Khám phá những vườn chim ở Nam Bộ

Hơn 300 năm hình thành và phát triển, kể từ khi các bậc tiền nhân xuôi về phương Nam mở cõi, người dân đồng bằng sông Cửu Long hay miền Tây Nam Bộ vẫn giữ vẹn nguyên nét phóng khoáng, hào hoa/hào sảng dẫu đời sống chưa hết khó khăn. Nơi đây đất đai màu mỡ, sông ngòi dày đặc, khí hậu mát mẻ tạo nên những đồng lúa bát ngát và những vườn cây bốn mùa hoa trái; vùng biển, đảo rộng lớn với nhiều sản vật phong phú, không ít đảo còn lưu giữ nét hoang sơ mời gọi du khách thập phương đến hòa mình vào thiên nhiên. Quả thật, đất lành chim đậu, Tạp chí Người cao tuổi giới thiệu phóng sự khám phá những vườn chim, cò ở Nam Bộ...

Kì 1: Vườn chim Ngọc Hiển, Cà Mau

Xuất phát từ cầu Năm Căn, chúng tôi hướng về huyện Ngọc Hiển, tỉnh Cà Mau, đến cầu Ông Ðịnh, nhìn bên trái là đến vườn chim, cò của hộ bà Huỳnh Thị Thuẫn, 63 tuổi, thuộc địa phận ấp Tân Tiến, xã Tân Ân Tây, với diện tích đất rừng 9,7ha, trong đó khu chim trú ngụ hơn 3ha.

Vườn chim là một phần thảm rừng hơn 22 năm tuổi mà bà Thuẫn giữ lại trong vuông tôm theo quy định của Nhà nước về nuôi trồng thuỷ sản trên lâm phần. Khi rừng được khoảng 10 tuổi, chim cò bắt đầu về trú ngụ, nhiều nhất là cò trắng, vạc, bạc má, còng cọc và có một vài loài chim qúy như diệc xám, điên điển, giang sen, cùng một số động vật khác dưới tán rừng, thể hiện cao tính đa dạng sinh học.

Tại vườn chim này, hơn 22 năm qua có không biết bao nhiêu thế hệ các loài chim sinh sôi, mang lại cảnh đẹp cho quê hương và trở thành điểm du lịch lí tưởng cho du khách. Bà Thuẫn xem vườn chim là tài sản thiên nhiên quý hiếm nên quyết tâm bảo vệ, tuyệt đối không khai thác chim non.

Kĩ sư Lê Thị Liễu (người chỉ tay) vẫn không quên những khó khăn trong buổi đầu tạo lập Lâm viên 19/5.
Kĩ sư Lê Thị Liễu (người chỉ tay) vẫn không quên những khó khăn trong buổi đầu tạo lập Lâm viên 19/5.

Vườn chim của gia đình bà Thuẫn nằm ở vị trí vô cùng thuận lợi. Ðứng trên cầu Ông Ðịnh, chúng tôi có thể nhìn tổng thể vườn chim, có cảm giác như được trở về với cuộc sống dân dã gắn liền với thiên nhiên của vùng đất ngập mặn Cà Mau. Bên cạnh đó, trên tuyến đường này có nhiều trạm dừng chân, hàng quán phục vụ ăn uống cho du khách.

Rời vườn chim của gia đình bà Thuẫn, chúng tôi tiếp tục khám phá vườn chim tại phường 1, TP Cà Mau.

Năm 1989, khi khu dược liệu của Xí nghiệp Dược Minh Hải giải tán, Ðảng ủy, Ban Giám đốc Sở Lâm nghiệp tỉnh Minh Hải cũ (Cà Mau - Bạc Liêu ngày nay) quyết định mua lại khu đất trên để xây dựng công trình kỉ niệm 100 năm Ngày sinh của Chủ tịch Hồ Chí Minh, lấy tên là Lâm viên 19/5. Lâm viên được xây dựng theo mô hình tỉnh Minh Hải thu nhỏ, trong đó có khu rừng tràm U Minh, rừng đước Năm Căn, dừa Phú Tân, nhãn Bạc Liêu, dâu Cái Tàu, khu vui chơi giải trí và khu sưu tập động thực vật. Buổi đầu nhận nhiệm vụ, có 8 người, kĩ sư Lê Thị Liễu được phân công làm Phó ban Quản lí lâm viên.

Những ngày dồn sức cho công việc, bà Liễu thấy có khá nhiều chim bay qua bay lại, trong đầu chợt nảy sinh ý nghĩ: “Hay mình xây dựng nơi đây một vườn chim để tập hợp chúng về, cũng để làm phong phú thêm khu sưu tập động thực vật? Chứ để chúng sống rải rác, người ta cũng săn bắt hết. Tỉnh Minh Hải có 9 vườn chim, nhưng hầu hết ở các huyện, thị xã Cà Mau không có vườn chim nào”.

Ðem ý tưởng bàn với anh chị em trong tổ động vật, mọi người tỏ ra ái ngại, bởi giữa phố thị ồn ào thì chim nào ở được. “Lúc đó cũng có hơi nhụt chí, nhưng mình nghĩ cứ làm thử mới biết, thành công thì tốt, không thì cũng rút ra nhiều kinh nghiệm, nghiên cứu mà! Nhưng mình vẫn có niềm tin sẽ làm được. Tôi động viên anh chị em, và họ thuận tình”, bà tâm sự.

Bước đầu, bà xin xây dựng sân chim mini gần 1 công đất, xung quanh rào lưới, bên trong đào mương thả cá, trồng trúc, trồng cây bụi cho chim ở và làm bãi để chúng ăn. Phải tạo môi trường gần giống nơi chim sinh sống; cung cấp đủ thức ăn; tập cho chúng phản xạ có điều kiện như ăn đúng giờ, khẩu phần ăn không thay đổi; đặc biệt, người chăm sóc phải gắn bó và có tình thương với chúng..., đó là các yêu cầu đặt ra khi bắt tay vào thực hiện dự án. “Xây nhà cho chim” xong, bà cùng các cộng sự đi xuống mấy vườn chim ở huyện mua chim về cắt cánh thả vào đó.

Vườn chim giữa lòng TP Cà Mau.
Vườn chim giữa lòng TP Cà Mau.

Vậy rồi chuyện thử tháo khớp đầu cánh một số con để chúng không bay được. Cùng lúc này, bà lại nghĩ ra một sáng kiến là trộn bã cà phê vô thức ăn chim (chủ yếu là cá) để chúng ăn và nghiện, tới cữ sẽ quay về. Phương pháp này trở nên hết sức hiệu nghiệm. Những con tháo khớp thì luẩn quẩn trong sân làm chim mồi, những con cánh mọc dài thì chiều bay về và kéo thêm nhiều con khác. Rồi những con khác lại rủ thêm... Cứ thế chúng kéo về ngày một đông, khẩu phần thức ăn phải tăng thêm liên tục. Sau một năm, bắt đầu thấy chúng làm tổ, rồi đẻ và nở. Dần dần nhiều tổ hơn, đẻ và nở chật cứng sân.

“Cái cảm giác con chim đầu tiên nở mừng không sao kể xiết, cả tổ hào hứng chụp ảnh khoe với mọi người và phấn khởi báo cáo cấp trên”, trong giọng kể của người kĩ sư tuổi ngấp nghé bát tuần, niềm vui vẫn như còn nguyên vẹn.

Vậy là bà làm dự án xin chuyển qua vườn lớn, đó là khu rừng tràm. Cũng làm rào, xẻ mương thả cá, trồng thêm trúc, cây bụi; còn chở cả than bùn từ U Minh ra tạo vồ và trồng nhiều loài thực vật đặc trưng. Rồi bắt chim thả qua, cũng tháo khớp, cho ăn đúng giờ, trộn bã cà phê vào thức ăn... y như bên sân nhỏ. Dần dần chim kéo về ngày một nhiều và sinh sôi nảy nở. “Chim có tổ, người có tông”, khi có tổ, thì nơi đó thành “nguồn cội” chúng tự động quay về. Thế là vườn chim ngày càng đông đúc.

Ðó là vào những năm 1993, 1994, khi ấy, chuyện giữa thị xã Cà Mau tạo được một vườn chim lan rộng và nổi lên như một hiện tượng đặc biệt. Bấy giờ Lâm viên 19/5 đã mở cửa đón khách vào tham quan, vui chơi giải trí, lượng khách tới rất đông và vườn chim cũng góp phần tạo một điểm nhấn nơi này.

“Cũng phải mất gần 4 năm mới thành công được như vậy”, bà nhớ lại. Gần 4 năm, với biết bao tìm tòi, nghĩ suy, trăn trở, bao nhọc nhằn, gian nan, buồn vui, thách thức... Chưa kể còn bị áp lực từ cấp trên, phải báo cáo giải trình mỗi khi chim chết; còn bị phê bình, kiểm điểm... Dẫu vậy, bà và các cộng sự vẫn quyết tâm theo đuổi và tất cả đã được đền bù.

Trong suốt câu chuyện, bà luôn bảo, công trình này do mình khởi xướng, nhưng đạt kết quả là nhờ công sức chung của nhiều người; nhất là bà Vũ Thị Thuý và ông Lê Danh Cương, là những người kề vai sát cánh. Ðặc biệt, từ những kiến thức, kinh nghiệm tích luỹ được khi làm việc nơi đây, sau này, ông Cương đã tạo lập thành công nhiều vườn chim cho khu vực Đồng bằng sông Cửu Long.

Về hưu, sống tại ấp Tắc Thủ, xã Hồ Thị Kỷ, huyện Thới Bình, trong nhiều niềm vui tuổi xế chiều, bà Liễu vẫn thường dõi theo những cánh chim sáng sáng, chiều chiều đi về chốn bình yên trong lòng thành phố. Bà tâm tình: “Làm được công trình này tôi vui lắm, vì thấy mình góp được một việc có ý nghĩa cho đời”.

Hiện, vườn chim do kĩ sư Lê Thị Liễu tạo dựng tại Khu tưởng niệm Chủ tịch Hồ Chí Minh (Lâm viên 19/5 lúc ấy) đã mở rộng khoảng 3ha, có 53 loài, với hơn 10.000 cá thể; trong đó có một số loài quý như điên điển, diệc xám... Mỗi năm ngoài hàng chục ngàn lượt khách tham quan, nơi này còn đón tiếp nhiều đoàn nghiên cứu trong nước và quốc tế.

Bài và ảnh Đông Thịnh

Tin liên quan

Ý kiến bạn đọc

* Vui lòng gõ tiếng Việt có dấu

Cùng chuyên mục

TP Hồ Chí Minh: Khơi thông dòng kênh, chung tay vì môi trường xanh - sạch - đẹp

TP Hồ Chí Minh: Khơi thông dòng kênh, chung tay vì môi trường xanh - sạch - đẹp

Trước tình trạng ngập úng, ứ đọng rác thải gây mùi hôi thối, ô nhiễm môi trường và cản trở dòng chảy tại tuyến kênh thoát nước nối hẻm 1400 - 1414 đường Lê Đức Thọ, người dân khu phố 25 nhiều lần phản ánh đến chính quyền địa phương. Nhận thấy tính cấp thiết của vấn đề, vừa qua, đại diện UBND phường 14 nhanh chóng tiếp nhận và triển khai công tác nạo vét, khơi thông dòng chảy, xử lý rác thải tại tuyến kênh này.
Những bãi rác “xâm lấn” đất nông nghiệp

Những bãi rác “xâm lấn” đất nông nghiệp

Từ lâu, tại ven con đường Thạnh Xuân 52 (thuộc địa bàn xã Đông Thạnh, huyện Hóc Môn; và phường Thạnh Xuân, quận 12, TP Hồ Chí Minh), hình thành và tồn tại một số bãi rác thải tự phát, do người dân mang tới vứt đổ tràn lan.
Người miệt mài gìn giữ và bảo tồn văn hóa Mường

Người miệt mài gìn giữ và bảo tồn văn hóa Mường

Tiếng Mường là ngôn ngữ chứa đựng giá trị văn hóa sâu sắc của đồng bào dân tộc Mường, năng động, riêng biệt.
Nữ Bí thư giỏi việc nước, đảm việc nhà

Nữ Bí thư giỏi việc nước, đảm việc nhà

Năm nay bước sang tuổi 70, nhưng bà Lê Thị Chiến, Bí thư Chi bộ, Trưởng khu phố Minh Tiến B, phường Cẩm Bình, TP Cẩm Phả, tỉnh Quảng Ninh vẫn tận tình với công tác khu phố.
Giữ lửa đam mê, nối dài di sản

Giữ lửa đam mê, nối dài di sản

Ông Đỗ Hữu Quế (62 tuổi, hiện sinh sống tại Lô 11, đường Quảng Xương, Chợ Túy Loan, xã Hòa Phong, huyện Hòa Vang, TP Đà Nẵng) là một trong những nghệ nhân tiêu biểu trong lĩnh vực hô hát bài chòi, có nhiều đóng góp quan trọng trong việc bảo tồn và phát huy loại hình nghệ thuật này…

Tin khác

Về miền Đất Tổ, thưởng thức món thịt chua Thanh Sơn

Về miền Đất Tổ, thưởng thức món thịt chua Thanh Sơn
Ở thị trấn Thanh Sơn, tỉnh Phú Thọ có làng Phú Hà, với 100% số hộ làm nghề thủ công. Nghề mộc do nam giới trong làng đảm nhiệm, còn nghề sản suất chổi chít chủ yếu là phụ nữ, người già và trẻ em tham gia. Vậy nhưng, vài ba thập kỉ gần đây, làng có một nghề mới, đó là nghề làm thịt chua.

Cựu chiến binh Nguyễn Hữu Nhượng một địa chỉ mong được giúp đỡ

Cựu chiến binh Nguyễn Hữu Nhượng một địa chỉ mong được giúp đỡ
Cơn bão số 3 đổ bộ vào Quảng Ninh, gia đình cựu chiến binh (CCB) Nguyễn Hữu Nhượng, nạn nhân chất độc da cam, hiện ở khu 6, phường Yên Hải, thị xã Quảng Yên, tỉnh Quảng Ninh nằm sâu trong ngõ không bị tốc mái, nhưng lại bị một cây thị của hàng xóm gãy đổ, làm sập một góc nhà. Sau bão,gia đình ông Nguyễn Hữu Nhượng khắc phục che đậy tạm để ở, mùa mưa bão năm 2025 đến gần, gia đình ông quyết định dỡ nhà ra làm lại, khổ nỗi kinh phí thiếu thốn mong muốn có sự chung tay giúp đỡ của cộng đồng.

Độc đáo làng nghề làm nón lá Đào Khê

Độc đáo làng nghề làm nón lá Đào Khê
Làng nghề làm nón lá Đào Khê, xã Nghĩa Châu, huyện Nghĩa Hưng, tỉnh Nam Định được duy trì, phát triển từ lâu đời. Chiếc nón lá được làm thủ công từ bàn tay khéo léo, tài hoa của người dân nơi đây...

“Ông trùm cây giống” ở Cổ Đô

“Ông trùm cây giống” ở Cổ Đô
Đối với nhiều người trong vùng, trang trại cây giống của ông Nguyễn Văn Thanh, 67 tuổi, ở thôn Cổ Đô, xã Cổ Đô, huyện Ba Vì, TP Hà Nội là địa chỉ tin cậy để họ mua cây giống các loại.

TP Hải Phòng: Mít tinh hưởng ứng Ngày Toàn dân hiến máu tình nguyện

TP Hải Phòng: Mít tinh hưởng ứng Ngày Toàn dân hiến máu tình nguyện
Ngày hội toàn dân hiến máu tình nguyện được tổ chức tại trường Đại học Hàng hải Việt Nam đã thu về 452 đơn vị máu. Số lượng máu trên sẽ được bảo quản và sử dụng để điều trị cho các bệnh nhân.

Tỉnh Bình Thuận: Nỗ lực trong phong trào xóa nhà tạm, nhà dột nát

Tỉnh Bình Thuận: Nỗ lực trong phong trào xóa nhà tạm, nhà dột nát
Thời gian qua, tỉnh Bình Thuận đã nỗ lực đẩy nhanh công tác xóa nhà tạm, nhà dột nát trên khắp các địa phương trong tỉnh.

Đại tá, Anh hùng Nguyễn Thành Trung – người ném bom Dinh Độc Lập làm rúng động Sài Gòn

Đại tá, Anh hùng Nguyễn Thành Trung – người ném bom Dinh Độc Lập làm rúng động Sài Gòn
Từ sau ngày miền Nam được hoàn toàn giải phóng, nhất là vào dịp kỉ niệm ngày 30/4, tôi lại nhớ đến người phi công huyền thoại của quân đội Sài Gòn, Trung úy Nguyễn Thành Trung, tôi thích tìm đọc những bài báo viết về ông, theo như lời kể thì ông phải "lao tâm khổ tứ" để ném bom Dinh Độc Lập ngày 8/4/1975 sao cho hiệu quả nhất, điều đó đã làm tôi rất ngưỡng mộ.

Chuyện về hai bát phở bò

Chuyện về hai bát phở bò
Vào một buổi chiều mùa Đông lạnh lẽo, trước cửa quán xuất hiện hai vị khách rất đặc biệt. Nói đặc biệt là bởi vì người cha bị mù. Người con trai đi bên cạnh dìu người cha. Cậu con trai còn rất trẻ, trạc mười bảy, mười tám tuổi, quần áo đơn giản, lộ rõ vẻ nghèo túng, nhưng vẫn không giấu nổi nét thư sinh.

Gia đình “ngũ đại đồng đường” tiêu biểu

Gia đình “ngũ đại đồng đường” tiêu biểu
Ở xóm Chùa, xã Yên Đồng, huyện Yên Lạc, tỉnh Vĩnh Phúc, cụ Nguyễn Hữu Chất là một trong số các cụ có tuổi đời cao trong làng.

Đồng lòng xây dựng quê hương, đất nước phồn thịnh

Đồng lòng xây dựng quê hương, đất nước phồn thịnh
Hải Hà là xã đạt chuẩn Nông thôn mới (NTM) nâng cao trong tốp đầu của huyện Hải Hậu, tỉnh Nam Định và mấy chục năm nay là xã điển hình về phong trào văn hóa, thể thao Nhân dân của tỉnh Nam Định…

Góp công sức để “không ai bị bỏ lại phía sau”

Góp công sức để “không ai bị bỏ lại phía sau”
Trong 2 ngày (22 và 23/3/2025), Nhóm thiện nguyện Nghĩa tình quê hương tại TP Hồ Chí Minh đã đến các huyện Chợ Mới, Thoại Sơn (An Giang) và Tam Nông, Tháp Mười, (Đồng Tháp) tổ chức khánh thành 2 cây cầu giao thông bằng bê tông cốt thép và tặng 1.000 thẻ bảo hiểm y tế, 150 phần quà, 20 chiếc xe lăn cho các hộ nghèo, khuyết tật, học sinh khó khăn; tổng trị giá trên 1.500 triệu đồng...

Trao 200 suất quà cho người mù tỉnh Bình Thuận

Trao 200 suất quà cho người mù tỉnh Bình Thuận
Tại Trung tâm văn hóa thể thao huyện Bắc Bình, tỉnh Bình Thuận, Chi hội Lá Bồ đề thuộc Hội Bảo trợ bệnh nhân nghèo TP Hồ Chí Minh vừa phối hợp với Hội Người mù Bình Thuận tổ chức trao 200 suất quà cho hội viên mù khó khăn.

Tận dụng rơm rạ nâng cao thu nhập, bảo vệ môi trường

Tận dụng rơm rạ nâng cao thu nhập, bảo vệ môi trường
Trước đây, nông dân sau khi thu hoạch lúa thường đốt rơm ngay tại ruộng, gây ô nhiễm môi trường. Hiện nay, nông dân tận dụng nguồn phế phẩm này để trồng nấm, làm phân bón cùng nhiều hoạt động phục vụ sản xuất mang lại hiệu quả kinh tế cao, tiết kiệm chi phí sản xuất và bảo vệ môi trường...

Vận sức dân, dụng chính sách hiệu quả để xóa nhà tạm

Vận sức dân, dụng chính sách hiệu quả để xóa nhà tạm
Là địa phương đầu tiên của Quảng Ngãi hoàn thành xóa nhà tạm, nhà dột nát, huyện miền núi Ba Tơ đã có những cách làm hay khi vừa dùng chính sách, vừa vận sức dân để giúp người dân xóa nhà tạm, an cư lạc nghiệp, hướng tới cuộc sống tốt đẹp hơn...

Chuyện về người chuyên đi vá “ổ gà”, “ổ trâu” cho hàng tổng

Chuyện về người chuyên đi vá “ổ gà”, “ổ trâu” cho hàng tổng
Hơn chục năm nay, ông Trần Phước Hoàng, ở khóm 2, thị trấn Tràm Chim, huyện Tam Nông, tỉnh Đồng Tháp đã tự nguyện đắp vá mặt đường bị hư hỏng, để tạo thuận lợi cho người và phương tiện lưu thông, hạn chế các vụ tai nạn giao thông đáng tiếc xảy ra…
Xem thêm
Nhớ hoa hành

Nhớ hoa hành

chính là loài hoa đã gắn bó với tuổi thơ tôi, với những năm tháng tôi theo chân bố ra đồng, trồng, chăm sóc và thu hoạch những củ hành tây tròn trịa, nhẵn bóng
Dư âm từ buổi gặp mặt nhân kỉ niệm 40 năm ngày ra trường (1984-2024)

Dư âm từ buổi gặp mặt nhân kỉ niệm 40 năm ngày ra trường (1984-2024)

"K.XI ơi, mình yêu các bạn, tôi yêu các ông bà!" Đó lời nói từ gan, ruột, không riêng gì của Phó giáo sư,Tiến sỹ Dương Hồng Thái, giảng viên cao cấp, nguyên Phó Giám đốc Bệnh viện Đa khoa Trung ương Thái Nguyên, Trưởng ban Liên lạc Khóa XI (1978-1984) Trường Đại học Y Bắc Thái (nay là Trường Đại học Y Dược Thái Nguyên) mà của tất cả 66 cựu sinh viên (SV) khóa K.XI có mặt trong cuộc gặp mặt nhân kỷ niệm 40 năm ngày ra trường (1984-2024) tại cao nguyên Mộc Châu, tỉnh Sơn La, trong những ngày trung tuần tháng 11/2024
Bà nội của các con tôi

Bà nội của các con tôi

Những câu thơ trong bài thơ “Mẹ của anh” của thi sĩ Xuân Quỳnh viết tặng mẹ chồng, mà đến nay tôi vẫn còn yêu thích.
Chuyện trong ngõ nhỏ

Chuyện trong ngõ nhỏ

Hôm nay, trong một chuyến đi công tác, lúc tránh nắng bên đường, tôi tình cờ chứng kiến hình ảnh rất cảm động nhưng dung dị vô cùng. Một bà cụ cầm chiếc khăn tang buộc lên lá cờ với vẻ trang trọng và tôn kính.
Sách là vàng chứ không phải là đá sỏi

Sách là vàng chứ không phải là đá sỏi

Đến nay đã ngoài 80 tuổi, nhưng cụ Tín vẫn còn khỏe mạnh, minh mẫn. Tủ sách của gia đình cụ có hàng ngàn quyển. Nhìn thấy sách nhiều không còn chỗ để, cụ phải buộc lại để trên nóc tủ, cô con dâu của cụ một lần về chơi nói:
Bà giáo già sáng bán vé số, tối mang ánh sáng tri thức cho trẻ em nghèo

Bà giáo già sáng bán vé số, tối mang ánh sáng tri thức cho trẻ em nghèo

cụ bà Nguyễn Thị Ba, men từng con hẻm nhỏ ở Bình Dương bán từng tờ vé số, bà giáo gieo mầm tri thức cho những mảnh đời bất hạnh tại lớp học tình thương.
Cựu chiến binh Nguyễn Hữu Nhượng một địa chỉ mong được giúp đỡ

Cựu chiến binh Nguyễn Hữu Nhượng một địa chỉ mong được giúp đỡ

Cơn bão số 3 đổ bộ vào Quảng Ninh, gia đình cựu chiến binh (CCB) Nguyễn Hữu Nhượng, nạn nhân chất độc da cam, hiện ở khu 6, phường Yên Hải, thị xã Quảng Yên, tỉnh Quảng Ninh nằm sâu trong ngõ không bị tốc mái, nhưng lại bị một cây thị của hàng xóm gãy đổ, làm sập một góc nhà. Sau bão,gia đình ông Nguyễn Hữu Nhượng khắc phục che đậy tạm để ở, mùa mưa bão năm 2025 đến gần, gia đình ông quyết định dỡ nhà ra làm lại, khổ nỗi kinh phí thiếu thốn mong muốn có sự chung tay giúp đỡ của cộng đồng.
TP Hải Phòng: Mít tinh hưởng ứng Ngày Toàn dân hiến máu tình nguyện

TP Hải Phòng: Mít tinh hưởng ứng Ngày Toàn dân hiến máu tình nguyện

Ngày hội toàn dân hiến máu tình nguyện được tổ chức tại trường Đại học Hàng hải Việt Nam đã thu về 452 đơn vị máu. Số lượng máu trên sẽ được bảo quản và sử dụng để điều trị cho các bệnh nhân.
Tỉnh Bình Thuận: Nỗ lực trong phong trào xóa nhà tạm, nhà dột nát

Tỉnh Bình Thuận: Nỗ lực trong phong trào xóa nhà tạm, nhà dột nát

Thời gian qua, tỉnh Bình Thuận đã nỗ lực đẩy nhanh công tác xóa nhà tạm, nhà dột nát trên khắp các địa phương trong tỉnh.
TP Hồ Chí Minh: Khơi thông dòng kênh, chung tay vì môi trường xanh - sạch - đẹp

TP Hồ Chí Minh: Khơi thông dòng kênh, chung tay vì môi trường xanh - sạch - đẹp

Trước tình trạng ngập úng, ứ đọng rác thải gây mùi hôi thối, ô nhiễm môi trường và cản trở dòng chảy tại tuyến kênh thoát nước nối hẻm 1400 - 1414 đường Lê Đức Thọ, người dân khu phố 25 nhiều lần phản ánh đến chính quyền địa phương. Nhận thấy tính cấp thiết của vấn đề, vừa qua, đại diện UBND phường 14 nhanh chóng tiếp nhận và triển khai công tác nạo vét, khơi thông dòng chảy, xử lý rác thải tại tuyến kênh này.
Giữ lửa đam mê, nối dài di sản

Giữ lửa đam mê, nối dài di sản

Ông Đỗ Hữu Quế (62 tuổi, hiện sinh sống tại Lô 11, đường Quảng Xương, Chợ Túy Loan, xã Hòa Phong, huyện Hòa Vang, TP Đà Nẵng) là một trong những nghệ nhân tiêu biểu trong lĩnh vực hô hát bài chòi, có nhiều đóng góp quan trọng trong việc bảo tồn và phát huy loại hình nghệ thuật này…
Độc đáo làng nghề làm nón lá Đào Khê

Độc đáo làng nghề làm nón lá Đào Khê

Làng nghề làm nón lá Đào Khê, xã Nghĩa Châu, huyện Nghĩa Hưng, tỉnh Nam Định được duy trì, phát triển từ lâu đời. Chiếc nón lá được làm thủ công từ bàn tay khéo léo, tài hoa của người dân nơi đây...
Phiên bản di động