Giá trị nhân văn trong tín ngưỡng thờ Mẫu Âu Cơ

Từ bao đời nay, bên dòng sông Hồng đỏ nặng phù sa, trên mảnh đất Hiền Lương thanh bình, đền Mẫu Âu Cơ (xã Hiền Lương, huyện Hạ Hòa, tỉnh Phú Thọ) là biểu tượng thiêng liêng cho nguồn cội con Lạc, cháu Hồng, nơi gìn giữ và tôn vinh tín ngưỡng thờ Mẫu Âu Cơ, người Mẹ của muôn dân đất Việt…
Ấm áp một huyền tích xưa

Tương truyền vợ chồng Đế Lai, ở động Lăng Xương (xã Trung Nghĩa, huyện Thanh Thủy, tỉnh Phú Thọ ngày nay) sinh được người con gái đặt tên là Âu Cơ. Khi Âu Cơ cất tiếng khóc chào đời thì hương thơm tỏa ngát, trên trời có mây lành che chở, điềm báo “Tiên nữ giáng trần”. Khi Ngọc Nương phu nhân sinh nàng Âu Cơ thấy có mây lành che chở, hương thơm toả ngát khắp nơi, là điềm “Tiên nữ giáng trần”. Lớn lên nàng Âu Cơ rất xinh đẹp, “so hoa, hoa biết nói, so ngọc, ngọc ngát hương”, chăm đọc chữ, giỏi đàn sáo, tinh thông âm luật “khác nào bà Tường phi khéo léo, hệt tựa nàng Lộng Ngọc tài cao”.

Huyền tích kể rằng, sau khi kết duyên với Lạc Long Quân và đẻ ra bọc trăm trứng, nở thành 100 người con trai. Khi các con lớn lên, Lạc Long Quân nói với bà Âu Cơ: “Ta là giống Rồng đứng đầu thủy tộc, nàng là giống Tiên sống trên cạn là chính, thủy khắc hỏa, tuy khí âm dương hợp lại mà sinh trăm con, chung hợp thật khó vì dòng giống bất đồng khó ở lâu với nhau được”. Nói rồi bèn chia 50 người con theo mẹ lên núi, 50 người con theo cha xuống biển. Trong 50 người con theo Mẹ thì người con cả lên nối ngôi vua, lấy niên hiệu Hùng Vương thứ nhất, đặt tên nước là Văn Lang, đóng đô ở Phong Châu.

Lễ tế nữ quan trong Lễ hội đền Mẫu Âu Cơ.
Lễ tế nữ quan trong Lễ hội đền Mẫu Âu Cơ.

Mẹ Âu Cơ cùng 49 người con lên miền ngược, thấy đất Hiền Lương phong cảnh tươi đẹp, sơn thủy hữu tình nên đã chọn làm nơi dừng chân khai sơn phá thạch. Trong đền còn có đầy đủ thư tịch nói rằng: Hành trình Mẹ Âu Cơ đưa 49 người con đi từ hạ lưu sông Hồng cứ theo con sông mà đi ngược lên. Người thì xuống sông mò bắt tôm cá, người lên bờ sông làm nghề trồng cấy… Họ ở lại dần trên đường đi. Và cuối cùng còn ít người con và Mẹ Âu Cơ đến nơi đây (nay là xã Hiền Lương) làm trại và ở lại sinh cơ lập quán tại đây. Người cho khai hoang lập ấp, dạy dân cấy lúa trồng dâu, nuôi tằm dệt vải. Giếng Loan, giếng Phượng, gò Thị, gò Cây Dâu... là những cái tên từ thuở xa xưa đến nay vẫn còn đọng mãi trong kí ức của người dân Hiền Lương.

Rồi đến một đêm, Mẹ mơ thấy Tiên ông bảo rằng: “Ngày mai con phải đi về phương Nam gặp tiên”. Tỉnh giấc Mẹ đi về phương Nam, đến chân một quả núi nhìn lên Mẹ thấy quả núi như một ngai vàng. Bỗng Tiên ông xuất hiện tay cầm gậy, tóc trắng râu dài, xung quanh mây vần vũ, bảo rằng: “Ngọc Hoàng sai con xuống hạ giới này sản sinh ra một giống người. Nay đã đông đàn dài lũ, chúng đã biết làm ăn sinh sống. Vậy đến ngày mùng 7 tháng Giêng này con phải về trời theo lệnh vua cha nghe con, trước khi về trời lên núi Nỏ ta cho người đón”. Nói rồi, Tiên hòa vào đám mây biến mất. Mẹ Âu Cơ bỗng bừng tỉnh, bà thắp một nén nhang và quay về nơi ở. Nay dãy núi đó gọi là núi Ông (thuộc địa phận xã Xuân Áng, huyện Hạ Hòa). Rồi đến Tết năm đó, Mẹ cho gọi đông đủ con cháu trong vùng về ăn Tết, thật vui vẻ, thật to với nhiều trò chơi hấp dẫn. Sáng mùng 7 tháng Giêng, Mẹ Âu Cơ dặn các con ở nhà chăm chỉ làm ăn và phải thương yêu lấy nhau, Mẹ lên núi ít ngày hái thuốc. Thế rồi, Mẹ đi theo hướng Tây lên núi Nả, gặp một khe đá, mẹ đi ngược theo triền đá, khi mặt trời lên bằng lẩy, Mẹ cũng vừa thấm mệt, bỗng nghe thấy có tiếng rúc rích cười. Thì ra là một đoàn tiên nữ mang xiêm váy xuống đón mẹ. Một tiên nữ quỳ lạy trước Mẹ thưa: “Chúng con tuân lệnh Ngọc Hoàng về đây đón Mẹ. Mời Mẹ xuống ao tắm và thay váy áo để về trời cho kịp”.

Dòng nước Mẹ tắm chảy xuống chân núi, tạo thành một con suối. Người đời sau gọi đó là ao Giời - suối Tiên là như vậy (nay thắng cảnh này thuộc địa phận xã Hiền Lương). Sau khi thay xiêm áo, Mẹ giữ lại dải lụa đào và ngước nhìn về phía chân núi xa xa. Nơi đó Mẹ đã nuôi dạy cháu con và gắn bó cả cuộc đời. Khi theo các tiên nữ bay về trời, Mẹ Âu Cơ cố bay lượn thật thấp để nhìn thấy cháu con và nơi ở lần cuối. Bất thần, Mẹ thả dải khăn đào xuống như để lại tình thương yêu vô bờ cho con cháu. Con cháu đang vui chơi, bỗng trời tối xầm, bão tố nổi lên. Rồi dải lụa đào bay lượn trên không, rồi từ từ rơi xuống ôm lấy cả ngôi nhà và đàn cháu con đang nhảy múa. Ai cũng hiểu: Mẹ đã về trời ! Đàn con thắp nhang cầu nguyện cho Mẹ rồi họ gập dải khăn của Mẹ đặt lên bàn thơ. Tại đây, sau này con cháu đã dựng đền thờ Mẹ. Từ đó đến nay, dân trong vùng cứ đến mùng 7 tháng Giêng lại làm lễ, tưởng nhớ Mẹ tại đền Mẫu Âu Cơ và bao giờ cũng đem dải lụa đào trải trên ngọn cây đa cổ thụ tại đền để ghi nhớ công ơn cao dày của Mẹ Âu Cơ.

Giá trị nhân văn trong tín ngưỡng thờ Mẫu Âu Cơ
Đền Mẫu Âu Cơ

Bao đời nay, hình tượng Cha Rồng, Mẹ Tiên đã ăn sâu vào tiềm thức của mỗi người dân Việt, trở thành biểu tượng thiêng liêng về giống nòi của dân tộc.

Tín ngưỡng gắn với tri ân Mẫu Mẹ

Tín ngưỡng thờ Mẫu Âu Cơ gắn liền với sự tri ân công đức người Mẹ của muôn dân. Đó là Mẹ Âu Cơ, người đã đưa đàn con đi khai thiên phá thạch, mở mang sơn trang, bờ cõi. Mẹ Âu Cơ bước ra từ trong huyền tích vốn là một người Mẹ như bao người mẹ Việt khác, bình dị, đảm đang, chịu thương chịu khó và rất mực yêu thương các con. Mẹ Âu Cơ dừng chân nơi mảnh đất trù phú Hiền Lương đã dạy muôn dân trồng lúa nước, nuôi tằm, dệt vải, đánh bắt cá, hái lượm… Bởi vậy, hình tượng Mẫu Âu Cơ luôn gắn với nền văn minh nông nghiệp.

Hình Mẫu Mẹ Âu Cơ được tạo tác mang đậm giá trị nhân văn qua pho tượng Mẫu thờ trong đền, công trình đã được công nhận là bảo vật Quốc gia. Tượng Mẫu Âu Cơ được thờ trong cung cấm của ngôi đền. Cung phía trên cao có thang gác gỗ đi lên, nơi có cỗ khám thờ tượng Mẫu Âu Cơ. Khám cao 1m82, dài 1m63 rộng 1m25. Riềm khám thờ được chạm văn hoa tứ quý (Tùng, Cúc, Trúc, Mai). Trong khám đặt cỗ ngai làm nơi ngự của tượng Mẫu Âu Cơ, tượng cao ước gần một mét, ở tư thế ngồi. Mẫu Âu Cơ mặc áo đỏ, yếm trắng đầu đội mũ, một tay cầm viên ngọc, tay kia đặt trên đầu gối, chân đi hài cong (vân sảo), đầu đội mũ lấp lánh (kim cương), nước da hồng, mặt đôn hậu. Toàn bộ tượng toát lên một vẻ đẹp thanh cao, đôn hậu của phụ nữ Việt Nam. Pho tượng là hiện vật gốc độc bản hiện thờ tại đền Mẫu xã Hiền Lương. Trải qua thời gian, khí hậu và thời tiết khắc nghiệt, pho tượng Mẫu Âu Cơ dường như vẫn còn nguyên gốc.

Vẻ đẹp kết tinh tinh hoa văn hóa bảo vật Quốc gia nơi cội nguồn đất Tổ của Tượng Mẫu Âu Cơ trước hết là hình ảnh một người phụ nữ ngồi trên ngai vua với biểu tượng rồng, hổ phù và phượng - vốn chỉ có nhà Vua, Hoàng hậu, Hoàng Thái hậu được sử dụng, như một trong những biểu hiện của quyền lực. Những thành tố ấy, đồng thời cũng là thành tố của nghệ thuật cung đình, chỉ xuất hiện ở những cung điện, đền miếu tại Hoàng cung và những nơi thờ tự được triều đình chăm lo với tư cách là những Quốc Từ, Quốc Tự, Quốc Miếu. Đền Mẫu Âu Cơ là Quốc Từ, mẹ Âu Cơ là Quốc Mẫu, theo đó, hình ảnh này, phượng, hổ phù trên ngai tưởng như là một sự hiển nhiên, nhưng dưới con mắt của những Nho gia thuộc chế độ phong kiến trung ương tập quyền là một biệt lệ “độc nhất vô nhị”. Chính vì thế, pho tượng mẫu Âu Cơ ở đền Mẫu Âu Cơ hoàn toàn khác biệt và mang giá trị độc đáo so với những tượng Mẫu khác được thờ trên cả nước. Bên cạnh đó, tượng Mẫu Âu Cơ còn là hình ảnh một chân dung người phụ nữ Việt, luôn tỏa ra một nét đẹp thanh tao, đôn hậu, giản dị mà gần gũi.

Tín ngưỡng gắn với lễ hội

Nét nổi bật trong tín ngưỡng thờ Mẫu Âu Cơ ở Hiền Lương là lễ hội đền Mẫu được UBND huyện Hạ Hòa tổ chức trang trọng vào ngày “Tiên giáng”, mùng 7 tháng Giêng hằng năm. Ngày lễ chính của Đền Âu Cơ là ngày “Tiên giáng” mùng Bảy tháng Giêng, ngoài ra trong năm còn có các ngày lễ khác là ngày 10-11/2, ngày 12/3, ngày 13/8, ngày “Tiên thăng” 25 tháng Chạp. Xưa kia, trong huyền tích, Mẹ Âu Cơ dừng chân tại Hiền Lương lập sơn trang, dạy dân trồng lúa nước, trồng dâu nuôi tằm và dệt vải. Chính vì vậy, lễ vật dâng lên Mẫu Mẹ cũng gắn liền với sự trù phú của đời sống nông nghiệp ở vùng này.

Đến gần ngày lễ, người dân Hiền Lương bơi thuyền ra giữa sông Hồng, chọn nơi nước trong nhất múc nước về để chế biến các thứ bánh và lễ dâng Quốc Mẫu. Người dân quanh vùng Hiền Lương thành tâm làm bánh ngọt để dâng lên Mẫu Mẹ. Bánh được làm bằng bột gạo nếp thơm và mật mía ngon, nhào kĩ rồi lăn thành hình tròn dài, cắt thành từng đoạn như đốt tre hấp chín. Một trăm cầu bánh ngọt cùng với xôi nếp, chè lam, 100 phẩm oản bằng xôi nếp, hoa thơm là lễ vật dâng lên Mẫu Mẹ Âu Cơ vào ngày chính lễ. Lễ chỉ dùng đồ chay để dâng Mẫu chứ không dùng đồ mặn. Sáng mùng Bảy tháng Giêng, cờ xí rợp trời, trống chiêng vang lừng, hương trầm lan tỏa khắp nơi, dải lụa đào hồng tung bay trên ngọn đa, người người tụ về bên gốc đa già để mở hội. Đúng giờ thìn từ bảy giờ đến chín giờ, đám rước từ đình đến đền Mẫu đến sân đền. Phường bát âm gồm: đàn sáo, nhị, trống phách, sinh tiền... Đội rước này là nam giới, đi đầu là những lá cờ thần, sau kiệu là những vị chức sắc, các bô lão mặc áo thụng xanh, áo dài khăn xếp rồi đến dân làng đi trẩy hội.

Giá trị nhân văn trong tín ngưỡng thờ Mẫu Âu Cơ

Đến sân đền chính, sau lễ dâng hương và lễ vật gồm 100 cầu bánh ngọt, 100 phẩm oản, hoa quả thì đến tế nữ. Đội tế nữ gồm 12 cô gái thanh tân có nhan sắc và học vấn tiến hành nghi lễ tế. 12 cô gái mặc áo dài đủ các màu, đầu đội khăn kim tuyến, chân đi hài thêu, thắt lưng lụa, chủ lễ mặc hoàn toàn màu đỏ. Tế nữ là khâu thu hút sự chú ý nhất trong phần tế. Sau nghi lễ tế, hội diễn ra với nhiều hoạt động bằng các trò chơi dân tộc như đu tiên, đánh cờ người, chọi gà, tổ tôm… cùng các hoạt động người dân dâng sớ, thắp hương cầu khấn Mẫu Mẹ. Người dân Hiền Lương đến nay còn truyền nhau mãi câu ca: Anh em Bách Việt ta ơi !/ Ngày xuân thong thả tới nơi xem tường/Dân ngày hội tế Mẫu Vương/ Người sinh ra tổ Hùng Vương nước nhà… Lễ hội đền Mẫu Âu Cơ là dịp để muôn dân đất Việt hướng về nguồn cội, tri ân công đức của Mẹ Âu Cơ, hội tụ tinh thần đoàn kết và đạo lí “Uống nước nhớ nguồn” của dân tộc.

Gìn giữ tín ngưỡng thờ Mẫu Âu Cơ

Ngày 23/1/2017, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch ban hành quyết định công nhận Tín ngưỡng thờ Mẫu Âu Cơ là Di sản Văn hóa phi vật thể quốc gia. Việc công nhận và tôn vinh giá trị văn hóa của tín ngưỡng thờ Mẫu Âu Cơ là nguồn cổ vũ, động viên Đảng bộ, chính quyền xã Hiền Lương nói riêng và Nhân dân Hạ Hòa nói chung. Tự hào là vùng quê xưa kia, là nơi Mẹ Âu Cơ cùng đàn con dừng chân khai thiên phá thạch, xây dựng cơ đồ, là nơi hương hỏa, thờ phụng quốc Mẫu Âu Cơ, trải qua bao thăng trầm của lịch sử, của thời gian, cư dân nơi đây đã gìn giữ và phát huy tín ngưỡng thờ Mẫu gắn liền với văn hóa xứ sở và thuần phong mĩ tục của dân tộc.

Biết bao đời nay, dù trải qua bao thăng trầm của lịch sử nhưng Nhân dân xã Hiền Lương, huyện Hạ Hòa luôn gìn giữ tín ngưỡng thờ Mẫu Mẹ, lập đền thờ và hương hỏa cho đến hôm nay. Các nhà nghiên cứu văn hóa cho rằng, ở Việt Nam có tín ngưỡng thờ Mẫu, tín ngưỡng ấy bắt nguồn từ chính tín ngưỡng thờ Mẫu Âu Cơ ở đền Mẫu tọa lạc tại xã Hiền Lương.

Đền Mẫu Âu Cơ gắn với tín ngưỡng thờ Mẫu Âu Cơ đã trở thành một nét đẹp trong tinh hoa văn hóa của người Việt, là biểu tượng thiêng liêng của nguồn cội con Lạc cháu Hồng của muôn dân đất Việt, là nơi để mỗi người dân Việt Nam dù ở phương trời nào cũng hướng về với một lòng thành kính sâu sắc như lời ông cha ta đã dạy: “Con người có tổ có tông, như cây có cội như sông có nguồn”. Chúng ta vô cùng tự hào gìn giữ những giá trị nhân văn trong tín ngưỡng thiêng, tín ngưỡng thờ Mẫu Âu Cơ trên mảnh đất Hạ Hòa nói riêng và vùng đất Tổ nói chung.

ThS Nguyễn Thế Lượng

Tin liên quan

Ý kiến bạn đọc

* Vui lòng gõ tiếng Việt có dấu

Cùng chuyên mục

CLB Thơ Bát Tràng và tình yêu với Tạp chí Người cao tuổi

CLB Thơ Bát Tràng và tình yêu với Tạp chí Người cao tuổi

Trong không khí hân hoan kỉ niệm 100 năm Ngày Báo chí Cách mạng Việt Nam (21/6/1925 - 21/6/2025), tổ biên tập văn nghệ - thơ của Tạp chí Người cao tuổi đã vinh dự đón tiếp đoàn đại biểu từ CLB Thơ Bát Tràng đến thăm và trao tặng những món quà ý nghĩa, thể hiện tình cảm trân quý đối với đội ngũ những người làm báo.
Khắc ghi Trường Sa…

Khắc ghi Trường Sa…

Giọng đọc bài diễn văn tưởng niệm của Đại tá Lê Xuân Phong, Phó Chủ nhiệm Uỷ ban Kiểm tra Đảng ủy Quân chủng Hải quân, Phó trưởng Đoàn công tác số 11 trùng nghẹn; hơn 200 đại biểu và thành viên đoàn trang nghiêm trên sân bay của Tàu KN 290 không giấu được cảm xúc từ tâm khảm và khắc ghi trường tồn.
Miền thương nhớ của người đi qua năm tháng

Miền thương nhớ của người đi qua năm tháng

Mỗi người già là một cuốn ký ức sống động, lặng lẽ mà sâu sắc. Ở họ, thời gian không chỉ được đo bằng tuổi tác, mà còn được đong bằng những mùa hè đã qua – những mùa hè vàng rực nắng, râm ran tiếng ve, đong đưa nhịp võng. Đó không chỉ là hồi ức về một mùa trong năm, mà là bức tranh sống động của một thời tuổi trẻ – nơi những giấc mơ được ươm mầm trên cánh đồng quê, nơi trái tim lần đầu biết rung động, nơi yêu thương được cất giữ như báu vật. Và khi mái tóc đã ngả màu sương, người già tìm về những mùa hè ấy như một cách để gặp lại chính mình – hồn nhiên, trong trẻo và đầy khát vọng.
Thành công từ tâm huyết, tình cảm và trách nhiệm với NCT

Thành công từ tâm huyết, tình cảm và trách nhiệm với NCT

Sáng 18/6, tại Hà Nội, Tạp chí Người cao tuổi tổ chức Lễ tổng kết và trao giải Cuộc thi viết về những kỉ niệm sâu sắc trong công tác NCT và Hội NCT Việt Nam năm 2025. Tham dự buổi lễ có đồng chí Phan Văn Hùng, Phó Chủ tịch Hội NCT Việt Nam; lãnh đạo các Ban, Văn phòng Trung ương Hội; cán bộ, phóng viên, biên tập viên, công tác viên Tạp chí Người cao tuổi và các tác giả đoạt giải.
Bà Rịa – Vũng Tàu: Trưởng ấp người Chơ Ro tích cực góp phần xây dựng quê hương

Bà Rịa – Vũng Tàu: Trưởng ấp người Chơ Ro tích cực góp phần xây dựng quê hương

Trong hành trình phát triển bền vững và toàn diện, tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu luôn xác định công tác dân tộc là nhiệm vụ chiến lược, lâu dài. Một trong những giải pháp trọng tâm được chính quyền địa phương chú trọng là phát huy vai trò của già làng, trưởng bản và những người có uy tín trong cộng đồng dân tộc thiểu số. Những con người âm thầm nhưng bền bỉ ấy đã và đang là cầu nối vững chắc giữa Đảng, Nhà nước với đồng bào; là chỗ dựa tinh thần, là người truyền cảm hứng làm kinh tế, giữ gìn bản sắc văn hóa và lan tỏa nếp sống văn minh.

Tin khác

“Chợ tình” - Một góc nhìn thấm đẫm nội tâm người trong cuộc

“Chợ tình” - Một góc nhìn thấm đẫm nội tâm người trong cuộc
Bài thơ “Chợ tình” của nhà thơ Phạm Minh Tân lấy cảm xúc từ phiên chợ tình ở huyện Mèo Vạc, tỉnh Hà Giang. Chợ tình Khau Vai là nét sinh hoạt văn hoá độc đáo của đồng bào địa phương. Lấy cảm xúc từ tâm tư của người trong cuộc, Phạm Minh Tân đã viết nên bài thơ đẫm chất nhân văn, một góc nhìn khác vào hoạt động văn hoá chợ tình…

Hấp dẫn Giải đua ngựa Bắc Hà 2025

Hấp dẫn Giải đua ngựa Bắc Hà 2025
Giải đua ngựa truyền thống mở rộng lần thứ 18, sự kiện quan trọng nhất của Festival Cao nguyên trắng Bắc Hà mùa Hè năm 2025, với chủ đề “Nghiêng say Bắc Hà”, đã diễn ra kịch tính, bất ngờ khi ngôi “Mã vương” đã đổi chủ.

Lời yêu từ trái tim người cao tuổi

Lời yêu từ trái tim người cao tuổi
Hội NCT TP Hải Phòng vừa phối hợp với Hội NCT quận Ngô Quyền tổ chức Liên hoan tiếng hát NCT thành phố năm 2025. Đây là hoạt động thiết thực của cán bộ, hội viên NCT cùng toàn Đảng, toàn Quân, toàn Dân chào mừng kỉ niệm các ngày lễ lớn của đất nước, hướng tới Kỉ niệm 80 năm Cách mạng Tháng Tám, Quốc khánh 2/9 (1945-2025); kỉ niệm 30 năm Ngày thành lập Hội NCT Việt Nam (10/5/1995-10/5/2025) và 84 năm Ngày truyền thống NCT, Ngày NCT Việt Nam (6/6/1941-6/6/2025).

Đánh thức giấc mơ làng cổ

Đánh thức giấc mơ làng cổ
Làng Mơ H’ra - Đáp là làng cổ của đồng bào Ba Na vẫn giữ vẹn nguyên nếp sống trăm năm. Trong giấc mơ làng cổ, Mơ H’ra - Đáp được phục hồi di sản, để phát triển du lịch với truyền thống và vẻ đẹp thiên nhiên hoang sơ, hùng vĩ...

Ngôi vị Quán quân gọi tên HANOIXGIRLS NEXT GEN tại đêm chung kết HOTSTEPS 2025

Ngôi vị Quán quân gọi tên HANOIXGIRLS NEXT GEN tại đêm chung kết HOTSTEPS 2025
Tối 8/6, đêm Chung kết HOTSTEPS 2025 đã được tổ chức tại Rạp xiếc Trung ương, khép lại một hành trình đầy cảm xúc và bùng nổ bằng chiến thắng ấn tượng của đội thi HANOIXGIRLS NEXT GEN. Đây cũng là dấu mốc khép lại mùa thứ 8 của HOTSTEPS, để lại trong lòng khán giả nhiều cung bậc khó quên.

HANOIXGIRLS NEXT GEN xuất sắc giành Giải Quán quân tại đêm chung kết HOTSTEPS 2025

HANOIXGIRLS NEXT GEN xuất sắc giành Giải Quán quân tại đêm chung kết HOTSTEPS 2025
Tối 8/6, tại Rạp xiếc Trung ương, đêm Chung kết chương trình HOTSTEPS 2025 với chủ đề “ROYAL FLUSH - SẢNH RỒNG” đã chính thức khép lại, gọi tên HANOIXGIRLS NEXT GEN cho ngôi vị Quán quân danh giá. Đây không chỉ là chiến thắng thuyết phục của đội thi HANOIXGIRLS NEXT GEN, mà còn là cái kết trọn vẹn cho mùa giải thứ 8 - một mùa giải đầy cảm xúc và bùng nổ của HOTSTEPS.

Khẳng định chất riêng cùng Hotsteps Sneakshow Battle “High Card”

Khẳng định chất riêng cùng Hotsteps Sneakshow Battle “High Card”
Bạn đã sẵn sàng cho một mùa giải bùng nổ, nơi mỗi bước nhảy là một lá bài định mệnh, và đam mê cháy bỏng sẽ viết nên câu chuyện chiến thắng? Hotsteps 2025 chính thức quay trở lại với chủ đề “Deck of Dance”, khởi động bằng sự kiện Sneakshow Battle “High Card” đầy kịch tính, vừa diễn ra vào ngày 31/5 vừa qua tại Trung tâm Giáo dục Nghề nghiệp – Giáo dục Thường xuyên quận Thanh Xuân, TP Hà Nội.

Thắp lửa đam mê cùng những bước nhảy tại Hotsteps 2025 Sneakshow Battle “High Card”

Thắp lửa đam mê cùng những bước nhảy tại Hotsteps 2025 Sneakshow Battle “High Card”
Hotsteps 2025 “Sneakshow Battle - High Card” là một cuộc thi nhảy thường niên được tổ chức bởi Hội Sinh viên và CLB Nhảy trường Đại học Ngoại thương (FTU Dancing Club). Đây là một sự kiện lớn trong cộng đồng nhảy sinh viên Hà Nội, thu hút nhiều vũ công tài năng tham gia.

Đoàn TP Hồ Chí Minh dành giải Nhất với chủ đề “Sống như những đóa hoa”

Đoàn TP Hồ Chí Minh dành giải Nhất với chủ đề “Sống như những đóa hoa”
Ngày 27/5, tại Lễ bế mạc Hội thi tiếng hát người khuyết tật toàn quốc lần thứ III – vòng thi khu vực phía Nam; Đoàn nghệ thuật Hội bảo trợ người khuyết tật và trẻ mồ côi TP. Hồ Chí Minh dành giải Nhất toàn đoàn, 2 giải Nhất tiết mục và 1 giải Bạc tiết mục với chủ đề “Sống như những đóa hoa”. Đoàn nghệ thuật Hội bảo trợ người khuyết tật và trẻ mồ côi TP. Hồ Chí Minh sẽ tham gia vòng chung kết Hội thi tiếng hát người khuyết tật toàn quốc tại TP. Hà Nội vào tháng 6 tới đây.

Khai mạc Hội thi tiếng hát người khuyết tật khu vực phía Nam

Khai mạc Hội thi tiếng hát người khuyết tật khu vực phía Nam
Tối ngày 26/5, tại Hội trường B, UBND quận Bình Thạnh, TP. Hồ Chí Minh, Hội bảo trợ người khuyết tật và trẻ mồ côi Việt Nam tổ chức vòng thị khu vực phía Nam - Hội thi tiếng hát người khuyết tật lần thứ III năm 2025.

Đảm bảo các điều kiện tổ chức cung rước, tôn trí và chiêm bái Xá Lợi Đức Phật tại Cung Trúc Lâm Yên Tử

Đảm bảo các điều kiện tổ chức cung rước, tôn trí và chiêm bái Xá Lợi Đức Phật tại Cung Trúc Lâm Yên Tử
Sáng 23/5, tại Khu di tích danh thắng Yên Tử ( TP Uông Bí), Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch phối hợp với Sở Dân tộc và Tôn giáo, Ban Trị sự Giáo hội Phật giáo Việt Nam tỉnh Quảng Ninh tổ chức họp báo để thông tin về sự kiện cung rước, tôn trí và chiêm bái Xá Lợi Đức Phật tại Cung Trúc Lâm Yên Tử.

TBC Media ra mắt MV “Ninh Bình ơi”: Bản tình ca tôn vinh vẻ đẹp miền cố đô

TBC Media ra mắt MV “Ninh Bình ơi”: Bản tình ca tôn vinh vẻ đẹp miền cố đô
Công ty TBC Media vừa chính thức giới thiệu đến công chúng sản phẩm âm nhạc mới mang tên “Ninh Bình ơi”, một MV đậm chất tự sự, kết hợp giữa âm nhạc trữ tình sâu lắng và hình ảnh tuyệt mỹ của vùng đất cố đô.

Chùa Phước Sơn - Nơi đóng quân của Tiểu đoàn 307 thời chống Pháp

Chùa Phước Sơn - Nơi đóng quân của Tiểu đoàn 307 thời chống Pháp
Chào mừng Đại Lễ Phật đản Phật lịch 2569 (Phật lịch được tính từ năm Đức Phật Thích Ca Mâu Ni nhập Niết bàn 544 TCN, 2025 + 544), mừng Đại lễ Vesak Liên Hiệp Quốc 2025, chúng tôi theo đoàn từ thiện Phước Thiện do Sư cô Hoàn Thiện dẫn đầu từ TP Hồ Chí Minh đến tỉnh Bến Tre viếng một số chùa, điểm chính là đến chùa Phước Sơn để trao 70 phần quà (theo dự kiến ban đầu) nhưng phát sinh thêm 10 phần mới đủ cho Hội Người mù và người nghèo, vì vậy Sư cô Trưởng đoàn phải tự xuất thêm tiền, mỗi phần quà gồm nhu yếu phẩm và tiền mặt là 330.000 đồng, cùng lúc tổ chức phóng sinh (thả cá).

Lễ hội Pháo hoa Quốc tế Đà Nẵng 2025

Lễ hội Pháo hoa Quốc tế Đà Nẵng 2025
Đã nhiều năm nay, Lễ hội Pháo hoa Quốc tế Đà Nẵng (DIFF) là một trong những sự kiện được chờ đợi nhất trong năm.

Hơn 200 học sinh, sinh viên dân tộc thiểu số tiêu biểu tham gia giao lưu năm 2025

Hơn 200 học sinh, sinh viên dân tộc thiểu số tiêu biểu tham gia giao lưu năm 2025
Thực hiện Quyết định số 1169/QĐ-BVHTTDL ngày 25/4 của Bộ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch về việc ban hành Kế hoạch tổ chức “Giao lưu học sinh, sinh viên dân tộc thiểu số tiêu biểu các trường Văn hóa, Thể thao và Du lịch khu vực phía Nam lần IX năm 2025”.
Xem thêm
Du lịch Đài Loan (Trung Quốc), những điều thú vị có đi mới biết

Du lịch Đài Loan (Trung Quốc), những điều thú vị có đi mới biết

Đài Loan (Trung Quốc) là một đảo nằm ở vùng Đông Á, phía Tây Bắc của Thái Bình Dương.
Du lịch hè Bình Thuận: Những trải nghiệm bất tận

Du lịch hè Bình Thuận: Những trải nghiệm bất tận

Những ngày hè đến Bình Thuận, nhất là vùng biển sẽ thấy ngay không khí sôi động của lượng khách từ khắp nơi đổ về. Dọc các tuyến đường Hàm Tiến, Mũi Né của TP Phan Thiết xe đậu kín những resort, khu du lịch…
Du khách phấn khích với chuỗi show mới tại Bà Nà

Du khách phấn khích với chuỗi show mới tại Bà Nà

Với sự đầu tư công phu về kịch bản, âm nhạc, vũ đạo và sự góp mặt của các nghệ sĩ tài năng trong nước và quốc tế, chuỗi show mới ra mắt đã biến Sun World Ba Na Hills thành một sân khấu mở, nơi nghệ thuật thăng hoa và cảm xúc bùng nổ.
Herbalife Việt Nam đạt giải thưởng “Top Công Nghiệp 4.0” lần thứ 3 liên tiếp với Ứng dụng Herbalife VNHUB

Herbalife Việt Nam đạt giải thưởng “Top Công Nghiệp 4.0” lần thứ 3 liên tiếp với Ứng dụng Herbalife VNHUB

Ngày 22/6/2024, tại Hà Nội, Herbalife Việt Nam, một trong những công ty hàng đầu về sức khỏe và thể chất, được trao giải “Top Công Nghiệp 4.0 Việt Nam 2025”, tại hạng mục “Top Doanh nghiệp có sản phẩm số thông minh và giải pháp công nghệ Công nghiệp 4.0” với Ứng dụng Herbalife VNHUB (trước đây có tên My VNClub).
Giải Pickleball chào mừng 100 năm ngày Báo chí Cách mạng Việt Nam

Giải Pickleball chào mừng 100 năm ngày Báo chí Cách mạng Việt Nam

Sáng 21/6, Trường Đại học Cảnh sát nhân dân (CSND) tổ chức giải Pickleball Trường Đại học CSND mở rộng lần thứ I năm 2025 chào mừng 100 năm ngày Báo chí Cách mạng Việt Nam (21/6/1925-21/6/2025).
Xác lập kỷ lục Việt Nam giải chạy có nhiều nhà báo tham gia

Xác lập kỷ lục Việt Nam giải chạy có nhiều nhà báo tham gia

Sáng 15/6, Giải đi bộ – chạy bộ "Tự hào Thành phố tôi yêu" Cúp Agribank 2025, do Hội Nhà báo Việt Nam tổ chức nhằm kỷ niệm 50 năm ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước (30/4/1975 – 30/4/2025) và 100 năm ngày Báo chí Cách mạng Việt Nam (21/6/1925 – 21/6/2025), do Hội Nhà Báo Việt Nam và Hội Nhà Báo TP Hồ Chí Minh chủ trì, cùng Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn (Agribank) và Công ty cổ phần truyền thông Nexus (Nexus Sport Events) thực hiện.
Chờ em ở cuối con đường

Chờ em ở cuối con đường

Đúng như người ta vẫn nói, cửa sinh cũng là cửa tử. Trong không khí căng thẳng đến nghẹt thở, tiếng hô hoán của y, bác sĩ hòa lẫn với âm thanh lộc cộc của chiếc xe đẩy lao đi với tốc độ nhanh nhất về phía phòng Cấp cứu, Duy siết chặt bình truyền trong tay, vừa chạy theo giường đẩy vừa gào lên tuyệt vọng: “An! Không được ngủ! An! Mở mắt ra đi em!”.
Triền cát quê ngoại

Triền cát quê ngoại

Ngoại tôi bắt cái ghế ngồi thơ thẩn nhìn về công viên vừa được quy hoạch trước mặt với đôi mắt ra chiều xa xăm. Vài đứa nhỏ chơi gần đó trên cái hè vừa được lát gạch mới cóng đùa với ngoại:
Đảo xa chắp cánh

Đảo xa chắp cánh

Chiếc tàu cao tốc nhóc mũi lên cao rồi chúi nhanh xuống khoảng trống giữa hai đầu ngọn sóng. Bọt nước bắn tung tóe lên những ô cửa kính của con tàu. Tàu vẫn rít ù ù, lướt phăm phăm về phía trước. Cái điệp khúc như bản nhạc có cao trào lên xuống này lặp đi, lặp lại hầu như không có hồi dứt!
Giao lưu cờ tướng các câu lạc bộ: Tam Điệp - Bỉm Sơn - Nga Sơn

Giao lưu cờ tướng các câu lạc bộ: Tam Điệp - Bỉm Sơn - Nga Sơn

giải giao lưu cờ tướng thường niên giữa ba câu lạc bộ
Nơi thử thách đam mê, tôn vinh tài năng đất Hà thành

Nơi thử thách đam mê, tôn vinh tài năng đất Hà thành

Giữa tiết trời đầu tháng Tư dịu nhẹ của Thủ đô, sự kiện “Tinh hoa tay nghề làm đẹp 2025 – EBC Awards” đã chính thức khai mạc tại Trung tâm triển lãm Quốc tế I.E.C 91 Trần Hưng Đạo, Hoàn Kiếm, Hà Nội.
Cát Bà sẽ là bối cảnh cho loạt phim Hollywood dựa trên game Liên minh huyền thoại

Cát Bà sẽ là bối cảnh cho loạt phim Hollywood dựa trên game Liên minh huyền thoại

Hollywood vừa chọn Cát Bà (Hải Phòng) làm bối cảnh cho dự án phim mới dự kiến chiếu rộng rãi trên Netflix, HBO,... Điều gì khiến hòn đảo này vượt qua nhiều địa danh nổi tiếng châu Á để được lựa chọn?
Phiên bản di động