Kazakhstan- Quốc gia đặc biệt trong chính sách đối ngoại của Trung Quốc

Dư luận quốc tế đang rất quan tâm dõi theo chuyến công du nước ngoài đầu tiên của Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình sau gần 3 năm kể từ khi bùng phát đại dịch Covid-19...

Sự kiện đáng chú ý nhất trong chuyến công du này là cuộc gặp giữa nhà lãnh đạo Trung Quốc với Tổng thống Nga Vladimir Putin tại Samarkand (Uzbekistan), nơi từ ngày 15 - 16/9 diễn ra hội nghị thượng đỉnh Tổ chức Hợp tác Thượng Hải (SCO). Mặc dù vậy, điểm dừng chân đầu tiên trong chuyến công du của Chủ tịch Trung Quốc là Nursultan, thủ đô Kazakhstan, cho thấy quốc gia rộng lớn, giàu tài nguyên ở Trung Á này có vị trí rất đặc biệt trong chính sách đối ngoại hiện nay của Bắc Kinh.

Trung Quốc và Kazakhstan từ lâu có mối quan hệ láng giềng gần gũi, phản ánh qua việc phát triển chặt chẽ các mối quan hệ chính trị và kinh tế. Năm nay đúng 30 năm 2 nước thiết lập quan hệ ngoại giao (ngày 3/1/1992). Trong 30 năm qua, 2 nước đã kí nhiều thỏa thuận quan trọng, mối quan hệ bền chặt giữa 2 nước phần nào còn thông qua chiều dài đường biên giới chung 1.782,75km. Chính tại Kazakhstan, năm 2013, ông Tập Cận Bình đã công bố sáng kiến “Vành đai và Con đường” - dự án xây dựng các hành lang kinh tế xuyên Á - Âu để thúc đẩy việc lan tỏa hàng hóa Trung Quốc sang châu Âu.

Tổng thống Kazakhstan Kassym-Jomart Tokayev (trái) và Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình (giữa) tại lễ đón ở Nursultan, ngày 14-9-2022
Tổng thống Kazakhstan Kassym-Jomart Tokayev (trái) và Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình (giữa) tại lễ đón ở Nursultan, ngày 14-9-2022

Có thể nói, Kazakhstan là quốc gia chủ chốt trong sáng kiến trên của Trung Quốc nhằm thiết lập mạng lưới giao thông và thương mại kết nối giữa châu Á, châu Âu và châu Phi. Kazakhstan đối với Trung Quốc không chỉ là đối tác kinh tế trong các lĩnh vực hợp tác truyền thống mà còn là hành lang trung chuyển. Về địa lí, Kazakhstan nằm ở vị trí chiến lược giữa 2 phần Đông và Tây của địa cầu, là “cầu nối” giữa châu Âu với châu Á. Các cảng của Kazakhstan là mắt xích quan trọng trên con đường vận chuyển hàng hóa của Trung Quốc sang châu Âu. Đây cũng là "cánh cửa" để Trung Quốc tiếp cận khu vực Trung Á.

Kazakhstan còn là “mỏ tài nguyên quý” đối với Trung Quốc. Nhìn vào các số liệu xuất nhập khẩu có thể thấy hơn 50% kim ngạch xuất khẩu của Kazakhstan sang Trung Quốc là dầu thô và các sản phẩm từ dầu mỏ, một nửa xuất khẩu còn lại là các tài nguyên khoáng sản khác và đặc biệt là urani. Kazakhstan là nước khai thác quặng urani lớn nhất thế giới và mới đây Trung Quốc đã nhận được quyền tiếp cận mỏ urani của Kazakhstan. Những mỏ vàng, đồng, cobalt và các loại kim loại hiếm cũng là "nam châm" thu hút các doanh nghiệp Trung Quốc.

Đề cập đến tính chất đặc biệt của chuyến thăm cũng như quan hệ 2 nước, người phát ngôn Bộ Ngoại giao Kazakhstan, Aibek Smadiyarov nêu rõ: “Điểm đặc biệt của chuyến thăm nằm ở chỗ Kazakhstan là quốc gia đầu tiên mà nhà lãnh đạo Trung Quốc tới thăm kể từ khi bắt đầu đại dịch”.

Ngay khi tới Nursultan, ông Tập Cận Bình cũng nhấn mạnh rằng, Trung Quốc và Kazakhstan là 2 quốc gia láng giềng tốt, đối tác tốt, nêu rõ kể từ khi thiết lập quan hệ ngoại giao, 2 nước luôn tôn trọng, hỗ trợ lẫn nhau và hợp tác cùng có lợi.

Trước đó, trong bài viết đăng trên báo Kazakhstanskaya Pravda, ông Tập Cận Bình cho biết: “Trong chuyến thăm sắp tới, tôi sẵn sàng thảo luận với Tổng thống Kassym-Jomart Kemelevich Tokayev về cách thức thúc đẩy hơn nữa quan hệ Đối tác chiến lược toàn diện vĩnh viễn Trung Quốc - Kazakhstan trong thời kì mới, mở rộng và tối ưu hóa hợp tác song phương cùng có lợi”. Mục tiêu là mong muốn "hình thành mô hình mới cho sự phát triển quan hệ song phương, tập trung vào cộng đồng chung vận mệnh Trung Quốc và Kazakhstan”.

Một trong những chỉ dấu cho thấy mối quan hệ bền chặt giữa hai nước là việc năm nay Bắc Kinh đề xuất đưa Kazakhstan trở thành thành viên Nhóm BRICS+, một trong những liên minh lớn nhất thế giới, được xem như đối trọng với Nhóm các nước công nghiệp hàng đầu thế giới (G7).

Việc chọn Kazakhstan là điểm dừng chân đầu tiên trong chuyến công du nước ngoài đầu tiên của Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình sau gần 3 năm là bằng chứng về sự gần gũi giữa 2 quốc gia láng giềng, là bước tiếp nối để "mở ra một giai đoạn vàng son 30 năm” trong quan hệ song phương, như thỏa thuận giữa lãnh đạo 2 nước trong một cuộc điện đàm hồi tháng 2/2022

Minh Ngọc (Tổng hợp)

Tin liên quan

Cùng chuyên mục

Tranh cử Tổng thống Mỹ độc lập: Robert F. Kennedy Jr liệu có làm nên chuyện?

Tranh cử Tổng thống Mỹ độc lập: Robert F. Kennedy Jr liệu có làm nên chuyện?

Theo tờ El Pais, nền chính trị Mỹ chịu ảnh hưởng rất nhiều từ thế giới giải trí. Tối 30/11, khoảng 500 người đã tập trung tại một hộp đêm ở Thành phố Salt Lake để nghe Robert F. Kennedy Jr. - luật sư môi trường và nhà hoạt động chống vaccine gây tranh cãi, là con thứ ba trong số 11 người con của cố Thượng nghị sĩ Bobby Kennedy. Ông Kennedy đã chọn Utah để khởi động chiến dịch tranh cử tổng thống năm 2024…
Sự thay đổi với vai trò địa chính trị của châu Âu

Sự thay đổi với vai trò địa chính trị của châu Âu

Cách tiếp cận của EU đối với Ukraine cho thấy vai trò địa chính trị của châu Âu. Nhưng cuộc xung đột ở Gaza đang bộc lộ sự sụp đổ vị thế trên của EU…
Kì vọng vào một bước ngoặt

Kì vọng vào một bước ngoặt

Trong bối cảnh nhiệt độ toàn cầu năm 2023 được dự báo sẽ ở mức cao nhất trong 125.000 năm qua, COP28, diễn ra từ ngày 30/11-12/12 tại thành phố Dubai của Các tiểu Vương quốc Arab thống nhất (UAE), được kì vọng sẽ là một hội nghị bước ngoặt để cộng đồng quốc tế điều chỉnh hướng đi và tăng tốc hành động nhằm giải quyết cuộc khủng hoảng khí hậu hiện nay...
Đánh giá và dự báo diễn biến xung đột Nga - Ukraine

Đánh giá và dự báo diễn biến xung đột Nga - Ukraine

Điều kiện thời tiết xấu đi ở mặt trận đã hạn chế các hoạt động tấn công của cả Nga và Ukraine, trong khi liên minh phòng không mới thành lập do Đức và Pháp đứng đầu có thể được coi là một nỗ lực nhằm chuyển trách nhiệm chính giúp đỡ Kiev sang EU...
Dự báo các kịch bản tiếp theo cho Ukraine trong xung đột với Nga

Dự báo các kịch bản tiếp theo cho Ukraine trong xung đột với Nga

Quân đội Ukraine có thể phải lựa chọn giữa cuộc chiến tiêu hao hoặc đóng băng xung đột, trong bối cảnh khả năng giành chiến thắng trước các lực lượng Nga không cao…

Tin khác

Tác động chính trị đối với Tổng thống Biden do xung đột Israel - Hamas

Tác động chính trị đối với Tổng thống Biden do xung đột Israel - Hamas
Sự phản đối trong chính Đảng Dân chủ và các cuộc biểu tình ở Mỹ có thể gây nguy hiểm cho chiến dịch tái tranh cử năm 2024 của Tổng thống Biden…

Cam kết vực dậy nền kinh tế lớn thứ ba Mỹ Latinh

Cam kết vực dậy nền kinh tế lớn thứ ba Mỹ Latinh
Kết quả kiểm phiếu chính thức vòng 2 cuộc bầu cử tổng thống Argentina cho thấy ông Javier Milei - Hạ nghị sĩ theo đường lối cực hữu - đã giành thắng lợi trước Bộ trưởng Kinh tế Sergio Massa do liên minh cầm quyền theo đường lối trung tả Unión por la Patria (Liên minh vì Tổ quốc) đề cử…

Triển vọng kinh tế EU phục hồi khiêm tốn sau một năm đầy thử thách

Triển vọng kinh tế EU phục hồi khiêm tốn sau một năm đầy thử thách
Theo Dự báo kinh tế mùa Thu năm 2023 của Ủy ban châu Âu (EC), nền kinh tế EU đã mất đà trong năm nay do chi phí sinh hoạt cao, nhu cầu bên ngoài yếu và thắt chặt tiền tệ…

Chung tay thúc đẩy phát triển bền vững của khu vực và thế giới

Chung tay thúc đẩy phát triển bền vững của khu vực và thế giới
Nhận lời mời của Tổng thống Mỹ Joe Biden, từ ngày 14 đến 17/11, Chủ tịch nước Võ Văn Thưởng và Phu nhân dẫn đầu đoàn đại biểu cấp cao Việt Nam tham dự Tuần lễ cấp cao Diễn đàn Hợp tác kinh tế châu Á - Thái Bình Dương (APEC) và kết hợp các hoạt động song phương tại thành phố San Francisco, Mỹ…

Mỹ xác nhận 5 quân nhân thiệt mạng trong vụ rơi máy bay ở Địa Trung Hải

Mỹ xác nhận 5 quân nhân thiệt mạng trong vụ rơi máy bay ở Địa Trung Hải
Tuyên bố của EUCOM nêu rõ chiếc máy bay quân sự của Mỹ chở 5 quân nhân đã gặp phải sự cố và rơi xuống Địa Trung Hải trong một nhiệm vụ tiếp liệu trên không, tất cả các quân nhân đều thiệt mạng.

Thủ tướng Israel tiết lộ kịch bản mới về Gaza thời hậu chiến

Thủ tướng Israel tiết lộ kịch bản mới về Gaza thời hậu chiến
Thủ tướng Netanyahu nói rằng, Israel không tìm cách thay thế người dân Gaza hoặc cai trị vùng đất này…

G7 ra tuyên bố chung về nhiều vấn đề quốc tế

G7 ra tuyên bố chung về nhiều vấn đề quốc tế
Sau 2 ngày họp, Hội nghị Ngoại trưởng Nhóm 7 nước công nghiệp phát triển (G7) đã kết thúc với tuyên bố chung đề cập đến các chủ đề gồm xung đột Israel-Hamas, xung đột Nga-Ukraine, tình hình trên Bán đảo Triều Tiên, các diễn biến ở Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương và thúc đẩy tăng cường hợp tác với Trung Á...

Khởi đầu mới trong quan hệ Trung Quốc- Australia

Khởi đầu mới trong quan hệ Trung Quốc- Australia
Sau cuộc gặp mang tính lịch sử giữa các nhà lãnh đạo Trung Quốc và Australia, phía Trung Quốc tuyên bố mối quan hệ của nước này với Australia đang ở “điểm khởi đầu mới”, đồng thời bày tỏ mong muốn tăng cường hợp tác trong bối cảnh hai đối tác thương mại này đang nỗ lực hàn gắn mối quan hệ từng trải qua thời kì "băng giá"…

Ngăn vòng xoáy hận thù lan rộng

Ngăn vòng xoáy hận thù lan rộng
Cuộc xung đột giữa Israel và phong trào Hồi giáo Hamas, đang kiểm soát Dải Gaza, kéo dài 1 tháng qua vẫn đang tiếp tục với ngày càng nhiều những diễn biến gây quan ngại cho cộng đồng quốc tế…

EU quá tải vì hai cuộc xung đột ở Ukraine và Trung Đông

EU quá tải vì hai cuộc xung đột ở Ukraine và Trung Đông
Các nhà lãnh đạo Liên minh Châu Âu (EU) khẳng định họ có thể giải quyết hai cuộc khủng hoảng cùng một lúc - nhưng trên thực tế điều đó dường như đang khiến họ quá tải...

Hướng tới mối quan hệ chặt chẽ hơn

Hướng tới mối quan hệ chặt chẽ hơn
Australia là “mỏ neo cho hòa bình và thịnh vượng” - Đó là phát biểu của Tổng thống Mỹ John Biden nhân chuyến thăm chính thức của nhà lãnh đạo Australia tới Mỹ. Về phần mình, Thủ tướng Albanese khẳng định “linh hồn của mối quan hệ đối tác Australia - Mỹ” chính là “cam kết vì mục đích chung”...

Lộ trình hòa bình cho cuộc xung đột phức tạp nhất thế giới

Lộ trình hòa bình cho cuộc xung đột phức tạp nhất thế giới
Một loạt chuyển động ngoại giao đã được thúc đẩy cả trong khu vực và trên trường quốc tế kể từ khi giao tranh giữa lực lượng Hamas và Israel bùng phát tại Dải Gaza ngày 7/10. Đáng tiếc, sau hơn 3 tuần, tiếng súng vẫn chưa im, con số dân thường thương vong tiếp tục tăng...

Cựu Thủ tướng Trung Quốc Lý Khắc Cường qua đời

Cựu Thủ tướng Trung Quốc Lý Khắc Cường qua đời
Theo phóng viên TTXVN tại Trung Quốc, cựu Thủ tướng Trung Quốc Lý Khắc Cường đã qua đời lúc 0h10’ sáng 27/10, theo giờ địa phương, tại Thượng Hải do đau tim, thọ 68 tuổi.

So sánh cán cân quân sự giữa Israel và Hamas

So sánh cán cân quân sự giữa Israel và Hamas
Israel là một trong những quốc gia có quân đội được trang bị tốt nhất trên thế giới, được Washington hỗ trợ rất nhiều. Với Hamas, họ là một nhóm vũ trang được huấn luyện bài bản và có các đồng minh hùng mạnh trong khu vực...

Toan tính của Tổng thống Biden trước cuộc bầu cử 2024

Toan tính của Tổng thống Biden trước cuộc bầu cử 2024
Những động thái mới nhất của Tổng thống Mỹ Joe Biden có thể giúp ông giành chiến thắng trong cuộc tái tranh cử năm 2024...
Xem thêm
Cựu Thủ tướng Trung Quốc Lý Khắc Cường qua đời

Cựu Thủ tướng Trung Quốc Lý Khắc Cường qua đời

Theo phóng viên TTXVN tại Trung Quốc, cựu Thủ tướng Trung Quốc Lý Khắc Cường đã qua đời lúc 0h10’ sáng 27/10, theo giờ địa phương, tại Thượng Hải do đau tim, thọ 68 tuổi.
Xung đột Israel – Hamas: Hàng trăm người chết ở lễ hội âm nhạc; Israel triển khai 100.000 quân gần Gaza

Xung đột Israel – Hamas: Hàng trăm người chết ở lễ hội âm nhạc; Israel triển khai 100.000 quân gần Gaza

Cơ quan cứu hộ Israel ngày 9/10 cho biết họ đưa di dời khoảng 260 thi thể khỏi một lễ hội âm nhạc bị tấn công bởi Phong trào Hồi giáo Hamas. Nước này cũng đã tập hợp được khoảng 100.000 quân dự bị ở gần Dải Gaza.
Động đất tại Afghanistan: Số nạn nhân thiệt mạng lên tới trên 2.400 người

Động đất tại Afghanistan: Số nạn nhân thiệt mạng lên tới trên 2.400 người

Chính quyền Taliban ngày 8/10 đã ghi nhận hơn 2.400 nạn nhân thiệt mạng trong trận động đất hôm 7/10 ở Afghanistan. Đây là trận động đất gây thiệt hại về người nghiêm trọng nhất tại quốc gia Tây Nam Á trong những năm gần đây.
Vai trò của 5 nghi can vụ giết người mẫu Hong Kong Abby Choi

Vai trò của 5 nghi can vụ giết người mẫu Hong Kong Abby Choi

Trong vụ giết Abby Choi - người mẫu Hong Kong (Trung Quốc) - có 4 thành viên trong một gia đình cùng một nhân tình - là những nghi phạm chính.
Động đất mạnh tại Thổ Nhĩ Kỳ và Syria: WHO cảnh báo số nạn nhân có thể còn tăng

Động đất mạnh tại Thổ Nhĩ Kỳ và Syria: WHO cảnh báo số nạn nhân có thể còn tăng

Tổ chức Y tế thế giới (WHO) đã bày tỏ quan ngại rằng số người thiệt mạng trong thảm họa động đất xảy ra tại Thổ Nhĩ Kỳ và Syria sẽ còn tiếp tục tăng cao.
Việt Nam đảm nhận vị trí quan trọng tại Hiệp hội Cảnh sát các nước ASEAN

Việt Nam đảm nhận vị trí quan trọng tại Hiệp hội Cảnh sát các nước ASEAN

Ngày 11/1, tại trụ sở Ban Thư ký Hiệp hội Cảnh sát các nước ASEAN (ASEANAPOL) đã diễn ra lễ chuyển giao các chức vụ Giám đốc Dịch vụ Cảnh sát và Giám đốc Kế hoạch và Chương trình của ASEANAPOL.
Việt Nam lên tiếng về nội dung trong bộ phim “MH370: Chiếc máy bay biến mất”

Việt Nam lên tiếng về nội dung trong bộ phim “MH370: Chiếc máy bay biến mất”

"Cho tới nay, các cơ quan chức năng chưa hề đưa ra bất cứ một kết luận nào về vụ việc mất tích của máy bay MH370. Do đó, bộ phim tài liệu “MH370: Chiếc máy bay biến mất” đưa ra những nhận định khi chưa có kết luận chính thức của các cơ quan chức năng là s
Phát hiện hố đen có khối lượng lớn gấp 30 tỉ lần Mặt Trời

Phát hiện hố đen có khối lượng lớn gấp 30 tỉ lần Mặt Trời

Các nhà khoa học tại Đại học Durham (Anh) xác nhận hố đen mới được tìm thấy là một trong những hố đen lớn nhất từng được phát hiện.
Phát hiện bất ngờ làm đảo lộn các giả thuyết về bình minh của vũ trụ

Phát hiện bất ngờ làm đảo lộn các giả thuyết về bình minh của vũ trụ

Kính viễn vọng không gian James Webb đã phát hiện hình ảnh được cho là của 6 thiên hà cổ đại khổng lồ; sự tồn tại của chúng có thể làm đảo lộn các lý thuyết vũ trụ học hiện tại.
Phiên bản di động