Tôi mong rằng, phạm vi áp dụng của những chính sách này sẽ được mở rộng hơn cho các dự án, các thiết chế văn hóa, thể thao của Trung ương ở Hà Nội để giải quyết những vấn đề bức xúc ở các dự án, các thiết chế văn hóa, thể thao hiện nay như tại Khu liên hợp thể thao quốc gia Mỹ Đình, Làng Văn hóa- Du lịch các dân tộc Việt Nam hay một số thiết chế văn hóa, thể thao khác… Khi những chính sách này thực sự có ý nghĩa, có thể giải quyết khó khăn cho các thiết chế văn hóa, thể thao này thì chúng ta không nên chờ đợi lâu hơn nữa”, đại biểu Bùi Hoài Sơn nêu quan điểm.

Đại biểu Bùi Hoài Sơn, Đoàn ĐBQH TP. Hà Nội
Đại biểu Bùi Hoài Sơn, Đoàn ĐBQH TP. Hà Nội

Đại biểu Phạm Trọng Nghĩa, Đoàn ĐBQH tỉnh Lạng Sơn cho rằng cần àm rõ quy định về áp dụng Luật Thủ đô

Đại biểu Phạm Trọng Nghĩa đánh giá Báo cáo tiếp thu giải trình và Hồ sơ dự án Luật được chuẩn bị công phu, với nhiều nội dung cụ thể, chi tiết. Quan tâm về vấn đề áp dụng Luật Thủ đô, đại biểu chỉ ra rằng dự thảo bổ sung thêm khoản 2 Điều 4: Trường hợp luật, nghị quyết của Quốc hội ban hành sau ngày Luật Thủ đô có hiệu lực thi hành có quy định khác với quy định của Luật Thủ đô về cùng một vấn đề mà cần áp dụng thì phải quy định cụ thể ngay trong luật, nghị quyết đó; trường hợp chưa quy định cụ thể việc áp dụng pháp luật và việc áp dụng quy định đó cần thiết cho việc xây dựng, phát triển, quản lý và bảo vệ Thủ đô thì Ủy ban Thường vụ Quốc hội quyết định việc áp dụng theo đề nghị của Chính phủ và báo cáo Quốc hội tại kỳ họp gần nhất.

Phân tích quy định trên, đại biểu chỉ ra rằng, dự thảo chưa đưa ra tiêu chí để xác định thế nào là “cần thiết” cho việc xây dựng, phát triển, quản lý và bảo vệ Thủ. Bên cạnh đó, đề nghị làm rõ tính hợp hiến của việc giao Ủy ban Thường vụ Quốc hội quyết định việc áp dụng Luật, Nghị quyết của Quốc hội. Vì việc này không phải là giải thích luật hay giải thích nghị quyết và cũng không có trong Điều 74 của Hiến pháp 2013 về thẩm quyền của Ủy ban Thường vụ Quốc hội.

Bên cạnh đó, về liên kết phát triển vùng, dự thảo Luật có giải thích vùng Thủ đô là khu vực liên kết phát triển kinh tế - xã hội gồm thành phố Hà Nội và một số tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương lân cận do Chính phủ quyết định. Dự thảo cũng dành Chương 5 từ Điều 44 đến Điều 47 quy định mối quan hệ của thủ đô Hà Nội trong 4 vùng. Đại biểu cho rằng, mỗi vùng đều có nội dung và cơ chế liên kết với thủ đô khác nhau. Do đó, cần rà soát để quy định kỹ hơn, phát huy hiệu quả liên kết vùng tốt nhất.

Đại biểu Đào Chí Nghĩa, Đoàn ĐBQH TP. Cần Thơ
Đại biểu Đào Chí Nghĩa, Đoàn ĐBQH TP. Cần Thơ

Còn Đại biểu Đào Chí Nghĩa, Đoàn ĐBQH TP. Cần Thơ, nhấn mạnh nên bổ sung thêm một số quy định nhằm tháo gỡ các vướng mắc về chỉnh trang đô thị ở Hà Nội

Đối với vấn đề quy hoạch và thực hiện quy hoạch, đại biểu Đào Chí Nghĩa nhất trí với nội dung quy hoạch được quy định trong dự thảo Luật lần này. Những quy định này đã kế thừa một số nội dung của Luật thủ đô năm 2012 và đã có sửa đổi, bổ sung, khắc phục một số vấn đề bất cập, trong đó quy định về việc tổ chức, thực hiện quy hoạch khu sông Hồng, sông Đuống được phân cấp cho Hà Nội chủ động thực hiện. Đại biểu Đào Chí Nghĩa đánh giá quy định như trong dự thảo đã bảo đảm được tính chặt chẽ, tạo điều kiện về mặt thời gian và quy trình để Hà Nội giải quyết được nhu cầu của người dân về không gian văn hóa cộng đồng, không gian cảnh quan xanh, sạch, đẹp với sông Hồng là trục cảnh quan trung tâm và đô thị hai bên sông phù hợp với định hướng của Nghị quyết số 15-NQ/TW ngày 5/5/2022.

Liên quan đến vấn đề quản lý, sử dụng không gian ngầm được quy định tại Điều 19 của dự thảo Luật Thủ đô (sửa đổi), đại biểu Đào Chí Nghĩa cho biết, dự thảo Luật đã tiếp thu các nội dung góp ý của rất nhiều đại biểu.

Theo đại biểu Đào Chí Nghĩa, hiện nay, không gian ngầm phải được quản lý, sử dụng có hiệu quả và đây chính là nguồn tài nguyên để phát triển Hà Nội. Để Hà Nội có thể thực hiện nhanh nội dung này, đại biểu Đào Chí Nghĩa đề nghị các Nghị định hướng dẫn của Chính phủ đối với Luật Đất đai (2024) trong giai đoạn hiện nay cần tích hợp với các quy định về giá đất, trường hợp miễn giảm tiền sử dụng không gian ngầm,…

Về việc cải tạo và chỉnh trang đô thị, đại biểu Đào Chí Nghĩa nhất trí với Điều 20 của dự thảo Luật, đây là quy định mới về công tác chỉnh trang đô thị khác với các quy định hiện hành về nhà ở, xây dựng nhằm tháo gỡ các vướng mắc về chỉnh trang đô thị ở Hà Nội. Song đại biểu Đào Chí Nghĩa cũng đề nghị bổ sung vào khoản 9, khoản 10 Điều 20 về việc giao cho Ủy ban Nhân dân và Hội đồng Nhân dân Thành phố Hà Nội quy định chi tiết về điều kiện cụ thể.

Cuối cùng về việc phát triển đô thị theo định hướng giao thông công cộng, đại biểu Đào Chí Nghĩa nhất trí với Điều 31 của dự thảo Luật lần này. Đại biểu Đào Chí Nghĩa đánh giá đây là vấn đề mới và sẽ tạo ra đột phá để phát huy nguồn lực xã hội cho phát triển hệ thống giao thông công cộng, đặc biệt là đường sắt đô thị..../

Hoàng Nam (T/H)

Tin liên quan

Cùng chuyên mục

Đã bố trí kinh phí phục vụ công tác rà, phá bom mìn

Đã bố trí kinh phí phục vụ công tác rà, phá bom mìn

Liên quan ý kiến của các đại biểu Quốc hội về việc đề nghị Quốc hội, Chính phủ quan tâm, nghiên cứu bổ sung và ưu tiên sớm bố trí kinh phí phục vụ công tác rà, phá bom mìn, Bộ trưởng Bộ Tài chính Hồ Đức Phớc cho biết, hiện nay, đã bố trí kinh phí từ các dự án viện trợ.
Đại tướng Phan Văn Giang trao đổi về việc quản lý máy bay không người lái

Đại tướng Phan Văn Giang trao đổi về việc quản lý máy bay không người lái

Sáng 27/6, tiếp tục Chương trình Kỳ họp thứ 7 Quốc hội khóa XV, Quốc hội Thảo luận ở hội trường về dự án Luật Phòng không nhân dân. Đại tướng Phan Văn Giang, Ủy viên Bộ Chính trị, Phó bí thư Quân ủy Trung ương, Bộ trưởng Bộ Quốc phòng phát biểu giải trình, làm rõ một số vấn đề đại biểu Quốc hội nêu, trong đó có việc quản lý máy bay không người lái.
Chăm sóc NCT là để phát huy “nguồn lực quý”

Chăm sóc NCT là để phát huy “nguồn lực quý”

Vấn đề cốt lõi trong tư tưởng của Chủ tịch Hồ Chí Minh về NCT là sự kính trọng, tôn vinh và đặt niềm tin sâu sắc đối với NCT. Người nói: “NCT là của quý vô giá của dân tộc, của Nhà nước”. “Một lời nói của phụ lão có ảnh hưởng đến hưng bang… Đối với gia đình, đối với Tổ quốc, phụ lão đã có trọng trách là bậc tôn trưởng, đối với làng xóm, đối với bà con, phụ lão có sự tín nhiệm lớn lao”...
Đồng chí Nguyễn Hải tái đắc cử Chủ tịch Ủy ban MTTQ Việt Nam tỉnh Phú Thọ

Đồng chí Nguyễn Hải tái đắc cử Chủ tịch Ủy ban MTTQ Việt Nam tỉnh Phú Thọ

Sáng 26/6, tại Trung tâm hội nghị tỉnh diễn ra phiên thứ hai Đại hội đại biểu Ủy ban MTTQ Việt Nam tỉnh Phú Thọ lần thứ XV, nhiệm kỳ 2024-2029.
Các cấp các ngành quan tâm chỉ đạo để Hội NCT kiện toàn và hoạt động hiệu quả

Các cấp các ngành quan tâm chỉ đạo để Hội NCT kiện toàn và hoạt động hiệu quả

Chiều 26/6, Đoàn công tác Trung ương Hội NCT Việt Nam do Chủ tịch Nguyễn Thanh Bình làm Trưởng đoàn đã có buổi làm việc với Thường trực Tỉnh ủy tỉnh Điện Biên về việc quán triệt, triển khai thực hiện Kết luận số 58-KL/TW, ngày 23/6/2023 (Kết luận 58) của Ban Bí thư về tổ chức và hoạt động của Hội NCT Việt Nam; công tác Hội và phong trào NCT năm 2023 và 6 tháng đầu năm; nhiệm vụ, giải pháp trọng tâm trong thời gian tới.

Tin khác

Bộ trưởng Nguyễn Văn Hùng giải trình, làm rõ một số vấn đề liên quan dự án Luật Di sản văn hóa (sửa đổi)

Bộ trưởng Nguyễn Văn Hùng giải trình, làm rõ một số vấn đề liên quan dự án Luật Di sản văn hóa (sửa đổi)
Sáng 26/6, tiếp tục Chương trình Kỳ họp thứ 7, Quốc hội khóa XV, Quốc hội thảo luận ở hội trường về dự án Luật Di sản văn hóa (sửa đổi). Bộ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch Nguyễn Văn Hùng giải trình, làm rõ một số vấn đề đại biểu Quốc hội nêu.

Toàn văn bài phát biểu đặc biệt của Thủ tướng Phạm Minh Chính tại WEF Đại Liên 2024

Toàn văn bài phát biểu đặc biệt của Thủ tướng Phạm Minh Chính tại WEF Đại Liên 2024
Sáng 25/6, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính tham dự và có bài phát biểu đặc biệt tại Phiên khai mạc toàn thể Hội nghị WEF Đại Liên 2024. Cổng Thông tin điện tử Chính phủ trân trọng giới thiệu phát biểu của Thủ tướng Chính phủ tại sự kiện này.

Phòng, chống tội phạm lừa đảo chiếm đoạt tài sản, lợi dụng hoạt động chuyển tiền qua hệ thống ngân hàng

Phòng, chống tội phạm lừa đảo chiếm đoạt tài sản, lợi dụng hoạt động chuyển tiền qua hệ thống ngân hàng
Chiều 24/6, Công an tỉnh Bình Thuận phối hợp với Ngân hàng Nhà nước Việt Nam - Chi nhánh Bình Thuận tổ chức Hội nghị nhận diện phương thức, thủ đoạn và bàn giải pháp phòng chống tội phạm lừa đảo chiếm đoạt tài sản, lợi dụng hoạt động chuyển tiền qua hệ thống ngân hàng. Những năm gần đây, tình hình an ninh trật tự nói chung trên địa bàn toàn tỉnh Bình Thuận cơ bản ổn định. Tuy vậy, trên lĩnh vực trật tự xã hội từng lúc, từng nơi vẫn còn những diễn biến phức tạp, tội phạm hình sự, tệ nạn xã hội gia tăng và có xu hướng dịch chuyển từ phương thức, thủ đoạn truyền thống sang sử dụng công nghệ cao, lợi dụng không gian mạng để hoạt động, đặc biệt là tội phạm lừa đảo chiếm đoạt tài sản thông qua hoạt động chuyển tiền qua tài khoản ngân hàng hoặc ứng dụng internet banking đang gây bức xúc trong Nhân dân, ảnh hưởng tiêu cực đến kinh tế - xã hội và hoạt động của các ngân hàng trên địa bàn tỉnh.

Bộ trưởng Hồ Đức Phớc giải trình, làm rõ một số vấn đề liên quan dự án Luật Thuế giá trị gia tăng (sửa đổi)

Bộ trưởng Hồ Đức Phớc giải trình, làm rõ một số vấn đề liên quan dự án Luật Thuế giá trị gia tăng (sửa đổi)
Chiều 24/6, Quốc hội đã thảo luận tại Tổ về dự án Luật Thuế giá trị gia tăng (sửa đổi), Bộ trưởng Bộ Tài chính Hồ Đức Phớc giải trình, làm rõ một số vấn đề đại biểu nêu liên quan dự án Luật Thuế giá trị gia tăng (sửa đổi).

Sâu đậm thời oanh liệt trong bài phát biểu của Anh hùng phi công Nguyễn Văn Nghĩa

Sâu đậm thời oanh liệt trong bài phát biểu của Anh hùng phi công Nguyễn Văn Nghĩa
Tại buổi gặp mặt kỷ niệm ngày bắn rơi máy bay Mỹ (23/6/1972 - 23/6/2024), đầu tiên cho riêng ông tổ chức tại TP. Hồ Chí Minh, Đại tá phi công chiến đấu Nguyễn Văn Nghĩa, AHLLVTND, phi công ACE đã có bài phát biểu sâu sắc gợi mở nhiều ý nghĩa về giáo dục truyền thống, tự hào dân tộc…

Lời cảm ơn

Lời cảm ơn
Nhân dịp kỉ niệm 99 năm Ngày Báo chí cách mạng Việt Nam (21/6/1925-21/6/2024), Tạp chí Người cao tuổi, Tạp chí Ngày mới online trân trọng cảm ơn các đồng chí lãnh đạo Đảng, Nhà nước; các Bộ, ngành Trung ương, Thường trực Trung ương Hội Người cao tuổi Việt Nam, các Ban, Văn phòng, các đơn vị trực thuộc; các cấp Hội Người cao tuổi ở địa phương; các cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp và bạn đọc trên toàn quốc đã tới thăm, tặng hoa, chúc mừng, động viên, cổ vũ.

Bình Thuận: “Hành trình Đỏ” lần thứ II, tôn vinh người hiến máu tình nguyện tiêu biểu

Bình Thuận: “Hành trình Đỏ” lần thứ II, tôn vinh người hiến máu tình nguyện tiêu biểu
Sáng 21/6, Ban Chỉ đạo vận động hiến máu tình nguyện tỉnh tổ chức Chương trình “Hành trình Đỏ” lần thứ II, tôn vinh người hiến máu tình nguyện tiêu biểu và Ngày hội hiến máu tình nguyện hưởng ứng “Hành trình Đỏ” năm 2024. Đến dự có đại diện lãnh đạo Trung ương Hội Chữ thập đỏ Việt Nam, Ban Tổ chức “Hành trình Đỏ” Trung ương, ông Nguyễn Minh, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Bình Thuận, lãnh đạo các ban, ngành, đoàn thể, cùng 600 đại biểu tham dự.

Thủ tướng thăm và động viên công nhân thi công Dự án đường dây 500kV mạch 3

Thủ tướng thăm và động viên công nhân thi công Dự án đường dây 500kV mạch 3
Chiều 22/6, dưới cái nắng như đổ lửa, Thủ tướng Phạm Minh Chính đã đến thăm, kiểm tra và động viên công nhân thi công tại Trạm biến áp 500 kV Thanh Hóa thuộc xã Thiệu Phúc, huyện Thiệu Hóa, thuộc Dự án Đường dây 500kV mạch 3 đoạn từ Quảng Trạch đến Phố Nối.

Trung ương đồng ý để đồng chí Đinh Tiến Dũng thôi giữ chức vụ Uỷ viên Bộ Chính trị, Uỷ viên Trung ương Đảng khoá XIII

Trung ương đồng ý để đồng chí Đinh Tiến Dũng thôi giữ chức vụ Uỷ viên Bộ Chính trị, Uỷ viên Trung ương Đảng khoá XIII
Ngày 21/6, tại Trụ sở Trung ương Đảng, Ban Chấp hành Trung ương Đảng khoá XIII đã họp xem xét, cho ý kiến về công tác cán bộ.

Phát huy tiềm năng thế mạnh vượt trội, xây dựng Thủ đô theo hướng "Văn hiến - Văn minh - Hiện đại”

Phát huy tiềm năng thế mạnh vượt trội, xây dựng Thủ đô theo hướng "Văn hiến - Văn minh - Hiện đại”
Tiếp tục chương trình đợt 2, Kì họp thứ 7, Quốc hội khoá XV, ngày 20/6, Quốc hội thảo nhiều nội dung quan trọng liên quan tới Quy hoạch Thủ đô Hà Nội, Đồ án điều chỉnh tổng thể Quy hoạch chung Thủ đô Hà Nội, dự án Luật Đất đai (sửa đổi)...

Hành trình xây dựng nông thôn mới, nông thôn mới nâng cao

Hành trình xây dựng nông thôn mới, nông thôn mới nâng cao
Sau nhiều năm nỗ lực, xã Thanh Khê đã hoàn thành toàn bộ 19 tiêu chí theo Bộ Tiêu chí xã đạt chuẩn Nông thôn mới (NTM). Xã Thanh Khê hôm nay, không chỉ thay đổi bộ mặt nông thôn với hạ tầng kinh tế - xã hội dần được hoàn thiện mà đời sống vật chất, tinh thần của người dân cũng thêm ấm no, sung túc, bộ mặt nông thôn ngày được đổi mới.

Toàn văn Tuyên bố chung Việt Nam - Liên bang Nga

Toàn văn Tuyên bố chung Việt Nam - Liên bang Nga
Nhận lời mời của Tổng Bí thư Ban chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam Nguyễn Phú Trọng, Tổng thống Liên bang Nga Vladimir Vladimirovich Putin (Vladimir Putin) đã thực hiện chuyến thăm cấp Nhà nước đến nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam từ ngày 19 - 20/6/2024.

Bác Hồ duyệt bài của Đại tướng Võ Nguyên Giáp

Bác Hồ duyệt bài của Đại tướng Võ Nguyên Giáp
Đại tướng Võ Nguyên Giáp không chỉ là vị tướng nổi tiếng trên thế giới, mà còn là một nhà báo. Đại tướng viết báo từ năm 1927, khi mới 16 tuổi, đang học ở Trường Quốc học Huế.

Bổ sung các quy định cụ thể để tháo gỡ khó khăn, vướng mắc trong tổ chức thực hiện

Bổ sung các quy định cụ thể để tháo gỡ khó khăn, vướng mắc trong tổ chức thực hiện
Chiều 20/6, tiếp tục Chương trình Kỳ họp thứ 7, Quốc hội đã nghe Tờ trình và Báo cáo thẩm tra dự án Luật Quy hoạch đô thị và quy hoạch nông thôn. Thừa ủy quyền của Thủ tướng Chính phủ, Bộ trưởng Bộ Xây dựng Nguyễn Thanh Nghị trình bày Tờ trình.

Việc làm cho NCT là chính sách kinh tế vĩ mô, bảo đảm sự phát triển bền vững

Việc làm cho NCT là chính sách kinh tế vĩ mô, bảo đảm sự phát triển bền vững
Ngày 20/6, Trung ương Hội NCT Việt Nam phối hợp với Cục Việc làm, Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội (LĐ-TB&XH) tổ chức Hội thảo khoa học góp ý vào Luật Việc làm (bổ sung, sửa đổi). TS Phan Văn Hùng, Phó Chủ tịch Hội NCT Việt Nam; TS Vũ Trọng Bình, Cục trưởng Cục Việc làm chủ trì Hội thảo. Tham dự có các nhà khoa học, nhà quản lí; lãnh đạo các Ban, Văn phòng, Viện Nghiên cứu NCT thuộc Trung ương Hội NCT Việt Nam, Bộ LĐ-TB&XH...
Xem thêm
Đồng chí Nguyễn Hải tái đắc cử Chủ tịch Ủy ban MTTQ Việt Nam tỉnh Phú Thọ

Đồng chí Nguyễn Hải tái đắc cử Chủ tịch Ủy ban MTTQ Việt Nam tỉnh Phú Thọ

Sáng 26/6, Ngày 26/6, tại Trung tâm hội nghị tỉnh diễn ra phiên thứ hai Đại hội đại biểu MTTQ Việt Nam tỉnh lần thứ XV, nhiệm kỳ 2024-2029.
Sửa đổi Dự án Luật Công chứng cân nhắc việc mở văn phòng theo mô hình doanh nghiệp tư nhân

Sửa đổi Dự án Luật Công chứng cân nhắc việc mở văn phòng theo mô hình doanh nghiệp tư nhân

Sáng 25/6, tiếp tục Chương trình Kì họp thứ 7, Quốc hội biểu quyết thông qua Nghị quyết phê chuẩn văn kiện gia nhập Hiệp định Đối tác Toàn diện và Tiến bộ xuyên Thái Bình Dương (CPTPP) của Liên hiệp Vương quốc Anh và Bắc Ai-len và Thảo luận ở hội trường về dự án Luật Công chứng (sửa đổi)...
Toàn văn bài phát biểu đặc biệt của Thủ tướng Phạm Minh Chính tại WEF Đại Liên 2024

Toàn văn bài phát biểu đặc biệt của Thủ tướng Phạm Minh Chính tại WEF Đại Liên 2024

Sáng 25/6, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính tham dự và có bài phát biểu đặc biệt tại Phiên khai mạc toàn thể Hội nghị WEF Đại Liên 2024. Cổng Thông tin điện tử Chính phủ trân trọng giới thiệu phát biểu của Thủ tướng Chính phủ tại sự kiện này.
Kỳ họp thứ 7, Quốc hội khóa XV: Quốc hội chốt quy định cấm lái xe có nồng độ cồn

Kỳ họp thứ 7, Quốc hội khóa XV: Quốc hội chốt quy định cấm lái xe có nồng độ cồn

Sáng 27/6, với 388/450 đại biểu Quốc hội có mặt tán thành (chiếm 79,84% tổng số đại biểu), Quốc hội đã thông qua Luật Trật tự, an toàn giao thông đường bộ.
Chăm sóc NCT là để phát huy “nguồn lực quý”

Chăm sóc NCT là để phát huy “nguồn lực quý”

Vấn đề cốt lõi trong tư tưởng của Chủ tịch Hồ Chí Minh về NCT là sự kính trọng, tôn vinh và đặt niềm tin sâu sắc đối với NCT. Người nói: “NCT là của quý vô giá của dân tộc, của Nhà nước”. “Một lời nói của phụ lão có ảnh hưởng đến hưng bang… Đối với gia đình, đối với Tổ quốc, phụ lão đã có trọng trách là bậc tôn trưởng, đối với làng xóm, đối với bà con, phụ lão có sự tín nhiệm lớn lao”...
Các cấp các ngành quan tâm chỉ đạo để Hội NCT kiện toàn và hoạt động hiệu quả

Các cấp các ngành quan tâm chỉ đạo để Hội NCT kiện toàn và hoạt động hiệu quả

Chiều 26/6, Đoàn công tác Trung ương Hội NCT Việt Nam do Chủ tịch Nguyễn Thanh Bình làm Trưởng đoàn đã có buổi làm việc với Thường trực Tỉnh ủy tỉnh Điện Biên
Phiên bản di động