Chỉnh trang Thủ đô

Trong mắt người già 20/02/2025 13:14
Hệ thống ngân hàng hiện nay chủ yếu phụ thuộc vào dòng tiền nhàn rỗi của người dân, doanh nghiệp. Ngược lại, nhu cầu vốn sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp, người dân cũng chủ yếu trông cậy vào nguồn vốn các ngân hàng thương mại. Để khuyến khích người dân gửi tiền vào hệ thống ngân hàng, Nhà nước luôn có chính sách nhằm bảo đảm an toàn cho nguồn tiền gửi của người dân. Dù ngân hàng có xảy ra vấn đề bất ổn thì tiền gửi luôn được bảo lãnh. Một số ngân hàng như Ngân hàng thương mại TNHH MTV Xây dựng Việt Nam (CBBank), Ngân hàng thương mại TNHH MTV Đại dương (OceanBank), Ngân hàng TNHH MTV Dầu khí Toàn cầu (GPBank) và Ngân hàng TMCP Đông Á (DongABank) bị mua giá 0 đồng hay gần nhất Ngân hàng TMCP Sài Gòn (SCB) bất ổn do sai phạm, song tiền gửi người dân vẫn được bảo đảm an toàn, ưu tiên thanh khoản.
![]() |
Ảnh minh họa |
Nếu không có chính sách ưu việt như vậy sẽ vô cùng nguy hiểm khi người dân đồng loạt rút tiền trước bất ổn của một ngân hàng, tạo hiệu ứng đổ vỡ hệ thống.
Vừa qua, góp ý vào dự thảo đề nghị xây dựng dự án Luật Thuế thu nhập cá nhân (thay thế) của Bộ Tài chính, UBND thành phố Cần Thơ cho rằng, nhà điều hành nên nghiên cứu, mở rộng cơ sở thuế. Theo đó, đề xuất lãi tiền gửi tiết kiệm chỉ nên miễn thuế thu nhập cá nhân với quy mô tiết kiệm nhỏ. Có lẽ ý kiến này xuất phát từ quan điểm cho rằng, gửi tiền vào ngân hàng cũng là một kênh đầu tư. Có ý kiến còn viện dẫn một số quốc gia trên thế giới, khu vực cũng đang thực hiện...
Sau một thời gian ngắn, lãi suất ngân hàng thương mại tăng lên trên dưới 10%, từ đầu năm 2024 các tổ chức tín dụng đồng loạt hạ dần lãi suất xuống dưới 5%. Với mức lạm phát cơ bản tăng 2,71%, người gửi tiền tuy bảo đảm lãi suất dương nhưng với con số rất khiêm tốn. Liệu có kênh đầu tư nào lãi suất chỉ vài phần trăm có thể tạo sự hấp dẫn?
Với mức lãi suất thấp như hiện nay, trong khi giá vàng liên tục tăng cao, xu hướng người gửi tiền chuyển sang kênh đầu tư vàng là điều khó tránh dù nó tiềm ẩn nhiều rủi ro. Đánh thuế vào khoản lãi tiền gửi chẳng khác nào như tạo cú hích để tiền gửi “chảy” khỏi hệ thống ngân hàng thương mại. Nguồn thu từ thuế tiền gửi liệu có bù đắp được nguồn lực vốn cho nền kinh tế?
Với mục tiêu tăng trưởng của nền kinh tế năm nay là 8%, những năm tới phấn đấu đạt tăng trưởng hai con số. Để đạt được mục tiêu đó thì ngành ngân hàng cần tăng trưởng tối thiểu 16%/năm.
Khi kênh gửi tiền vào ngân hàng ngày một kém hấp dẫn thì sao có thể đạt tỉ lệ tăng trưởng như kì vọng?.